RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG YẾU TỐ BÌNH GIẢNG TRONG DẠY THƠ TRỮ TÌNH
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Văn học với đặc trưng riêng của một môn học mang tính nghệ thuật đã cho chúng ta hiểu về con người, về cuộc sống về xã hội và cũng chính văn học bồi dưỡng cho chúng ta, đặc biệt là học sinh, tâm hồn, tình cảm, nhân cách. Văn học như phù sa bồi dưỡng vun đắp cho học sinh tính nhân văn cao đẹp . Chính những tiết dạy Văn, giáo viên đã giúp cho học sinh có cách hiểu, cách nhìn đúng, đẹp về con người, về cuộc đời để từ đó các em biết được cái hay cái đẹp để vươn tới. Để làm tròn trọng trách ấy của môn Văn nói chung, giờ dạy Văn nói riêng, mỗi một giáo viên dạy Văn trên cơ sở phân tích, phải làm tốt thao tác bình giảng đối với tác phẩm. Có như thế, ta mới giúp học sinh cảm nhận hết vẻ đẹp của những tác phẩm văn chương.
B.NỘI DUNG
1.Trước hết, ta hiểu thế nào về lời giảng bình?
Trong 1 tiết dạy Văn nhất thiết phải có bình giảng. “Giảng” là thao tác khoa học. Yêu cầu phải chính xác vừa đủ. “Bình” phải dựa trên cơ sở của “giảng”. Bản thân “Bình” cũng là khoa học nhưng đồng thời cũng là nghệ thuật. Bình giảng là dïng văn bản của mình mà làm sáng tỏ vấn đề văn bản của tác giả ( Tác phẩm văn chương). Có nghĩa là lời bình đó phải thể hiện cách hiểu, cách đánh giá của chính bản thân người bình, cụ thể là giáo viên dạy Văn. Những câu thơ, câu văn của các tác giả trong các tác phẩm văn chương nó sẽ chỉ tồn tại trong học sinh bằng những con chữ nếu ta không giúp học sinh thổi hồn mình vào trong tác phẩm. Có nghĩa là chúng ta làm cho những con chữ đó phải “cựa quậy”, phải sống lại, phải tỏa rạng, tác động đến tình cảm nhận thức của các em. Bình giảng phải chỉ ra vẽ đẹp gắn bó giữa nội dung và hình thức. Lời giảng bình phải nâng cao hơn giá trị, nội dung từng câu thơ, câu văn trong tác phẩm.
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG YẾU TỐ BÌNH GIẢNG TRONG DẠY THƠ TRỮ TÌNH A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Văn học với đặc trưng riêng của một môn học mang tính nghệ thuật đã cho chúng ta hiểu về con người, về cuộc sống về xã hội và cũng chính văn học bồi dưỡng cho chúng ta, đặc biệt là học sinh, tâm hồn, tình cảm, nhân cách. Văn học như phù sa bồi dưỡng vun đắp cho học sinh tính nhân văn cao đẹp . Chính những tiết dạy Văn, giáo viên đã giúp cho học sinh có cách hiểu, cách nhìn đúng, đẹp về con người, về cuộc đời để từ đó các em biết được cái hay cái đẹp để vươn tới. Để làm tròn trọng trách ấy của môn Văn nói chung, giờ dạy Văn nói riêng, mỗi một giáo viên dạy Văn trên cơ sở phân tích, phải làm tốt thao tác bình giảng đối với tác phẩm. Có như thế, ta mới giúp học sinh cảm nhận hết vẻ đẹp của những tác phẩm văn chương. B.NỘI DUNG 1.Trước hết, ta hiểu thế nào về lời giảng bình? Trong 1 tiết dạy Văn nhất thiết phải có bình giảng. “Giảng” là thao tác khoa học. Yêu cầu phải chính xác vừa đủ. “Bình” phải dựa trên cơ sở của “giảng”. Bản thân “Bình” cũng là khoa học nhưng đồng thời cũng là nghệ thuật. Bình giảng là dïng văn bản của mình mà làm sáng tỏ vấn đề văn bản của tác giả ( Tác phẩm văn chương). Có nghĩa là lời bình đó phải thể hiện cách hiểu, cách đánh giá của chính bản thân người bình, cụ thể là giáo viên dạy Văn. Những câu thơ, câu văn của các tác giả trong các tác phẩm văn chương nó sẽ chỉ tồn tại trong học sinh bằng những con chữ nếu ta không giúp học sinh thổi hồn mình vào trong tác phẩm. Có nghĩa là chúng ta làm cho những con chữ đó phải “cựa quậy”, phải sống lại, phải tỏa rạng, tác động đến tình cảm nhận thức của các em. Bình giảng phải chỉ ra vẽ đẹp gắn bó giữa nội dung và hình thức. Lời giảng bình phải nâng cao hơn giá trị, nội dung từng câu thơ, câu văn trong tác phẩm. 2. Làm thế nào để có lời bình hay và hiệu quả ? Bình chỉ có thể sâu sắc, dễ lay động tâm hồn học sinh khi các em đã thực sự hiểu về tác phẩm - ở góc độ tư duy logic. Cho nên, muốn bình giảng tốt, giáo viên phải nắm vững kiến thức ngữ văn, những đơn vị tạo nên tác phẩm như: từ, câu, nhịp, giọng điệu, tứ thơ, thể thơ, luật thơ, những vấn đề liên quan đến nội dung bình giảng. Chúng ta phải gợi cho học sinh hiểu giá trị của những biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng. Để từ đó bình nâng cao hơn giá trị câu thơ, câu văn, tác phẩm. Bình giảng tập trung khám phá vẻ đẹp nội tại của văn bản nghệ thuật chứ không đi lạc ra những vấn đề ngoài văn bản, thoát ly văn bản. Nói như vậy không có nghĩa chỉ căn cứ vào câu, chữ, từ trong văn bản, mà ta phải “huy động” vốn tri thức có liên quan để rồi xoáy sâu vào câu thơ, câu văn, đoạn thơ, đoạn văn mà bình. 3. Bình giảng vào thời điểm nào của tiết dạy văn ? Quả thật, đây là nghệ thuật của giáo viên đứng lớp. Đó là kết quả của sự cảm thụ tác phẩm, là sự “bật” thành lời của giáo viên mà tác động đến học sinh. Theo tôi, có thể bình sau khi phân tích một số hình ảnh, chi tiết có cùng nội dung, chủ đề. Có thể bình khi cần khắc sâu trong học sinh một hình ảnh chi tiết nào đó rất “đắt” trong tác phẩm. Cũng có thể bình tiêu đề của tác phẩmvv.. Để từ đó gợi hứng thú cho học sinh, làm cơ sở để học sinh hiểu sâu hơn, hay hơn tác phẩm. Cũng có thể bình ở phần kết tiết dạy để tổng kết nâng cao. Ví dụ: Trong bài “Viếng lăng bác” (Viễn Phương) ở khổ thơ thứ ba, có lẽ chúng ta nên bình sâu cách dùng từ “nhói”. Trong câu thơ: “Mà sao nghe nhói ở trong tim” của tác phẩm. Điều đó sẽ giúp học sinh cảm nhận sâu về tình cảm của tác giả đối với Bác để rồi hiểu về tình cảm của Viễn Phương dành cho Bác ở khổ thơ cuối và cả bài thơ. 4. Các thao tác cơ bản khi bình giảng - Nhấn mạnh vào các trọng tâm cần khai thác trong bài thơ - Xây dựng lại hệ thống câu hỏi theo hướng bình giảng, bám sát những đặc trưng thể loại của tác phẩm. Trong khâu này, giáo viên cần khuyến khích học sinh mạnh dạn phát biểu suy nghĩ riêng của bản thân, trên cơ sở chỉ định ngẫu nhiên học sinh phát biểu ý kiến (không theo cách truyền thống lâu nay là chờ học sinh giơ tay phát biểu, sẽ chỉ có một nhóm nhỏ làm việc trong khi phần lớn không chú ý vào bài!). Giáo viên cũng hình dung được cách tiếp cận của học sinh để điều chỉnh, định hướng kịp thời. - Chọn lọc những ý thơ, đoạn thơ trọng tâm bình giảng mẫu, sau đó yêu cầu học sinh dựa vào cách trình bày, diễn đạt của giáo viên để bình giảng các đoạn thơ, ý thơ tương tự. - Giáo viên hệ thống hoá, chốt lại những trọng tâm. - Giáo viên phải nắm chắc kết cấu tác phẩm, chọn lọc được những từ ngữ, hình ảnh đắt giá, đúng trọng tâm để bình thật trúng ý, vừa mang tính bao quát vừa thể hiện chiều sâu trong bài giảng 5. Vận dụng thực tế trong giảng dạy bài “ Sang thu” – Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9 tập 2. Tiết 121: SANG THU - Hữu Thỉnh - A.Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh : - Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. - Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca. B.Tiến trình lên lớp: 1-Tổ chức: 2-Kiểm tra : - Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Viếng lăng Bác”, phân tích những hình ảnh : Hàng tre, mặt trời, vầng trăng, tràng hoa, trời xanh trong bài thơ. 3-Bài mới: Giới thiệu bài : Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều, viết hay về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng. Bài thơ “Sang thu” là một ví dụ. I.Đọc- Tìm hiểu chung: Giáo viên : Hướng dẫn học sinh đọc : Yêu cầu đọc to, rõ, chính xác, giọng nhẹ nhàng, nhịp chậm, khoan thai, trầm lắng và thoáng suy tư 1-Đọc Giáo viên đọc mẫu , 2 học sinh đọc - Nhận xét việc đọc của học sinh ? Giới thiệu những nét chính về tác giả (dựa vào chú thích * trong sách giáo khoa) 2-Tìm hiểu chú thích (SGK - 71) *Tác giả: Hữu Thỉnh - Tên : Nguyễn Hữu Thỉnh - Sinh năm 1942 - Quê : Tam Dương – Vĩnh Phúc Chú ý các chú thích 1, 2 sách giáo khoa - Ông viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu. ? Xác định bố cục của văn bản, nêu ND của từng phần (lưu ý: bài thơ gồm 3 khổ, các khổ tiếp 3-Bố cục: 2 phần -Phần1: Khổ thơ đầu: Cảm nhận không gian làng quê sang thu. nối nhau cùng thể hiện những quan sát và cảm nhận tinh tế của tác giả về thiên nhiên lúc vào mùa thu nên không nhất thiết phải tìm bố cục bài thơ một cách rành mạch.) -Phần 2: Khổ thơ 2,3: Cảm nhận không gian đất trời sang thu II-Phân tích văn bản: - Học sinh đọc diễn cảm khổ thơ đầu *-Khổ thơ đầu:Tín hiệu báo thu về ? Sự biến đổi của đất trời sang thu được tác giả cảm nhận bắt đầu từ những dấu hiệu nào . Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về - Những dấu hiệu thể hiện sự biến đổi của đất trời sang thu: “hương ổi”, “gió se”, “sương chùng chình” ? Em hiểu như thế nào về các dấu hiệu này? Tác giả nhận các dấu hiệu này bằng giác quan gì. +“Hương ổi”: Sự cảm nhận bằng khứu giác mùi thơm của ổi lan toả trong không gian (cây ổi, quả ổi rất quen thuộc, gắn bó với người dân làng quê miền Bắc, đã đi vào các tác phẩm văn nghệ) (Giáo viên giảng từ “Phả” và “chùng chình”: phả: Toả vào, trộn lẫn và chùng chình là sự chậm chạp) sau đó GV thực hiện thao tác bình: Sự cảm nhận bằng khứu giác mùi thơm của ổi lan toả, trộn lẫn nhẹ nhàng thành từng luồng trong không gian. Cây ổi, quả ổi và mùi vị của nó đã rất quen thuộc, gắn bó với người dân làng quê miền Bắc Việt Nam. Hình ảnh sương vấn vít nơi đầu làng ngõ xóm làm bức tranh mùa thu thêm phần thanh tao và thuần khiết.) +”Gió se” cảm nhận bằng xúc giác, gió hơi lạnh +“Sương chùng chình”: Cảm nhận bằng thị giác, sương bay cố ý chậm lại, bay nhẹ ? Các từ “Bỗng” “hình như” muốn diễn tả sự cảm nhận của tác giả như thế nào? +“Bỗng” sự đột ngột, bất ngờ, có phần ngạc nhiên GV giảng các từ “chùng chình, phả, bỗng” như ở bên. +“Hình như” thành phần tình thái: thể hiện sự cảm nhận của tác giả có một chút chưa thật rõ ràng, chưa thật chắc chắn vì còn ngỡ ngàng, ngạc nhiên. ? Để thể hiện sự biến chuyển của đất trời sang thu, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào. Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó. Sự biến đổi của đất trời nơi làng quê khi mùa thu bắt đầu tới được cảm nhận bằng một tâm bồn nhạy cảm, gắn bó với cuộc sống nơi làng quê. -> Nghệ thuật: sử dụng từ láy, nhân hoá - Sự biến chuyển của đất trời sang thu còn được cảm nhận qua một số dấu hiệu khác nữa. Cụ thể như thế nào, chúng ta tiếp tục tìm hiểu 2 khổ thơ còn lại của văn bản. - học sinh đọc diễn cảm khổ thơ thứ 2 * Khổ thơ thứ 2: Quang cảnh đất trời ngả dần sang thu Sông dềnh dàng Chim vội vã Có đám mây Vắt nửa mình ? Đất trời sang thu được tác giả phát hiện qua những dấu hiệu nào. ? Tác giả đã sử dụng các nghệ thuật đặc sắc nào để diễn tả sự biến đổi của đất trời sang thu? Phân tích tác dụng của các nghệ thuật đó. -> Nghệ thuật: Nhân hoá, từ láy , đối lập, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo. Sự cảm nhận tinh tế của tác giả trước cảnh đất trời đang ngả dần sang thu. (Gợi ý: Vì sao tác giả viết: Sông : dềnh dàng, chim vội vã Đám mây vắt nửa mình ? -> “Sông dềnh dàng” mùa thu sang nước sông bắt đầu cạn, chảy chậm lại + “Chim vội vã” Sang thu trời lạnh dần, chúng phải gấp gáp làm tổ tha mồi + GV giảng và bình : “Đám mây vắt nửa mình” ở đây là sự liên tưởng sáng tạo thú vị. Gợi hình ảnh đám mây mùa hạ còn sót lại, mỏng nhẹ, kéo dài trên bầu trời đã bắt đầu xanh trong của mùa thu. Đó cũng chính là sự nhập nhằng khao khát và tiếc nuối của tác giả khi chuẩn bị bước sang một không gian thiên nhiên mới. Trời đất sang thu còn có sự biến đổi ntn nữa, chúng ta cùng tìm hiểu khổ thơ cuối của văn bản *Khổ thơ cuối: Những biến chuyển trong lòng cảnh vật. Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa - 1 HS đọc diễn cảm khổ thơ cuối Sấm cũng bớt bất ngờ ? Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra bằng những hình ảnh nào với đặc điểm gì ? Trên hàng cây đứng tuổi - Những dấu hiệu biến đổi của của thiên nhiên + Nắng: còn nhiều nhưng nhạt dần + Mưa: Đã ít hơn những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ Giáo viên bình giảng. + Sấm : Bớt dần những tiếng sấm nổ vang trời (vì thường gắn với những cơn mửa rào mùa hạ) ? Trình bày cảm nhận của em về 2 dòng thơ cuối bài ? - Hai câu thơ cuối: Sấm cũng bớt bất ngờ (Gợi ý: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để diễn đạt sự suy ngẫm của mình) Trên hàng câyđứng tuổi -> Nghệ thuật: tả thực, ẩn dụ Lúc sang thu, bớt đi những tiếng sấm bất ngờ trên hàng cây lâu năm. Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. * 3 : Tổng kết, ghi nhớ (SGK) ? Nêu các biện pháp nghệ thuật độc đáo trong văn bản 1- Nghệ thuật: ? Văn bản “Sang thu” thể hiện nội dung gì ? 2- Nội dung: *Ghi nhớ (SGK-71) * 4 : Củng cố, dặn dò - Khắc sâu nghệ thuật đặc sắc và nội dung chính của văn bản - Đọc diễn cảm bài thơ - Học sinh đọc yêu cầu bài tập - Bài tập (SGK/72) - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập - Sưu tầm, đọc trước lớp một số bài thơ viết về mùa thu ví dụ: “Tiếng thu” -Lưu Trọng Lư, “Đây mùa thu tới” –Xuân Diệu - Giáo viên nêu yêu cầu về nhà với học sinh - Học thuộc và đọc diễn cảm bài thơ - Phân tích bài thơ - Hoàn thành bài tập - Soạn bài : “Nói với con” C. KẾT LUẬN Lời bình trong một tiết dạy Văn là cần thiết và quan trọng. Lời bình như luồng gió làm bay bổng tâm hồn của tác giả, khắc sâu hơn điều cốt lõi mà tác giả muốn gữi đến chúng ta. Lời bình làm cho lâu đài nghệ thuật, kỳ công của tác giả vốn đã đẹp lại càng đẹp, sáng lung linh. Tuy còn nhiều khó khăn trong thực hiện thao tác bình nhưng mỗi giáo viên dạy Văn chúng ta hãy cố gắng làm tốt để tiết học Văn sinh động hấp dẫn, góp phần kích thích niềm đam mê, thích thú học Văn trong học sinh. Góp phần bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách cho học sinh. Góp phần khẳng định vị trí, tầm quan trọng của Văn học đối với quá trình giáo dục học sinh, để Văn học xứng đáng với nhận định của Mác Xim Goóc Ki: “Văn học là nhân học”. Trên đây, chỉ là một vài suy nghĩ, hiểu về lời bình trong tiết dạy Văn, đang rất ít ỏi nhưng cần thiết. Rất mong được góp ý của đồng nghiệp.
Tài liệu đính kèm: