Phương pháp tổ chức theo vòng tròn xoắn ốc cho bài “Luyện nói: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ”

Phương pháp tổ chức theo vòng tròn xoắn ốc cho bài “Luyện nói: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ”

 Kĩ năng nói, diễn thuyết, hùng biện là một trong những kĩ năng quan trọng của con người, trong nhiều chương trình trò chơi giải trí như Kết nối trẻ, Rung chuông vàng kĩ năng diễn thuyết rất được coi trọng . Đồng thời nó cũng nằm trong mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách học sinh. Chính vì thế luyện nói là một trong những nội dung quan trọng của chương trình Ngữ Văn THCS. Nó vừa rèn luyện cho học sinh kĩ năng phát biểu miệng trước tập thể về một vấn đề cho sẵn. Qua đó học sinh tập phát biểu ý kiến riêng của mình về mọi vấn đề trong cuộc sống những khi cần thiết. Mặt khác qua bài luyện nói học sinh còn rèn luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, và có dịp ôn lại nội dung kiến thức bài học về lý thuyết Tập làm văn cũng như kiến thức trong các văn bản thuộc phân môn Văn.

 Thế nhưng qua thực tế dạy học cũng như qua kiểm tra đối thoại hằng ngày chúng ta dễ dàng thấy được kĩ năng nói của học sinh còn rất yếu. Điều này một phần là do học sinh nông thôn vốn nhút nhát, một phần là do thiếu kiến thức nhưng một yếu tố quan trọng khác đó chính là sự rèn luyện. Đặc biệt là sự rèn luyện trong các tiết luyện nói và trong cả cấp học THCS . Ơ đây giáo viên tổ chức hoặc còn sơ sài hoặc thiếu hấp dẫn nên chưa gây được sự hứng thú và nhu cầu được nói, được bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của học sinh. Còn học sinh lại chưa thấy được tầm quan trọng của những tiết luyện nói, bởi thế các em chưa tập trung được hết khả năng của mình, chưa hoá thân vào vị trí của một người đang phát biểu ý kiến, dẫn đến còn phụ thuộc nhiều vào sách vở, giọng nói thiếu tự nhiên, chưa thoát khỏi giọng đọc.

 Với những suy nghĩ trên, tôi cố gắng tìm ra phương pháp tổ chức bài “Luyện nói: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ” (Tiết 139 – 140 Ngữ văn 9) theo vòng tròn xoắn ốc để vừa đảm bảo rèn luyện hai kĩ năng: tìm ý, lập dàn ý và kĩ năng nói như mục tiêu bài học mà Sách giáo viên đã đặt ra, vừa gây được hứng thú cho học sinh, tránh cảm giác nặng nề nhàm chán.

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 630Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp tổ chức theo vòng tròn xoắn ốc cho bài “Luyện nói: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp tổ chức theo vòng tròn xoắn ốc cho bài
 “Luyện nói: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ” 
 (Tiết 139 - 140 Ngữ văn 9 ) 
I.Đặt vấn đề:
 Kĩ năng nói, diễn thuyết, hùng biện là một trong những kĩ năng quan trọng của con người, trong nhiều chương trình trò chơi giải trí như Kết nối trẻ, Rung chuông vàng kĩ năng diễn thuyết rất được coi trọng . Đồng thời nó cũng nằm trong mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách học sinh. Chính vì thế luyện nói là một trong những nội dung quan trọng của chương trình Ngữ Văn THCS. Nó vừa rèn luyện cho học sinh kĩ năng phát biểu miệng trước tập thể về một vấn đề cho sẵn. Qua đó học sinh tập phát biểu ý kiến riêng của mình về mọi vấn đề trong cuộc sống những khi cần thiết. Mặt khác qua bài luyện nói học sinh còn rèn luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, và có dịp ôn lại nội dung kiến thức bài học về lý thuyết Tập làm văn cũng như kiến thức trong các văn bản thuộc phân môn Văn.
 Thế nhưng qua thực tế dạy học cũng như qua kiểm tra đối thoại hằng ngày chúng ta dễ dàng thấy được kĩ năng nói của học sinh còn rất yếu. Điều này một phần là do học sinh nông thôn vốn nhút nhát, một phần là do thiếu kiến thức nhưng một yếu tố quan trọng khác đó chính là sự rèn luyện. Đặc biệt là sự rèn luyện trong các tiết luyện nói và trong cả cấp học THCS . Ơ đây giáo viên tổ chức hoặc còn sơ sài hoặc thiếu hấp dẫn nên chưa gây được sự hứng thú và nhu cầu được nói, được bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của học sinh. Còn học sinh lại chưa thấy được tầm quan trọng của những tiết luyện nói, bởi thế các em chưa tập trung được hết khả năng của mình, chưa hoá thân vào vị trí của một người đang phát biểu ý kiến, dẫn đến còn phụ thuộc nhiều vào sách vở, giọng nói thiếu tự nhiên, chưa thoát khỏi giọng đọc.
 Với những suy nghĩ trên, tôi cố gắng tìm ra phương pháp tổ chức bài “Luyện nói: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ” (Tiết 139 – 140 Ngữ văn 9) theo vòng tròn xoắn ốc để vừa đảm bảo rèn luyện hai kĩ năng: tìm ý, lập dàn ý và kĩ năng nói như mục tiêu bài học mà Sách giáo viên đã đặt ra, vừa gây được hứng thú cho học sinh, tránh cảm giác nặng nề nhàm chán.
II. Giải quyết vấn đề:
1.Thực trạng của kĩ năng nói và việc dạy học bài luyện nói:
 Như đã trình bày ở trên, mặc dù kĩ năng nói có ý nghĩa rất quan trọng, nó cũng chiếm một thời lượng khá lớn trong chương trình Ngữ văn THCS. Dường như ở mỗi kiểu văn bản trong mỗi lớp, chương trình đều dành một đến hai tiết cho việc rèn luyện kĩ năng nói. Thế nhưng một thực trạng đáng lo ngại vẫn còn tồn tại là kĩ năng nói của học sinh còn yếu. Điều này chúng ta dễ dàng nhận thấy qua cách trả lời bài cũ, cách tiếp thu bài trong mỗi tiết học, chưa kể đến trước đám đông, trước toàn trường chỉ một số học sinh giỏi mới nói trôi chảy còn đa số học sinh không giám nói, hoặc nói ấp úng, thiếu tự nhiên, thiếu trọn vẹn, thậm chí là rất vụng về.
 ở các giờ luyện nói, HS chưa thật sự cố gắng hết mình, một mặt do các em chưa thấy được tầm quan trọng của tiết học, mặt khác trong các em còn thiếu niềm say mê hứng thú thực sự. Cho nên những giờ luyện nói thường diễn ra còn sơ sài, HS lập dàn ý xong, bốn đến năm HS khá giỏi nói trước lớp là hết thời gian, giờ học vì thế mà chưa hiệu quả và kĩ năng nói của HS vẫn sẽ còn hạn chế.
2. Xác định mục tiêu bài học:
 Giáo viên cần xác định rõ mục tiêu bài học để đưa ra phương pháp phù hợp và xác định đúng những nội dung trọng tâm:
 Việc dạy – học bài “Luyện nói: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ” nhằm giúp HS:
+ Có kĩ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
+ Luyện tập cách lập ý, lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
3. Những thuận lợi và khó khăn:
 * Thuận lợi:
- Bài học không phải cung cấp kiến thức mới mà chủ yếu củng cố, khai thác kiến thức cũ của cả phân môn văn và Tập làm văn nên giáo viên chỉ cần gợi dẫn để HS nhớ lại và vận dụng.
- Luyện nói có thể được xem như một hoạt động Ngữ văn nên giáo viên có thể tổ chức dưới nhiều hình thức hấp dẫn, lôi cuốn HS.
 * Khó khăn:
- Thời gian chỉ một hoặc hai tiết nhưng bài luyện nói lại có nhiều nội dung: từ ôn tập lí thuyết Tập làm văn đến tìm ý, lập dàn ý
- Số lượng HS đông lại chênh lệch về trình độ, kĩ năng nên khó khăn trong việc phân chia thời lượng.
- Thiếu tài liệu nghiên cứu, hướng dẫn nên giáo viên phải tự tìm tòi sáng tạo
- Tổ chức trong hai tiết thuận lợi về thời gian nhưng lại khó khăn về phương pháp tổ chức vì cần phải tránh được cảm giác nhàm chán, tẻ nhạt
 Việc xác định được những thuận lợi và khó khăn trên sẽ giúp giáo viên có được những cách giải quyết phù hợp để có thể khắc phục những khó khăn hạn chế, phát huy những thuận lợi, nâng cao hiệu quả giờ luyện nói.
4. Một số vấn đề về phương pháp:
- Dù tổ chức theo những hoạt động như thế nào thì trước hết phải đảm bảo được mục tiêu bài học, đồng thời phải cho HS xác định được mục đích yêu cầu của nó - Phải đảm bảo được khối lượng, nội dung bài học; yêu cầu về nội dung và hình thức. Về nội dung xác định đúng yêu cầu của đề bài, cảm nhận đúng nội dung bài thơ Bếp lửa. Về hình thức vừa đảm bảo tính bố cục mạch lạc của bài nói vừa thể hiện đúng giọng điệu ,thái độ ,cữ chỉ 
- Tổ chức dưới những hình thức như hội thảo, thi hùng biện, có giám khảo, có phiếu bình chọn,Tổ chức dưới dạng các trò chơi để cho HS tự nhiên, vô tư nhập cuộc.
- Cách tổ chức theo vòng tròn xoắn ốc thể hiện trong việc phân bố đều và kết hợp đan xen rèn luyện cả hai kĩ năng luyện nói và lập dàn ý ở cả hai tiết nhằm đảm bảo được cả hai mục tiêu và tránh được cảm giác nặng nề nhàm chán ở mỗi tiết học.
- Và cuối cùng là sự chu đáo tỉ mỉ trong khâu chuẩn bị .
5. Cách tiến hành:
Tiết 139
 Hoạt động dạy – học 
 Nội dung cần đạt
*Bài cũ :
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (cho tổ trưởng báo cáo)
*Bài mới:
GV dẫn vào bài bằng một số câu hỏi:
 Ta thường nghe các thành ngữ :
 - Dây cà ra dây muống 
 - Lúng búng như ngậm hạt thị
 - Nói như đọi rửa ba nước
? Em hãy giải thích các thành ngữ trên và cho biết các thành ngữ ấy có liên quan đến phương châm hội thoại nào?
? HS có thường vi phạm vào phương châm cách thức không? Giải thích nguyên nhân vì sao ?
 HS trả lời, GV chốt lại: 
-> HS thường vi phạm phương châm cách thức là do thiếu kiến thức. Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất vẫn là do kĩ năng diễn đạt , trình bày bằng miệng. Muốn khắc phục hiện tượng trên thì phải rèn luyện kĩ năng nói. 
GV ghi mục bài lên bảng
? Trước hết dựa vào phần kết quả cần đạt ở đầu bài học cho cô biết yêu cầu, mục đích của tiết học hôm nay là gì?
? Trong những tình huống trường hợp nào thì chúng ta cần nói, phát biểu về một đoạn thơ, bài thơ?
? Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
? Vậy muốn nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ thì chúng ta phải làm gì ? ( Tức là phải căn cứ vào đâu? Là nhận xét đánh giá cụ thể cái gì?)
? Nêu những yêu cầu vè hình thức và bố cục của bài văn?
?Một bài nói, phát biểu trước tập thể có cần đáp ứng các yêu cầu về nội dung và hình thức như trên không? Vì sao?
-> Như vậy các em đã nắm vững lí thuyết bây giờ ta cùng đi vào thực hành bài luyện nói.
? Công việc đầu tiên là gì ? Em hãy xác định tính chất , phạm vi và vấn đề nghị luận mà đề bài đã đặt ra?
? Một cách tìm ý là đặt câu hỏi , vậy em sẻ đặt câu hỏi nào cho đề bài này?
GV: Dựa trên việc trả lời những câu hỏi đó chúng ta cùng lập dàn ý cho đề bài trên.
-> Dựa trên những câu hỏi đó GV đưa ra những luận điểm sau và yêu cầu HS sắp xếp theo trình tự hợp lí để trở thành một hệ thống luận điểm chặt chẽ.
-> HS lên bảng đổi vị trí các luận điểm :
 ->2- 3- 1- 5- 4
 GV ở tiết sau chúng ta sẽ hoàn chỉnh các luận cứ để làm sáng tỏ các luận điểm trên . Bây giờ chúng ta sẽ dành thời gian còn lại để luyện nói phần mở bài và ý 1 – Hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
? Theo em, bài nói cần đảm bảo những yêu cầu gì?
=>Để bài nói thu hút người nghe phải có cách mở đầu hấp dẫn , gây được chú ý . Các em có thể tham khảo hai cách :
 - Dựa vào hai cách vào đề hãy tự chọn một cách vào đề phù hợp với phong cách, hành văn của mình.
 =>HS đọc và chọn cách vào đề
* GV tổ chức trò chơi:
- Chia lớp làm 4 tổ (bốn nhóm)
Mổi tổ cử một bạn vào ban giám khảo.
- Các tổ bắt thăm thứ tự nói và thành viên trong tổ bắt thăm để lên nói(một thăm có còn lại là không)
- 4 giám khảo sẽ chấm điểm, lớp trưởng điều hành, thư kí tổng hợp điểm 
-> HS nhận xét các bài nói và thư kícông bố kết quả.
 -> GV nhận xét, kết luận về các bài nói, chỉ ra ưu nhược điểm, cách khắc phục và nhận xét về độ chính xác của ban giám khảo.
* Củng cố- hướng dẫn về nhà:
- GV nhận xét về tiết học
- Hướng dẫn HS về nhà tìm luận cứ để hoàn thiện dàn ý theo hệ thống luận điểm đã cho. 
à Có hai yêu cầu:
+ Rèn luyện kĩ năng phát biểu miệng (nói)
+ Rèn luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn ý.
-> Khi cần giới thiệu với một ai đó về bài thơ, trong các buổi toạ đàm về thơ, phát biểu trước lớp, trường, trả lời bài cũ
1. Ôn tập lí thuyết:
- Là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
- Nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ thể hiện qua ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệuĐó chính là những căn cứ và chúng ta phải đưa ra nhận xét xác đáng về hình ảnh, giọng điệu, ngôn ngữ đó
-> Có bố cục mạch lạc, rõ ràng, lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết, có sự cảm thụ riêng.
-> Bố cục : 3 phần 
+Mở bài:- Giới thiệu bài
 - Bước đầu nêu nhận xét(vị trí khái quát đoạn thơ)
+ Thân bài:- Lần lượt trình bày đánh giá về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ, bài thơ.
+ Kết bài: khái quát giá trị , ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ
-> Rất cần thiết, như thế mới làm cho bài nói đúng yêu cầu, trôi chảy, mạch lạc, người nghe cảm thấy thuyết phục.
2. Thực hành luyện nói:
 Cho đề bài: 
“Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt”
a.Tìm hiểu đề, tìm ý:
- Tính chất: Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
- Phạm vi: Bài thơ Bếp lưâ của Bằng Việt.
- Vấn đề nghị luận: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
- Tìm ý: Bài thơ Bếp lửa được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh đó góp phần thể hiện điều gì về giá trị tư tưởng của bài thơ ?
- Hình ảnh bếp lữa đã xuất hiện như thế nào trong bài thơ ?
- Vì sao có thể nói Bếp lửa đã sưởi một đời ?
- Qua việc hồi ức về hình ảnh bếp lửa, bài thơ đã gợi lên tình cảm gì trong lòng nhà thơ ?
- Ngoài ý nghĩa bếp lửa thực trong đời sống, hình ảnh bếp lửa còn có những ý nghĩa gì ?
b. Lập dàn ý:
* Mở bài : 
- Giới thiệu sơ lược về bài thơ.
- Đánh giá sơ bộ về hình ảnh bếp lửa.
*Thân bài:
1. Bếp lửa là hiện thân của cuộc đời bà và tình yêu bà dành cho cháu.
2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
3. Bếp lửa và bà đã sưởi ấm cho tuổi thơ nghèo khổ, nhọc nhằn của cháu.
4. Những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
5. Bếp lửa chính là biểu tượng cho vẻ đẹp, tình cảm bình dị của gia đình, quê hương đất nước và sẽ mãi ấm nóng trong lòng cháu.
*Kết bài:
- Khẳng định lại ý nghĩa của hình tượng bếp lửa.
- Giá trị lâu bền của hình ảnh bếp lửa và của bài thơ. 
3. Luyện nói:
* Luyện nói (ngắn):
- Nói đúng nội dung
- Nói trôi chảy
- Nói truyền cảm, thu hút người nghe.
 Tiết 140 
 Hoạt động dạy - học
 Nội dung cần đạt
* Bài cũ:
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
* Bài mới:
? Yêu cầu Hs nhắc lại bố cục của bài “Nghị luận về đoạn thơ bài thơ”.
* GV đưa ra hệ thống luận điểm mà HS đã sắp xếp ở tiết 139 -> Bốn tổ thảo luận nhanh cử bốn đại diện lên điền thêm các luận cứ dưới mỗi luận điểm.
- HS nhận xết, bổ sung, hoàn thiện các luận cứ thành một dàn bài hoàn chỉnh.
- GV chia HS ra tạo thành các nhóm nhỏ (nhóm tình bạn) từ 2-3 em, lần lượt trình bày, các thành viên trong nhóm nhận xét, sửa chữa cho nhau.
-> GV quan sát, tham gia vào một số nhóm lắng nghe, nghi chép và sau đó nhận xét.
- Chia lớp thành ba nhóm. Mổi nhóm cử ba bạn với ba mức độ : Khá, giỏi – Trung bình – Yếu (về kĩ năng nói)
- Những HS cùng mức độ ở ba nhóm sẽ thi nói cùng nhau, tổ trưởng phát và thu phiếu bình chọn do HS bình chọn các bạn nói mà mình yêu thích.
- Sau khi ba bạn thuộc nhóm yếu nói xong thì GV tổ chức cho HS nhận xét về nội dung, hình thức của bài nói - GV công bố tổng số phiếu bình chọn của mỗi bạn.
- Tổ chức tương tự với nhóm Trung bình và khá, giỏi.
GV tổng kết số phiếu của mỗi nhóm, công bố kết quả thi đua giữa ba nhóm và rút ra bài học kinh nghiệm cho việc rèn luyện kĩ năng nói để HS về nhà tự rèn luyện.
* Lập dàn ý:
*Luyện nói theo nhóm nhỏ:
* Luyện nói trước lớp:
6. Đánh giá kết quả giờ dạy – học:
 - Với cách tổ chức như trên, hai giờ luyện nói Tiết 139-140 đã diễn ra rất sôi nổi và hiệu quả. HS rất hứng thú và tự giác rèn luyện. Giờ học trôi qua thật nhanh và tiếng trống vang lên trong sự tiếc nuối của HS.
 - Học sinh hiểu sâu sắc hơn về bài thơ “Bếp lửa”, vững vàng hơn trong kĩ năng tìm ý, lập dàn ý và đặc biệt các em đã mạnh dạn hơn, nói trôi chảy, mạch lạc , tự tin , ít lệ thuộc vào sách vở hơn.
 - So sánh kĩ năng nói giửa HS hai lớp: 9C không áp dụng và 9D áp dụng những phương pháp trên ta có thể có một bảng thống kê như sau:
9C – Không áp dụng
9D - có áp dụng
Tốt
 4/32 = 12,5%
 8/33 = 24,25%
Trung bình
 14/32 = 43.75%
 17/33 = 51,5%
Yếu
 14/32 = 43,75%
 8/33 = 24,25%
Tốt : nói trôi chảy, đúng giọng điệu, truyền cảm, tự nhiên.
Trung bình : nói trôi chảy nhưng chưa truyền cảm, còn rụt rè, thiếu tự nhiên.
Yếu : nói còn ấp úng, còn phải nhìn bài viết, giọng còn gần với giọng đọc.
III. Kết luận – Kiến nghị:
 Nói là một kĩ năng quan trọng, góp phần hoàn thiện nhân cách và có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển trí tuệ học sinh. Để thoát khỏi tình trạng yếu kém về kĩ năng nói ở học sinh thì giáo viên phải tổ chức tốt giờ luyện nói để khơi dậy trong các em hứng thú và niềm say mê được nói.
 Mặc dù rèn luyện kĩ năng nói cho HS là một trong những yêu cầu khó nhất đối với GV, nhưng nếu kiên trì và cố gắng tìm tòi, sáng tạo thì GV vẫn có thể vượt qua khó khăn đó và đưa lại hiệu quả giáo dục- dạy học cao hơn.
 Tuy nhiên nếu trong phân phối chương trình có thể tăng thêm một số tiết cho hoạt động Ngữ Văn để học sinh có điều kiện được nói nhiều hơn thì mới phát huy hết được hứng thú và khả năng nói của các em. Bởi vậy tôi mong muốn Sở GD - ĐT, Bộ GD - ĐT có thể giảm bớt một số tiết không cần thiết để tăng thời lượng rèn luyện kĩ năng nói cho HS.
 Trên đây là những ý kiến của cá nhân tôi đã thu nhặt được từ những thất bại hay thành công trong quá trình dạy – học của mình. Tôi mạnh dạn trình bày để đồng nghiệp cùng tham khảo và đóng góp ý kiến. Tôi xin chân thành cảm ơn./.
 Tháng 4 năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docsangkkncuaHIEN.doc