Phân tích “Sang thu” của Hữu Thỉnh

Phân tích “Sang thu” của Hữu Thỉnh

Đề bài: Phân tích “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

 bài làm

 Mùa thu là mùa của lá vàng rơi, của những đợt gió heo may se lạnh. Mùa thu cũng khơi gợi ở tâm hồn người thi sĩ những nỗi niềm riêng mà chỉ có thơ mới giúp họ có thể giải bày. Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài “Sang Thu”. Đây cũng là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Hữu Thỉnh- một nhà thơ đi nhiều, viết nhiều và có một số bài thơ đặc sắc về con người cùng cuộc sống ở nông thôn.

 Bài thơ gồm ba khổ, mỗi khổ bốn câu là một nét thu đẹp êm đềm của đất trời tạo vật trong buổi đầu thu mới về, thu chợt đến. “Sang Thu” thể hiện một bút pháp nghệ thuật thanh nhẹ, tài hoa, diễn tả những cảm nhận, những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên khi mùa thu tới. Mùa thu đến khá đột ngột, bất ngờ, không hẹn trước . Với nhiều nhà thơ, cảm nhận về mùa thu của mỗi người mỗi khác, Nguyễn Đình Thi đã từng viết:

“Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cồm mới”

 Hay như Xuân Diệu với:

“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”

 Hữu Thỉnh quê ở đồng bằng Bắc Bộ, cảm nhận về mùa thu của tác giả bắt đầu bằng hương ổi chín thơm:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se”.

 Một chữ “phả” gợi hương thơm rất đặc, gần như sánh lại. Nó sánh bởi hương thơm đậm, luồn vào trong gió, được gió tinh lọc, cô đặc thêm bởi “gió se”. Gió mùa thu hào phóng đem chia hương mùa thu, bây giờ là hương ổi chín đến khắp mọi nơi. Gió thu lành lạnh, khô khan, se sắt. Hương ổi toả ra nồng nàn, được gió thu mang đi làm ngây ngất lòng người. ở một làng quê trong phút giây nào đó, Hữu Thỉnh bất chợt gặp hương thu và bỗng sững sờ. Đã nhận ra hương ổi và đã cảm nhận được gió se và hơn nữa tác giả còn nhìn thấy màn sương đang “chùng chình qua ngõ “. Những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu đã hiện diện .Vậy mà nhà thơ vẫn còn nghi hoặc:

“Hình như thu đã về”

Đó chính là do sự bất ngờ, đột ngột khi thu tới quá nhanh. Với Hữu Thỉnh, mùa thu chứa đầy tâm trạng: “ sương chùng chình qua ngõ”. Hai chữ “chùng chình” đã nhân hoá sương như một con người. Màn sương đang ngập ngừng vấn vương, chờ đợi và có một chút gì đó bâng khuâng. Nhìn thấy sương trắng nhạt phủ mờ ngõ nhỏ, tác giả cảm thấy :

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1372Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích “Sang thu” của Hữu Thỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Phân tích “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
 bài làm
 Mùa thu là mùa của lá vàng rơi, của những đợt gió heo may se lạnh. Mùa thu cũng khơi gợi ở tâm hồn người thi sĩ những nỗi niềm riêng mà chỉ có thơ mới giúp họ có thể giải bày. Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài “Sang Thu”. Đây cũng là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Hữu Thỉnh- một nhà thơ đi nhiều, viết nhiều và có một số bài thơ đặc sắc về con người cùng cuộc sống ở nông thôn.
 Bài thơ gồm ba khổ, mỗi khổ bốn câu là một nét thu đẹp êm đềm của đất trời tạo vật trong buổi đầu thu mới về, thu chợt đến. “Sang Thu” thể hiện một bút pháp nghệ thuật thanh nhẹ, tài hoa, diễn tả những cảm nhận, những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên khi mùa thu tới. Mùa thu đến khá đột ngột, bất ngờ, không hẹn trước . Với nhiều nhà thơ, cảm nhận về mùa thu của mỗi người mỗi khác, Nguyễn Đình Thi đã từng viết:
“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cồm mới”
 Hay như Xuân Diệu với:
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”
 Hữu Thỉnh quê ở đồng bằng Bắc Bộ, cảm nhận về mùa thu của tác giả bắt đầu bằng hương ổi chín thơm:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se”.
 Một chữ “phả” gợi hương thơm rất đặc, gần như sánh lại. Nó sánh bởi hương thơm đậm, luồn vào trong gió, được gió tinh lọc, cô đặc thêm bởi “gió se”. Gió mùa thu hào phóng đem chia hương mùa thu, bây giờ là hương ổi chín đến khắp mọi nơi. Gió thu lành lạnh, khô khan, se sắt. Hương ổi toả ra nồng nàn, được gió thu mang đi làm ngây ngất lòng người. ở một làng quê trong phút giây nào đó, Hữu Thỉnh bất chợt gặp hương thu và bỗng sững sờ. Đã nhận ra hương ổi và đã cảm nhận được gió se và hơn nữa tác giả còn nhìn thấy màn sương đang “chùng chình qua ngõ “. Những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu đã hiện diện .Vậy mà nhà thơ vẫn còn nghi hoặc:
“Hình như thu đã về”
Đó chính là do sự bất ngờ, đột ngột khi thu tới quá nhanh. Với Hữu Thỉnh, mùa thu chứa đầy tâm trạng: “ sương chùng chình qua ngõ”. Hai chữ “chùng chình” đã nhân hoá sương như một con người. Màn sương đang ngập ngừng vấn vương, chờ đợi và có một chút gì đó bâng khuâng. Nhìn thấy sương trắng nhạt phủ mờ ngõ nhỏ, tác giả cảm thấy :
“Hình như thu đã về”.
 Đó là một ấn tượng tổng hợp từ những cảm giác riêng từ hương, từ gió, từ sương. Từ sương nhận ra gió, từ gió nhận ra sương nhưng khi phát hiện ra “Sương chùng chình qua ngõ” thì trong sương cũng có hương, trong sương cũng có gió và trong sương như còn có cả tình. “Chùng chình” hay chính là sự lưu luyến, bịn rịn. Cái ngõ mà sương đẫm hương, sương mang theo gió ngập ngừng đi qua vừa là cửa ngõ thực, vưà là cửa ngõ thời gian thông giữa hai mùa hạ - thu. Phút giây giao mùa của thiên nhiên được tác giả cảm nhận không chỉ bằng khứu giác, thính giác, thị giác mà còn bằng tất cả rung động của tâm hồn. Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đã thể hiện khá tinh tế và đầy chất thơ. Chỉ những người thực sự yêu làng quê, yêu mùa thu và thực sự gắn bó với thiên nhiên, đất nước thì mới có những cảm nhận tinh tế đến như vậy.
 Từ những cảm nhận của các giác quan tác động đến lí trí, cảm xúc của tác giả về mùa thu như tràn ra, hoà vào các cảnh vật xung quanh:
 “Sông được lúc dềnh dàng 
Chim bắt đầu vội vã 
Có đám mây mùa hạ
 Vắt nửa mình sang thu”.
 Sự vật ở thời điểm giao mùa từ hạ sang thu đã bắt đầu chuyển đổi: sông “dềnh dàng”, chim “vội vã”. Con sông quê dềnh nước chờ mùa thu. Đã qua rồi mùa lũ với con sông đỏ ngầu, sủi bọt, chở nặng phù sa. Bây giờ chỉ còn con sông yên ả, bình lặng như những con người đang nghỉ ngơi sau những tháng ngày làm việc mệt nhọc. Con sông trong veo, nước lững lờ chảy xuôi, những cánh chim vội vã, tất cả đều xôn xao khi mùa thu về. Không còn cái gay gắt của mùa hè nóng nực, chỉ còn một bầu không gian ẩm ướt và se lạnh. Mùa thu vừa mới chớm rất nhẹ, rất dịu êm, mơ hồ như cả đất trời đang rùng mình thay áo mới. Hữu Thỉnh không tả “trời thu xanh ngắt mấy tầng mây cao” như Nguyễn Khyến mà ông chỉ điểm vào bức tranh thu một chút mây vương lại của mùa hè:
“Có đám mây mùa hạ
 Vắt nửa mình sang thu”.
 Biện pháp nhân hoá kết hợp với cảm nhận tinh tế và trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ làm câu thơ giàu chất tạo hình. Mây trời “Vắt nửa mình sang thu” thật mềm mại và đẹp đẽ. Lời diễn đạt của nhà thơ cũng thật độc đáo: mây như một nàng tiên đang tung chiếc khăn voan mỏng của mình tạo thành một cây cầu nối hai bên bờ hạ- thu. Nhưng hình như làn mây đó vẫn còn sót lại một vài tia nắng ấm mùa hè nên vẫn “vắt nửa mình” lưu luyến, chưa muốn rời xa. Hình ảnh đó gợi cảm giác giao mùa cuối hạ, đầu thu. Cảnh sang thu thấp thoáng hồn người sang thu.
 Nếu như hai khổ thơ đầu là những cảm nhận về thời điểm giao mùa một cách trực tiếp bằng nhiều giác quan thì ở khổ thơ cuối , cảm nhận về thời điểm giao mùa đã dần đi vào lí trí. Nắng, mưa ở thời điểm giao mùa được tác giả quan sát, nhận xét rất tinh tế. Vẫn còn đó dấu ấn của nắng mưa mùa hạ nhưng đã ít dần về số lượng và mang nét đặc trưng cho nắng mưa mùa thu: 
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa”.
 Đặc biệt là hai câu thơ cuối bài là hình ảnh thiên nhiên lúc sang thu đầy sức gợi:
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”.
 Đây là hình ảnh thực.Sang thu không những dịu nắng, bớt mưa mà sấm cũng thưa, nhỏ dần, không đủ sức lay động những hàng cây với tán lá già dặn khi đã trải qua hai mùa xuân- hạ. Tuy nhiên từ “bất ngờ, đứng tuổi” vốn là những từ ngữ chỉ đặc trưng của người khi được dùng ở đây với nghĩa tả thực gợi cho ta liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác.Đó là ẩn dụ cho con người và cuộc đời. Cũng giống như hàng cây đứng tuổi, khi con người đã từng va chạm, nếm trải trong cuộc sống thì cũng vững vàng hơn, chín chắn hơn trước những vang động bất thườngcủa ngoại cảnh,những khó khăn gian khổ trong cuộc sống
 Bài thơ hấp dẫn chúng ta bởi từ ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm, khơi gợi trong lòng nhiều người nét đẹp về cảnh về tình. Các phép nhân hoá được sử dụng một cách nhuần nhuyễn làm cảnh vật có hồn và gần gũi với cuộc sống con người. Hữu Thỉnh đã vẽ lên bức tranh đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ- thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Với “sang thu” Hữu Thỉnh đã góp thêm một nét mới mẻ vào những chùm thơ thu hay ,đẹp trong thơ ca Việt Nam.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang thu.doc