Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn khối 9

Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn khối 9

 A - Lời nói đầu :

 - Trong đời giáo viên day cho HS biết làm một bài văn hay là khó nhất . Với 32 năm đi dạy và rất nhiều năm bồi dưỡng HS giỏi tôi có rút ra một số kinh nghiệm để các bạn tham khảo .

 B – Trình tự dạy như sau :

 I – Bài thứ nhất : - Cách phân tích giá trị biểu cảm của từ :

 1 – Sơ đồ cơ bản : Tiếng - từ -ngữ -câu

 - Tiếng có một lần phát âm .

 - Từ do một hay nhiều tiếng có nhĩa tạo thành .

 - Ngữ là nhiều từ tạo thành nhưng chưa diễn đạt ý trọn vẹn .

 - Câu là do nhiều từ +ngữ tạo thành diện đạt một ý trọn vẹn .

 2 - Phương pháp : - Khi phân tích giá trị biểu cảm của từ chúng ta phải theo các bước sau :

 a - Đặt từ đó trong câu để xác định văn cảnh .

 b - Phần giải thích phải năm vững từ đó là đơn hay ghép hay từ láy bởi vì :

 - Từ đơn từ ghép trong câu văn câu thơ thườ có nghĩa đen và nghĩa bóng .

 - Từ láy có sắc thái tu từ âm và thanh .

 c- Giá trị biểu cảm : là khi đọc từ đó lên tạo hình ảnh gì trước mắt người đọc . ( Tạo hình} Gợi cảm là tình cảm của tác giả như thế nào , từ đó gây cảm xuc gì cho người đọc nói chung và bản thân em nói riêng .

 d- Thực hành :

 + Phân tích giá trị biểu cảm của từ đơn từ ghép :

 VD :Phân tích tư “nghiêng” trong câu thơ : nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng .

 trả lời:từ nghiêng là hình ảnh chiếc chày ngả về một phía theo nhịp của người giã gạo .

 còn từ nghiêng trong “giâc ngủ em nghiêng” có nghĩa đen là hình ảnh đứa bé nằm ngủ trên lưng mẹ đồng nghĩa với giấc ngủ không bình thường .

 

doc 84 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn khối 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NPhương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9
 A - Lời nói đầu :
 - Trong đời giáo viên day cho HS biết làm một bài văn hay là khó nhất . Với 32 năm đi dạy và rất nhiều năm bồi dưỡng HS giỏi tôi có rút ra một số kinh nghiệm để các bạn tham khảo .
 B – Trình tự dạy như sau :
 I – Bài thứ nhất : - Cách phân tích giá trị biểu cảm của từ :
 1 – Sơ đồ cơ bản : Tiếng - từ -ngữ -câu
 - Tiếng có một lần phát âm .
 - Từ do một hay nhiều tiếng có nhĩa tạo thành .
 - Ngữ là nhiều từ tạo thành nhưng chưa diễn đạt ý trọn vẹn .
 - Câu là do nhiều từ +ngữ tạo thành diện đạt một ý trọn vẹn .
 2 - Phương pháp : - Khi phân tích giá trị biểu cảm của từ chúng ta phải theo các bước sau :
 a - Đặt từ đó trong câu để xác định văn cảnh .
 b - Phần giải thích phải năm vững từ đó là đơn hay ghép hay từ láy bởi vì :
 - Từ đơn từ ghép trong câu văn câu thơ thườ có nghĩa đen và nghĩa bóng .
 - Từ láy có sắc thái tu từ âm và thanh .
 c- Giá trị biểu cảm : là khi đọc từ đó lên tạo hình ảnh gì trước mắt người đọc . ( Tạo hình} Gợi cảm là tình cảm của tác giả như thế nào , từ đó gây cảm xuc gì cho người đọc nói chung và bản thân em nói riêng .
 d- Thực hành :
 + Phân tích giá trị biểu cảm của từ đơn từ ghép :
 VD :Phân tích tư “nghiêng” trong câu thơ : nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng .
 trả lời:từ nghiêng là hình ảnh chiếc chày ngả về một phía theo nhịp của người giã gạo .
 còn từ nghiêng trong “giâc ngủ em nghiêng” có nghĩa đen là hình ảnh đứa bé nằm ngủ trên lưng mẹ đồng nghĩa với giấc ngủ không bình thường .
 + Giá trị biểu cảm :từ nghĩa đen và nghĩa bóng trên từ “nghiêng” đã tạo được một hình ảnh cụ thể sinh động về cuộc sống vất vả của người phụ nữ và trẻ em trong những năm chống Mỹ gợi cho tác giả và người đọc một tình cảm đau xót cho đòng bào vừa căm giận bọn cướp nước gây nên những cảnh khổ cực đó .
 +Phân tích giá trị biểu cam của từ láy :Khi phân tích ta cần xác định được các loại từ láy . có 3 loại :
 -từ láy thanh là từ tượng thanhbắt chước âm thanh sự vật tác động vào nhau . 
 * ví dụ :giải thích và phân tích từ “ầm ầm” trong đoạn trích “kiều ở lầu Ngưng Bích” . Trước hết ta phải đặt từ trong văn cảnh sau đó giải thích .Từ “ầm ầm” là bắt chước âm thanh tiếng sóng vỗ vào nhau ,vào bờ liên tiếp mạnh mẽ.
 Giá trị biểu cảm của nó :tạo nên được phong cảnh một vùng quanh năm có sóng vỗ . Những tiếng sóng đang vây quanh sự cô độc Nàng Kiều .Tiếng sóng như giằng xé níu kéo đe doạ báo trước bước đường dông tố của Nàng .
Từ láy nghĩa : là từ tượng hình có tác dụng làm tăng thêm nhấn mạnh giá trị từ gốc .
Vi dụ : giải thích và phân tích từ “lom khom” trong bài thơ Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan : Từ “Lom khom” là từ láy nghĩa nhằm tăng giá trị của từ khom . Từ đó tạo ra hình ảnh sinh động vài chú tiều nhỏ nhoi giữa không gian mênh mông chiều vắng . Gợi cho nhà thơ một nội niềm man mác trước cảnh chiều tà . Tìm người thấy người mà không thể trò chuyện được . Làm cho nỗi nhớ nhà lại càng trào dâng trong lòng thi sĩ .
-Từ láy âm :cũng gọi là từ tượng hình ,nhưng có tác dụng làm tăng thêm giá trị ý nghĩa bằng cách điệp vần hoặc phụ âm đầu 
ví du: giải thích và phân tích từ “quạnh quẽ” trong bài thơ Bến đò xuân đầu trại” của Nguyễn Trãi .
- Trước hêt ta đặt từ vào trong văn cảnh để giải thích và phân tích . Đây là từ láy âm có tác dụng làm tăng giá trị gợi cảm của phụ âm đầu .Từ tượng hình này tạo nên một hình ảnh rõ nét về một con đường dẫn đến bến đò ở thôn quê vắng vẻ,thưa thớt khách . Từ đó gợi nên một cảm giac yên bình ở nông thôn nước ta sau bao năm khói lửa .
 II – Bài thứ hai :Phân tích giá trị biểu cảm của phép tu từ . 
1 – Phép so sánh (tu từ):
a-Định nghĩa :Khi nói và viết người ta đưa sự vật này ra đẻ đối chiếu với vật khác cốt làm cốt làm cho sự vật đươc mô tả cụ thể hơn sinh động hơn ,có hình ảnh và gây cảm xúc nhiều hơn .Câu so sánh bao giờ cũng có dụng ý nghệ thuật ,có hai vế ,vế so sánh và vế được so sánh .
 giữa hai vế thường có từ so sánh :như ,tựa bằng , đồng 
 Ví dụ : Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 A B
 b- Khi phân tích ta làm như sau : -cách viết :tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh đem sự vật “A” so sánh vơi sự vật “B” để làm cho sự vật “A” được mô tả cụ thể hơn sinh động hơn từ đó gây cảm xúc cho tác giả và người đọc .
 -Bài tập :Trong câu thơ sau tác giả đã sử dụng phép tu từ gì ,nêu giá trị biểu cản của phép tu từ đó ?
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 (Huy Cận – Đoàn thuyền đánh cá)
* cách làm : Cách so sánh của nhà thơ Huuy Cận khá độc đáo vì tác giả đem hình ảnh “mặt trơi xuống biển”so sánh với hình ảnh “Hòn lửa” tạo nên buổi chiều trên biển thật cụ thể sinh động , đó là buổi chiều huy hoàng rực rỡ làm cho người đọc ngây ngất trước cảnh đẹp biển lúc hoàng hôn . từ đó thêm yêu quý đất nươc của chúng ta .
 2- Phép ẩn dụ :
a- Định nghĩa : Khi viết văn để cho sự biểu hiện đươc sâu sắc kín đáo ,người ta dùng những từ hay ngữ mà nghĩa đen đươc chuyển sang nghĩa bóng nhờ một sự so sánh ngầm . đó là cách thức ẩn dụ (ví ngầm) .
 Ví dụ : Thân em vừa tráng lại vừa tròn 
 (Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)
 -nghĩa đen :bánh trôi nước về màu sắc và hình dáng 
 -Nghĩa bóng : Hình ảnh về vẻ đẹp người phụ nữ có làn da trắng và thân hình đầy đặn .
b- Khi phân tích ta làm như sau :Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình vì qua hình ảnh (nghĩa đen) nhà thơ đã gợil cho người đọc hình dung được một hình ảnh khác thật sâu săc kín đáo đó là hình ảnh “Nghĩa bóng” từ đó gợi cảm xúc cho người đọc .
c- Bài tập :
 Ví dụ : Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
 ( Viễn Phương -Viếng lăng Bác)
Hãy xác định hình ảnh “mặt trời” nào là phép tu từ gọi tên phép tu từ đó ? 
Phân tích giá trị biểu cảm ?
cách viết :Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình vì qua hình ảnh “mặt trời”là một vầng thái dương “nghĩa đen” ,tác giả tạo ra một hình ảnh so sánh ngầm sâu sắc ,tế nhị làm cho người đoc suy nghĩ và hình dung ra được hình ảnh của Bác Hồ(nghĩa bóng) ,một con người rực rỡ và ấm áp như mặt trời dẫn dắt dân tộc ta trên con đường giành tự do và độc lập xây dựng tổ quốc công bằng dân chủ văn minh .từ đó tạo cho người đọc một tình cảm yêu mến khâm phục vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chúng ta .
3- Phép nhân hoá :
a- Định nghĩa : Khi viết và nói để cho sự vật thêm sinh động người ta gán cho chúng những suy nghĩ hành động , tình cảm như con người . Đó là phép nhân hoá .
 * Ví dụ : Con cá rô ơi chớ có buồn
 (Tố Hữu – Bác ơi)
b- bài tập : khi phân tích giá trị biểu cám của phép nhân hoá ta viết như sau :
 -Cách sử dụng biện pháp nhân hoá của nhà thơ khá độc đáo vì tác giả đã ganhanhf động (tình cảm) của con người cho sự vật để miêu tả sinh động hình ảnh từ đó gợi cảm xúc 
 -Thực hành : cho cau thơ sau :
 Sóng đã cài then đêm sập cửa
 ( Huy Cận – Đoàn thuyền đánh cá )
 -Tìm phép nhan hoá ?
 - phân tích giá trị biểu cảm của phép tu từ đó ?
- Cahs phân tích : Cách sử dụng tu từ nhân hoá của tác giả thật độc đáo vì Huy Cận đã gán hành động “cài then” cuả con người cho sóng và hành động “sập cửa” cho đêm để miêu tả sinh động hình ảnh màn đêm lan dần trên biển gợi nên một cảm giác thoải mái về đêm khi vũ trụ nghỉ ngơi .
4 – Phép hoán dụ : (cơ bản giống phép ẩn dụ ). 
III –Bài thứ ba : Phân tích tính nhạc và tính hoạ trong thơ :
Tính hoạ là gi ? Trong thơ thường có những bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ
Nóđược tạo bởi các biện pháp tu từ và các từ gợi tả . Các biên pháp tu từ về tư : so sánh , nhân hoá , ẩn dụ , hoán dụ ,tượng hình tượng thanh  Các biện pháp tu từ về câu điệp ngữ ,thậm xưng , đối lập tăng tiến ,câu hỏi tu từ 
-Vì vậy khi phân tích phải cho ngươi đọc thấy được hình ảnh gì hiện ra trước mắt ngươi họ và cảm nhận được điều gì ?
* ví dụ : Cỏ non xanh tận chân trời
 Cành lê trắng điêm một vài bông hoa
 ( Truyện Kiều - Nguyễn Du )
Ở đây tác giả đã đã sử dụng nghệ thuật đối lập đó là xanh và trắng , diện và điểm ( tận chân trời > <một vài bông ) tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp .
2- Tính nhạc trong thơ là gì ?
 Nhạc trong thơ được cấu tạo bằng nhịp điệu tiết tấu và sự thay đổi thanh .thơ khác văn xuôi ,vè là ở tính nhạc . Nhà thơ Tản Đà đã từng nói :
 Đàn là đàn ,thơ là thơ
 Thơ có nhạc đàn có tơ .
+ Vậy vần ở đâu ?
 -Những nguyên âm hẹp thường biểu hiện tâm trạng buồn , u uất ,bế tắc ,khó nhọc ,tủi hổ ( I, u , o  )
- Những nguyên âm rộng thường biểu hiện tâm trạng vui vẻ không gian bao la rộng mở cả xúc tự hào phấn khởi  (a ,ia , ưa )
 *ví dụ : Em không nghe mùa thu 
 Dưới trăng mờ thổn thức
 Em không nghe rạo rực 
 Hình ảnh kẻ chinh phu 
 Trong lòng người cô phụ
 (Tiếng thu - Lưu Trọng Lư )
Thanh bằng thường biểu hiện tâm trạng buồn , không gian yên bình 
Thanh trắc thường biểu hiện tâm trạng bế tăc , cùng quẩn 
 * vi du : Trời buồn làm gì trời rầu rầu 
 Anh yêu em xong anh đi đâu 
 Vắng tiếng gió suối thấy tiếng khóc 
 Một bụng một dạ một nặng nhọc
 Ảo tưởng chỉ để khổ để tủi 
 Nghĩ mãi gỡ mãi lỗi vẫn lỗi.
 ( Hoài tình - Thế Lữ ) 
+ Nhịp điệu tiết tấu : -Nhịp điệu tiết tấu chính là nhạc của thơ nhờ sự lặp đi lặp lại cùng một chu kỳ về bằng - trắc ,về vần (nguyên âm và phụ âm ) .vì vậy nhiều bài thơ không có phép tu từ nào nhưng nhờ nhạc mà vân thơ trở nên xuất sắc .
 * ví dụ : Hôm qua đi chùa Hương 
 Hoa cỏ mờ hơi sương
 Cùng thầy me thức dậy 
 Em vấn đầu soi gương
 (Đi chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp )
Nhà thơ đã sử dụng nhiều thanh bằng và gieo vần “ương” đẻ tạo cho bài thơ có nhạc điệu .,có tiết tấu diễn tả cảnh thanh bình và tâm trạng vui tươi phấn chấn của cô gái mười lăm lần đầu đi chùa Hương .
IV – Bài thứ tư : Rèn luyện kỹ năng phân tích đề :
Đối với học sinh khi làm bài phải tuyệt đối theo yêu cầu của đề ra . vì vậy đọc kỹ đề là một vấn đề vô cùng quan trọng . Phải hiểu đề nắm chắc đề và tiến hành trình tự theo các bước sau :
Đọc đề bài : Học sinh phải đọc thật kỹ đề để có một cái nhìn khái quát nhất . Chú ý không để sót một chữ nào một chi tiết nào . Tránh hiểu sai đề dẫn đến làm lac đề . Khi đọc xong phải gạch chân những từ ,những chỗ quan trọng .
Phân tích đề : Một đề ra cho học sinh là đặt học sinh trước một tình huống có vấn đề .Nghĩa là phát hiện ra được cái vấ đề càn được giải quyết nằm trong đề bài . Kết cấu một đề bài đầy đủ thường có hai bộ phận :
Bộ phận thứ nhất : Đây là bộ phận chứa đựng những dữ kiện ,những điều nà đề bài cho biết trước .bộ phận này thường có những chi tiết sau :
-Lời dẫn giải , giới thiệu hay xuất xứ của phần trích hay một nhận định .
- phần đoạn trích hay nhận định .
* như vậy trong phần này hoc sinh phải gạch chân những từ then chốt để xác định được :
-Vấn đề cần phân tích ( có mấy ý chính ) .
- Giới hạn của đề (số lượng ý chính mà mình đươc làm và phạm vi cho phép được lấy dẫn chứng .
 Bộ phậ thứ hai : Chứa đựng những điều mà đề bài yêu cầu thực hiện ,nghĩa là 
Cách giải quyết vấn đề Bộ phận này thườ ... h của thiên nhiên hồn nhiên tươi mát ,là trò chơi tuổi thơ ,là ước mơ trong sáng ,là ánh sáng ,là niềm vui bầu bạn của người lính . Con người khi ấy sống giản dị và hoà hợp với thiên nhiên trong lành :
Trần trụi với thiên nhiên 
hồn nhiên như cây cỏ 
ngỡ không bao giờ quên 
cái vầng trăng tình nghĩa .
Vậy mà, hoàn cảnh sống thay đổi ,hết chiến tranh , con người trở về thành phố, quen với cửa gương và ánh điện của cuộc sống hiện đại lúc nào cũng rực rỡ sáng loà ,vầng trăng tri kỉ ,vầng trăng tình nghiã của ngày xưa đã mau chóng trở thành quá khứ. Nếu ở khổ thơ đầu ta rung động trước một tình cảm gắn bó bền chặt thì đến đây người đọc lại sửng sốt , ngỡ ngàng:
Vầng trăng đi qua ngõ 
như người dưng qua đường
Vẫn là vầng trăng ngày xưa nhưng con người giờ đã khác xưa, quen với ánh sáng nhân tạo nên coi trăng hoàn toàn xa lạ. Một sự thay đổi đến phũ phàng,tê tái Người lính đã quên những tình cảm chân thành ,những tháng năm gian khổ nhưng chan chứa ân tình thuở trước.Mặc dù vậy trăng vẫn không quên, vẫn đến với bạn xưa bằng tình cảm tràn đầy không hề sứt mẻ .Người lính chỉ nhận ra điều đó khi:
Thình lình đèn điện tắt 
phòng buyn đinh tối om 
vội bật tung cửa sổ 
đột ngột vầng trăng tròn .
Việc mất điện như một tình huống có vấn đề đột ngột xảy ra ,theo thói quen con người vì cần ánh sáng mà mở tung cửa sổ, lại nhìn thấy hình ảnh vầng trăng vẫn hiện diện trên bầu trời và toả sáng khắp căn phòng.Chính vầng trăng xuất hiện bất ngờ trong bối cảnh ấy đã gây ấn tượng mạnh ,thổi bùng nỗi nhớ về một thời quá khứ chưa xa :
Ngửa mặt lên nhìn mặt 
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể 
như là sông là rừng .
Phép nhân hoá tài tình khiến trăng và người đối diện đàm tâm là một cách viết lạ và sâu sắc của riêng Nguyễn Duy .Trong cuộc gặp mặt không lời ,người lính xưa xúc động“ rưng rưng” .Cảm xúc nghẹn ngào ,khoắc khoải như chỉ chực trào nước mắt.Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy trong tâm trí nhà thơ bao kỷ niệm xưa : những kỷ niệm thiếu thời ,những tháng năm chinh chiến giữa thiên nhiên, đất nước bình dị , hiền hoà. Tất cả hiện hình trong nỗi nhớ ,trong cảm xúc thiết tha và cả trong tư thế lặng im thành kính của tác giả Vào lúc đó ông đã nhận ra, trăng vẫn tròn đầy, tình nghĩa ,thuỷ chung và vị tha, cao thượng :
Trăng cứ tròn vành vạnh 
 kể chi người vô tình . 
 ánh trăng im phăng phắc
 đủ cho ta giật mình .
	Hình ảnh“ vầng trăng tròn vành vạnh” không chỉ thể hiện vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của cuộc sống mà còn có ý nghĩa biểu tượng cho nghiã tình quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên, chẳng thể phai mờ .Trăng xuất hiện không một lời oán hờn trách cứ, nhưng đôi khi , im lặng lại là sự trừng phạt nghiêm khắc nhất .Không gian như chững lại,lặng yên trong cuộc gặp mặt không lời của hai người tri kỉ .Giây phút ấy tác giả nhận ra trăng chính là người bạn ,là nhân chứng đã chứng kiến trọn vẹn quá khứ nghĩa tình giờ lặng yên như nghiêm khắc nhắc nhở ta :con người có thể vô tình, có thể lãng quên ,nhưng thiên nhiên và nghiã tình quá khứ thì luôn luôn tròn đầy,luôn luôn bất diệt .Điều đó đã tạo nên cái “giật mình ” đầy ý nghĩa của tác giả: giật mình để nhớ lại,để tự vấn lương tâm ,để nhận ra và hoàn thiện chính mình
Giọng điệu tâm tình ,nhịp thơ lúc trầm lắng suy tư, lúc lại nhịp nhàng,ngân nga, tha thiết đã góp phần làm nổi bật chủ đề ,tạo nên sự chân thành và sức truyền cảm sâu sắc của bài thơ .
 	Từ một câu chuyện riêng ,tiếng thơ của Nguyễn Duy như một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở thấm thía về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”,“ân nghĩa thuỷ chung” cùng quá khứ.Có lẽ vì vậy mà đến với “ánh trăng”,người đọc nào cũng thấy lòng mình dường như lắng lại ?!
 Đặc điểm của văn nghị luận:
 1.Những khái niệm cần nắm:
	- Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận.
	- Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.
	Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?
2. Cấu trúc :
- Mở bài (đặt vấn đề): Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết.
- Thân bài ( giải quyết vấn đề): Triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày.
- Kết bài ( kết thúc vấn đề): Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.
3. Các phương pháp lập luận :
- Phương pháp chứng minh: mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.
- Phương pháp giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc hiện tượng được nêu trong luận điểm. Trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một từ, một câu, một nhận định.
- Phương pháp phân tích: là cách lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của một sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối chiếu, và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
- Phương pháp tổng hợp: là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.
 Nghị luận xã hội 
1. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
- Khái niệm: Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen hay đáng chê, hoặc nêu ra vấn đề đáng suy nghĩ.
- Yêu cầu:
Về nội dung: Phải làm rõ được sự viêc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai đúng, mặt lợi hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ý kiến, nhận định của người viết. Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định; đưa ra ý kiến, có suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết.
Về hình thức: Bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động.
- Bố cục: 
+ Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.
+ Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định.
+ Kết bài : Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.
2. Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Khái niệm: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo đức, lối sống của con người.
- Yêu cầu:
+ Về nội dung: Phải làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích, để chỉ ra chỗ đúng hay chỗ sai của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
+ Về hình thức: Bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động.
Dạy HS Viết nghị luận chứng minh :
I- Khái niệm: Chứng ming một vấn đề là phương pháp luận chủ yếu mà trong đó người viết dùng dẫn chứng nhằm sang tỏ một vấn đề . Để người đọc người nghe công nhận là đúng .Vấn đề chứng minh có thể là vấn đề chính trị, xã hội hoặc văn học .
II- Phương pháp :
Yêu cầu cần đạt được của một bài văn chứng minh xác nhận làm rõ vấn đề cần chứng minh là đúng .Muốn làm được vậy phải có dẫn chứng và dẫn chứng là phương tiện chủ yếu để hình thành bài văn .tất nhiên khi viết người làm bài phải có những giải thích nhỏ hoặc đưa thêm lí lẽ để phân tích dẫn chứng .
Vì vậy phương pháp cơ bản để làm một bài văn chứng minh là: Tìm dẫn chứng -> sắp xếp dẫn chứng -> phân tích dẫn chứng .Người làm bài phải biết xuất phát từ đề bài (vấn đề cần chứng minh đến mức độ nào) để huy động một lượng dẫn chứng cho phù hợp .Biết sắp xếp tổ chức các dẫn chứng theo một hệ thống thích hợp để phát triển và phân tích hướng nội dung đó vào vấn đề cần chứng minh .
 Ba khâu tìm dẫn chứng sắp xếp dẫn chứng phân tích đãn chứng có mối liên qun hộ trợ và bổ sung cho nhau nhằm làm sáng rõ vấn đề cần chứng minh .Diều quan trọng đầu tiên là người làm bài phải tìm được những dẫn chứng thuyết phục .Những dẫn chứng đó phải chính xác tiêu biểu toàn diện, sát hợp với vấn đề cần chứng minh :
Chính xác :dẫn chứng phải đúng ,tráng nhầm lẫn nhất là dẫn chứng thơ văn .
Tiêu biểu : dẫn chứng phản ánh đúng bản chất sự vật sự việc mà ai cũng biết có giá trị phổ biến .
Toàn diện :dẫn chứng nêu đủ các mặt trên nhiều bình diện khác nhau .
Sát hợp : đúng với đề bài với vấn đề cần chứng minh .
Vậy tìm dẫn chứng ở đâu ? dẫn chứng được lấy trong cuộc sống , trong các tác phẩm văn học bao gồm sự kiện ,số liệu hiện tượng, nhân chứng ,danh ngôn,thơ văn 
+ Khi tìm dẫn chứng cần đi theo tringf tự sau :
Tìm hiểu đề bài xem đề bài yêu cầu chứng minh vấn đề gì ? vấn đề đó bao gồm những nội dung gì?với nội dung ấy thì tìm dẫn chứng đâu cho sát hợp ?
Tìm dẫn chứng cho từng nội dung cụ thể rồi lựa chọn dẫn chứng theo yêu cầu .(Dẫn chứng nên vừa đủ tránh thiếu không có sức thuyết phục thừa sẽ loảng vấn đề).
Sau khi tìm đủ dẫn chứng chúng ta phải sắp xếp theo một trình tự hợp lý .Bước tiếp theo là phân tích dẫn chứng để làm rõ ý từng phần và cuối cùng là sáng rõ vấn đề cần chứng minh .Bản thân các dẫn chứng chưa đủ sức thuyết phục .Nếu ta chỉ đưa dẫn chứng ra để đó thì mới dừng lại ở liệt kê .Bởi vậy người làm bài phải biết phân tích dẫn chứng nhằm tăng sức thuyết phục cho các dẫn chúng đó .Trong từng đoạn văn phải đảm bảo sự thống nhất giữa ý cơ bản và dẫn chứng ,lý lẽ tránh sự khập khễnh .
Ngôn ngữ trong bài văn phải chính xác trong sáng có giá trị gợi cảm cao .
Một số lưu ý :- Đề của bài văn chứng minh sau phần nêu vấn đề thường là những câu nói, câu ca dao, câu tục ngữ, một câu thơ hay một nhận định v.vĐến phần nêu phương pháp nghị luận thường hay dùng các từ như: hãy chứng minh, làm rõ, làm sáng tỏ,hãy chứng tỏ
-Khi sử dụng dẫn chứng văn học phải ghi đầy và chính xác theo đúng qui tắc chính tả. Khi dẫn chứng văn phải bỏ trong ngoặc kép , dẫn chứng thơ phải dùng dấu hai chấm xuống dòng .
 III- Cách làm bài:
Mở bài:Thông thường mở bài của bài văn chứng minh có hai bước :
Bước một: dẫn dắt vấn đề (nêu xuất xứ, mục đích của vấn đề cần chứng minh.
Bước hai:Giới thiệu vấn đề cần chứng minh (nêu câu trích dẫn trong đề bài),nêu giới hạn nếu cần.
(Có nghĩa là học sinh trả lời hệ thống câu hỏi:Vấn đề đó được rút ra từ đâu? Nói hoặc viết trong hoàn cảnh nào?Viết hoặc nói nhằm mục đích gì? Nội dung yêu cầu của đề ra sao? Dẫn chứng được phép đưa ra trong phạm vi nao? )
Thân bài:
Giải thích những khái niệm ,giải thích nội dung vấn đề (nếu có) Nếu những câu có nhiều tầng nghĩa thì phải chuyển về nghĩa bóng .
Chứng minh nội dung vấn đề:
-Chứng minh ý nhỏ 1: đưa dẫn chứng ra ,phân tích dẫn chứng .
-Chứng minh ý nhỏ 2: đưa dẫn chứng ra phân tích dẫn chứng 
 c- .V.V
 3- Kết bài:Tóm tắt vấn đề đã chứng minh,khẳng định vấn đề đó là đúng. Nhấn mạnh ý nghĩa tầm quan trongjcuar vấn đề, có thể liên hệ , rút ra bài học .

Tài liệu đính kèm:

  • docTai lieu boi duong HS gioi 9.doc