Phân tích bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên

Phân tích bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên

Phân tích bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên

Chế Lan Viên viết bài thơ con cò vào năm 1969,in trong tập “ Hoa ngày thường, chim báo bão. Bài con cò mang âm điệu đồng dao, nhịp thơ và giọng thơ thấm vào hồn ca dao, dân ca một cách đằm thắm nhẹ nhàng. Thể thơ tự do kết thành chuỗi lời ru ngân nga, ngọt ngào, biểu hiện tình thương và ước mơ của người mẹ hiền đối với đứa con thơ.

 Đoạn đầu bài thơ hiện lên hình ảnh người mẹ hiền bế con thơ trên tay, cất lời ru bài “ Con cò”bay lả bay la “ Con cò mà đi ăn đêm.”.Nhìn con thơ “ Con còn bế trên tay- con chưa biết con cò”, mà lòng mẹ dào dạt tình thương. Mẹ thương con cò trong ca dao lật đật ; mẹ dành cho con bao chăm chút yêu thương. Con được sống yên vui hạnh phúc trong lòng mẹ:

 “ Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,

 Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ”.

 Mẹ đã dành cho con thơ tất cả. Cánh tay dịu hiền của mẹ. Lời ru câu hát êm đềm của mẹ. Dòng sữa ngọt ngào của mẹ.những hoá dụ nghệ thuật ấy đã hình tượng tình mẫu tử bao la. Nhịp thơ cũng là nhịp võng, nhịp canh nôi nhẹ đưa, vỗ về.

 “ Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!

 Cánh cò mềm mẹ đã sẵn tay nâng!

 Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân!

 Con chưa biết con cò con vạc

 Con chưa biết những cành mềm mẹ hát

 Sữa mẹ nhiều con ngủ chắng phân vân”.

 Điệp ngữ “ Ngủ yên” “Con chưa biết” và con cò láy đi láy lại nhiều lần làm cho giọng thơ trở nên đần ấm ngọt ngào, thiết tha dìu dịu chan chứa hạnh phúc yêu thương.

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 823Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên
Chế Lan Viên viết bài thơ con cò vào năm 1969,in trong tập “ Hoa ngày thường, chim báo bão. Bài con cò mang âm điệu đồng dao, nhịp thơ và giọng thơ thấm vào hồn ca dao, dân ca một cách đằm thắm nhẹ nhàng. Thể thơ tự do kết thành chuỗi lời ru ngân nga, ngọt ngào, biểu hiện tình thương và ước mơ của người mẹ hiền đối với đứa con thơ.
 Đoạn đầu bài thơ hiện lên hình ảnh người mẹ hiền bế con thơ trên tay, cất lời ru bài “ Con cò”bay lả bay la “ Con cò mà đi ăn đêm..”.Nhìn con thơ “ Con còn bế trên tay- con chưa biết con cò”, mà lòng mẹ dào dạt tình thương. Mẹ thương con cò trong ca dao lật đật ; mẹ dành cho con bao chăm chút yêu thương. Con được sống yên vui hạnh phúc trong lòng mẹ:
 “ Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
 Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ”.
 Mẹ đã dành cho con thơ tất cả. Cánh tay dịu hiền của mẹ. Lời ru câu hát êm đềm của mẹ. Dòng sữa ngọt ngào của mẹ.những hoá dụ nghệ thuật ấy đã hình tượng tình mẫu tử bao la. Nhịp thơ cũng là nhịp võng, nhịp canh nôi nhẹ đưa, vỗ về.
 “ Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!
 Cánh cò mềm mẹ đã sẵn tay nâng!
 Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân!
 Con chưa biết con cò con vạc
 Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
 Sữa mẹ nhiều con ngủ chắng phân vân”.
 Điệp ngữ “ Ngủ yên” “Con chưa biết” và con cò láy đi láy lại nhiều lần làm cho giọng thơ trở nên đần ấm ngọt ngào, thiết tha dìu dịu chan chứa hạnh phúc yêu thương.
 Đoạn thơ thứ hai, Mẹ ru con ngủ yên, ngủ ngon: “ Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!”
Ngắm nhìn con thơ trong lòng mẹ dạt dào mong ước. Con sẽ lớn khôn, con sẽ đến trường đi học:
 “ Con khôn lớn, con theo cò đi học
 Cánh cò bay theo gót đôi chân.
 Mai sau lớn lên con sẽ làm thi sĩ. Cuộc đời con nhiều sáng tạo chuyên cần “ Bay hoài không nghỉ”. Hình cánh cò trăng thể hiện ước mơ đẹp của mẹ hiền về cuộc đời tương lai của con. Con sẽ nối chí cha. Một câu hỏi, khẽ thốt lên trong lòng mẹ hiền:
 “ Lớn lên, lớn lên, lớn lên
 Con làm gì?
 Con làm thi sĩ!
 Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
 Trước hiên nhà và trong hơi mát câu văn
 Đoạn kết bài thơ tiếng ru con, tiếng hát của mẹ hiền hát lên dìu dặt, mênh mang. Mẹ nghĩ về cuộc đời của con mai sau, và tình thương yêu của mẹ. Như một lời nguyền của mẹ:
“ Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sề tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”.
 Chữ dù, chữ vẫn được điệp lại, ý thơ được khẳng định, tình mẫu tử bền chặt, sắc son. Có gì cao hơn núi, có gĩ sâu hơn biển, có gì bao la bằng lòng mẹ thương con.
Kết thúc bài thơ, lời thơ đậm chất triết lý trữ tình. Nghĩ về con cò trong ca dao, nghĩ về cuộc đời con mai sau, người mẹ nghĩ về thân phận, số phận của những con cò bé nhỏ, đáng thương trong cuộc đời
“ à ơi!
 Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
 Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi.”.
 Phải chăng người mẹ hiền đang bâng khuâng về câu hát: “ Có xáo thì xáo nước trong- đừng xáo nước đục đau lòng cò con” ? Thác trong còn hơn sống đục, ấy là ý vị cuộc đời đáng thương , đáng trọng xưa nay.
 Bài “Con cò” là bài thơ có đề tài nhỏ nhưng mang ý nghĩa sâu sắc: ca ngợi tình mẫu tử bao la và những ước mơ về con thơ của mẹ hiền, nói lên tình thương cuộc đời. Rất nhân hậu và nhân tình.
Phân tích và nêu cảm nhận về bài “ Chó sói và cừu non” Của La- Phông- Ten.
 Văn bản“ Chó sói và cừu non trong thơ ngụ ngôn của La- Phông- Ten”. Của Hi-pô-lít-ten, viện sĩ viện hàn lâm Pháp, nhà nghiên cứu văn học, vị triết gia, sử gia lỗi lạc của Pháp trong thế kỉ XIX.
 Qua bài văn này ông đã chỉ ra sự khác nhau giữa Buy Phông và La- phông –ten khi nói về con chó sói và con cừu.
 Phần thứ nhất tác giả nói về con cừu: Buy Phông trong một công trình khoa học của mình, ông đã mô tả và chỉ ra những đặc tính tự nhiên của con cừu như sự ngu ngốc và sợ sệt, hay tụ tập thành bbầy co cụm lại với nhau. Chỉ biết đứng nguyên trong mưa hay trên tuyết. Chỉ biết làm theo con đầu đàn; nếu không bị gã chăn cừu thôI thúc hay bị chó đuổi đi.
 Còn La- phông –ten trong bài thơ ngụ ngôn của mình, ông đã chỉ ra đời sống, tân hồn của con cừu. Con cừu rất “thân thương và tốt bong”. Nghetiếng cừu con kêu thì cừu mẹ vội chạy đến, nó có thể nhận ra con mình trong đàn cừu, nó đứng yên trên vùng đất lạnh và bùn lầy cho con bú xong, với vẻ nhẫn nhục, mắt nhìn lơ đãng. Có thể nói, hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn La- phông-ten còn ngụ ý về tình mẫu tử và đước hy sinh của người mẹ trong cuộc đời. Đúng như Hi-pô-lít- Ten đã nói: “ La- phông-ten đã động lòng thương cảm với bao nỗi buồn rầu và tốt bong như thế”
 Phần thứ hai nói về con sói. Chó sói trong thơ ngụ ngôn của La- phông-ten là một tên trộm cướp khốn khổ và bất hạnh. Mắt thì lấm lét, cơ thể gầy gò, bị truy đuổi. Nó là “ Một gã vố lại luôn luôn đói dài và luôn luôn bị ăn đòn”.
 Buy –phông đã nói lên bản năng của nó , một thú rữ, hoang dã. Chúng chỉ biết kết bầy khi săn mồi, khi cuộc chinh chiến đã xong xuôi thì mối con một nơI, sống lặng lẽ và cô đơn. Bộ mặ lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rùng rợn mùi hôi gớm ghiếc là đặc tính tự nhiên của loài sói.
 Sói trong thơ ngụ ngông của La- phông-ten là một bạo chúa. Hắn vu khống đặt điều. Hắn gầm lên và cuối cùng “Sói nhai Chiên nhỏ, chẳng cần đôi co”. Nếu nhà bác học Buy phông chỉ nhiền they ở sói là con vật có haị thí nhà thơ với đầu óc phóng khoáng và trí tưởng tượng đã phát hiện ra những khía cạnh khác: con sói độc ác mà khổ sở thường mắc mưu, vụng về, bị đói meo và vì đói mà hoá rồ!
 Buy –phông “dựng một vở kịch về sự độc ác”, còn la phông- ten “dung một vở hài kịch về sự ngu ngốc”.
 Qua so sánh và khám phá, văn bản của Hi-pô-lít- Ten đã chỉ ra sự khác biệt giữa hai loại văn bản khoa học và văn bản nghệ thuật. Văn bản khoa học đi sâu nghiên cứu những đặc điểm tự nhiên, rút ra những phán đoán vềđặc tính, về tính chất của sự vật. Văn bản nghệ thuật xây dung hình tượng, miêu tả đời sống tâm hồn, sự vật bằng tưởng tượng. 
 Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn là một văn bản nghệ thuật. Chó sói là một bạo chúa, độc ác,quỷ quyệt. Cừu là một thần dân, một vật tế thần đau khổ đáng thương.

Tài liệu đính kèm:

  • docPhan tich bai tho Con co.doc