Phân tích bài Làng của Kim Lân

Phân tích bài Làng của Kim Lân

I-MỞ BÀI

“Làng ta muôn thuở vẫn làng

Vẫn đồng lúa chín vẫn hàng tre xanh

Sương dày, áo vải mong manh

Củ khoai con tép góp thành làng ta.”

(Trường ca Làng – Nguyễn Văn Chương)

_Hình ảnh người nông dân và bức tranh sinh động ở làng quê Việt Nam luôn là đề tài muôn thuở cho các thi nhân đất Việt.

_Nhà văn Kim Lân luôn được biết đến qua những truyện ngắn viết về đề tài này.

_Trong đó, truyện ngắn “Làng” của KL đã khắc họa chân thực hình ảnh người nông dân trong buổi đầu đến với cách mạng – những người nông dân yêu kháng chiến, có tình yêu làng gắn chặt với tình yêu Cách mạng, yêu đất nước.

_Và nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng” là một nhân chứng

II-THÂN BÀI

1.Giới thiệu chung

_Kim Lân sinh ra và lớn lên ở một vùng quê có truyền thống văn hóa lâu đời nên rất am hiểu về nông thôn Việt Nam và cảnh ngộ người nông dân

_Truyện ngắn “Làng” được sáng tác trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp

_Làng Chợ Dầu trong tác phẩm là tên khác của làng Phù Lưu- một trong những ngôi làng đẹp và sầm uất của huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

_Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến được tác giả thể hiện rõ nét qua nhân vật ông Hai

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 729Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích bài Làng của Kim Lân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I-MỞ BÀI
“Làng ta muôn thuở vẫn làng
Vẫn đồng lúa chín vẫn hàng tre xanh
Sương dày, áo vải mong manh
Củ khoai con tép góp thành làng ta.”
(Trường ca Làng – Nguyễn Văn Chương)
_Hình ảnh người nông dân và bức tranh sinh động ở làng quê Việt Nam luôn là đề tài muôn thuở cho các thi nhân đất Việt. 
_Nhà văn Kim Lân luôn được biết đến qua những truyện ngắn viết về đề tài này. 
_Trong đó, truyện ngắn “Làng” của KL đã khắc họa chân thực hình ảnh người nông dân trong buổi đầu đến với cách mạng – những người nông dân yêu kháng chiến, có tình yêu làng gắn chặt với tình yêu Cách mạng, yêu đất nước. 
_Và nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng” là một nhân chứng
II-THÂN BÀI
1.Giới thiệu chung
_Kim Lân sinh ra và lớn lên ở một vùng quê có truyền thống văn hóa lâu đời nên rất am hiểu về nông thôn Việt Nam và cảnh ngộ người nông dân
_Truyện ngắn “Làng” được sáng tác trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp
_Làng Chợ Dầu trong tác phẩm là tên khác của làng Phù Lưu- một trong những ngôi làng đẹp và sầm uất của huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
_Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến được tác giả thể hiện rõ nét qua nhân vật ông Hai
2.Phân tích
Ở phần đầu câu chuyện, ta thấy ông Hai yêu cái làng chợ Dầu của ông thật đậm đà, tha thiết, yêu đến nỗi đi đâu ông cũng khoe về cái làng của ông.
Ông nói chuyện về làng quê của ông “say mê và náo nức một cách lạ thường”. Ông có thể ngồi hàng giờ để nói về chuyện làng của mình, để khoe về phong cảnh của làng.
Từ cái “phòng tuyên truyền sáng sủa”, “chòi phát thanh” cho đến cả “con đường làng lát đá xanh” tất cả đều làm ông cảm thấy hãnh diện Chính vì thế, khi ông bất đắc dĩ rời xa làng, lòng ông Hai luôn hướng về làng yêu dấu
Niềm vui, nỗi buồn trong lòng ông gắn liền với cái tên làng Chợ Dầu, nơi ông đã sinh ra và lớn lên. Đúng thế, bởi lẽ:
“Khi ta ở chi là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”
Chế Lan Viên
Tuy đã được tản cư vào khu yên ổn, không bom, khong mìn, nhưng ông vẫn canh cánh trong lòng, lo lắng, “không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn khướt lắm”
Ông day dứt, khổ tâm, nhớ làng đến nỗi trở nên bực dọc, cộc cằn.
Ông thường sang nhà Bác Thứ trò chuyện và nói về làng mình
Lắm lúc nghĩ vẩn vơ, ông nhớ về những lúc cùng thanh niên làm việc “cùng hát hỏng, bông phèng, cùng đào, cùng cuốc, mê man suốt ngày”
Nỗi mong nhớ ấy cứ dằn vặt và trào dâng trong lòng ông. Có thể nói rằng làng chợ Dầu từ lâu đã trở thành hình ảnh thường trực trong trái tim ông, là máu thịt ông
Dõi theo tác phẩm, người đọc phát hiện ra ngoài tình cảm thiêng liêng mà ông Hai dành cho cái làng chợ Dầu của mình còn có một tình cảm khác thiêng liêng vĩ đại hơn. Đó là tình yêu dất nước thể hiện qua tình cảm đối với kháng chiến, với cụ Hồ.
Ông thường theo dõi tin tức kháng chiến ở phòng thông tin. Ông vui sướng khi nghe tin chiến thắng của cách mạng, hả hê trước sự thất bại của giặc
Ông khâm phục những người theo cách mạng: “tinh những người giỏi cả”, “Chỗ này giết được năm Pháp với hai Việt gian, chỗ kia phá đổ một xe tăng và một xe díp”
Vì yêu làng mà ông yêu luôn cuộc kháng chiến mà mình tham gia
Nhưng rồi đúng lúc ấy, cái tin sét đánh từ người đàn bà đi tản cư đến với ông
Tin dữ không phải là làng Chợ Dầu bị đốt trụi hay nhà cửa ông bị mất mà là “cả làng chúng nó theo Tây làm Việt gian”
Ông vô cùng sửng sốt, bàng hoàng, nửa tin nửa ngờ
Cái tin ấy như “sét đánh ngang tai”, “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt ông tê rân rân, ông lặng đi tưởng như không thể thở được”
Chẳng lẽ làng Chợ Dầu mà ông yêu quý lại phản bội TQ hay sao? Nỗi đau khổ ấy dần dần đã trở thành nỗi ám ảnh trong ông không sao yên lòng
Cũng chình từ lúc ấy, chúng ta đã không tìm thấy được nữa một ông Hai hoạt bát, vui vẻ hằng ngày mà thay vào đó là một ông Hai suốt ngày ru rú trong nhà và nghe ngóng tin tức. 
Nếu không yêu làng thì ông Hai cũng không đau khổ và bị dằn vặt như thế
Đau với nỗi đau của làng, nhục với nỗi nhục của làng. Khái niệm làng trong ông đâu chỉ còn là ngôi làng Chợ Dầu với mái đình, lũy tre mà là lẽ sống, là một phần của Tổ Quốc thân yêu.
Ông đã tự dằn vặt mình nhưng quyền lợi Tổ Quốc được đặt lên trên hết:“Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.” 
Thế nên, ông nhất định không về làng vì về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ. Nỗi lòng, ông không biết tỏ cùng ai, ông trò chuyện với đứa con trai út mà như một lời trần tình, minh oan cho mình vậy. Ông hỏi con: “Thế con ủng hộ ai?” Thằng bé giơ tay mạnh bạo và rành rọt: “ Ùng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!”. 	xúc động
Phải thực sự am hiểu sâu sắc về con người, nhất là tâm lí của người dân thì Kim Lân mới diễn tả đúng tâm trạng nhân vật như vậy.
Khi nghe tin dữ về làng được cải chính thì niềm vui, sự vui sướng của ông không thể kể hết được
Ông vui tươi rạng rỡ hẳn lên “mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ” Ông mua quà cho con, ông chạy đi “khoe” cái tin nhà mình bị đốt, “ khoe” cái tin làng Dầu không theo giặc
Nỗi mất mát về nhà của dường như tan biến trong niềm hạnh phúc dâng trào – Làng Chơ Dầu, ngôi làng mà ông luôn yêu mến tự hào giờ đây vẫn là làng kháng chiến
Đơn giản chỉ có thế nhưng bình dị và chân chất là cách biểu hiện tình cảm của ông Hai
Yêu làng, yêu nước, hai tình cảm ấy đã hòa làm một trong ông Hai. Hay nói khác đi, tình yêu làng chính là cơ sở hình thành tình yêu nước trong ông
Tới đây, ta chợt nhớ đến câu nói bất hủ của nhà văn I-li-a Ê-ren-bua : “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ Quốc”
3.Tổng kết
Quả thật, Kim Lân rất thành công trong việc khắc họa hình ảnh của ông Hai, một trong những người dân bấy giờ, đơn giản, chất phác, tiêu biểu cho tầng lớp nông dân VN sau cách mạng tháng 8. Họ đã đặt tình yêu đất nước lên trên tình yêu làng
Thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật
Ngôn ngữ mộc mạc chân quê làm cho người đọc hiểu cà yêu mến ông Hai nhiều hơn
Kết hợp với ngôn ngữ độc thoại, đối thoại và độc thoại nội tâm
Tình huống thử thách đặc biệt	tâm hồn nhân vật càng có chiều sâu và sức thuyết phục
Nhân vật ông hai là một hình tượng nghệ thuật đẹp đẽ thể hiên danh dự và lẽ sống đó , là một người nông dân bình thường nhưng giàu lòng yêu nước , một mẫu người đáng quí của dân tộc
III-KẾT BÀI
_Từ câu chuyện của ông Hai, chúng ta có thể hiểu hơn về cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, hiểu được vì sao một đất nước nhỏ bé như Việt Nam có thể đánh tháng kẻ thù đầu sỏ như Pháp, Mỹ. 
_Bài học sâu sắc nhất với tôi khi đọc truyện ngắn này là tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào và biết ơn những người dân cày Việt Nam chân chất mà cao cả
“Tôi yêu đất nước này áo rách
Căn nhà dột phên không ngăn nổi gió
Vẫn yêu nhau trong từng hơi thở
Lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài”
(Trần Vàng Sao)

Tài liệu đính kèm:

  • docphan_tich_bai_lang_cua_kim_lan.doc