Sách giáo khoa Hóa học 9 - Chương 2: Kim loại

Sách giáo khoa Hóa học 9 - Chương 2: Kim loại

Chương 2 có thời lượng là 11 tiết, gồm 7 tiết lí thuyết, 2 tiết luyện tập và 1 tiết thực hành, 1 tiết kiểm tra ; 7 tiết lí thuyết được chia làm 7 bài học.

A. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

Học sinh biết :

- Phát biểu tính chất của kim loại nói chung, tính chất của Al, Fe, viết được các PTHH minh hoạ cho các tính chất đó.

- Thế nào là gang, thép và quy trình sản xuất gang, thép.

- Trình bày một số ứng dụng của kim loại Al, Fe, gang, thép trong đời sống, sản xuất.

- Mô tả : Thế nào là sự ăn mòn kim loại, các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại và biện pháp bảo vệ kim loại khỏi ăn mòn.

B. YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG

1. Về nội dung

Về tính chất vật lí của kim loại : HS không những nắm được tính chất vật lí của kim loại mà còn cần biết một số ứng dụng có liên quan đến những tính chất đó.

Về tính chất hoá học của kim loại : HS nắm được các tính chất cụ thể, viết được các PTHH để minh hoạ.

 

doc 44 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1588Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sách giáo khoa Hóa học 9 - Chương 2: Kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2
Kim loại 
phần 1 : Mở đầu chương
Chương 2 có thời lượng là 11 tiết, gồm 7 tiết lí thuyết, 2 tiết luyện tập và 1 tiết thực hành, 1 tiết kiểm tra ; 7 tiết lí thuyết được chia làm 7 bài học. 
A. Mục tiêu của chương
Học sinh biết :
- Phát biểu tính chất của kim loại nói chung, tính chất của Al, Fe, viết được các PTHH minh hoạ cho các tính chất đó.
- Thế nào là gang, thép và quy trình sản xuất gang, thép.
- Trình bày một số ứng dụng của kim loại Al, Fe, gang, thép trong đời sống, sản xuất.
- Mô tả : Thế nào là sự ăn mòn kim loại, các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại và biện pháp bảo vệ kim loại khỏi ăn mòn.
B. yêu cầu của chương
1. Về nội dung 
Về tính chất vật lí của kim loại : HS không những nắm được tính chất vật lí của kim loại mà còn cần biết một số ứng dụng có liên quan đến những tính chất đó. 
Về tính chất hoá học của kim loại : HS nắm được các tính chất cụ thể, viết được các PTHH để minh hoạ.
Vì mức độ kiến thức nên chưa thể nêu được tính chất chung của kim loại là tính khử. GV chỉ yêu cầu HS xác định vai trò của kim loại trong phản ứng với oxi. Phản ứng của kim loại với các chất khác HS sẽ được học ở cấp THPT. 
HS biết được : Dãy hoạt động hoá học của kim loại cho biết các kim loại hoạt động mạnh yếu khác nhau và được sắp xếp thành dãy theo chiều hoạt động hoá học giảm dần ; ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại.
Từ việc hiểu được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học kim loại, HS có thể suy đoán tính chất hoá học của kim loại, cụ thể như Al, Fe (phản ứng với phi kim, với dung dịch axit, dung dịch muối). Đồng thời HS tiến hành kiểm tra các dự đoán bằng thực nghiệm hoặc những kiến thức đã biết từ chương 4, 5 (lớp 8) và chương 1 (lớp 9) để rút ra kết luận về tính chất hoá học của Al, Fe.
Về sản xuất gang, thép, sản xuất nhôm : Yêu cầu HS nắm được một số vấn đề cơ bản như : nguyên liệu, nguyên tắc, các phản ứng hoá học xảy ra nhưng cần gắn với sơ đồ của lò luyện gang thép, sơ đồ điện phân Al2O3.
Về sự ăn mòn kim loại : HS nhận biết được hiện tượng ăn mòn kim loại, hiểu được nguyên nhân để kim loại bị ăn mòn là do tiếp xúc với các chất trong môi trường (nước, không khí), các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ ăn mòn kim loại và biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn. GV yêu cầu HS liên hệ thực tế đời sống.
HS không chỉ nắm được nội dung kiến thức về kim loại, Al, Fe, gang, thép,... mà điều quan trọng là nắm được cách thức để lĩnh hội kiến thức như : dự đoán, nhớ lại, làm thí nghiệm, quan sát, giải thích, nhận xét, rút ra kết luận.
Về mức độ nội dung kiến thức : chỉ yêu cầu HS nắm được tính chất ứng dụng của kim loại nói chung, kim loại Al, Fe nói riêng mà không cần HS phải hiểu được tại sao chúng có tính chất vật lí và hoá học này.
2. Về phương pháp : GV tổ chức cho HS tích cực hoạt động chiếm lĩnh kiến thức mới. Thí dụ :
- HS nhớ lại kiến thức có liên quan ở lớp 8 và chương 1 lớp 9.
- HS suy luận từ tính chất của kim loại nói chung tới tính chất của các kim loại cụ thể và dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.
- HS liên hệ kiến thức về tính chất của kim loại, Al, Fe, ăn mòn kim loại... với các hiện tượng trong thực tế đời sống và các ứng dụng.
- Nhận xét, khái quát hoá và rút ra kết luận về tính chất của kim loại, dãy hoạt động hoá học của kim loại, biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn. 
- Khai thác thí nghiệm chủ yếu theo hướng nghiên cứu : quan sát hiện tượng thí nghiệm, giải thích, dự đoán chất tạo thành, rút ra kết luận về tính chất của kim loại, kiểm tra dự đoán về tính chất hoá học của nhôm, sắt, rút ra nhận xét về những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại. Hạn chế sử dụng thí nghiệm để minh hoạ. Ngoài ra, GV hướng dẫn HS nghiên cứu thí nghiệm đối chứng để rút ra độ mạnh, yếu của các kim loại cụ thể.
- Trong quá trình dạy học chương 2, GV cần kết hợp thêm một số phương pháp khác, thí dụ :
+ Phương pháp thảo luận : HS thảo luận trong nhóm nhỏ và thảo luận toàn lớp.
+ Phương pháp hoạt động nhóm : Biết hoạt động hợp tác theo nhóm để làm thí nghiệm...
+ Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề : phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh.
+ Sử dụng câu hỏi và bài tập để HS tìm tòi, phát hiện kiến thức.
 Sử dụng thiết bị nghe nhìn như máy chiếu, bản trong, máy tính và đĩa CD... một cách thích hợp nhằm tạo điều kiện cho HS tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức mới về kim loại.
Trong quá trình tổ chức dạy học, GV hạn chế thông báo kiến thức mà HS có thể tự tìm tòi, phát hiện được.
- Ngoài một số thí nghiệm đã trình bày trong bài học, GV có thể yêu cầu HS làm một số thí nghiệm khác tương tự, phù hợp với điều kiện từng trường, từng địa phương để HS có thể dễ dàng rút ra tính chất vật lí, tính chất hoá học, dãy hoạt động hoá học và sự ăn mòn kim loại.
- Trong quá trình tìm hiểu về tính chất và ứng dụng của kim loại, về sự ăn mòn kim loại, GV yêu cầu HS liên hệ với các hiện tượng trong đời sống và sản xuất, ở địa phương, trong nước và trên thế giới.
- Chú ý. Vấn đề sử dụng SGK ở lớp học : Khi yêu cầu HS tìm hiểu về tính chất hoá học của kim loại, tính chất hoá học của nhôm, sắt, về sự ăn mòn kim loại..., GV yêu cầu HS không sử dụng SGK mà tự rút ra kiến thức từ việc nghiên cứu thí nghiệm, dự đoán tính chất, kiểm tra dự đoán và rút ra kết luận.
Một số nội dung mà HS cần đọc thông tin trong bài học như hợp kim sắt... thì GV yêu cầu HS đọc thông tin ở bài học ngay tại lớp.
phần 2 : Dạy các bài cụ thể
Bài 15 (1 tiết)
Tính chất vật lí của kim loại
a. Mục tiêu của bài học
 1. Kiến thức
 Học sinh biết : 
- Một số tính chất vật lí của kim loại như : tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và ánh kim.
- Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống, sản xuất có liên quan đến tính chất vật lí như chế tạo máy móc, dụng cụ sản xuất, dụng cụ gia đình, vật liệu xây dựng v.v...
2. Kĩ năng
- Biết thực hiện thí nghiệm đơn giản, quan sát, mô tả hiện tượng, nhận xét và rút ra kết luận về từng tính chất vật lí.
- Biết liên hệ tính chất vật lí, tính chất hoá học với một số ứng dụng của kim loại.
B. Chuẩn bị Đồ DùNG DạY HọC
GV yêu cầu mỗi nhóm HS chuẩn bị : 
- Một đoạn dây thép dài khoảng 20 cm.
- Một đèn cồn, bao diêm hoặc bật lửa.
- Một vài đồ vật khác : cái kim, ca nhôm, giấy gói bánh kẹo bằng nhôm.
- Một đèn điện để bàn. 
- 1 đoạn dây nhôm nhỏ, 1 mẩu than gỗ.
Nếu có điều kiện có thể chuẩn bị bản trong, đèn chiếu, phiếu giao việc cho HS để thực hiện các hoạt động theo nhóm.
C. Tổ chức dạy học
I - Tính dẻo
a) GV yêu cầu HS : làm thí nghiệm như SGK Hoá học 9 ; quan sát, nhận xét và rút ra kết luận ; đại diện nhóm HS báo cáo kết quả.
Nhóm HS làm thí nghiệm tại lớp hoặc tại nhà : Dùng búa đinh đập một đoạn dây nhôm nhỏ và đập một mẩu than. Hiện tượng : mẩu than thì vỡ vụn, còn chiếc dây nhôm chỉ bị dát mỏng. Giải thích : Đó là do nhôm có tính dẻo, còn than không có tính dẻo nên bị vỡ vụn ra.
Từ đó GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Tại sao người ta dát mỏng được lá vàng có độ dày chỉ vài mm, sản xuất ra lá nhôm, lá tôn, lá đồng rất mỏng, làm ra các loại sắt dùng trong xây dựng (sắt tròn, sắt vuông...) với những kích thước khác nhau.
b) HS cần trả lời được : đó là do kim loại có tính dẻo nên có thể rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau.
Các HS khác (2 - 3 HS) bổ sung nhận xét ý kiến vừa nêu và rút ra nhận xét về ứng dụng của tính dẻo.
c) GV là người hoàn thiện, nêu ra kết luận cuối cùng về tính dẻo của kim loại và một số ứng dụng của chúng.
 II - Tính dẫn điện
a) Hoạt động của GV 
* Yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm : cắm phích điện nối bóng đèn vào nguồn điện, quan sát hiện tượng, rút ra nhận xét.
* Nêu câu hỏi để HS trả lời :
- Trong thực tế dây dẫn thường được làm bằng kim loại nào ?
- Các kim loại khác có dẫn điện không ?
- Tính dẫn điện của kim loại trong đời sống, sản xuất được sử dụng như thế nào ?
- Khi dùng đồ điện cần chú ý điều gì để tránh điện giật ?
b) Hoạt động của HS
- Thực hiện nghiên cứu thí nghiệm theo nhóm, rút ra nhận xét. Báo cáo kết quả theo nhóm.
- Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi do GV nêu ra.
- Lắng nghe ý kiến của các nhóm, bổ sung ý kiến khi cần thiết.
- Lắng nghe ý kiến kết luận của GV về tính dẫn điện của kim loại và ứng dụng tương ứng trong đời sống sản xuất.
Trong quá trình thảo luận, GV có thể yêu cầu HS nhớ lại về tính dẫn điện đã học ở SGK Vật lí 7.
III - Tính dẫn nhiệt
a) Hoạt động của GV : Yêu cầu nhóm HS làm thí nghiệm, nêu hiện tượng, rút ra nhận xét, liên hệ thực tế.
b) Hoạt động của HS : Thực hiện thí nghiệm đốt nóng sợi dây thép trên ngọn lửa đèn cồn.
- Nêu hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét.	
Cần rút ra nhận xét đúng : Nhiệt đã được truyền từ phần này sang phần khác trong dây kim loại. Đó là do tính chất dẫn nhiệt của kim loại.
- Các đại diện nhóm HS báo cáo kết quả, bổ sung ý kiến để kết luận : kim loại có tính dẫn nhiệt.
- Nêu một số hiện tượng trong thực tế đời sống chứng tỏ kim loại có tính dẫn nhiệt và chú ý khi sử dụng các dụng cụ đun nấu ở gia đình để tránh bỏng.
IV - ánh kim
- GV yêu cầu HS quan sát vẻ sáng của bề mặt kim loại : đồ trang sức, vỏ hộp sữa mới, đinh sắt... và rút ra nhận xét.
- Nhóm HS : Quan sát vẻ sáng của giấy thiếc, giấy nhôm, ấm nhôm, nhẫn đồng, vàng, bạc.
Nhận xét cần rút ra là : Vẻ sáng lấp lánh đó được gọi là ánh kim. 
Sau khi một vài HS khác nhận xét, bổ sung, GV chốt lại : Kim loại có ánh kim.
Củng cố, chốt lại kiến thức cần nhớ.
GV yêu cầu HS nêu những vấn đề cần nhớ sau khi học bài này.
Nhóm HS thảo luận năm phút.
Đại diện một nhóm nêu kết luận, nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến, và hoàn thiện kết luận (như SGK). 
GV có thể dùng máy chiếu và bản trong để chiếu nội dung ghi nhớ lên màn hình. Ngoài ra có thể dùng thêm các biểu bảng.
D. Hướng dẫn giải bài tập trong SGK
1. Nêu tính chất vật lí và kể một số ứng dụng. Thí dụ : Kim loại có tính dẻo. Nhờ đó người ta có thể rèn, kéo sợi, dát mỏng để làm nên đồ vật khác nhau bằng kim loại.
2. Chọn cụm từ thích hợp. 
a) 4 ; b) 6 ; c) 3 và 2 ; d) 5 ; e) 1.
3. Đồng và bạc.
4. Al : 2,7 g/cm3. 
Ta có : 	2,7 g nhôm chiếm thể tích 1 cm3.
	1mol Al (27 g) chiếm thể tích x cm3.
	x = = 10 (cm3)
Thực hiện tương tự với kali, đồng.
5. Ba kim loại được sử dụng để làm ra vật dụng gia đình : sắt, nhôm, đồng.
Ba kim loại được sử dụng làm dụng cụ, máy móc : sắt, nhôm, niken.
Bài 16 (1 tiết)
Tính chất hoá học của kim loại
A. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
 HS biết được tính chất hoá học của kim loại nói chung : tác dụng của kim loại với phi kim, với dung dịch axit, với dung dịch muối.
 2. Kĩ năng
 Biết rút ra tính chất hoá học của kim loại bằng cách :
- Nhớ lại các kiến thức đã biết từ lớp 8 và chương 2 lớp 9.
- Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét.
- Từ phản ứng của một số kim loại cụ thể, khái quát hoá để rút ra tính chất hoá học của kim loại.
- Viết các PTHH biểu diễn tính chất hoá học của kim loại.
B. Chuẩn bị Đồ dùng  ...  biết kim loại cụ thể, bài tập tách kim loại...
- Bài tập tính toán phải có nội dung có liên quan tới kiến thức của chương : Tính phần trăm khối lượng của kim loại trong hỗn hợp, thể tích khí hiđro thu được...
- Khái quát, phân loại, rút ra cách giải cho mỗi loại bài tập (nếu có thời gian).
Hướng dẫn giải bài tập trong SGK : 
5. Gọi khối lượng mol của kim loại A là M (g).
PTHH : 	2A + Cl2 ắđ 	2ACl
	2.M gam 	2(M + 35,5) gam
	9,2 gam 	23,4 gam
 đ M = 23 , vậy kim loại A là Na.
6.* Fe + CuSO4 ắđ FeSO4 + Cu
Cứ 1 mol Fe phản ứng thì khối lượng lá sắt tăng 64 - 56 = 8 gam. 
Có x mol Fe 2,58 - 2,5 = 0,08 gam. 
đ x = 0,01 mol.
- Số mol FeSO4 = 0,01 mol khối lượng FeSO4 = 0,01 ´ 152 = 1,52 (g).
- Khối lượng CuSO4 dư 
- Khối lượng dung dịch sau phản ứng : 2,5 + 25 ´ 1,12 - 2,58 = 27,92 (g).
- Nồng độ phần trăm của dung dịch FeSO4 là 5,44%.
- Nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 là 9,31%.
7.* Gọi số mol Al là x.
Số mol khí = 0,025 (mol).
2Al 	+ 	 	đ 	
x mol 	đ 	1,5x mol
Fe 	+ 	 	đ 	 	+ 	
(0,025 - 1,5x) mol 	ơ 	(0,025 - 1,5x) mol
Ta có phương trình : 	27x + 56 ´ (0,025 - 1,5x) = 0,83 (g)
đ 	x = 0,01 ; 	 = 0,01 ´ 27 = 0,27 (g).
 = 0,83 - 0,27 = 0,56 (g).
Thành phần % theo khối lượng của Al : 32,53%
Thành phần % theo khối lượng của Fe : 67,47%.
Bài 23 (1 tiết)
Thực hành : Tính chất hoá học của nhôm và sắt
A. Mục tiêu 
- Khắc sâu kiến thức hoá học của nhôm và sắt. 
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học, khả năng làm bài tập thực hành hoá học. 
- Rèn luyện ý thức cẩn thận, kiên trì trong học tập và thực hành hoá học. 
B. Nội dung
I - Tiến hành thí nghiệm
1. Thí nghiệm 1 : Tác dụng của nhôm với oxi.
Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất 
- Mảnh giấy cứng bằng 1/2 tờ giấy khổ A4.
- Đèn cồn. 
- Bột nhôm. 
Tiến hành thí nghiệm 
Lấy khoảng 1/2 thìa con bột nhôm vào tờ giấy cứng (bìa). Khẽ khum tờ giấy chứa bột nhôm. Gõ nhẹ tờ giấy để bột nhôm rơi xuống ngọn lửa đèn cồn. (Hình 2.10, trang 55, SGK.) 
Quan sát hiện tượng xảy ra, viết PTHH, giải thích. 
Có những hạt loé sáng do bột nhôm tác dụng với oxi không khí, phản ứng toả nhiều nhiệt.
PTHH :	4Al + 3O2 2Al2O3
Lưu ý : 
1. Hướng dẫn HS khum tờ giấy chứa bột nhôm, gõ nhẹ để bột nhôm rơi đều và từ từ trên ngọn lửa đèn cồn. Điều chỉnh khoảng cách từ tờ giấy đến ngọn lửa đèn cồn để bột nhôm rơi gần ngọn lửa, nhưng không để bột nhôm rơi vào bấc đèn cồn. 
2. Nếu bột nhôm để quá lâu, ẩm, phải sấy khô bột nhôm trước khi làm thí nghiệm.
3. Nếu không có bột nhôm, có thể tự tạo bằng cách : Lấy một mảnh đồ dùng bằng nhôm, rửa sạch, lau khô ; dùng dũa bằng sắt dũa mảnh nhôm, hứng bột nhôm tạo thành vào một tờ giấy. Dùng bột nhôm tự tạo cũng thực hiện đốt cháy nhôm trong không khí được. 
2. Thí nghiệm 2 : Tác dụng của sắt với lưu huỳnh. 
Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất 
ống nghiệm, giá thí nghiệm, đũa thủy tinh, đèn cồn, bột lưu huỳnh, bột sắt.
Tiến hành thí nghiệm
Trộn bột lưu huỳnh và bột sắt theo tỉ lệ về thể tích khoảng 1 : 3. Cho vào ống nghiệm 1 thìa nhỏ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh, kẹp ống nghiệm trên giá thí nghiệm. Dùng đèn cồn đun nóng nhẹ ống nghiệm đến khi có đốm sáng đỏ xuất hiện thì bỏ đèn cồn ra. (Hình 2.20, trang 70, SGK.)
Quan sát, giải thích hiện tượng, viết PTHH. 
Hiện tượng : Sắt tác dụng mạnh với lưu huỳnh, hỗn hợp cháy nóng đỏ, phản ứng toả nhiều nhiệt. 
PTHH : 	Fe + S FeS
Lưu ý : 
1. Phản ứng của sắt và lưu huỳnh toả ra nhiệt lượng lớn, khi thực hiện phản ứng trong ống nghiệm phải làm với lượng nhỏ và cẩn thận.
2. Có thể dùng thanh nam châm thử với hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh trước khi phản ứng (đưa thanh nam châm đến gần, nam châm sẽ hút bột sắt). Sau phản ứng đưa thanh nam châm đến gần sản phẩm phản ứng sẽ không thấy có bột sắt bị hút vì sắt và lưu huỳnh đã có phản ứng với nhau. 
3. Có thể cho HS làm thí nghiệm trên trong hõm đế sứ của giá thí nghiệm : cho khoảng nửa thìa nhỏ hỗn hợp bột lưu huỳnh và sắt vào hõm lớn của đế sứ giá thí nghiệm. Đốt nóng đỏ đầu đũa thủy tinh rồi cho tiếp xúc với hỗn hợp trên. Phản ứng xảy ra rất mạnh, toả nhiều nhiệt. 
3. Thí nghiệm 3 : Nhận biết kim loại Al và Fe.
Có bột hai kim loại : sắt, nhôm đựng trong 2 lọ khác nhau (không có nhãn). Hãy nhận biết mỗi kim loại bằng phương pháp hoá học. 
Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất : 
ống nghiệm ; Giá ống nghiệm ; Đũa thủy tinh ; Bột kim loại Al, Fe trong 2 lọ riêng rẽ ; Dung dịch NaOH ; Giấy lọc.
Tiến hành thí nghiệm 
Cho một ít bột mỗi kim loại vào từng ống nghiệm, cho tiếp khoảng 2 - 3 ml dung dịch NaOH vào từng ống nghiệm, dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ, để ống nghiệm trên giá ống nghiệm.
Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra, nhận xét để nhận biết đâu là Al, đâu là Fe.
Lưu ý : 
1. Đây là một bài tập thực hành định tính, trước khi làm thực hành, hướng dẫn HS nhớ lại phản ứng đặc trưng của 2 kim loại trong hỗn hợp. 
Al có phản ứng với dung dịch NaOH, còn Fe không có phản ứng với dung dịch NaOH.
2. Khi cho bột mỗi kim loại tác dụng với dung dịch NaOH, chỉ có Al phản ứng, giải phóng H2, Fe không có hiện tượng gì. 
II - Công việc cuối buổi thực hành 
- Hướng dẫn HS thu hồi hoá chất, rửa dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh phòng thí nghiệm, lớp học. 
- Hướng dẫn HS làm tường trình theo mẫu. 
Bài 24 (1 tiết)
Ôn tập học kì I
A. mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Củng cố, hệ thống hoá kiến thức về tính chất của các hợp chất vô cơ, kim loại để HS thấy được mối quan hệ giữa đơn chất và hợp chất vô cơ. 
2. Kĩ năng
- Từ tính chất hoá học của các chất vô cơ, kim loại, biết thiết lập sơ đồ chuyển đổi từ kim loại thành các hợp chất vô cơ và ngược lại, đồng thời xác lập được mối liên hệ giữa từng loại chất.
- Biết chọn đúng các chất cụ thể làm thí dụ và viết các PTHH biểu diễn sự chuyển đổi giữa các chất.
- Từ các chuyển đổi cụ thể rút ra được mối quan hệ giữa các loại chất. 
B. chuẩn bị đồ dùng dạy học
GV yêu cầu học sinh ôn tập ở nhà và thực hiện các nhiệm vụ được giao. Thí dụ :
1. Từ chất ban đầu là một kim loại, hãy thiết lập những chuyển đổi hoá học để thu được các loại hợp chất vô cơ. Lấy thí dụ minh hoạ và viết PTHH để biểu diễn chuyển đổi đó.
Hoặc : Từ dãy chuyển đổi sau : thí dụ, Fe FeCl3 Fe(OH)3 ...., hãy viết các PTHH biểu diễn các chuyển đổi đó.
Hãy rút ra mối quan hệ giữa kim loại và các hợp chất vô cơ.
2. Từ chất ban đầu là một loại hợp chất vô cơ đã biết, có thể có những chuyển đổi nào để thu được kim loại. Lấy thí dụ cụ thể minh hoạ và viết các PTHH để biểu diễn các chuyển đổi đó.
Hoặc : Từ dãy chuyển đổi sau : thí dụ, FeCl3 Fe(OH)3Fe2O3 Fe, hãy viết các PTHH biểu diễn các chuyển đổi đó.
Hãy rút ra mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ và kim loại.
3. Chuẩn bị câu hỏi, bài tập hoặc những yêu cầu trong phiếu học tập, hoặc bảng phụ, giấy Ao hoặc bản trong và sử dụng máy chiếu.
C. tổ chức dạy học
GV đặt vấn đề : Các em đã học tính chất các loại hợp chất vô cơ và tính chất hoá học của kim loại. Vậy mối quan hệ giữa chúng như thế nào ? Các em hãy nhớ lại để thiết lập mối quan hệ đó, thông qua thực hiện các bài tập cụ thể sau.
1. Sự chuyển đổi kim loại thành các hợp chất vô cơ
GV nêu câu hỏi cho toàn lớp : 
- Từ kim loại, có chuyển đổi hoá học nào để thành các hợp chất vô cơ ? GV yêu cầu HS suy nghĩ, thảo luận trong nhóm khoảng 5 phút và yêu cầu 1 - 2 HS lên bảng. Các HS khác tiếp tục làm bài nháp, GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung cho các dãy biến đổi từ kim loại và viết các PTHH cụ thể minh hoạ.
- Có thể có cách làm ngược lại : GV yêu cầu HS thiết lập dãy chuyển đổi của các chất cụ thể. Thí dụ : Hãy viết các PTHH thực hiện dãy chuyển đổi sau : K đ KOH đ KCl đ KNO3. Từ đó hãy cho biết tên loại chất và lập mối liên hệ :
 K 	 đ KOH đ KCl đ KNO3
	 Kim loại đ Bazơ đ Muối clorua đ Muối nitrat 
Hoặc ở mức cao hơn : GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi : 
Cho các chất sau : Cu, CuO, CuCl2, Cu(OH)2, CuSO4. Hãy lập dãy chuyển đổi có thể có từ tất cả các chất trên bắt đầu từ Cu. Từ đó rút ra mối liên hệ giữa các loại chất vô cơ.
Thí dụ : 	 Cu 	 đ CuO 	 đ CuCl2 đ Cu(OH)2
	Kim loại đ Oxit bazơ	 đ Muối 	 đ Bazơ	
2. Sự chuyển đổi các hợp chất vô cơ thành kim loại
Để hình thành sự chuyển đổi của các chất vô cơ thành kim loại, GV có thể thực hiện theo phương pháp tương tự ở mục 1.
- Thiết lập sự chuyển đổi trước, lấy thí dụ minh hoạ sau.
- Hoặc lấy thí dụ dãy chuyển đổi trước. Từ đó khái quát về sự chuyển đổi của chất vô cơ thành kim loại.
Chú ý : - Trong quá trình hướng dẫn HS giải bài tập để thiết lập được các dãy chuyển đổi và viết các PTHH, GV nên yêu cầu HS khai thác các tính chất đã học để củng cố tính chất của các loại hợp chất.
- Chú ý điều kiện để các phản ứng thực hiện được.
- Chú ý lấy thí dụ đúng loại chất. Thí dụ : Oxit kim loại không nên lấy thí dụ là oxit nhôm, oxit kẽm... vì đó là oxit lưỡng tính. Bazơ cũng không nên lấy thí dụ là Al(OH)3 và Zn(OH)2 vì đó là hiđroxit lưỡng tính. Trong quá trình viết PTHH biểu diễn các chuyển đổi, GV yêu cầu HS ôn lại tính chất của cả các axit (HCl, loãng), các oxit axit nữa.
D. hướng dẫn giải bài tập trong sgk
2. Các dãy chuyển đổi có thể là :
	Al 	 ắđ 	AlCl3 	 ắđ 	Al(OH)3 ắđ Al2O3
Hoặc 	Al 	 ắđ 	Al2O3	 ắđ 	AlCl3	 ắđ	 Al(OH)3
Hoặc 	AlCl3	 ắđ 	Al(OH)3 ắđ 	Al2O3	 ắđ	 Al
3. - Dùng dung dịch NaOH đặc nhận biết kim loại Al (Fe và Ag không phản ứng).
- Dùng dung dịch HCl phân biệt Fe và Ag (chỉ có Fe phản ứng, Ag không phản ứng với dung dịch HCl).
4. Axit H2SO4 loãng phản ứng được với dãy chất :
d) Al, Al2O3, Fe(OH)2, BaCl2.
5. Dung dịch NaOH phản ứng được với dãy chất : 
b) H2SO4, SO2, CO2, FeCl2.
6.* Dùng phương án a) nước vôi trong là tốt nhất vì nước vôi trong có phản ứng với tất cả các khí thải tạo thành chất kết tủa hoặc dung dịch. HS tự viết các PTHH.
Chú ý : Trong các trường hợp loại bỏ khí thải độc hại, người ta thường dùng nước vôi trong dư nên với CO2 và SO2, H2S phản ứng tạo muối trung hoà.
7. Cho hỗn hợp vào dung dịch AgNO3 dư, đồng và nhôm sẽ phản ứng và tan vào dung dịch, kim loại thu được là bạc. HS tự viết PTHH.
8. Lập bảng để thấy được chất nào có phản ứng với chất làm khô. Nếu có phản ứng thì không thể dùng làm khô được và ngược lại.
Khí ẩm
Chất làm khô
SO2
O2
CO2
H2SO4 đặc
Không phản ứng
Không phản ứng
Không phản ứng
CaO khan
Có phản ứng
Không phản ứng
Có phản ứng
Kết luận : Có thể dùng H2SO4 đặc để làm khô các khí ẩm : SO2, CO2, O2.
Có thể dùng CaO khan để làm khô khí ẩm O2.
9.* Gọi hoá trị của sắt trong muối là x. Theo đầu bài ta có :
FeClx 	+ 	xAgNO3 	 	xAgCl + 	 Fe(NO3)x
(56 + x ´ 35,5) g 	x(108 + 35,5) g
3,25 g 	8,61 g
Từ đó lập phương trình có ẩn số x. Giải ra ta được x = 3.
Vậy công thức của muối sắt clorua là FeCl3.
10. Dựa vào PTHH : Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu và theo số liệu đầu bài ta tính được :
Số gam CuSO4 đã tham gia phản ứng với 1,96 gam sắt là : 5,6 gam.
Số gam CuSO4 trong 100 ml dung dịch 10% là 11,2 gam.
Trong dung dịch còn dư : 5,6 gam CuSO4.
Vậy nồng độ mol của dung dịch CuSO4 sau phản ứng là : 0,35M.

Tài liệu đính kèm:

  • dochoa3.doc