Phương pháp dạy học sinh tìm hiểu kiến thức lịch sử qua kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 6

Phương pháp dạy học sinh tìm hiểu kiến thức lịch sử qua kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 6

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

 Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là chủ trương lớn và cần thiết của ngành giáo dục và của cả xã hội. Được sự chỉ đạo của Đảng – Chính phủ, Bộ GD -ĐT, trước yêu cầu mới của sự nghiệp CNH, HĐH đòi hỏi phải có một lớp người mới, trẻ khoẻ không chỉ có tri thức khoa học, năng động sáng tạo mà còn phải có đức, có sự hiểu biết về pháp luật, có khả năng thích nghi cao thì sự đổi mới về nội dung chương trình SGK và đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường là một yêu cầu tất yếu.

 Từ năm học 2001 – 2002 đến nay, ngành giáo dục trong cả nước đã tiến hành thay SGK bậcTHCS. Việc thay đổi chương trình SGK mới thực sự là một cuộc cách mạng trong giáo dục . Bộ GD - ĐT và các nhà trường đã giành những điều kiện tốt nhất để phục vụ cho việc dạy và học SGK mới. Một phong trào đổi mới phương pháp dạy và học dấy lên khá sôi nổi trong đội ngũ giáo viên các nhà trường. Đổi mới chương trình SGK mà mấu chốt là đổi mới phương pháp giảng dạy đã được quán triệt trong phần biên soạn SGK – Phương pháp làm việc của thầy và trò , đã tạo nên không khí thi đua tìm tòi , định hình phương pháp dạy và học mới.

 Bộ môn lịch sử lớp 6 trong SGK mới lần này được xây dựng làm hai kênh kiến thức : Kênh hình và kênh chữ. Hai kênh kiến thức này hỗ trợ cho nhau nhằm giúp học sinh nắm vững các tri thức lịch sử con đường phát triển tư duy lịch sử ( Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi trở về thực tiễn ). Đây là môn học được thay đổi phương pháp dạy học rõ rệt. Vì vậy nội dung SGK mới biên soạn theo hướng dân tộc, hiện đại, tích hợp , nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Để đổi mới được phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh, cần có những điều kiện nhất định về giáo viên và đồ dùng dạy học ( trong đó, kênh hình trong sách giáo khoa đóng một vai trò quan trọng ). Đây không phải là điều mới mẻ, trước đây chúng ta cũng đã sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử lớp 6 nhưng với số lượng kênh hình còn quá ít và chưa được quan tâm thoả

đáng. Tuy nhiên trong chương trình sách giáo khoa mới hiện nay đang sử dụng số lượng kênh hình cũng chiếm một vị trí không nhỏ trong các bài học lịch sử cụ thể. Trong khi đó thời gian giảng dạy 45 phút / một tiết trên lớp của giáo viên là rất hạn chế nên đã dẫn đến hậu quả là : giáo viên không thể hướng dẫn và cung cấp cho học sinh tiếp cận, phân tích, đánh giá, nhận xét nội dung kiến thức của kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử một cách hiệu quả nhất .

 

doc 40 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 901Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp dạy học sinh tìm hiểu kiến thức lịch sử qua kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đặt vấn Đề
I. lí do chọn đề tài :
 Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là chủ trương lớn và cần thiết của ngành giáo dục và của cả xã hội. Được sự chỉ đạo của Đảng – Chính phủ, Bộ GD -ĐT, trước yêu cầu mới của sự nghiệp CNH, HĐH đòi hỏi phải có một lớp người mới, trẻ khoẻ không chỉ có tri thức khoa học, năng động sáng tạo mà còn phải có đức, có sự hiểu biết về pháp luật, có khả năng thích nghi cao thì sự đổi mới về nội dung chương trình SGK và đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường là một yêu cầu tất yếu.
 Từ năm học 2001 – 2002 đến nay, ngành giáo dục trong cả nước đã tiến hành thay SGK bậcTHCS. Việc thay đổi chương trình SGK mới thực sự là một cuộc cách mạng trong giáo dục . Bộ GD - ĐT và các nhà trường đã giành những điều kiện tốt nhất để phục vụ cho việc dạy và học SGK mới. Một phong trào đổi mới phương pháp dạy và học dấy lên khá sôi nổi trong đội ngũ giáo viên các nhà trường. Đổi mới chương trình SGK mà mấu chốt là đổi mới phương pháp giảng dạy đã được quán triệt trong phần biên soạn SGK – Phương pháp làm việc của thầy và trò , đã tạo nên không khí thi đua tìm tòi , định hình phương pháp dạy và học mới.
	Bộ môn lịch sử lớp 6 trong SGK mới lần này được xây dựng làm hai kênh kiến thức : Kênh hình và kênh chữ. Hai kênh kiến thức này hỗ trợ cho nhau nhằm giúp học sinh nắm vững các tri thức lịch sử con đường phát triển tư duy lịch sử ( Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi trở về thực tiễn ). Đây là môn học được thay đổi phương pháp dạy học rõ rệt. Vì vậy nội dung SGK mới biên soạn theo hướng dân tộc, hiện đại, tích hợp , nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Để đổi mới được phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh, cần có những điều kiện nhất định về giáo viên và đồ dùng dạy học ( trong đó, kênh hình trong sách giáo khoa đóng một vai trò quan trọng ). Đây không phải là điều mới mẻ, trước đây chúng ta cũng đã sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử lớp 6 nhưng với số lượng kênh hình còn quá ít và chưa được quan tâm thoả 
đáng. Tuy nhiên trong chương trình sách giáo khoa mới hiện nay đang sử dụng số lượng kênh hình cũng chiếm một vị trí không nhỏ trong các bài học lịch sử cụ thể. Trong khi đó thời gian giảng dạy 45 phút / một tiết trên lớp của giáo viên là rất hạn chế nên đã dẫn đến hậu quả là : giáo viên không thể hướng dẫn và cung cấp cho học sinh tiếp cận, phân tích, đánh giá, nhận xét nội dung kiến thức của kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử một cách hiệu quả nhất .
Mặt khác, việc học lịch sử của học sinh phải được gắn liền với các hoạt động ngoài giờ như tham quan bảo tàng lịch sử, các di tích để được tận mắt nhìn thấy, sờ thấy hiện vật ở nhiều góc độ khác nhau, Từ đó các em sẽ hiểu được và nắm vững sâu hơn kiến thức lịch sử đã học ở trong chương trình, sách giáo khoa. Tuy nhiên, để tổ chức cho các em đi tìm hiểu thực tế bên ngoài nhà trường còn gặp nhiêù hạn chế về điều kiện địa lí, kinh phí và thời gian. Chính điều này cũng đã hạn chế nhiều đến hiệu quả cũng như niềm say mê của học sinh đối với bộ môn lịch sử.
Xuất phát từ các lý do trên, tôi đã mạnh dạn trình bày đề tài: “ Phương pháp dạy học sinh tìm hiểu kiến thức lịch sử qua kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 6”	
II.Cơ sở của đề tài:
 1.Cơ sở lý luận :
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, cuộc cách mạng khoa học công nghệ như một luồng gió mới thổi vào và làm lay động nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Hơn bao giờ hết con người đang đứng trước những diễn biến to lớn, phức tạp về lịch sử xã hội và khoa học kỹ thuật .Nhiều mối quan hệ mâu thuẫn của thời đại cần được giải quyết trong đó có mâu thuẫn yêu cầu của ngành Giáo dục nói chung và người thầy chúng ta nói riêng phải giải quyết ngay, đó là mâu thuẫn giữa quan hệ sức ép của khối lượng tri thức ngày càng tăng và sự tiếp nhận của con người có giới hạn, bởi vì sự nhận thức của con người nói chung là tuyệt đối và không có giới hạn xong sự thu nhận, hiểu biết kiến thức của mỗi con người đều hữu hạn và tương đối.
 Nhiệm vụ trên đây đã đặt ra cho người giáo viên bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn thì phải cải tiến phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. 
 Như chúng ta đã biết ,môn lịch sử có vị trí và ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc,tự hào với thành tựu dựng nước và giữ nước của tổ tiên, xác định nhiệm vụ trong hiện tại có thái độ đúng đối với sự phát triển hợp quy luật của tương lai.
Nhưng những nhận thức quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của khoa học lịch sử và môn lịch sử trong đời sống xã hội, trong giáo dục đã dẫn tới phương pháp nghiên cứu học tập không đúng làm giảm sút chất lượng của bộ môn trên nhiều mặt. Tình trạng học sinh không biết những sự kiện lịch sử cơ bản, phổ thông, nhớ sai hoặc nhầm lẫn kiến thức là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều trường học nói chung và trường THCS nói riêng 
 Vì vậy hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 2 khoá 8 đã nhấn mạnh :“ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp GD - ĐT khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học .Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy – học đảm bảo điều kiện và thời gian tự học ,tự nghiên cứu cho học sinh ” 
Trong việc đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học thì xét cho cùng phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động . Giáo dục phải được thực hiện thông qua hành động và hành động của bản thân ( tư duy và thực tiễn ).Vì vậy việc khơi dậy, phát triển ý thức, ý chí, năng lực, bồi dưỡng, rèn luyện phương pháp tự học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục. 
 Qua nhiều năm giảng dạy môn lịch sử lớp 6 ở trường THCS, đặc biệt là từ khi thực hiện thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học, tôi nhận thấy đây là một vấn đề bổ ích về lí luận cũng như thực tiễn. Nó có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng bộ môn, bởi vì đối tượng là học sing lớp 6 thì về mặt thể chất cũng như tinh thần, sự nhận thức ,năng lực tư duy của các em vẫn còn nhiều han chế so với các em ở khối trên. Vì thế người giáo viên cần phải khơi dậy đúng mức tính tích cực, sự chủ động trong học tập cũng như các hoạt động khác không những làm cho các em thu nhận được một lượng tri
thức tốt nhất cho bản thân mà còn là cơ sở vững chắc để các em bước vào lớp 7 ,8, 9, đó là 
các khối lớp mà các em sẽ phải có năng lực tư duy và ý thức tự tìm hiểu cao hơn.
Chúng ta đều biết rằng việc dạy học được tiến hành trong một quá trình thống nhất gồm hai khâu có tác dụng tương hỗ nhau : giảng dạy và học tập . Cả việc giảng dạy và học tập đều là một quá trình nhận thức, tuân theo những quy luật nhận thức.
 Nhận thức trong dạy học được thể hiện trong hoạt động của giáo viên và học sinh đối với việc truyền thụ và tiếp thu một nội dung khoa học được quy định trong chương trình với những phương pháp dạy học thích hợp, những phương tiện hình thức cần thiết để đạt được kết quả nhất định đã đề ra. 
Trong chương trình đổi mới sách giáo khoa nói chung, trong đó môn lịch sử lớp 6 ở trường THCS cũng có những thay đổi nhất định. Đây là môn học mà các tri thức, kỹ năng của nó đều gắn chặt với sự kiện và chất liệu của cuộc sống trong quá khứ. Đó là những sự kiện lịch sử về sự hình thành, phát triển và suy vong của mỗi một dân tộc, một quốc gia, một khu vực hay toàn thế giới về mọi mặt đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá. Môn học nhằm giáo dục cho học sinh nắm được, hiểu được các tri thức lịch sử nói chung và lịch sử dân tộc Việt Nam nói riêng. Từ đó góp phần hình thành những phẩm chất, nhân cách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay phù hợp với xu thế phát triển tiến bộ của thời đại .
	Vì vậy, để phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy lịch sử lớp 6 ở trường THCS, người giáo viên cần tổ chức hướng dẫn học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức qua thực 
hành, quan sát, tìm hiểu , nhận xét và rút ra kiến thức về lịch sử qua các kênh hình trong sách giáo khoa.	
2. Cơ sở thực tiễn :
 Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, đặc trưng của bộ môn Lịch sử và yêu cầu đổi mới giáo dục, cũng như thực tiễn dạy học bộ môn, việc biên soạn sách giáo khoa lịch sử trung học cơ sở có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp. Sách giáo khoa lịch sử hiện nay được biên soạn không chỉ là tài liệu giảng dạy của giáo viên mà còn là tài liệu học tập ở lớp và ở nhà của học sinh theo định hướng mới. Đó là, học sinh không phải học thuộc lòng sách giáo khoa mà cần phải tìm tòi, nghiên cứu những sự kiện có trong sách giáo khoa dưới sự tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên. Từ đó, các em tự hình thành cho mình những hiểu biết mới về Lịch sử. Do đó, những thông tin trong sách giáo khoa một mặt được trình bày dưới dạng nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ. Mặt khác, kèm theo những thông tin là những câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh thực hiện các hoạt động học tập khác nhau, trong đó đặc biệt là “ sự giảm tải 25% số kênh chữ, tăng đáng kể số lượng kênh hình. Kênh hình trong sách giáo khoa không chỉ minh họa, làm cơ sở cho việc tạo biểu tượng Lịch sử mà còn là một nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh” ( theo Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Trung học cơ sở ). Bên cạnh đó, một số bài viết trong sách giáo khoa còn có nhiều nội dung để ngỏ, chưa viết hết, yêu cầu học sinh thông qua làm việc với tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ, sẽ tìm tòi, khám phá những kiến thức cần thiết liên quan đến nội dung bài học mà tác giả sách giáo khoa muốn truyền tải đến học sinh .
Kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 6 gồm nhiều loại: bản đồ, sơ đồ, hình vẽ, tranh ảnh lịch sử. Mỗi loại có một phương pháp lịch sử riêng. Song tựu chung lại có thể sử dụng trong trình bày kiến thức mới, cũng cố kiến thức đã học, ra bài tập về nhà và trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Riêng đối với hình ảnh, tranh ảnh lịch sử có hai dạng dùng để minh họa cho kênh chữ hoặc với tư cách là nguồn cung cấp thông tin, kiến thức cho người học.
Với việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp biên soạn sách giáo khoa lịch sử như vậy, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó, giáo viên với tư cách là người tổ chức, hướng dẫn, phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh trong quá trình học tập, cần nắm được những điểm mới của sách giáo khoa nói chung, hệ thống kênh hình – một nguồn kiến thức quan trọng trong sách giáo khoa nói riêng. Do thời gian có hạn, nên chuyên đề này chỉ đưa ra những định hướng chung về phương pháp sử dụng một số tranh ảnh ở một số bài. Nếu có điều kiện tôi xin được trình bày tiếp. Tôi hy vọng đề tài này sẽ giúp ít được phần nào cho giáo viên giảng dạy môn lịch sử ở trường trung học cơ sở, phần nào giảm bớt khó khăn khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức lịch sử qua hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa.
III. Mục đích nghiên cứu :
 Ch ...  ăn cho mình ?
Quan sát hình 21, 22, 23	
? Em có nhận xét gì về những công cụ này ?
 * Giáo viên gợi ý :
? Rìu đá Hoà Bình có hình thù như thế nào? Hình dáng như vậy có tiện lợi trong lao động không so sánh với công cụ hình 20 và 21 em thấy chúng có gì khác nhau ?
 * Học sinh thảo luận tại chỗ và rút ra nhận xét
 * Giáo viên nhận xét và kết luận :
- Rìu đá Hoà Bình được làm bằng đá cuội. Hòn cuội được ghè đẽo rộng trên cả một mặt viên cuội, còn một mặt giữ nguyên vỏ cuội, loại công cụ khá phổ biến điển hình cho giai đoạn này. Có những công cụ được ghè đẽo cả trên hai mặt, có lưỡi ở xung quanh, đặc biệt có những chiếc rìu ngắn hơn bề dọc gọi là rìu ngắn hay chày nghiền là những viên cuội dài. Khác với rìu Nậm Tun là bề mặt nhỏ được ghè đẽo một mặt rìu Hoà Bình nhỏ hơn và tiện lợi hơn trong khi chặt cắt.
? Quan sát rìu đá Bắc Sơn em thấy nó có hình dáng như thế nào, so sánh với rìu đá Hoà Bình em thấy có giống và khác. Với chiếc rìu như vậy có tiện lợi hơn trong lao động không ?
* Học sinh thảo luận tại chỗ và rút ra nhận xét
 * Giáo viên bổ sung :
- Rìu đá Bắc Sơn vẫn là những hòn đá cuội được ghè đẽo mà thành(như rìu đá Hoà Bình)
Nhưng người nguyên thuỷ đã biết mài lưỡi cho nhỏ, sắc để tiện lợi sử dụng hơn.( có thể chặt cây, phá rừng phát triển nông nghiệp )
? Quan sát rìu đá Hạ Long em thấy chúng có hình dáng như thế nào. So sánh với rìu đá Bắc Sơn em thấy rìu đá Hạ Long có gì khác về độ nhẵn phần trên (tay cầm) và phía dưới (đầu chặt)
 * Học sinh so sánh và nhận xét
 * Giáo viên giảng thêm :
 - Thời kì văn hoá Hạ Long, con người đã đạt đến trình độ cao hơn trong kĩ thuật chế tác đá, ngoài kĩ thuật mài,họ đã biết sử dụng rộng rãi kĩ thật cưa, khoan đá -> tạo ra nhiều công cụ lao động và đồ trang sức đẹp.
- Với kĩ thuật cưa đá, người nguyên thuỷ dã tạo ra được những hòn đá vuông vắn, có hình dáng, kích thước phù hợp với những công cụ họ muốn chế tạo, sau đó, với kĩ thuật mài bằng những bàn mài có rãnh, họ dã tạo nên những chiếc rìu theo ý muốn, nhỏ nhắn, vuông vắn, dễ sử dụng, bề mặt ngoài nhẵn bóng, đẹp, phần cầm tay nhỏ, dễ cầm, lưỡi rìu được mài kĩ nên mỏng và sắc. 
?. Ba loại rìu đá Hoà Bình, Bắc Sơn, Hạ Long so với công cụ chặt Nâm Tun như thế 
nào ?
* Học sinh thảo luận tại chỗ và rút ra nhận xét
 * Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức học sinh vừa trình bày :
+ Công cụ đá phong phú, đa dạng hơn
+ Hình thù gọn hơn, họ đã biết mài ở lưỡi cho sắc bén
+ Tay cầm của rìu được cải tiến cho dễ cầm hơn, năng suất lao động cao hơn, cuộc sống ổn định và cải thiện hơn 
? Em có nhận xét gì về cuộc sống của người nguyên thuỷ ở giai đoạn này ?
* Học sình đánh gián, nhận xét
* Giáo viên kết luận
Giáo viên củng cố kiến thức
? Thời nguyên thuỷ trên đất nước ta phát triển qua mấy giai đoạn ?
?. Giải thích câu nói của Bác Hồ (SGK)
 “ Dân ta phải biết sử ta......Việt Nam.”
Quan sát hình trong sách bài tập 
? Điền thông tin vào chỗ chấm dưới mỗi ảnh cho đúng ?
 - Học sinh thực hiện.
Giáo viên kết luận : Tóm lại trên đất nước ta từ xa xưa đã có con người sinh sống. Quá trình tồn tại hàng chục vạn năm của người nguyên thuỷ đã đánh dấu bước mở đầu của lịch sử nước ta.
* Giáo viên : hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà.
Học sinh lắng nghe, ghi nhớ lời dặn.
1.Những dấu tớch của người tối cổ được tỡm thấy ở đõu ?
- Dấu tích của người tối cổ tìm thấy ở hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn) phát hiện ra những chiếc răng của người tối cổ.
- ở Núi Đọ ( Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Nai) phát hiện ra nhiều công cụ đá được ghè đẽo thô sơ
--> Việt nam là một trong những quê 
hương của loài người.
Hình 24
2.Ở giai đoạn đầu người tinh khụn sống như thế nào?
- Cách đây khoảng 2 vạn năm, người tối 
cổ dần trở thành ngời tinh khôn
- Tìm thấy ở mái đá Ngườm ( Võ Nhai, 
Thái Nguyên ), Sơn Vi (Phú Thọ) và nhiều nơi khác thuộc Lai Châu, Sơn La. Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An
- Họ cải tiến việc chế tác công cụ đá, từ 
ghè đẽo thô sơ đến những chiếc rìu đá mài nhẵn, sắc phần lưỡi để đào bới thức ăn dễ hơn.
- > Thể hiện bước tiến từ người tối cổ sang người tinh khôn.
3.Giai đoạn phỏt triển của người tinh khụn cú gỡ mới ?
- Họ sống ở Hoà Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An) Hạ Long (Quảng Ninh) Bàu Tró (Quảng Bình).
- Họ đã biết mài công cụ đá cho sắc
- Họ vẫn dùng rìu đá cuội và một số công 
cụ bằng xương, sừng.
- Biết làm và sử dụng đồ gốm
--> Nguyên thuỷ đã có những tiến bộ
lớn trong việc cải tiến công cụ lao động sản xuất. Do đó, năng suất lao động cao hơn, cuộc sống ổn định và cải thiện hơn.
4. Củng cố 
- Thời nguyên thuỷ trên đất nước ta chia làm hai giai đoạn
+ Người tối cổ (Sống cách đây hàng triệu năm)
+ Người tinh khôn ( Sống cách đây hàng 
vạn năm)
* luyện tập
- Phải biết lịch sử Việt Nam để biết rõ quá trình phát triển qua các giai đoạn. “ Cho tường gốc tích nước nhà Việt
 Nam “để hiểu và rút kinh nghiệm của quá khứ sống trong hiện tại tốt đẹp và hướng tới tương lai rực
 rỡ hơn.
5. Hướng dẫn học ở nhà.
- Học thuộc lòng các phần đã ghi.
- Lập bảng hệ thống các giai đọan phát triển của người nguyên thủy trên đất nước ta.(Theo mẫu : thời gian, địa điểm, công cụ)
- Chuẩn bị trước bài : Đời sống của người nguyên thuỷ trên đất nước ta
+Đời sống vật chất.
+Tổ chức xã hội 
+ Đời sống tinh thần
V. Kết quả nghiên cứu và thử nghiệm đề tài.
Để khảo sát chất lương và hiệu quả của đề tài“ Phương pháp giảng dạy học sinh tìm hiểu kiến thức lịch sử qua kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 6’’ tôi tiến hành thử nghiệm ở lớp 6a do tôi trực tiếp giảng dạy. 
 Kết quả khảo sát như sau:
Kết quả
Lớp
Học sinh vận dụng kiến thức
Học sinh khắc sâu sự kiện
Học sinh rèn kỹ năng thực hành
Tỉ lệ%
Tỉ lệ%
Tỉ lệ%
6a
80%
87%
87%
 Đối với 2 lớp 6 còn lại là 6b, 6c không áp dụng phương pháp trên thì kết quả cho thấy.
* Kết quả:	
 Kết quả
Lớp	
Học sinh vận dụng kiến thức
Học sinh khắc sâu sự kiện
Học sinh rèn kỹ năng thực hành
Tỉ lệ%
Tỉ lệ%
Tỉ lệ%
6b
20%
22%
18%
6c
25%
27%
20%
 Qua kết quả khảo sát trên tôi thấy ở lớp 6a áp dụng phương pháp trên cho thấy kết quả học sinh vận dụng kiến thức, khắc sâu sự kiện, rèn kỹ năng thực hành cao hơn rất nhiều so với 2 lớp 6b, 6c (Qua các số liệu trên ). Với kết quả này phần nào đã cho thấy hiệu quả của phương pháp dạy học nói trên.
 Qua sự phân tích và thực nghiệm trên ta thấy kênh hình góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy - học, gây hứng thú học tập cho học sinh. 
	Do vậy, việc sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử là một điều không thể thiếu được. Giáo viên không chỉ chuẩn bị chu đáo về việc nắm vững nội dung các kênh hình và nhất là biết sử dụng, khai thác trong dạy học lịch sử.
VII. Đề xuất và kiến nghị.
1. Đề xuất
Sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử nói chung và lịch sử 6 nói riêng là một công việc cần thiết và bắt buộc đối với mỗi giáo viên khi tham gia quá trình dạy học. Muốn làm tốt có hiệu quả việc này cần phải nắm vững lý luận về phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới hiện nay.
Giáo viên phải luôn xác định vị trí, ý nghĩa và vai trò của việc sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử 6, nó là chiếc cầu nối giữa quá khứ với hiện tại.
	Việc sử dụng kênh hình không phải chỉ được tiến hành vào những giờ thao giảng, dạy minh hoạ mà nó phải được sử dụng thường xuyên liên tục. Muốn sử dụng và khai thác hết được nội dung Lịch sử được phản ánh trong các kênh hình thì giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp sử dụng. Có sự chuẩn bị công phu về kế hoạch bài dạy, nhất là khâu tổ chức cho học sinh tìm hiểu, tiếp nhận kiến thức mới trên lớp. Muốn thiết kế được tiết dạy có hiệu quả, giáo viên phải tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học, đọc kỹ “Mục tiêu cần đạt, xác định kiến thức cơ bản, đồng thời căn dặn học sinh sưu tầm ở nhà những thông tin về các kênh hình trong sách giáo khoa.
	Như vậy, khai thác kênh hình lịch sử là một trong những cách tiếp cận lịch sử tốt, có khả năng đưa lại hiệu quả giáo dục cao, nhưng lại không phải là một công việc đơn giản dễ thực hiện. ở đây ngoài vấn đề nhân thức nội dung lịch sử qua tư liệu tranh ảnh lịch sử hoặc có nội dung lịch sử, còn có vấn đề rèn luyện óc quan sát và khả năng vận dụng phương pháp miêu tả, tường thuật diễn biến sự kiện lịch sử.
2. Kiến nghị.
	- Các nhà trường cần nghiêm túc chỉ đạo việc giảng dạy kênh hình lịch sử trong dạy học Lịch sử. Tránh tình trạng để kênh hình được cấp năm im lìm trong sách giáo khoa.
	- Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục cần tổ chức tập huấn cho giáo viên những kỹ năng, phương pháp cần thiết về giảng dạy kiến thức lịch sử qua kênh hình đối với bộ môn Lịch sử.
	Trên đây là một số ý kiến nhỏ giúp người giáo viên dạy Lịch sử tiến hành giảng dạy theo hướng đổi mới phương pháp. Đề tài này bản thân tôi đã từng làm và phổ biến cho giáo viên trong trường cùng thực hiện thấy hiệu quả rõ rệt. Mong rằng, nó sẽ là một trong muôn vàn ý kiến khác, góp phần vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử và nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử ở trường THCS hiện nay nói chung và Lịch sử lớp 6 nói riêng..	
C. Kết luận 
 Tóm lại, “Phương pháp dạy học sinh tìm hiểu kiến thức lịch sử qua kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 6’’ giữ một vị trí quan trọng trong việc dạy học lịch sử làm cho việc dạy học lịch sử được phong phú, sinh động, kích thích sự hứng thú học tập và phát triển khả năng tư duy, bồi dưỡng tình cảm, tư tưởng cho học sinh. Nhận thức này được quán triệt trong giáo viên học sinh. Song đến nay kết quả chưa được cao bởi những điều kiện cơ sở vật chất mỗi trường, số lượng giáo viên sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa đạt chất lượng giờ dạy tốt chưa nhiều, việc biên soạn tài liệu, hướng dẫn phương pháp sử dụng còn ít. Công việc này cần được chú trọng nhiều hơn nữa.
 Những vấn đề trình bày trong đề tài này chỉ được vạch ra theo tính chất chủ quan của người viết. Trong thực tế giảng dạy để phát huy được tính tích cực , chủ động sáng tạo của học sinh đối với việc khai thác kiến thức từ kênh hình trong sách giáo khoa đòi hỏi quá trình dạy học phải đổi mới ở tất cả các khâu trong quá trình dạy và học. Giáo viên phải nắm được mục tiêu môn học , cấp học và căn cứ vào mục tiêu cụ thể của từng bài, vào năng lực, trình độ học sinh, điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng vùng miền để xác định phương pháp dạy học sinh tìm hiểu kiến thức lịch sử qua kênh hình trong sách giáo khoa một cách phù hợp. từ đó chúng ta mới lựa chọn được các kênh hình dạy học lịch sử tương ứng để tiến hành hoạt động nhận thức cho học sinh.
	Người viết chuyên đề này chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy bộ môn lịch sử, vì vậy khi thực hiện khó tránh khỏi những sai sót . Rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến trao đổi kinh nghiệm của các đồng chí giảng dạy bộ môn , các đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện tốt hơn , có hiệu quả cao hơn khi áp dụng vào thực tế giảng dạy .
Xin chân thành cảm ơn !

Tài liệu đính kèm:

  • docChuen de lich su 6.doc