Phương pháp dạy và học chùm ca dao về tình cảm gia đình trong Trường THCS

Phương pháp dạy và học chùm ca dao về tình cảm gia đình trong Trường THCS

 I. Lý do chọn đề tài.

 1. Lý do khách quan.

 Môn Ngữ văn có một vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS, góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn PTCS, chuẩn bị cho họ ra đời hoặc tiếp tục học lên ở bậc học cao hơn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có khả năng cảm thụ các giá trị Chân - Thiện - Mĩ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Trong chương trình cấp học, phần ca dao chiếm một vị trí quan trọng, trong đó có chùm ca dao về tình cảm gia đình được đưa vào chương trình lớp 7. Việc lựa chọn đưa phần ca dao vào học ở lớp 7 là thoả đáng, tuy dung lượng kiến thức chưa thật nhiều (học ở tuần 3 và tuần 4) nhưng đó là những bài ca dao được lựa chọn, tiêu biểu cho các nội dung của ca dao Việt Nam cũng như ca dao về tình cảm gia đình. Qua đó học sinh được tiếp xúc với những giá trị tinh thần phong phú và những đặc sắc về văn hoá, cảnh vật, cuộc sống, con người Việt Nam.Từ đó giáo dục cho học sinh biết trân trọng, yêu quý thành tựu văn học nước nhà, có ý thức giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt. Hơn nữa thông qua những bài học, mỗi học sinh có ý thức và biết ứng xử, giao tiếp trong gia đình, trong trường học và ngoài xã hội một cách lễ phép có văn hoá. Biết yêu quý các giá trị Chân - Thiện- Mĩ.

 

doc 31 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 974Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp dạy và học chùm ca dao về tình cảm gia đình trong Trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mục lục
Phần mở đầu
1
Phần nội dung
5
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn 
5
Chương II. Khái niệm, đặc trực thể loại của ca dao, Nội dung của chùm ca dao về tình cảm gia đình 
7
I. Khái niệm ca dao
7
II. Đặc trưng thể loại
8
1. Đề tài
8
2. Chức năng thể loại 
8
3. Đặc điểm diễn xướng
9
4. Một vài đặc trưng NT của ca dao
11
III. Nội dung của chùm ca dao về tình cảm gia đình 
13
Chương III. Quá trình thực hiện những giải pháp mới . Bài học kinh nghiệm 
22
Phần kết luận
28
Tài liệu tham khảo
30
Phương pháp dạy và học chùm ca dao về tình cảm 
gia đình trong trường Trung học cơ sở (THCS)
Phần mở đầu
	I. Lý do chọn đề tài.
	1. Lý do khách quan.
	Môn Ngữ văn có một vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS, góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn PTCS, chuẩn bị cho họ ra đời hoặc tiếp tục học lên ở bậc học cao hơn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có khả năng cảm thụ các giá trị Chân - Thiện - Mĩ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Trong chương trình cấp học, phần ca dao chiếm một vị trí quan trọng, trong đó có chùm ca dao về tình cảm gia đình được đưa vào chương trình lớp 7. Việc lựa chọn đưa phần ca dao vào học ở lớp 7 là thoả đáng, tuy dung lượng kiến thức chưa thật nhiều (học ở tuần 3 và tuần 4) nhưng đó là những bài ca dao được lựa chọn, tiêu biểu cho các nội dung của ca dao Việt Nam cũng như ca dao về tình cảm gia đình. Qua đó học sinh được tiếp xúc với những giá trị tinh thần phong phú và những đặc sắc về văn hoá, cảnh vật, cuộc sống, con người Việt Nam.Từ đó giáo dục cho học sinh biết trân trọng, yêu quý thành tựu văn học nước nhà, có ý thức giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt. Hơn nữa thông qua những bài học, mỗi học sinh có ý thức và biết ứng xử, giao tiếp trong gia đình, trong trường học và ngoài xã hội một cách lễ phép có văn hoá. Biết yêu quý các giá trị Chân - Thiện- Mĩ.
	Ca dao là sản phẩm tinh thần của người lao động, nó ra đời và tồn tại vì nhu cầu của con người. Mỗi lời ca đều gây được những rung động sâu xa trong lòng người đọc. Chính điều đó góp phần bồi dưỡng tâm hồn con người. Bởi vì "Văn chương là hình dung của cuộc sống, văn chương tái tạo ra sự sống" (Hoài Thanh).
	Ngoài việc cảm nhận được cái hay cái đẹp mà ca dao đem lại, nếu học sinh thuộc và nắm chắc kiến thức về thể loại văn học dân gian này, sẽ là bước đường thuận lợi, có điều kiện tốt để tìm hiểu các tác phẩm văn học khác, đặc biệt là thơ trữ tình.
	2. Lý do chủ quan:
	Qua thực tế giảng dạy môn ngữ văn của trường THCS, tôi nhận thấy nếu biết huy động vốn kiến thức của giáo viên và học sinh, người giáo viên biết tìm tòi một phương pháp giảng dạy thoả đáng thì học sinh sẽ càng yêu thích môn học Ngữ văn. Hơn nữa ca dao là thể loại trữ tình đặc sắc mang rõ nét bản sắc văn học Việt Nam, lời lẽ giản dị không cầu kì, dễ thuộc dễ nhớ, các hình ảnh so sánh, ẩn dụ và lối viết thể thơ dân tộc(6-8) đã khiến nhiều học sinh yêu thích học tập phần văn học này.
	Song thực tế giảng dạy, một số giờ học chùm ca dao về tình cảm gia đình chưa thực sự thu hút sự quan tâm hứng khởi của học sinh. Có lẽ việc phân tích, hướng dẫn đọc hiểu của ngừơi thầy còn sơ sài, việc cảm nhận của học sinh còn chung chung nên chưa nắm bắt được cái hồn, ngụ ý sâu xa trong mỗi từ, mỗi câu chữ của thể thơ lục bát - thể thơ dân tộc truyền thống, thực sự học sinh chưa học tập được nhiều cách nói năng ý nhị duyên dáng để vận dụng trong giao tiếp hằng ngày, tức khả năng ứng dụng chưa cao. Tóm lại là chưa khai thác được cái hay cái đẹp mà mỗi bài ca dao đem lại, chưa thực sự bồi dưỡng được những tình cảm tốt đẹp cho các em.
	Xuất phát từ những lí do trên, với cương vị là một giáo viên giảng dạy bộ môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông, tôi nhận thấy cần tích cực đổi mới để có một phương pháp giảng dạy thích hợp phát huy hiệu quả tối đa việc dạy phần ca dao về tình cảm gia đình. Đây là một vấn đề có tầm quan trọng và thiết thực. Do vậy tôi nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần để mỗi giáo viên và bản thân tự bồi dưỡng chuyên môn để giảng dạy tốt hơn nữa phần ca dao về tình cảm gia đình. 
	II. Tình hình nghiên cứu.
	Vấn đề nội dung, phương pháp dạy và học ca dao trong chương trình THCS không phải là vấn đề mới. Trước đây trong cải cách giáo dục THCS (1986) sau đó là thời kỳ chỉnh lý (1995) và chương trình thay sách giáo khoa THCS (2002) việc nghiên cứu nội dung, phương pháp dạy và học ca dao, trong đó có chùm ca dao về tình cảm gia đình vẫn được tiến hành thường xuyên. Nhiều tác giả cũng đã nghiên cứu và biên soạn giáo trình hướng dẫn giảng dạy ca dao như: GS Phan Đăng Nhật, P.GS Nguyễn Xuân LạcTrong thời kỳ hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy và học tiếp tục được đề cao, đáp ứng mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới. 
	Xuất phát từ yêu cầu thực tế khi giảng dạy bộ môn tôi đã suy nghĩ và nghiên cứu đề tài:"Phương pháp dạy và học chùm ca dao về tình cảm gia đình trong trường THCS" và bước đầu đã thu được những kết quả nhất định. 
	III. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
	1. Mục đích của đề tài.
	- Thứ nhất: Nhằm củng cố, nắm vững, mở rộng phần kiến thức về ca dao Việt Nam đặc biệt là chùm ca dao về tình cảm gia đình.
	- Thứ hai: Nhằm đạt tới yêu cầu giảng dạy ca dao đúng với đặc trưng thể loại.
	- Thứ ba: Phấn đấu đạt mục tiêu về chất lượng môn học đề ra theo hướng tích hợp, tích cực.
	- Thứ tư: Hướng tới góp phần hình thành kỹ năng phân tích, cảm thụ ca dao, các kỹ năng củng cố, khắc sâu kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho học sinh.
	- Thứ năm: Tìm ra một phương án tối ưu khi giảng dạy ca dao về tình cảm gia đình. Từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh.
	- Thứ sáu: Tạo thành một "thói quen" tích hợp cho cả giáo viên và học sinh khi học ca dao. 
	2. Nhiệm vụ của đề tài.
	a. Nhiệm vụ tổng quát.
	Đề tài này tổng kết các phương pháp, cách thức kỹ năng mà người viết thu được từ hoạt động thực tiễn giảng dạy ở trường THCS. Những việc đã làm từ thực tế trong giảng dạy môn Ngữ văn được đúc rút thành kinh nghiệm. Thông qua đề tài này mong muốn phần nào, hoặc là sự gợi ý, tham khảo đối với mỗi giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn của trường THCS.
	b. Nhiệm vụ cụ thể.
	Đề tài đưa ra phương pháp giảng dạy ca dao mà người viết đã từng vận dụng trong giảng dạy, đúc rút thành kinh nghiệm. Đề tài có nhiệm vụ tập trung thành vấn đề "phương pháp dạy và học chùm ca dao về tình cảm gia đình trong trường THCS". Đưa ra phương pháp tiếp cận những bài ca dao này đạt hiệu quả tối ưu nhất, để mỗi giáo viên học sinh tiếp thu một cách nhanh chóng hiểu kỹ mỗi bài ca dao, có khả năng vận dụng trong thực tiễn giao tiếp và có khả năng học tập các phần Văn học khác.
	IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
	1. Đối tượng nghiên cứu.
	Đối tượng là học sinh lớp 7 bậc THCS. Tìm hiểu phương pháp tiếp cận của học sinh đối với phần VHDG, đặc biệt là chùm ca dao về tình cảm gia đình để từ đó tạo dựng phương pháp giảng dạy phù hợp. Đề tài này đã từng thực hiện trên đối tượng học sinh lớp 7 trường THCS Thọ Sơn - Việt Trì.
	2. Phạm vi nghiên cứu.
	Trong các nhà trường THCS, đối với các giờ giảng văn phần ca dao về tình cảm gia đình.
	V. Phương pháp nghiên cứu.
	Đề tài này kết hợp các phương pháp quan sát khách quan (dự giờ thăm lớp), phương pháp thực nghiệm giảng dạy, phương pháp điều tra cơ bản, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp nghiên cứu phân tích so sánh.
	VI. Kết cấu chuyên luận.
	Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
	Chương 2: Khái niệm, đặc trưng thể loại của ca dao và nội dung của chùm ca dao về tình cảm gia đình.
	Chương 3: Quá trình thực nghiệm những giải pháp mới.
	 Bài học kinh nghiệm.
Phần nội dung
Chương I: Cở lý luận và thực tiễn
	I. Thực trạng ban đầu.
	Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS, tôi nhận thấy trong những năm gần đây đội ngũ giáo viên dạy văn đã có nhiều cố gắng, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, nhiều giờ giảng văn thực sự đã có hiệu quả, không những cung cấp được kiến thức Văn học cho học sinh mà còn góp phần bồi dưỡng tâm hồn tình cảm cho các em. Song bên cạnh đó một số học sinh chưa thật sự yêu thích môn Văn, một số giáo viên chưa thực sự tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy. Do vậy đòi hỏi người thầy phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và đặc biệt đổi mới phương pháp giảng dạy để thu hút và phát huy khả năng tích cực học tập của học sinh. 
	Hơn nữa trong thực tế hiện nay, nhiều phụ huynh có tâm lý không thích cho con học Văn, bản thân học sinh nhiều em ngại học Văn. Tâm lý đó có thể một phần do cách giảng dạy của người thầy, một phần do nhận thức của phụ huynh. Từ thực tế ấy xảy ra thực trạng là học sinh chưa yêu thích môn học, do vậy việc đổi mới giảng dạy ngữ văn nói chung và phần văn học dân gian nói riêng là cần thiết. Mặt khác trong văn học dân gian mảng ca dao chiếm một vị trí quan trọng, trong đó chùm ca dao về tình cảm gia đình có vai trò vừa là một bài học cung cấp kiến thức, vừa bồi dưỡng tình cảm đạo đức cho các em, giúp các em biết yêu quý, trân trọng những tình cảm thiêng liêng, biết nâng niu những giá trị của cái đẹp trong đời sống tâm hồn, tình cảm của con người.
	Trước khi viết đề tài này tôi đã khảo sát trên 75 em học sinh lớp 7 trường THCS Thọ Sơn - Việt Trì. Với câu hỏi trắc nghiệm về lí do yêu thích học ca dao, phần ca dao về tình cảm gia đình, về khả năng vận dụng trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày và về phương pháp giảng dạy của giáo viênKết quả thu được như sau:
Nội dung câu hỏi
Trả lời
Có
Không
Em có yêu thích các bài ca dao không?
70 hs (93%)
 5 hs (7%)
Em thích học các bài ca dao về tình cảm gia đình không?
64 hs (85%)
11 hs (15%)
Em có thường xuyên vận dụng lời ăn tiếng nói của ca dao?
26 hs (34,7%)
49 hs (65,3%)
Phương pháp giảng dạy hiện nay em thấy có hợp lí không?
55 hs (73,4%)
20 hs (26,6%)
	Qua kiểm tra phần ca dao về tình cảm gia đình ở 75 học sinh thu được kết quả cụ thể như sau: Số bài giỏi 19 bài ( 25,3%), số bài khá 31bài ( 41,4%)
	Với câu hỏi khám phá, đặt tình huống:"Em thích thầy cô bổ sung thêm những gì trong giảng dạy?". Với câu hỏi này, tôi đã nhận được một số đề xuất khá thú vị và có ý nghĩa thiết thực như: 
	- Các thầy cô nên hát minh họa (nếu bài ca dao có tiếng đệm, tiếng láy).
	- Được đi thực tế nghe, xem hát các làn điệu dân ca.
	- Nhà trường tổ chức câu lạc bộ dân ca để các em được thể hiện.
	Tựu chung lại: Từ thực tế trên cho thấy đa số học sinh đều yêu thích phần v ...  mẹ, lấy những cái to lớn mênh mông vĩnh hằng của thiên nhiên làm hình ảnh so sánh nhằm tăng thêm sự lớn lao cao rộng của công cha nghĩa mẹ và công ơn sinh thành nuôi dạy.) Bài (2) có tác dụng khắc hoạ rõ nét những hoàn cảnh khó khăn ngang trái, một mình phải lận đận giữa nước non, gợi sự gieo neo khó nhọc, cay đắng của con cò, hình ảnh con cò biểu hiện chân thực và xúc động về người lao động xưa. 
	Bước 4: Liên hệ với những bài ca dao cùng chủ đề, kết hợp giới thiệu CDDC địa phương. 
	Tác dụng của phần này giúp học sinh khắc sâu kiến thức và mở rộng nâng cao kiến thức đã học, hơn nữa giúp học sinh có cách nhìn nhận vấn đề một cách cao rộng và khái quát hơn.
	Bài ca dao (1) có thể liên hệ với những bài ca sau:
-Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
-Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể..
-Ơn cha nặng lắm ai ơi.
	 Bài ca thứ (2) có thể liên hệ với những bài ca sau:
-Con cò mà đi ăn đêm..
-Trời mưa quả dưa vẹo vọ
-Cái cò cái vạc cái nông
	II. Một số giải pháp để giải quyết vấn đề.
	Sau đây cá nhân tôi đưa ra một số giải pháp để mỗi người giáo viên có thể giảng dạy tốt hơn nữa phần CDDC. 
	* Một là: Người giáo viên phải hiểu thấu đáo nội dung, nghệ thuật, đặc trưng, chức năng.của CDDC trong đó có chùm ca dao về tình cảm gia đình.
	+ Về nội dung: Đó là tình cảm của con người trong gia đình thể hiện ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau.
	+ Về chức năng. Theo F. Hêghen " CDDC là một trong những dòng chính của thơ ca trữ tình "chức năng thẩm mỹ độc đáo của CDDC là diễn tả đời sống tâm hồn của nhân dân. Các nhân vật trữ tình có thể là cô gái, chàng trai trong tình yêu đôi lứa, người phụ nữ lao động, người thợ trong công việc, người con gái, con dâu trong quan hệ hôn nhân gia đình. Đó chính là chức năng trữ tình của CDDC.
	Hơn nữa CDDC hơn các thể loại văn học khác là chức năng sinh hoạt: CDDC dùng để hát và còn phục vụ cho hoạt động lao động (đua thuyền, kéo lưới). 
	+ Về thi pháp: CDDC chủ yếu là thể thơ lục bát, dùng lối trữ tình trò chuyện và các kiểu cấu tứ gắn liền với nó.
	Trong việc sử dụng ngôn ngữ: CDDC là thể loại kết tinh lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân nên ngôn ngữ giản dị, tự nhiên sinh động.
	 Trong cách phô diễn tình ý: Chủ yếu dùng thể cổ điển như phú (trình bày và kể lại sự việc) thể tỉ (so sánh), thể hứng (tức cảnh sinh tình). 
	Tóm lại để giảng dạy CDDC người giáo viên cần nắm được vấn đề về hệ đề tài, chức năng, thi pháp của CDDC để thâm nhập thấu đáo mỗi bài ca.
	* Hai là: Giáo viên hướng dẫn học sinh có sự chuyển bị kỹ càng trước khi đến lớp để học sinh có điều kiện tham gia tiếp thu bài giảng một cách có hiệu quả nhất.
	* Ba là: Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh tích cực học tập bằng phương pháp linh hoạt, thực hiện cơ bản 4 bước trên.
	* Bốn là: Bài giảng sẽ thành công và đạt hiệu quả tối đa nếu người giáo viên biết sử dụng đồ dùng, thiết bị phù hợp như cho học sinh xem băng đĩa hình về quê hương, làng cảnh ở địa phương, những cử chỉ hành động biểu hiện tình cảm mẹ con (các hình ảnh càng gần gũi quen thuộc càng có giá trị); hoặc cho học sinh thưởng thức các làn điệu dân ca qua băng hình hoặc do giáo thể hiện
	III. Kết quả đạt được:
	Đề tài được áp dụng ở trường THCS Thọ Sơn đã đạt kết quả sau: Qua mỗi bài giảng CDDC học sinh thêm yêu thích và hứng thú học tập. Đặc biệt khi kết hợp giảng dạy CDDC và ngoại khoá văn học về vấn đề này, học sinh tỏ ra rất tích cực tham gia các giờ giảng văn và giảng CDDC bước đầu đạt kết quả cao. 
	So với thực trạng ban đầu chưa áp dụng đề tài thấy số lượng học sinh yêu thích học tập bộ môn tăng lên. Cụ thể điều tra trên 75% học sinh, trước và sau khi thực hiện đề tài, kết quả như sau:
Nội dung
Thực trạng ban đầu
Kết quả đạt được nhờ SKKN đem lại
Em có yêu thích lànđiệu dân ca
70/75 = 93%
75/75 = 100% tăng 7%
Em thích học phần CDDC
64/75 = 85%
75/75 = 100% tăng 15%
Em thường xuyên vận dụng lời ăn tiếng nói của CDDC
26 = 34,7%
60/75 = 85,7% tăng 51%
Phương pháp giảng dạy hiện hành em có thấy hợp lý
55/75 = 73,4%
75/75 = 100% tăng 26,6%
	Về kết quả bài kiểm tra: Số bài giỏi tăng 18%, số bài khá tăng 6%, số bài TB tăng 5%, đặc biệt giảm không còn bài dưới TB. 100% số bài kiểm tra đạt trung bình trở lên. Điều đó chứng hiệu quả của đề tài mang lại.
	Đề tài đã được thử nghiệm ở trường THCS Thọ Sơn và được tổ chuyên môn triển khai thực hiện trong khi giảng dạy bộ môn Ngữ văn phần CDDC ở lớp 7, và tổ chuyên môn cùng nhà trường đưa vào vận dụng trong giảng dạy.
	IV. Bài học kinh nghiệm:
	SKKN này sẽ tiếp tục được sử dụng ở tổ nhóm bộ môn và đưa vào giảng dạy trong thời gian tiếp theo. Giáo viên bộ môn Ngữ văn nhà trường sẽ dạy theo quy trình mới với 4 bước cơ bản sau đối với mỗi bài CDDC.
	1. Xác định chủ thể trữ tình của bài ca.
	2. Cảm nhận cách phô diễn tình ý của bài ca.
	3. Nội dung của bài ca
	4. Liên hệ với những bài ca cùng chủ đề - Liên hệ CDDC đại phương.
	Tuy nhiên ngoài 4 bước cơ bản trên người giáo viên đứng lớp cần vận dụng linh hoạt đối với mỗi bài dạy, hoặc có thêm những bước nhỏ khác để dẫn dắt học sinh con đường tiếp cận nhanh nhất đối với mỗi bài ca ..để giờ giảng văn đạt kết quả cao.
	Đề tài đạt được hiệu quả: Nếu áp dụng đề tài này học sinh sẽ tiếp cận nhanh hơn đối với mỗi bài CDDC. Hơn nữa sau khi học phần CD DC học sinh không chỉ tích luỹ được phần kiến thức mà còn được bồi dưỡng tâm hồn, tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè thầy cô.Góp phần giúp người đọc cảm nhận cái hay cái đẹp mà CDDC đem lại, từ đó học sinh sẽ tạo được nét đẹp trong văn hoá ứng xử, hướng tới vẻ đẹp Chân - Thiện - Mĩ. Như vậy mỗi bài giảng sẽ thu hút tâm linh người học, chứ không còn là những bài giảng văn khô khan thuần tuý là cung cấp tri thức văn học.
phần Kết luận
	I. Kết luận chung.
	"Phương pháp dạy CDDC ở bậc THCS" là một vấn đề tuy không lớn lắm nhưng là phần văn học quan trọng, làm tiền đê cho việc phân tích thẩm bình thể loại trữ tình. Giảng dạy CDDC nếu người giáo viên làm tốt là thực hiện được các chức năng của văn học, đó là chức năng nhận thức, chức năng thẩm mĩ, chức năng giáo dục và bồi dưỡng tình cảm. Thông qua giảng giải phân tích một cách khoa học, người giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu đúng, hiểu rõ và hiểu sâu tác phẩm. Trên cơ sở hiểu đúng mà giáo viên bình xét một cách tinh tế, nghệ thuật, làm cho học sinh cảm thụ được cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Qua đó giáo dục bồi dưỡng tư tưởng tình cảm tâm hồn cho người học một cách gián tiếp thông qua việc giảng bình khoa học và nghệ thuật chứ không phải là giáo dục tư tưởng trực tiếp, khô khan hoặc "chắp đuôi" khiên cưỡng.
	Đề tài này mới chỉ áp dụng ở trường THCS Thọ Sơn, nhưng đã đem lại thành công nhất định. Đề tài có thể là một định hướng để người giáo viên có cách tiếp cận nhanh nhất với những bài CDDC và truyền tải kiến thức nhẹ nhàng mà có hiệu quả đối với người học. Bước đầu tìm ra lối đi chung cho việc phân tích bình giảng CDDC, học sinh sẽ hứng thú hơn trong học tập phần CDDC và có điều kiện học tốt hơn các thể loại văn học trữ tình khác.
	Đề tài có thể áp dụng trong tất cả các nhà trường THCS đối với giáo viên giảng dạy Ngữ văn phần CDDC lớp 7.
	Tuy nhiên do điều kiện thời gian và năng lực còn hạn chế nên đề tài mới dừng lại ở cấp học THCS, đề tài sẽ được áp dụng ở cấp học cao hơn nếu có điều kiện. Bởi vì ở cấp học THPT, phần Văn học dân gian, nhất là CDDC được học với số lượng thời gian lớn trong chương trình lớp 10. Người viết đề tài này sẽ tiếp tục nghiên cứu để có thể mở rộng vấn đề sang giảng dạy thơ ca trữ tình trên nền trữ tình của CDDC.
	II. Đề xuất - kiến nghị
	Đề tài đã được áp dụng ở trường THCS Thọ Sơn và đã đạt được một số thành công nhất định. Tuy nhiên để đề tài được phổ biến rộng rãi và thực sự có hiệu quả trong việc giảng dạy đề tài, người viết đề xuất một số vấn đề sau:
	*Đề xuất:
	- Mỗi giáo viên cần tích cực học tập tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức,đặc biệt là sự hiểu biết mọi vấn đề thuộc về CDDC, về đề tài, thi pháp, chức năngvà trau dồi hiểu biết CDDC địa phương để có thể liên hệ khi cần thiết.
	- Tìm hiểu các làn điệu dân ca, có thể hát, trình diễn.để giờ giảng văn trở nên sinh động hấp dẫn.
	* Kiến nghị.
	- Đối với các nhà trường: Để có khả năng dạy tốt hơn nữa phần CDDC, nên tổ chức cho giáo viên văn thường xuyên được tiếp xúc với các cuộc biểu diễn làm điệu dân ca bằng cách đi thực tế các vùng miền (Bắc Ninh, Phú Thọ, Nghệ Tĩnh, Huế..) để nghe xem và học các làn điệu dân ca. Như vậy người giáo viên sẽ có kiến thức thực tiễn để giảng dạy tốt hơn phần văn học này.
	- Đối với các cấp lãnh đạo.
	Để giảng dạy tốt môn Ngữ văn trong nhà trường, đặc biệt là CDDC, các cấp lãnh đạo trang bị cho nhà trường những thiết bị cần thiết như đèn chiếu, băng đĩa hình về các làn điệu dân ca, các vùng miền dân ca nổi tiếng.
	Đầu tư cơ sở vật chất trường học, các trang thiết bị hiện đại (mạng in- tơ - nét) để giáo viên và học sinh có điều kiện tiếp cận với không chỉ môn Ngữ văn mà còn có điều kiện học tốt các môn học khác.
	Với năng lực hạn chế, thời gian chưa cho phép nên đề tài mới chỉ dừng lại ở việc tổng kết một số việc đã làm, đã trải nghiệm. Người viết mong muốn vấn đề sẽ được nghiên cứu sâu và kĩ hơn để có một quy trình cách thức phù hợp với tình hình giáo dục hiện nay. 
	Vấn đề " Phương pháp giảng dạy ca dao dân ca" là vấn đề thiết thực, đề tài này chỉ phần nào góp một tiếng nói để góp phần giảng dạy tốt hơn phần ca dao về tình cảm gia đình ở các trường bậc THCS.
	Mặc dù đã hết sức cố gắng, song kiến thức của bản thân còn hạn chế nên phần nào đề tài chưa đáp ứng yêu cầu với tầm của vấn đề. Rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để đề tài phát huy tác dụng trong sự nghiệp trồng người.
tài liệu tham khảo
	1. Chương Dĩnh , Thiết kế dạy học Ngữ văn 7 - theo hướng tích hợp - NXB Giáo dục.
	2. PTS. Hồ Sĩ Hiệp - Lâm Quế Phong, Ca dao tục ngữ Việt Nam, NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
	3. PGS. Nguyễn Xuân Lạc, Văn học dân gian trong nhà trường - NXB Giáo dục 1998
	4. Nguyễn Đăng Mạnh, dạy văn cái hay, cái đẹp - NXB Giáo dục 2000
	5. Phan Đăng Nhật, Phương pháp hệ thống và vấn đề nghiên cứu giảng dạy ca dao.
	6. Vũ Ngọc Phan, tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam NXB Khoa học xã hội 1978.
	7. Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 1- NXB Giáo dục.
	8. Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), sách giáo viên Ngữ văn 7 tập 1- NXB Giáo dục.
	9. Lê chí Quế (chủ biên) - Võ Quang Nhơn - Nguyễn Hùng Vĩ - Văn học dân gian Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
	10. Hoàng Tiến Tựu, Văn học dân gian Việt Nam , NXB giáo dục 1999
	11. Hoàng Tiến Tựu, Giáo trình văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục Hà Nội 1990
	12. Hoàng Tiến Tựu, Bình giảng ca dao - dân ca - NXB Giáo dục 2000
	13. Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Xuân Lạc, giảng văn văn học dân gian Việt Nam.
	15. Đỗ Bình Trị, Giáo trình văn học dân gian Việt Nam NXB Giáo dục Hà Nội 1991

Tài liệu đính kèm:

  • docPP day hoc ve ca dao tinh cam gia dinh.doc