Phân phối chương trình THCS môn Lịch Sử

Phân phối chương trình THCS môn Lịch Sử

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH THCS MÔN

LỊCH SỬ

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA MÔN HỌC

1. Về tổ chức dạy học:

- Phải thực hiện đúng số tiết trong học kì được quy định trong khung Phân phối chương trình.

- Trong quá trình dạy học, cùng với việc giúp HS nắm vững chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong Chương trình môn học, GV cần chú ý hướng dẫn HS phân tích, giải thích mối quan hệ giữa các sự kiện, so sánh, đối chiếu rút ra bài học lịch sử. Chú ý đến việc rèn luyện các kĩ năng và phương pháp tự học.

2. Đối với những tiết làm bài tập lịch sử: giáo viên (GV) có thể thực hiện theo nội dung sau:

- Tổ chức, hướng dẫn học sinh (HS) khai thác tranh ảnh, lược đồ, bản đồ lịch sử giúp các em biết được phương pháp khai thác và nắm được nội dung của tranh ảnh, lược đồ, bản đồ gắn liền với nội dung SGK.

- Hướng dẫn HS lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử của một bài, chương, giai đoạn lịch sử.

- Tổ chức, hướng dẫn HS sưu tầm những sự kiện lịch sử địa phương có liên quan đến nội dung bài học.

3. Về lịch sử địa phương:

- Trước hết, cần nhận thức rõ về vai trò, ý nghĩa của lịch sử địa phương trong việc giáo dưỡng, giáo dục đặc biệt là giáo dục truyền thống địa phương đối với học sinh.

 

doc 29 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1136Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phân phối chương trình THCS môn Lịch Sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o 
tuyªn quang
Tµi liÖu
Ph©n phèi ch­¬ng tr×nh THCS
m«n lÞch sö
(Dïng cho c¸c c¬ quan qu¶n lÝ gi¸o dôc vµ gi¸o viªn, ¸p dông tõ n¨m häc 2008-2009)
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH THCS MÔN
LỊCH SỬ
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA MÔN HỌC
1. Về tổ chức dạy học:
- Phải thực hiện đúng số tiết trong học kì được quy định trong khung Phân phối chương trình.
- Trong quá trình dạy học, cùng với việc giúp HS nắm vững chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong Chương trình môn học, GV cần chú ý hướng dẫn HS phân tích, giải thích mối quan hệ giữa các sự kiện, so sánh, đối chiếu rút ra bài học lịch sử. Chú ý đến việc rèn luyện các kĩ năng và phương pháp tự học.
2. Đối với những tiết làm bài tập lịch sử: giáo viên (GV) có thể thực hiện theo nội dung sau:
- Tổ chức, hướng dẫn học sinh (HS) khai thác tranh ảnh, lược đồ, bản đồ lịch sử giúp các em biết được phương pháp khai thác và nắm được nội dung của tranh ảnh, lược đồ, bản đồ gắn liền với nội dung SGK.
- Hướng dẫn HS lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử của một bài, chương, giai đoạn lịch sử.
- Tổ chức, hướng dẫn HS sưu tầm những sự kiện lịch sử địa phương có liên quan đến nội dung bài học.
3. Về lịch sử địa phương:
- Trước hết, cần nhận thức rõ về vai trò, ý nghĩa của lịch sử địa phương trong việc giáo dưỡng, giáo dục đặc biệt là giáo dục truyền thống địa phương đối với học sinh.
- Về biên soạn, cần thiết phải tiến hành biên soạn tài liệu lịch sử địa phương phục vụ giảng dạy ở trường phổ thông. Tài liệu này sử dụng cho cả những tiết dạy lịch sử địa phương được quy định trong chương trình, trong giờ học lịch sử dân tộc và những hoạt động ngoại khóa.
Tuy nhiên trong biên soạn cần lưu ý một số yêu cầu đó là: tính cơ bản, tiêu biểu của sự kiện, đảm bảo được tính toàn diện, hệ thống của sự kiện và vừa sức với học sinh.
- Về giảng dạy lịch sử địa phương:
+ Nhất thiết phải dạy đầy đủ những tiết lịch sử địa phương được quy định trong chương trình, đồng thời thường xuyên sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học những bài học lịch sử dân tộc.
+ Về phương pháp dạy học lịch sử địa phương, cần tuân thủ theo nguyên tắc dạy học nói chung. Tuy nhiên cần chú ý tính cụ thể, hình ảnh và xúc cảm cho HS. Rèn luyện khả năng tự học của HS, đồng thời tăng cường tổ chức các HĐ học tập như trao đổi, thảo luận trình bày ý kiến riêng của mình.
+ Về hình thức tổ chức dạy học: Cần phải đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy lịch sử địa phương như: dạy học trên lớp, tại thực địa, tại bảo tàng và tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
4. Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
Quan điểm chủ đạo của chương trình môn Lịch sử ở trường phổ thông nói chung, ở THCS nói riêng là xuất phát từ đặc trưng bộ môn, từ đặc điểm của quá trình nhận thức quá khứ, tận dụng mọi phương pháp, phương diện, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Định hướng của chương trình là nhằm thực hiện đồng bộ các giải pháp lớn sau đây:
Thứ nhất, tăng cường tính cụ thể, tính hình ảnh, khả năng gây xúc cảm của các thông tin về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, nhân vật lịch sử. Ở đây, trước hết cần phải kể đến sự trình bày sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên. Đó là tường thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử...
Bên cạnh đó, cần coi trọng việc sử dụng các phương tiện trực quan: tranh ảnh, bản đồ, sa bàn, mô hình vật thật, phim đèn chiếu. phim video...
Cần tận dụng mọi cơ hội, mọi khả năng để học sinh có được phương thức lĩnh hội lịch sử một cách cụ thể, giàu cảm xúc, được trực tiếp qua sát các hiện vật lịch sử, được nghe báo cáo tiếp xúc, trao đổi với các nhân chứng lịch sử, nhân vật lịch sử. Điều này giúp cho học sinh dường như đang "trực quan sinh động" quá khứ có thực mà hiện không có.
Thứ hai, tổ chức cho học sinh làm việc nhiều hơn với các sử liệu có trong sách giáo khoa, trong các tài liệu tham khảo, do giáo viên sưu tầm, có trong các phiếu học tập cá nhân... Thông qua các hoạt động học tập, chú trọng rèn luyện các phương pháp học tập, nghiên cứu lịch sử cho học sinh. Sử dụng tư liệu có yêu cầu đầu tiên trong học tập lịch sử, vì đây là dịp học sinh "tiếp cận" với quá khứ.
Thứ ba, tổ chức các cuộc trao đổi thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau (làm việc theo nhóm hoặc đàm thoại chung cả lớp), tạo điều kiện để học sinh tự mình nêu lên các vấn đề để học tập, được độc lập giải quyết các vấn đề đó hoặc những vấn đề khác do giáo viên đặt ra. Ở đây, cần có thái độ khuyến khích, nâng đỡ học sinh phát biểu những ý kiến riêng, độc đáo của mình, đừng làm cho học sinh e ngại khi nêu ý kiến riêng với ý kiến giáo viên, rèn luyện khả năng trình bày ý kiến cho học sinh. Từ đó, học sinh lĩnh hội được nội dung học tạp theo tinh thần đổi mới của dạy học hiện đại: Dạy học tự khám phá, tự phát hiện.
Thứ tư, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học lịch sử
Chương trình khuyến khích tiến hành dạy học lịch sử ở các hình thức tổ chức phong phú, đa dạng:
- Học ở lớp, ở phòng bộ môn, ở bảo tàng, tại các di tích lịch sử, hiện trường lịch sử; học nghe báo cáo, đối thoại trực tiếp với các nhân chứng lịch sử, nhân vật lịch sử.
Thứ năm, dạy học phải bám sát chuẩn kiến thức và kĩ năng đã được quy định trong chương trình GDPT.
Thực tế dạy học hiện nay ở các trường trung học phổ thông rất nhiều giáo viên không quan tâm đến chương trình, thậm chí nhiều giáo viên không biết đến chương trình mà chỉ chú ý đến SGK, GV chưa nắm vững được nhận thức hết sức quan trọng đó là chương trình mới là "pháp lệnh", còn SGK chỉ là cụ thể hóa của chương trình và là tài liệu cơ bản cho HS học tập. Trong khi đó, GV chỉ theo SGK và coi đó là "pháp lệnh", cố dạy hất tất cả những nội dung có trong SGK dẫn đến tình trạng quá tải trong từng giờ học. Trong thực tế giảng dạy hiện nay, nhiều GV dạy hết giờ nhưng không thể nào hết được bài bởi vì không xác định được đâu là kiến thức cơ bản, đâu là kiến thức trọng tâm của bài học.
Một trong những yêu cầu quan trọng trong việc dạy học hiện nay là GV phải bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng được thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông, thông qua nội dung của SGK để xác định và lựa chọn những nội dung cơ bản nhất, trọng tâm của từng bài học giúp các em học sinh nắm vững những nội dung lịch sử đó với tinh thần "ít nhưng mà tinh, còn hơn nhiều mà thô".
5. VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Thiết bị dạy học môn lịch sử rất đa dạng phong phú: tranh ảnh, bản đồ (lược đồ), mẫu vật, băng hình... ở đây xin được hướng dẫn việc thực hiện sử dụng tranh ảnh và bản đồ- hai loại thiết bị thường được sử dụng nhiều nhất trong dạy học lịch sử
-Tranh ảnh, lược đồ là phương tiện dạy học quan trọng của môn lịch sử, hệ thống tranh ảnh, lược đồ phục vụ cho việc dạy học lịch sử gồm:
- Tập tranh ảnh lịch sử (lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam).
- Lược đồ một số bài về lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam
Để việc sử dụng tranh ảnh, bản đồ thống nhất và có hiệu quả nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập bộ môn và theo quan điểm đổi mới dạy học, thiết bị đồ dùng dạy học là nguồn nhận thức lịch sử chứ không chỉ là minh họa cho bài học, xin được nêu một số gợi ý về việc sử dụng tranh ảnh, lược đồ lịch sử trong SGK và hệ thống danh mục thiết bị tối thiểu đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để dạy học lịch sử
1. Tranh ảnh lịch sử
a, Những kiến thức cần lưu ý
Nội dung của tranh ảnh lịch sử rất phong phú và đa dạng tập trung vào việc phản ánh các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, những thành tựu về kinh tế, văn hóa của cả lịch sử thế giới và dân tộc.
b, Những kĩ năng cần lưu ý
Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của tranh ảnh lịch sử lớp 12, giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh những kĩ năng:
- Kĩ năng quan sát, nhận xét.
- Kĩ năng mô tả, tường thuật
- Kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá.
c, Các bước làm việc với tranh ảnh
Để việc khai thác tranh ảnh có hiệu quả, phát huy được tính tích cực của học sinh nhằm mục tiêu học sinh tự tìm hiểu nội dung của tranh ảnh dưới sự hướng dẫn tổ chức của thầy, xin được nêu một số gợi ý việc khai thác tranh ảnh lịch sử như sau:
Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh ảnh để xác định một cách khái quát nội dung tranh ảnh cần khai thác.
Bước 2: GV nêu câu hỏi nêu vấn đề, tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung tranh ảnh.
Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh sau khi đã quan sát, kết hợp gợi ý của GV và tìm hiểu nội dung trong bài học.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung HS trả lời. hoàn thiện nội dung khai thác tranh ảnh cug cấp cho HS.
Cuối cùng, học sinh nắm được cách khai thác tranh ảnh và nội dung tranh ảnh trong bài học.
2. Lược đồ:
a, Những kién thức cần lưu ý
Nội dung lược đồ lịch sử cũng rất phong phú, đa dạng, phản ánh những sự kiện lịch sử thế giới từ khi con người và xã hội loài người xuất hiện cho đến ngày nay.
b, Những kĩ năng cần lưu ý
Khi hướng dẫn học sinh khai thác lược đồ lịch sử, giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh những kĩ năng sau:
- Kĩ năng vẽ lược đồ
- Kĩ năng tường thuật, miêu tả
- Kĩ năng quan sát, so sánh
- Kĩ năng nhận định, đánh giá rút ra qui luật, bài học lịch sử
c, Các bước tiến hành khai thác nội dung bản đồ
Việc khai thác nội dung lược đồ theo hướng phát huy tính tích cực trong học tập của HS là một yêu cầu quan trọng để HS tự khám phá nội dung bản đồ, xin được gợi ý một số vấn đề khai thác lược đồ lịch sử. Việc tổ chức HS làm việc với lược đồ có thể tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Cho HS quan sát lược đồ, trong đó chú ý quan sát cả nội dung, danh giới và các kí hiệu của lược đồ.
Bước 2: GV đặt câu hỏi nêu vấn đề và gợi ý HS tìm hiểu nội dung lược đồ.
Bước 3: HS trả lời câu hỏi bằng việc trình bày kết quả tìm hiểu nội dung lược đồ.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung HS trả lời và hoàn chỉnh nội dung lược đồ mà HS cần tìm hiểu cung cấp cho HS.
Cuối cùng, HS nắm được cách khai thác bản đồ, nội dung của lược đồ gắn liền với nội dung của bài học.
6. Về kiểm tra đánh giá
6.1. Xác định rõ mục đích của việc kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra được xem là phương tiện và hình thức của đánh giá. Việc kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá.
Đánh giá kết quả học tập (KQHT) của học sinh (HS) nhằm mục đích làm sáng tỏ mức độ đạt được của HS về kiến thức, kĩ năng và thái độ so với mục tiêu dạy học đã đề ra, công khai hóa các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi HS, giúp HS nhận ra sự tiến bộ cũng như những tồn tại của cá nhân học sinh. Từ đó, khuyến khích, thúc đẩy việc học tập của các em.
6.2. Nội dung kiểm tra, đánh giá
Nội dung môn lịch sử bao gồm 2 mảng kiến thức: khóa trình lịch sử thế giới và khóa trình lịch sử Việt Nam từ khi con người và xã hội loài người xuất hiện đến nay. Nội dung kiểm tra, đánh giá của môn học cần bao gồm các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ. Song chủ yếu tập trung vào việc kiểm tra, đánh ... n trước Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I - giữa thế kỉ VI) (tiếp theo)
22
Làm bài tập lịch sử (1 tiết)
23
Bài 21. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602)
24
Bài 22. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602) (tiếp theo)
25
Bài 23. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII-IX
26
Bài 24. Nước Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
27
Làm bài tập lịch sử
28
Bài 25. Ôn tập chương III
29
Làm bài kiểm tra viết (1 tiết)
30
Chương IV. Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X (4 tiết : 3 tiết bài mới, 1 tiết bài tập)
Bài 26. Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương
31
Bài 27. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
32
Lịch sử địa phương (1 tiết).
33
Bài 28. Ôn tập; Làm bài tập lịch sử
34
Kiểm tra học kì II (1 tiết)
35
 LỚP 7
Cả năm: 37 tuần, 70 tiết
Học kì I: 19 tuần, 36 tiết, dành 1 tuần, 2 tiết dạy NGLL
Học kì II: 18 tuần, 34 tiết, dành 1 tuần, 2 tiết dạy NGLL
néi dung
Tiết thứ
HỌC KÌ I
Phần một: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI (9 tiết)
Bài 1. Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
1
Bài 2. Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
2
Bài 3. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu
3
Bài 4. Trung Quốc thời phong kiến
4,5
Bài 5. Ấn ®ộ thời phong kiến
6
Bài 6. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
7,8
Bài 7. Những nét chung về xã hội phong kiến
9
Phần hai: LỊCH Sö VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
Chương I. Buổi đầu độc lập thời Ngô - Đinh - Tiền Lê ( thế kỉ X) (3 tiết)
Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lập
10
Bài 9. Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê
11,12
Chương II. Nước Đại Việt thời Lý (thế kỉ XI - XII)(7 tiết : 6 tiết bài mới và ôn tập, 1 tiết bài tập)
Bài 10. Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước
13
Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lượcTống (1075 - 1077)
14,15
Ôn tập
17
Làm bài kiểm tra (1 tiết)
18
Bài 12. Đời sống kinh tế, văn hóa
19
Chương III. Nước Đại Việt thời Trần (thế kỉ XIII - XIV) (11 tiết)
Bài 13.Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII
20,21
Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)
22,23,
24
Bài 15. Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần
25,26
Bài 16. Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV
27,28
Lịch sử địa phương
29
¤n tËp ch­¬ng II vµ ch­¬ng III
30
Chương IV. Đại Việt từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XIX thời Lê sơ (12 tiết : 10 tiết bài mới và ôn tập, 2 tiết bài tập)
Bài 18. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh ở đầu thế kỉ XV
31,32
LÞch sö ®Þa ph­¬ng
33
Làm bài tập lịch sử
34
Ôn tập
35
Làm bài kiểm tra học kì I (1 tiết)
36
HỌC KÌ II
Bài 19. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)
37,38,
39
Bài 20. Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
40,41
42,43
Bài 21. Ôn tập chương IV
44
Làm bài tập lịch sử (phần chương IV)
45
Chương V. Đại Việt ở các thế kỉ XVI - XVIII (12 tiết: 11 tiết bài mới và ôn tập, 1 tiết bài tập)
Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI-XVIII)
46,47
Bài 23. Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI-XVIII
48,49
Bài 24. Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
50
 Bài 25. Phong trào Tây Sơn
51,52,
53,54
Bài 26. Quang Trung xây dựng đất nước
55
Lịch sử địa phương (1 tiết)
56
Làm bài tập lịch sử
57
Ôn tập
58
Làm bài kiểm tra (1 tiết)
59
Chương VI. Việt Nam nửa đÇu thÕ kỉ XIX (8 tiết)
Bài 27. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn
50,61
Bài 28. Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX
62,63
Lịch sử địa phương (1 tiết)
64
Bài 29. Ôn tập chương V và VI
65,66
Làm bài tập lịch sử (phần chương VI)
67
Bài 30. Tổng kết
68
Ôn tập
69
Làm bài kiểm tra học kì II (1 tiết)
70
 LỚP 8
Cả năm : 37 tuần, 52 tiết
Học kì I : 19 tuần, 35 tiết
Học kì II : 18 tuần, 17 tiết
néi dung
Tiết thứ
HỌC KÌ I
Phần một. LỊCH SỬ THẾ GIỚI - LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
(từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)
Chương I. Thời kì xác lập của chủ nghĩa tư bản (từ thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX) (8 tiết)
Bài 1. Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
1, 2
Bài 2. Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794)
3, 4
Bài 3. Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
5, 6
Bài 4. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
7, 8
Chương II. Các nước Âu Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (6 tiết)
Bài 5. Công xã Pari 1871
9
Bài 6. Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
10, 11
Bài 7. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
12, 13
Bài 8. Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII-XIX
14
Chương III. Châu Á giữa thế kỉ XVIII-đầu thế kỉ XX (4 tiết)
Bài 9. Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX
15
Bài 10. Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
16
Bài 11. Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
17
Bài 12. Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
18
Kiểm tra viết (1 tiết)
19
Chương IV. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) (3 tiết)
Bài 13. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
20
Bài 14. Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)
21
Lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917 đến năm 1945)
Chương I. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1917-1921) (3 tiết)
Bài 15. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921)
22, 23
Bài 16. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội 91921-1941)
24
Chương II. Châu Âu và nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) (3 tiết)
Bài 17. Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
25,26
Bài 18. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
27
Chương III. Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) (3 tiết)
Bài 19. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
28
Bài 20. Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918-1939)
29, 30
Chương IV. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) (2 tiết)
Bài 21. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
31, 32
Chương V. Sự phát triển của văn hóa, khoa học- kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX (2 tiết)
Bài 22. Sự phát triển văn hóa, khoa học-kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX
33
Bài 23. Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917 đến năm 1945)
34
Kiểm tra học kì I (1 tiết)
35
HỌC KÌ II
Phần hai. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918
Chương I. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX (9 tiết : 8 tiết bài mới, 1 tiết bài tập)
Bài 24. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873
36, 37
Bài 25. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884)
38, 39
Bài 26. Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX
40, 41
Bài 27. Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
42
Lịch sử địa phương (1 tiết)
43
Làm bài tập lịch sử
44
Bài 28. Trào lưu cải cách Duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
45
Làm bài kiểm tra viết (1 tiết)
46
Chương II. Xã hội Việt Nam (từ năm 1897 đến năm 1918) (5 tiết)
Bài 29.Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam
47, 48
Bài 30. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
49, 50
Bài 31. Ôn tập lịch sử Việt Nam (từ năm 1958 đến năm 1918)
51
Kiểm tra học kì II (1 tiết)
52
LỚP 9
Cả năm : 37 tuần, 52 tiết
Học kì I : 19 tuần, 18 tiết
Học kì II :18 tuần, 34 tiết
néi dung
Tiết thứ
HỌC KÌ I
Phần một. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Chương I. Liên Xô và các nước Đông Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (3 tiết)
Bài 1. Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
1, 2
Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
3
Chương II. Các nước Á, Phi, Mĩ La - tinh từ năm 1945 đến nay (5 tiết) 
Bài 3. Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
4
Bài 4. Các nước châu Á
5
Bài 5. Các nước Đông Nam Á
6
Bài 6. Các nước châu Phi
7
Bài 7. Các nước Mĩ La - tinh
8
Kiểm tra viết (1 tiết)
9
Chương III. Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay (3 tiết)
Bài 8. Nước Mĩ
10
Bài 9. Nhật Bản
11
Bài 10. Các nước Tây Âu
12
Chương IV. Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay (1 tiết)
Bài 11. Trật tự thế giới mới sau chiến tranh
13
Chương V. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ năm 1945 đến nay (2 tiết)
Bài 12. Những thành tựu chủ yếu và ý nfghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai
14
Bài 13. Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay
15
Phần hai. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
Chương I. Việt Nam trong những năm 1919 - 1930 (5 tiết)
Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
16
Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919-1926)
17
Kiểm tra học kì I (1 tiết)
18
 HỌC KÌ II
Bài 16. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919-1925
19
Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
20, 21
Chương II. Việt Nam trong những năm 1930-1939 (3 tiết)
Bài 18. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
22
Bài 19. Phong trào cách mạng trong những năm 1930-1935
23
Bài 20. Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939
24
Chương III. Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám 1945(4 tiết)
Bài 21. Việt Nam trong những năm 1939-1945
25
Bài 22. Cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám1945
26, 27
Bài 23. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
28
Chương IV. Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến (2 tiết)
Bài 24. Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945-1946)
29, 30
Chương V. Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954 (6 tiết)
Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)
31, 32
Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953)
33, 34
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)
35, 36
Lịch sử địa phương (1 tiết)
37
Kiểm tra viết (1 tiết)
38
Chương VI. Việt Nam từ năm 1954 đến năm 
1975 (8 tiết)
Bài 28. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
39, 40, 41
Bài 29. Cả nước trực tiếp chống Mĩ cứu nước (1965-1973)
42,43, 44
Bài 30. Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973-1975)
45, 46
Lịch sử địa phương (1 tiết)
47
Chương VII. Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000 (4 tiết)
Bài 31. Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng mùa Xuân 1975
48
Bài 32. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976-1985)
49
Bài 33. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
50
Bài 34. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
51
Kiểm tra học kì II (1 tiết)
52

Tài liệu đính kèm:

  • docLich su.doc