Mời trầu
Hồ Xuân Hương
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương mới quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
Tác giả
Hồ Xuân Hương sống vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Gốc gác gia đình ở Nghệ An sống nhiều năm ở phường Khán Xuân, gần Hồ Tây, thành Thăng Long. Bà có tài thơ Nôm, giàu cá tính, một cuộc đời "bảy. nổi ba chìm"!
Tác phẩm hiện còn trên dưới 50 bài thơ Nôm Đường luật và tập "Lưu Hương kí" bằng chữ Hán.
Hồn thơ dân tộc và phong vị đồng quê là bản sắc thơ Hồ Xuân Hương. Trong thơ của nữ sĩ có tình yêu thương, quí mến người phụ nữ, có tâm hồn nồng nhiệt với cuộc sống và thiên nhiên, có thái độ phủ định đối với lễ giáo phong kiến và các thế lực thồng trị. Một tiếng cười, một tiếng nói trào phúng hóm hỉnh, sâu cay, có lúc trữ tình, đằm thắm mà chua xót. Thơ lưỡng ngôn, đa nghĩa rất hàm súc và độc đáo.
Lời bình
Không phải là cau vàng, trầu quế mà chỉ là "Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi". Một cách nói khiêm nhường, tình tứ. Câu thứ hai "Này của Xuân Hương mới quệt rồi", cũng chỉ là cách xưng hô thân mật. Chữ "này" biểu thị một cử chỉ thân mật, vồn vã, chân thành đối với khách. "Mới quệt rồi" - vừa giới thiệu miếng trầu tươi ngon, vừa biểu lộ một tấm lòng chân thành, hiếu khách. Việc chủ nhân xưng tên "Này của Xuân Hương mới quệt rồi" cho thấy đối tượng được mời là một văn nhân tài tử từng có "tình ý" với nữ sĩ . Điều đó cũng cho biết Hồ Xuân Hương viết bài thơ này thời con gái, vừa duyên dáng, vồn vã trong mời đón khách đến chơi nhà, vừa biểu lộ một cá tính Xuân Hương, sắc sảo trong ứng xử "có góc có cạnh".
"Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương mới quệt rồi".
Mời trầu Hồ Xuân Hương Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi, Này của Xuân Hương mới quệt rồi. Có phải duyên nhau thì thắm lại, Đừng xanh như lá, bạc như vôi. Tác giả Hồ Xuân Hương sống vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Gốc gác gia đình ở Nghệ An sống nhiều năm ở phường Khán Xuân, gần Hồ Tây, thành Thăng Long. Bà có tài thơ Nôm, giàu cá tính, một cuộc đời "bảy... nổi ba chìm"! Tác phẩm hiện còn trên dưới 50 bài thơ Nôm Đường luật và tập "Lưu Hương kí" bằng chữ Hán. Hồn thơ dân tộc và phong vị đồng quê là bản sắc thơ Hồ Xuân Hương. Trong thơ của nữ sĩ có tình yêu thương, quí mến người phụ nữ, có tâm hồn nồng nhiệt với cuộc sống và thiên nhiên, có thái độ phủ định đối với lễ giáo phong kiến và các thế lực thồng trị... Một tiếng cười, một tiếng nói trào phúng hóm hỉnh, sâu cay, có lúc trữ tình, đằm thắm mà chua xót. Thơ lưỡng ngôn, đa nghĩa rất hàm súc và độc đáo. Lời bình Không phải là cau vàng, trầu quế mà chỉ là "Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi". Một cách nói khiêm nhường, tình tứ. Câu thứ hai "Này của Xuân Hương mới quệt rồi", cũng chỉ là cách xưng hô thân mật. Chữ "này" biểu thị một cử chỉ thân mật, vồn vã, chân thành đối với khách. "Mới quệt rồi" - vừa giới thiệu miếng trầu tươi ngon, vừa biểu lộ một tấm lòng chân thành, hiếu khách. Việc chủ nhân xưng tên "Này của Xuân Hương mới quệt rồi" cho thấy đối tượng được mời là một văn nhân tài tử từng có "tình ý" với nữ sĩ . Điều đó cũng cho biết Hồ Xuân Hương viết bài thơ này thời con gái, vừa duyên dáng, vồn vã trong mời đón khách đến chơi nhà, vừa biểu lộ một cá tính Xuân Hương, sắc sảo trong ứng xử "có góc có cạnh". "Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi, Này của Xuân Hương mới quệt rồi". Câu thơ - lời mời trầu - rất hóm hỉnh đã gợi ra trong đối tượng được mời trầu bao liên tưởng thú vị. Thú vị của mối tình thôn nữ với chàng thư sinh thuở nào: "Quả cau nho nhỏ - Cái vỏ vân vân - Nay anh học gần - Mai anh học xa - Lấy anh từ thuở mười ba - Đến năm mười tám thiếp đã năm con - Ra đường thiếp hãy con son - Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng" - Thú vị ở sự dao duyên, đưa duyên, ngỏ tình qua miếng trầu chén rượu: "Có trầu cho miếng đỏ môi, Có rượu xin chén đẹp môi má hồng". Thú vị ở sự chân tình "mới quệt rồi" mà lá trầu, quả cau đều là cây nhà lá vườn đậm đà chân quê: "Vào vườn hái quả cau xanh, Bổ ra làm sáu mời anh xơi trầu". Nói rằng thơ Hồ Xuân Hương mang phong vị hồn quê là như vậy. Hai câu tiếp theo là một lời nói "ướm thử", một cách thăm dò đối tượng - chàng trai mà cô gái đang mời trầu: "Có phải duyên nhau thì thắm lại, Đừng xanh như lá, bạc như vôi". Xin cho được là miếng trầu ngon: miệng thơm, môi cắn chỉ quết trầu, cau, trầu, vôi "thắm lại" trong cái duyên trầu cau. Mong miếng trầu này, miếng trầu "chàng" - anh sẽ ăn không nhợt nhạt, vôi đi đằng vôi, lá đi đằng lá, xin đừng "xanh như lá bạc như vôi". Câu thơ mang một hàm ý: cô gái mời trầu đã bày tỏ niềm mơ ước thiết tha về một tình duyên đằm thắm, mặn nồng, son sắt thuỷ chung. Vừa cầu mong, mơ ước "Có phải duyên nhau thì thắm lại", vừa như thầm nhắc khẽ "Đừng xanh như lá, bạc như vôi". Có người cho rằng, qua câu thơ này, cô Xuân Hương đã ngầm răn đe người khách đang mời trầu - Âu đó cũng là một cách cảm nhận. Có điều câu thơ đầy ám ảnh như một "dự báo về con đường tình duyên của nữ chủ nhân mời trầu này. Câu thơ "Đừng xanh như lá, bạc như vôi" cho ta nhiều ngại ngùng về một điều gì sẽ xẩy ra, chẳng bao giờ "thắm lại" được! Miếng trầu là đầu câu chuyện. Duyên trầu cau cũng là duyên đôi lứa... Qua mời trầu, Hồ Xuân Hương nói lên một khát khao, mơ ước về một tình duyên đẹp, thuỷ chung. Một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ bình dị, mượn miếng trầu để đưa duyên. Bài thơ mang vị đời và thắm tình người - người con gái làng quê hai trăm năm về trước. Cây Chuối Nguyễn Trãi Tự bén hơi xuân tốt lại thêm, Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm. Tình như một bức phong còn kín, Gió nơi đâu gượng mở xem. Xuất xứ Trong "Quốc âm thi tập" có chùm thơ "Môn hoa mộc" hiện còn 34 bài nói về các loài hoa như sen, mai, cúc, đào, hoè, nhài... các loại cây như thiên tuế, tùng, trúc, cây đa, cây mía, cây chuối... phần lớn là thơ tứ tuyệt thất ngôn xen lục ngôn. Bài "Cây chuối" nằm trong chùm thơ "Môn hoa mộc" ấy. Phân tích - Câu 1, 2 (khai, thừa) Cây chuối, vốn đã xanh tốt, từ buổi "bén hơi xuân", nó "tốt lại thêm". Chữ "bén", ta thường nói: "bén lửa", "bén duyên"... (Thiếp bén duyên chàng có thế thôi - Hồ Xuân Hương). Thành ngữ "Quen hơi bén tiếng". "Bén" nghĩa là "bắt vào", "nhập vào", "dính vào". Cũng có nghĩa là "biết". Hơi xuân, khí xuân ấm áp đã làm cho cây chuối thêm tươi tốt. Đó cũng là xuân sắc, một cách nói đầy chất thơ. Từ ngày "bén hơi xuân", đêm đêm cây chuối toả ra một hương thơm nồng nàn kì diệu. Chuối không có hương. Có lẽ đó là hương xuân, mà nhà thơ cảm nhận được. Câu thứ hai có nhiều cách hiểu. Buồng là buồng chuối. Buồng chuối trông rất lạ, có nhiều nải chuối, trái chuối chi chít (đầy). Xuân Diệu hiểu một cách phong tình. Buồng là buồng khuê, buồng thiếu nữ, vì thế mới toả ra hương thanh khiết, nồng nàn thâu đêm. Có thể nói, 2 câu đầu tả cây chuối, buồng chuối, cũng là để nói về xuân sắc, xuân xức và xuân hương của cây cỏ, của tuổi xuân, của sức sống tuổi trẻ. Cách nói của Ức Trai rất non tơ, phong tình. Tả hoa nhài, ông cũng viết: "Môi son bén phấn dây dây, Đêm nguyệt đưa xuân một nguyệt hay..." - Câu 3,4 (chuyển, hợp): Câu 3 tả cái đọt chuối qua hình ảnh ẩn dụ "tình thư...". Cái đọt chuối màu xanh cẩm thạch cuộn tròn (phong còn kín), đang khẽ đung đưa trước làn gió xuân nhẹ. Gió được nhân hoá như một chàng trai đa tình "Gượng mở xem" bức thư tình ấy "Gượng mở" nghĩa là mở ra một cách nhẹ nhàng, trân trọng. Chữ "đâu" trong câu hỏi tu từ như một lời nhắc nhở, đưa duyên. Tả cái đọt chuối với cảm hứng xuân tình như vậy quả là thần diệu. Chỉ có thể trước hoặc sau khi gặp ả bán chiếu gon ở Tây Hồ, Ức Trai mới viết một phong cách tình như thế: "Tình thư một bức phong mà kín, Gió nơi đâu gượng mở xem" Tổng kết Câu 2, câu 4 là hai câu lục ngôn. Bài "Cây chuối" là bài tứ tuyệt, thất ngôn xen lục ngôn. Ngôn ngữ thơ hàm súc cho ta nhiều liên tưởng thú vị. Các từ ngữ: "bén", "tốt lạ thêm", "đầy buồng lạ", "tình thư", "kín", "gượng mở xem" kết hợp với nhau thành một chỉnh thể, một hệ thống ngôn ngữ tạo nên vẻ đẹp ngôn ngữ văn chương và tính biểu cảm của vần thơ. Tả cây chuối mùa xuân mà thi sĩ gợi lên trong lòng người đọc cảm xúc và cảm nhận về sắc xuân, sức xuân, tình xuân của tuổi trẻ. Chất tài hoa, phong tình của thi sĩ Ức Trai vô cùng kì diệu. Và đó cũng là chất thơ, hồn thơ đầy quyến rũ viết về hoa cỏ mùa xuân.
Tài liệu đính kèm: