Sách giáo khoa Hóa học 9 - Chương 5: Dẫn xuất của hiđrocacbon. polime

Sách giáo khoa Hóa học 9 - Chương 5: Dẫn xuất của hiđrocacbon. polime

Chương 5 có thời lượng 16 tiết, trong đó có 11 tiết lí thuyết, 1 tiết luyện tập, 2tiết ôn tập cuối năm, 2 tiết thực hành ; 11 tiết lí thuyết được chia thành 9 bài học.

A. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

Trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về một số hợp chất quan trọnggồm :

- Hợp chất có nhóm chức quan trọng (rượu etylic, axit axetic, chất béo).

- Hợp chất thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với đời sống con người (gluxit, protein).

- Một số polime có nhiều ứng dụng trong thực tiễn (chất dẻo, tơ, cao su).

B. YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG

- Nắm được công thức phân tử, công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học của các chất.

- Viết được các PTHH minh hoạ cho tính chất hoá học của các chất.

- Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải thích một số vấn đề trong thựctiễn.

- Biết cách giải một số dạng bài tập về hoá hữu cơ : Nhận biết, tính chất, xác định công thức, dự đoán tính chất, trắc nghiệm.

- Biết cách tiến hành một số thí nghiệm hoá hữu cơ.

 

doc 19 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sách giáo khoa Hóa học 9 - Chương 5: Dẫn xuất của hiđrocacbon. polime", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5
Dẫn xuất của hiđrocacbon. Polime 
phần 1 : Mở đầu chương
Chương 5 có thời lượng 16 tiết, trong đó có 11 tiết lí thuyết, 1 tiết luyện tập, 2 tiết ôn tập cuối năm, 2 tiết thực hành ; 11 tiết lí thuyết được chia thành 9 bài học.
A. Mục tiêu của chương
Trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về một số hợp chất quan trọng gồm :
- Hợp chất có nhóm chức quan trọng (rượu etylic, axit axetic, chất béo).
- Hợp chất thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với đời sống con người (gluxit, protein).
- Một số polime có nhiều ứng dụng trong thực tiễn (chất dẻo, tơ, cao su).
B. Yêu cầu của chương
- Nắm được công thức phân tử, công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học của các chất.
- Viết được các PTHH minh hoạ cho tính chất hoá học của các chất.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải thích một số vấn đề trong thực tiễn.
- Biết cách giải một số dạng bài tập về hoá hữu cơ : Nhận biết, tính chất, xác định công thức, dự đoán tính chất, trắc nghiệm.
- Biết cách tiến hành một số thí nghiệm hoá hữu cơ.
C. Một số chú ý về phương pháp giảng dạy chương
- Sau khi học xong chương 4, HS đã có những hiểu biết về công thức cấu tạo, về mối quan hệ giữa công thức cấu tạo và tính chất của các chất hữu cơ. 
HS bước đầu đã biết cách dự đoán tính chất cơ bản của những chất có cấu tạo tương tự với những chất đã học.
- Với những HS đã nắm vững những kiến thức ở Chương 4, khi học Chương 5 sẽ có nhiều thuận lợi. Ngược lại, những HS còn chưa vững vàng sẽ gặp nhiều khó khăn khi học chương này. Đây là điều GV cần phải chú ý trong quá trình giảng dạy. (Nhất là những kiến thức và kĩ năng về viết công thức cấu tạo của các chất hữu cơ.)
Phương pháp dạy là khám phá kiến thức mới thông qua thực nghiệm, vì vậy GV cần tổ chức cho HS tiến hành thí nghiệm hoặc được quan sát thí nghiệm do GV biểu diễn.
Những kiến thức học ở Chương 5 liên quan đến rất nhiều chất có trong thực tiễn, vì vậy ngoài việc làm thí nghiệm, GV nên chuẩn bị các giáo cụ trực quan để tạo sự hấp dẫn và tăng hiệu quả của giờ dạy.
phần 2 : dạy các bài cụ thể
Bài 44 (1 tiết)
Rượu etylic
A. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
- HS nắm được công thức phân tử, công thức cấu tạo, tính chất lí học, tính chất hoá học và ứng dụng của rượu etylic (etanol).
- Biết nhóm - OH là nhóm nguyên tử gây ra tính chất hoá học đặc trưng của rượu.
- Biết độ rượu, cách tính độ rượu, cách điều chế rượu.
2. Kĩ năng
- Viết được PTHH phản ứng của rượu với natri, biết cách giải một số bài tập về rượu.
B. Những thông tin bổ sung
- "Cồn" là tên gọi của dung dịch rượu etylic trong nước (thường ở nồng độ cao). Cồn tuyệt đối dùng để chỉ rượu etylic nguyên chất.
- Để xác định độ rượu một cách nhanh chóng, trong kĩ thuật người ta sử dụng một dụng cụ gọi là "rượu kế" hoạt động trên nguyên tắc trọng lượng, dựa vào lực đẩy của chất lỏng. Nếu nồng độ rượu càng cao, dung dịch rượu càng nhẹ, rượu kế càng chìm sâu.
- Khi cho một thể tích rượu vào một thể tích nước ta thu được dung dịch rượu có thể tích nhỏ hơn tổng thể tích của rượu và nước ban đầu. Hiện tượng này là do các phân tử nhỏ xâm nhập vào khoảng trống giữa các phân tử lớn tương tự như khi ta cho cát trộn với sỏi.
- Rượu etylic rất háo nước, vì vậy khi để lâu và không kín nó sẽ hút hơi nước trong không khí và chuyển dần thành dung dịch rượu 96o.
- Phản ứng của rượu với Na xảy ra kém mãnh liệt hơn so với phản ứng của H2O với Na. Vì vậy khi cho Na vào rượu có lẫn một lượng nhỏ nước thì tại điểm tiếp xúc, Na sẽ phản ứng với H2O trước, sau đó phản ứng tiếp với rượu. Cần chú ý C2H5ONa phản ứng dễ dàng với H2O theo PTHH sau :
C2H5ONa + H2O đ C2H5OH + NaOH
c. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
- Mô hình phân tử rượu etylic.
- Rượu etylic, natri, nước, iot.
- ống nghiệm, chén sứ loại nhỏ, diêm hoặc bật lửa.
D. Tổ chức dạy học 
I - Tính chất vật lí 
GV cho HS quan sát rượu etylic, sau đó tiến hành thí nghiệm hoà tan rượu vào nước rồi yêu cầu HS nhận xét. GV bổ sung và kết luận. Nếu có điều kiện, có thể tiến hành thí nghiệm hoà tan iot vào rượu etylic, lượng iot chỉ lấy bằng hạt tấm để cho iot tan hết và tiết kiệm hoá chất.
II - Cấu tạo phân tử 
Cho HS lắp mô hình phân tử rượu etylic, nhận xét đặc điểm cấu tạo, viết công thức phân tử. GV cần nhấn mạnh sự có mặt của nhóm -OH và đặc điểm của nguyên tử hiđro trong nhóm -OH của rượu khác với các nguyên tử hiđro còn lại trong phân tử.
III - Tính chất hoá học
1. Rượu etylic có cháy không ?
GV làm thí nghiệm đốt cháy rượu, nhắc HS quan sát và nhận xét. GV cần nhấn mạnh rượu etylic khi cháy toả nhiều nhiệt và không có muội than.
2. Rượu etylic có phản ứng với natri không ?
GV tiến hành thí nghiệm phản ứng của rượu với natri, HS quan sát, nhận xét. Để nhấn mạnh phản ứng thế chỉ xảy ra ở nguyên tử H trong nhóm -OH, GV có thể đặt câu hỏi cho HS như sau : Nguyên tử natri thay thế nguyên tử hiđro nào trong phân tử rượu etylic ? Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và kết luận. GV cần gợi ý cho HS nhớ lại phản ứng của natri với nước để so sánh khả năng phản ứng. Chú ý trong thí nghiệm này chỉ nên lấy lượng natri nhỏ bằng hạt đỗ xanh.
- Khối lượng riêng của Na lớn hơn của rượu nên khi cho vào rượu, đầu tiên Na sẽ chìm xuống, sau đó nổi lên gần mặt thoáng, vì khi phản ứng, nhiệt toả ra làm cho Na giãn nở, mặt khác các bọt khí bám xung quanh miếng Na cũng có tác dụng làm cho Na nổi lên.
IV - ứng dụng 
GV dùng tranh vẽ sẵn (hoặc hướng dẫn HS theo dõi trong SGK) sơ đồ ứng dụng của rượu etylic, sau đó nêu câu hỏi cho HS trả lời. Hoặc nêu câu hỏi ở dạng khái quát như : Dựa vào tính chất nào mà rượu etylic được dùng làm nhiên liệu, dung môi, nguyên liệu cho công nghiệp ?
Các phản ứng điều chế các sản phẩm từ rượu etylic :
2CH3CH2OH CH3CH2 - O - CH2CH3 + H2O 
Điều chế cao su : 
2CH3CH2OH CH2 = CH - CH = CH2 + H2 + 2H2O
nCH2 = CH - CH = CH2 (- CH2 - CH = CH - CH2-)n
Điều chế axit axetic :
CH3CH2OH + O2 CH3COOH + H2O
hoặc :
CH3CH2OH + O2 CH3COOH + H2O
V - Điều chế 
GV có thể đặt câu hỏi : Trong thực tế các em thấy rượu uống được điều chế như thế nào ? Sau đó GV nêu phương pháp điều chế rượu etylic từ tinh bột hoặc đường. Phương pháp điều chế rượu etylic trong công nghiệp đi từ C2H4. Rượu etylic điều chế theo phương pháp này chủ yếu được dùng làm nguyên liệu, dung môi cho công nghiệp.
ở phần này chỉ yêu cầu HS nhớ phương pháp điều chế và nguồn nguyên liệu chứ không yêu cầu nhớ PTHH.
E. hướng dẫn Giải bài tập trong sgk
1. Câu đúng (d).
Câu a, b, c chưa chính xác vì ete không có phản ứng với Na.
2. Chất CH3 - CH3, C6H6, CH3 - O - CH3 không tác dụng với Na vì không có nhóm -OH.
CH3 - CH2 - OH phản ứng được với Na vì trong phân tử có nhóm -OH.
3. Các PTHH :
ống 1 : 2CH3CH2OH + 2Na đ 2CH3CH2ONa + H2
ống 2 : 2H2O + 2Na đ 2NaOH + H2
 và 	2CH3CH2OH + 2Na đ 2CH3CH2ONa + H2
ống 3 : 2H2O + 2Na đ 2NaOH + H2
4. a) Các con số 45o, 18o, 12o có nghĩa là trong 100 ml rượu có 45 ml, 18 ml, 12 ml rượu etylic nguyên chất.
b) Số mililit rượu etylic có trong 500 ml rượu 45o là = 225 (ml).
c) Vậy số mililit rượu 25o thu được từ 500 ml rượu 45º là 100 = 900 (ml) hay 0,9 lít.
5. PTHH của phản ứng đốt cháy rượu etylic :
C2H5OH + 	3O2 	2CO2 + 3H2O
1 mol	 	3 mol 	 	2 mol
0,2 mol 	y mol 	 	x mol
 Số mol rượu etylic : = 0,2 (mol).
Theo phản ứng số mol CO2 tạo ra là x = = 0,4 (mol).
Vậy = 0,4 22,4 = 8,96 (lít).
Số mol O2 cần dùng cho phản ứng là = 0,6 (mol).
Thể tích oxi cần dùng ở đktc là 0,6 22,4 = 13,44 (lít).
Vậy thể tích không khí cần dùng là = 67,2 (lít).
Bài 45 (2 tiết)
Axit axetic
A. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
- Nắm được công thức cấu tạo, tính chất lí học, tính chất hoá học và ứng dụng của axit axetic.
- Biết nhóm - COOH là nhóm nguyên tử gây ra tính axit.
- Biết khái niệm este và phản ứng este hoá.
2. Kĩ năng
- Viết được phản ứng của axit axetic với các chất, củng cố kĩ năng giải bài tập hữu cơ.
B. Những thông tin bổ sung
- Axit axetic ở điều kiện thường là chất lỏng, hoá rắn ở 16,6oC, axit axetic bay hơi mạnh, thực tế khi mở lọ axit axetic ta thấy có mùi chua. Khi đốt, hơi axit axetic có thể cháy tạo ra CO2 và nước.
- Dung dịch axit axetic loãng không gây nguy hiểm, nhưng dung dịch axit axetic đặc có thể gây bỏng nặng khi rơi vào da.
- Axit axetic là một axit yếu nhưng tính axit của nó mạnh hơn axit cacbonic, vì vậy nó dễ dàng phản ứng với muối cacbonat giải phóng khí CO2.
- Phản ứng este hoá là phản ứng thuận nghịch, để phản ứng xảy ra nhanh và đạt hiệu suất cao hơn, người ta dùng axit sunfuric đặc làm chất xúc tác, đồng thời hút nước để phản ứng chuyển dịch về phía tạo ra este. 
- Độ tan của este trong nước muối nhỏ hơn trong nước, vì vậy có thể cho nước muối vào ống đựng sản phẩm thu được để quan sát sản phẩm được rõ hơn.
- Axit axetic được sản xuất từ etilen và từ butan theo các PTHH sau :
Từ etilen : 2CH2 = CH2 + O2 2CH3 - CH = O
 2CH3CH = O + O2 2CH3COOH
Từ n - butan :
2CH3 - CH2 - CH2 - CH3 + 5O2 4CH3COOH + 2H2O
C. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
- Mô hình phân tử axit axetic.
- Dd phenolphtalein, CuO, Zn, Na2CO3, rượu etylic.
- CH3COOH, dung dịch NaOH, axit sunfuric đặc.
D. Tổ chức dạy học
I - Tính chất vật lí 
HS quan sát và tiến hành thí nghiệm hoà tan axit axetic vào nước, nhận xét. Để thấy được vị chua, không cho HS nếm axit axetic mà gợi ý cho HS biết giấm ăn chính là dung dịch axit axetic để từ đó HS rút ra nhận xét.
II - Cấu tạo phân tử 
Hướng dẫn HS lắp mô hình phân tử axit axetic, nhận xét đặc điểm công thức cấu tạo. ở đây GV có thể nêu sự giống và khác nhau giữa rượu etylic và axit axetic. Từ đó nêu bật lên nhóm - COOH là nhóm nguyên tử gây nên tính axit.
III - Tính chất hoá học 
- Tính axit : HS tiến hành các thí nghiệm như SGK đã nêu, quan sát, nhận xét (cần nhắc HS ghi lại các hiện tượng quan sát được vào giấy theo một mẫu có sẵn.) Sau đó GV bổ sung và kết luận. Cần chú ý hướng dẫn HS khi làm thí nghiệm axit axetic với dung dịch NaOH và nên cho từ từ từng giọt axit vào ống nghiệm và quan sát.
- Phản ứng este hoá : HS quan sát thí nghiệm, nhận xét độ tan, mùi của sản phẩm tạo thành. GV có thể đưa ra các gợi ý để định hướng cho HS khi nhận xét.
IV - ứng dụng 
GV nêu một cách khái quát axit axetic được dùng để pha giấm ăn và là nguyên liệu trong công nghiệp, sau đó yêu cầu HS nêu thí dụ.
V - Điều chế 
Gợi ý cho HS phát biểu về phương pháp điều chế giấm ăn, sau đó GV giới thiệu các phương pháp khác để điều chế axit axetic. 
GV có thể viết một số nguyên liệu lên bảng và hỏi HS : Giấm ăn được điều chế từ loại nguyên liệu nào ?
E. hướng dẫn giải bài tập trong sgk
1. a) Axit axetic là chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.
b) Axit axetic là nguyên liệu để điều chế dược phẩm, phẩm nhuộm, chất dẻo, tơ nhân tạo v.v...
c) Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 2 - 5%.
d) Bằng cách oxi hoá butan với chất xúc tác thích hợp người ta thu được axit axetic.
2. Tác dụng được với Na : a, b, c, d.
 Tác dụ ... ồ đã được lập.
Nếu có điều kiện, GV có thể cắt sẵn các mẩu giấy, trên đó ghi sẵn tên các chất và chuẩn bị các mũi tên bằng các bìa cứng. Sau đó, yêu cầu HS sắp xếp thành mối liên hệ giữa các chất.
C. hướng dẫn giải bài tập trong sgk
(B) : CH3COOH
1. a) (A) : C2H4 b) 	(D ) : 
 	 	(E) : ... - CH2 - CH2 - CH2 - CH2- CH2 - CH2 - ...
 	(Chưa yêu cầu HS viết dạng tổng quát)
2. Hai phương pháp là :
a) Dùng quỳ tím : Axit axetic làm quỳ tím hoá đỏ.
 Rượu etylic không làm đổi màu quỳ tím.
b) Dùng Na2CO3 (hoặc CaCO3) : 	CH3COOH cho khí CO2 thoát ra.
 	C2H5OH không có phản ứng.
3. Chất C vừa tác dụng với Na vừa tác dụng với Na2CO3. Vậy C là axit và trong phân tử phải có nhóm - COOH. Vậy trong 3 chất đó thì chất C là C2H4O2, chất A tác dụng được với natri nên trong 2 chất còn lại, A phải là : C2H6O.
Chất B không tác dụng với natri và không tan trong nước.
Công thức cấu tạo	A : C2H6O 	; 	CH3CH2OH.
 	B : C2H4 	; CH2 = CH2.
 	C : C2H4O2 	; CH3- COOH.
4. Đốt cháy A thu được CO2 và H2O. Vậy A chứa cacbon, hiđro và có thể có oxi.
 	 mC = ´ 12	 = 12 (gam).
 	 mH = ´ 2	 = 3 (gam).
Theo đề bài, ta có mO = mA - mC - mH đ mO = 23 - 12 - 3 = 8 (gam).
Trong A có 3 nguyên tố C, H, O và có công thức CxHyOz.
 = đ x = 2
Theo đề bài, ta có : , vậy MA = 46.
 Cứ 23 gam A có 12 gam cacbon 
 46 gam A có 12x gam cacbon 
Tương tự ta có 	y = 6, z = 1.
Vậy công thức của A là C2H6O.
5. Phản ứng của etilen với H2O :
C2H4 + H2O CH3 - CH2OH
Số mol etilen = = 1 (mol).
Theo PTHH, cứ 1 mol etilen khi phản ứng hết với nước tạo ra 1 mol rượu etylic.
Vậy theo lí thuyết, số mol rượu etylic tạo ra là 1 mol (tính theo etilen vì nước dư) hay 1 ´ 46 = 46 (gam).
Thực tế lượng rượu thu được là 13,8 gam.
Vậy hiệu suất phản ứng là ´ 100% = 30%.
Bài 47 (1 tiết)
Chất béo
A. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
- Nắm được định nghĩa chất béo.
- Nắm được trạng thái tự nhiên, tính chất lí học, hoá học và ứng dụng của chất béo.
- Viết được công thức phân tử của glixerol, công thức tổng quát của chất béo.
2. Kĩ năng
- Viết được PTHH của phản ứng thuỷ phân của chất béo (ở dạng tổng quát).
B. Những thông tin bổ sung
- ở nhiệt độ phòng chất béo lấy từ động vật (mỡ) thường ở trạng thái rắn (mỡ lợn, mỡ bò, mỡ cừu...). Chất béo loại này chứa chủ yếu các gốc axit cacboxylic no. Có một số chất béo lấy từ động vật ở trạng thái lỏng (dầu cá...) do có số gốc axit không no tăng lên.
Các chất béo lấy từ thực vật (dầu mỡ thực vật) hầu hết ở trạng thái lỏng, như dầu vừng (mè), dầu lạc (đậu phộng), dầu cám... các chất béo này chứa chủ yếu các gốc axit không no.
Phản ứng thuỷ phân của chất béo bằng dung dịch kiềm hoặc axit đều xảy ra chậm ngay cả khi đun nóng. 
C. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
- Tranh vẽ một số loại thức ăn, trong đó có loại chứa nhiều chất béo (đậu, lạc, thịt, bơ...).
- Dầu ăn, benzen, nước.
- ống nghiệm.
D. Tổ chức dạy học
I - chất béo có ở đâu ?
Cho HS quan sát tranh vẽ một số loại thức ăn, sau đó đặt câu hỏi : Những loại thực phẩm nào chứa nhiều chất béo ? (Chỉ yêu cầu HS phân thành các nhóm chứa nhiều, chứa ít và không chứa chất béo.)
II - chất béo có tính chất vật lí quan trọng nào ?
Dựa trên kiến thức thực tiễn của HS, GV nêu câu hỏi cho HS dự đoán về tính chất lí học của chất béo, sau đó làm thí nghiệm minh hoạ.
III - chất béo có thành phần và cấu tạo như thế nào ?
Từ sự khác nhau về trạng thái của dầu ăn và mỡ ở điều kiện thường, GV đặt vấn đề so sánh thành phần của dầu ăn và mỡ ăn, từ đó nêu thành phần, cấu tạo của chất béo.
IV - chất béo có tính chất hoá học quan trọng nào ?
Vì các thí nghiệm thuỷ phân chất béo bằng kiềm hoặc axit đều đòi hỏi nhiều thời gian nên không tiến hành các thí nghiệm này trên lớp. Khi dạy phần này GV có thể nêu vấn đề : Cơ thể chúng ta hấp thụ chất béo như thế nào ? (Điều này đã được học trong Sinh học). Sau đó, GV nêu các phản ứng thuỷ phân của chất béo. Cần nhấn mạnh phản ứng xà phòng hoá cũng là phản ứng thuỷ phân và xảy ra dễ dàng hơn. 
V - Chất béo có ứng dụng gì ? 
GV hỏi HS về vai trò của chất béo đối với cơ thể người và động vật. Sau khi HS phát biểu, GV kết luận và nêu cách bảo quản chất béo.
E. hướng dẫn giải bài tập trong sgk
1. Câu D.
2. a) Chất béo không tan trong nước nhưng tan trong benzen, dầu hỏa.
 b) Phản ứng xà phòng hoá là phản ứng thuỷ phân este trong môi trường kiềm tạo ra glixerol và các muối của axit béo.
 c) Phản ứng của chất béo với nước trong môi trường axit là phản ứng thuỷ phân nhưng không là phản ứng xà phòng hoá.
3. Các phương pháp đúng là b, c, e : vì xà phòng, cồn 96o, xăng hoà tan được dầu ăn.
Dùng nước không được vì nước không hoà tan dầu ăn.
Giấm tuy hoà tan dầu ăn nhưng lại phá huỷ quần áo.
4. Phản ứng thuỷ phân chất béo bằng kiềm :
 	 Chất béo + natri hiđroxit đ glixerol + hỗn hợp muối natri.
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có
 mmuối = mchất béo + mnatri hiđroxit - mglixerol
 đ mmuối = 8,58 + 1,2 - 0,368 = 9,412 (kg).
(ở đây coi chất béo không có lẫn các axit béo.)
Gọi khối lượng xà phòng thu được là x (kg), khi đó ta có : 
´ 100% = 60%.
Vậy x = ằ 15,69 (kg).
Bài 48 (1 tiết)
Luyện tập : Rượu etylic, axit axetic và chất béo
A. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức : Củng cố các kiến thức cơ bản về rượu etylic, axit axetic và chất béo.
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng giải một số dạng bài tập.
B. tổ chức dạy học
GV kẻ bảng, viết sẵn các đề mục theo hàng ngang và cột dọc sau đó yêu cầu HS điền các nội dung thích hợp vào các ô tương ứng. Viết PTHH minh hoạ.
C. hướng dẫn giải bài tập trong sgk
1. a) Chất có nhóm - OH : rượu etylic, axit axetic.
 Chất có nhóm - COOH : axit axetic.
 b) Chất tác dụng với K : rượu etylic, axit axetic.
Chất tác dụng với Zn : axit axetic. 
Chất tác dụng với NaOH : axit axetic.
 Chất tác dụng với K2CO3 : axit axetic.
2. Phản ứng của etyl axetat với dung dịch HCl :
 	CH3COOC2H5 + H2O CH3COOH + C2H5OH.
Phản ứng của etyl axetat với dung dịch NaOH :
CH3COOC2H5 + NaOH CH3COONa + C2H5OH
3. Các chất thích hợp là :
a) 2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2ư (có thể dùng K, Ba, Ca)
b) C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O
c) 2CH3COOH + 2K 2CH3COOK + H2ư
d) CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
e) 2CH3COOH + Na2CO3 2CH3COONa + CO2ư + H2O
 (có thể dùng K2CO3, CaCO3)
f) 2CH3COOH + Mg (CH3COO)2Mg + H2ư
h) Chất béo + kali hiđroxit glixerol + muối kali của các axit béo
4. Dùng quỳ tím nhận ra axit axetic.
Cho hai chất lỏng còn lại vào nước, chất nào tan hoàn toàn là rượu etylic, chất lỏng nào khi cho vào nước thấy có chất lỏng không tan nổi lên trên, đó là hỗn hợp của rượu etylic với chất béo.
5. ứng với công thức phân tử C2H6O có hai công thức cấu tạo :
CH3 - O - CH3 và CH3 - CH2 - OH
 	(I) (II)
Cho A tác dụng với Na nếu thấy khí bay ra thì A là rượu etylic.
Với công thức C2H4O2 có các công thức cấu tạo sau :
H - C - CH2 - OH H - C - O - CH3 CH3 - C - OH
 	 O 	 	 O	 O
 	(I) 	 (II) 	(III)
Để chứng minh B là axit axetic cần cho B tác dụng với Na2CO3, nếu thấy có khí thoát ra chứng tỏ B là axit axetic.
6. a) Trong 10 lít rượu 8o có 0,8 lít rượu etylic nguyên chất.
Vậy khối lượng rượu etylic là 0,8 ´ 0,8 ´ 1000 = 640 (gam).
Phản ứng lên men : CH3CH2OH + O2 CH3COOH + H2O
Theo lí thuyết, 46 gam rượu khi lên men sẽ thu được 60 gam axit.
 Vậy 	 640 gam (gam).
Vì hiệu suất quá trình là 92% nên lượng axit thực tế thu được là :
b) Khối lượng giấm ăn thu được là 
7.* Trong 100 gam dung dịch CH3COOH nồng độ 12% có 12 gam CH3COOH. 
Phản ứng với NaHCO3 :
CH3COOH + NaHCO3 CH3COONa + H2O + CO2ư
	60 g 	 	84 g 	82 g 	44 g
	12 g x g 	y g z g
Vậy số gam NaHCO3 cần dùng là x = 
 Số gam CH3COONa tạo ra là y = 
 Số mol CO2 tạo ra là z =
Khối lượng dung dịch NaHCO3 cần dùng là 
Khối lượng dung dịch sau phản ứng là 100 + 200 - 8,8 = 291,2 (gam).
Vậy nồng độ dung dịch sau phản ứng là = 
Bài 49 (1 tiết)
Thực hành : Tính chất của rượu và axit
A. Mục tiêu
1. Kiến thức : Củng cố những hiểu biết về tính chất hoá học của rượu etylic và axit axetic.
2. Kĩ năng : Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng về thực hành hoá học, giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm trong thực hành thí nghiệm.
B. Nội dung
I - Tiến hành thí nghiệm
1. Thí nghiệm 1: Tính axit của axit axetic
Dụng cụ, hoá chất
- ống nghiệm ;
- Giá đựng ống nghiệm ;
- ống hút ;
- Dung dịch axit axetic ;
- Kẽm kim loại, bột CuO, CaCO3 ;
- Giấy quỳ.
Tiến hành thí nghiệm
Cho lần lượt vào mỗi ống nghiệm một trong các hoá chất : giấy quỳ tím, vài mảnh kim loại kẽm, 1 thìa nhỏ CuO, một mẩu đá vôi (CaCO3) bằng hạt ngô. Để các ống nghiệm trên giá ống nghiệm. Tiếp tục dùng ống nhỏ giọt cho vào mỗi ống nghiệm chừng 1 - 2 ml dung dịch axit axetic.
Hướng dẫn HS quan sát các hiện tượng xảy ra trong từng ống nghiệm, nhận xét về tính chất hoá học của axit axetic, viết các PTHH.
2. Thí nghiệm 2 : Phản ứng của rượu etylic với axit axetic
Dụng cụ, hoá chất
- ống nghiệm ;
- Nút cao su có kèm ống dẫn thuỷ tinh ;
- Cốc thuỷ tinh ;
- Rượu etylic khan (hoặc cồn 96o) ;
- Axit axetic đặc ;
- H2SO4 đặc ;
- Nước lạnh.
Tiến hành thí nghiệm
Cho vào ống nghiệm khoảng 2 ml rượu khan (hoặc cồn 96o), khoảng 2 ml axit axetic đặc, dùng ống nhỏ giọt nhỏ thêm vài giọt H2SO4 đặc. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống dẫn thuỷ tinh, nối đầu ống dẫn với ống nghiệm B ngâm trong cốc chứa nước lạnh. Lắp dụng cụ như hình vẽ 5.5, trang 141 SGK.
Dùng đèn cồn đun nóng nhẹ ống nghiệm A. Hơi bay ra từ ống nghiệm A được ngưng tụ trong ống nghiệm B. Khi thể tích dung dịch trong ống nghiệm A còn khoảng một phần ba thể tích ban đầu thì ngừng đun.
Lấy ống nghiệm B ra khỏi cốc nước, cho vào ống nghiệm khoảng 2 - 3 ml dung dịch muối ăn bão hoà, lắc đều ống nghiệm, sau đó để yên.
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mùi chất lỏng nổi trên mặt nước trong ống nghiệm B. 
Chất lỏng không tan nổi trên mặt nước, có mùi thơm. 
PTHH của phản ứng :	
CH3 - C - OH + C2H5OH	 + 
O 	 O
Lưu ý :	 
1) Để phản ứng tạo thành etyl axetat xảy ra thuận lợi cần dùng axit axetic, rượu etylic khan và axit sunfuric đặc, ngâm ống nghiệm thu etyl axetat trong cốc chứa nước lạnh (tốt nhất là nước đá).
2) Axit H2SO4 đặc có thể gây bỏng nặng, làm cháy quần áo, cần yêu cầu HS cẩn thận khi tiến hành thí nghiệm.
3) Rượu etylic khan dễ cháy, lưu ý HS không để gần lửa.
II - Công việc cuối buổi thực hành
1) Yêu cầu HS thu hồi hoá chất, rửa ống nghiệm, thu dọn dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh phòng thí nghiệm, lớp học.
2) Hướng dẫn HS làm tường trình.
Bài 50 (1 tiết)
Glucozơ
A. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức : Nắm được công thức phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng của glucozơ.
2. Kĩ năng : Viết được sơ đồ phản ứng tráng bạc, phản ứng lên men glucozơ.
B. Những thông tin bổ sung
- Công thức cấu tạo (dạng mạch hở) của glucozơ là :
HOCH2 - CHOH - CHOH - CHOH - CHOH - CH = O
Phản ứng của glucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3 được viết như sau :
Trước tiên : AgNO3 + NH3 + H2O đ AgOH + NH4NO3

Tài liệu đính kèm:

  • dochoa6.doc