Sáng kiến kinh nghiệm dạy về 1 tác giả

Sáng kiến kinh nghiệm dạy về 1 tác giả

 I/ ĐẶT VẤN ĐỀ

 Trong nhà trường phổ thông, môn văn là môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh. Tuy nhiên dạy và học văn như thế nào để mỗi giờ văn đem lại niềm vui và những bài học bổ ích cho học sinh là điều mà mỗi giáo viên Ngữ văn THCS hằng mong muốn. Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn là yêu cầu bức thiết với mỗi giáo viên ngữ văn trong đó dạy học môn Ngữ văn bằng giáo án điện tử cũng là một giải pháp, đòi hỏi sự tìm tòi học hỏi nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm để vận dụng có hiệu quả việc ứng dụng CNTT vào giờ học.

 Qua một số năm thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong nhà trường THCS, tôi nhận thấy, việc dạy bằng giáo án điện tử (GAĐT) đối với môn Ngữ Văn hay các phân môn khác đều đem lại những hiệu quả nhất định. Phương pháp này nếu được áp dụng đúng cách sẽ tạo hứng thú cho học sinh, đặc biệt là khi giảng những nội dung có minh hoạ bằng tranh ảnh, âm thanh, sơ đồ, biểu bảng.Mặt khác, việc trỡnh diễn nội dung bài dạy bằng màn hỡnh vừa mới lạ đối với học sinh vừa giúp cho giáo viên tiết kiệm một lượng lớn thời gian ghi bảng, giáo viên sẽ sử dụng thời gian đó vào việc mở rộng vấn đề, liên hệ những kiến thức bên ngoài góp phần làm cho bài học phong phú, sinh động, sâu sắc hơn.

Rừ ràng, hiệu quả của phương pháp giảng dạy mới bằng giáo án điện tử là không thể phủ nhận. Tuy vậy CNTT không phải là tất cả, CNTT không thể thay thế được người thầy. nó chỉ giúp người thầy đổi mới thêm phương pháp dạy học tăng hứng thú tiếp nhận văn chương. Nếu quá lạm dụng CNTT (ở đâymuốn đề cập đến việc quá phô diễn kỹ năng tin học, sử dụng những hiệu ứng, những kỹ xảo không cần thiết) thỡ , học sinh sẽ mất đi khả năng cảm thụ vẻ đẹp của ngôn từ văn chương mà chỉ chú tâm đến phần trỡnh diễn kỹ thuật tin học.

 

doc 10 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 699Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm dạy về 1 tác giả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I/ Đặt vấn đề 
 	 Trong nhà trường phổ thông, môn văn là môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh. Tuy nhiên dạy và học văn như thế nào để mỗi giờ văn đem lại niềm vui và những bài học bổ ích cho học sinh là điều mà mỗi giáo viên Ngữ văn THCS hằng mong muốn. Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn là yêu cầu bức thiết với mỗi giáo viên ngữ văn trong đó dạy học môn Ngữ văn bằng giáo án điện tử cũng là một giải pháp, đòi hỏi sự tìm tòi học hỏi nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm để vận dụng có hiệu quả việc ứng dụng CNTT vào giờ học.
 Qua một số năm thực hiện đổi mới phương phỏp giảng dạy và ứng dụng cụng nghệ thụng tin (CNTT) trong nhà trường THCS, tụi nhận thấy, việc dạy bằng giỏo ỏn điện tử (GAĐT) đối với mụn Ngữ Văn hay cỏc phõn mụn khỏc đều đem lại những hiệu quả nhất định. Phương phỏp này nếu được ỏp dụng đỳng cỏch sẽ tạo hứng thỳ cho học sinh, đặc biệt là khi giảng những nội dung cú minh hoạ bằng tranh ảnh, õm thanh, sơ đồ, biểu bảng...Mặt khỏc, việc trỡnh diễn nội dung bài dạy bằng màn hỡnh vừa mới lạ đối với học sinh vừa giỳp cho giỏo viờn tiết kiệm một lượng lớn thời gian ghi bảng, giỏo viờn sẽ sử dụng thời gian đú vào việc mở rộng vấn đề, liờn hệ những kiến thức bờn ngoài gúp phần làm cho bài học phong phỳ, sinh động, sõu sắc hơn... 
Rừ ràng, hiệu quả của phương phỏp giảng dạy mới bằng giỏo ỏn điện tử là khụng thể phủ nhận. Tuy vậy CNTT khụng phải là tất cả, CNTT khụng thể thay thế được người thầy. nú chỉ giỳp người thầy đổi mới thờm phương phỏp dạy học tăng hứng thỳ tiếp nhận văn chương. Nếu quỏ lạm dụng CNTT (ở đõymuốn đề cập đến việc quỏ phụ diễn kỹ năng tin học, sử dụng những hiệu ứng, những kỹ xảo khụng cần thiết) thỡ , học sinh sẽ mất đi khả năng cảm thụ vẻ đẹp của ngụn từ văn chương mà chỉ chỳ tõm đến phần trỡnh diễn kỹ thuật tin học. 
Văn chương hấp dẫn người đọc bởi tớnh hỡnh tượng, tớnh gợi hỡnh gợi cảm. Dạy đỳng chưa phải là cỏi đớch của mụn văn mà cũn phải dạy sao cho cú hồn, cho sinh động, cho hay. Sau mỗi giờ học văn, người học phải cú được những rung động thẩm mỹ khi ấy cỏc em sẽ tự tỡm đến văn chương hơn là ộp buộc. Nhà văn khụng cú cảm hứng khụng thể cú tỏc phẩm, người dạy văn thiếu độ rung của tõm hồn thỡ tiết giảng khú thành cụng. Thế nhưng, khi sử dụng GAĐT, phần lớn cỏc giỏo viờn hầu như bị phụ thuộc hoàn toàn vào màn hỡnh mỏy tớnh, dẫn đến một tiết dạy rời rạc, xơ cứng; cỏc em khụng cảm nhận được nột đặc sắc của văn bản...  
Vỡ vậy khi sử dụng giỏo ỏn điện tử cần phải phự hợp với đặc trưng đối tượng với từng tiết dạy khỏc nhau với những mức độ khỏc nhau. Chẳng hạn, sử dụng mỏy chiếu phụ trợ cho giảng dạy văn học dõn gian (nhất là phần ca dao dõn ca) sẽ rất thành cụng, bởi đặc trưng của nú là loại nghệ thuật đa chức năng: người dạy cú thể làm sống lại khụng gian diễn xướng bằng hỡnh ảnh trờn màn hỡnh. Hay dạy cỏc tiết tập làm văn, trả bài hoặc bài tiếng Việt, sử dụng GAĐT cú tỏc dụng lớn trong việc tiếp nhận của học sinh. Nhưng khi dạy cỏc tiết đọc văn, nếu lạm dụng mỏy chiếu cú khi lại phản cảm.Thụng điệp văn chương vọng từ con chữ, gợi trớ tưởng tượng chứ khụng thể hỡnh ảnh húa bằng đường nột trờn màn hỡnh được. 
Qua quỏ trỡnh học hỏi đỳc rỳt kinh nghiệm tụi nhận thấy trong giờ ngữ văn việc sử dụng GAĐT vào giờ dạy giới thiệu tỏc giả và tỏc phẩm văn học cú những hiệu quả tốt khi kết hợp với những hoạt động tớch cực của học sinh
 II giải quyết vấn đề:
 1. nhận thức
 - Khi cho học sinh cảm thụ về tác phẩm văn học nào đó chúng ta phải xem xét không chỉ những yếu tố trong văn bản mà còn phải căn cứ thêm nhiều yếu tố khác ngoài văn bản như hoàn cảnh sáng tác, cuộc đời nhà văn, bối cảnh lịch sử xã hội, gia đình bạn bè đã góp phần hình thành nên tác phẩm đó như thế nào vì thế việc thu thập các tư liệu về con người nhà văn , từ tiểu sử hành trang đời tư từ lúc ấu thơ đến tuổi trưởng thànhlà một điều hết sức cần thiết và phải nói không biết thế nào cho đủ 
 Vd : Cảm thụ bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải thì ngoài việc phân tích cái hay cái đẹp của văn bản, trong từng câu chữ ý tứ của bài thơ ta phải đặt bài thơ vào trong hồn thơ của Thanh Hải vào trong hoàn cảnh sáng tác của bài thơ chúng ta sẽ thấy bài thơ đẹp lên nhiều lần, sâu sắc hơn thấm thía hơn về khát vọng sống khát vọng dâng hiến của nhà thơ .
- Tác giả văn học là một trong các đối tượng của văn học sử kiến thức về các tác giả thường là về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp văn học của một nhà văn nhà thơ nào đó, vị trí của nhà văn ấy trong nền văn học dân tộc, phong cách nghệ thuật và những đặc sắc về nội dung tư tưởng của nhà văn này là gì, tác phẩm này ra đời trong hoàn cảnh nào ? những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó, giá trị và ý nghĩa của tác phẩm này trong nền văn học dân tộc những kiến thức này hầu như đã có sẵn các em có thể tự đọc hiểu sưu tầm tài liệu, hoạt động cá nhân, điều quan trọng của giáo viên phải có phương pháp cho các em tiếp thu một cách chủ động tránh nhàm chán và khắc sâu được kiến thức, có ấn tượng rõ ràng cụ thể về tác giả tác phẩm âý đặc biệt trong phần gới thiệu về tác giả tác phẩm chúng ta có thể tận dụng tối đa CNTT trong việc tích hợp với những kiến thức lịch sử địa lí, âm nhạc hội hoạ, điện ảnh để tăng hứng thú cho học sinh tạo tiền đề cho việc cảm thụ tác phẩm như giới thiệu chân dung ( thời điểm sáng tác tác phẩm, thời điểm hiện tại), quê hương tác giả( qua bản đồ địa lý, qua các nét đặc trưng như cảnh quan thiên nhiên, truyền thống lịch sử văn hoá, di tích lịch sử, lễ hội )Tái hiện lại hoàn cảnh sáng tác tác phẩm làm sống dậy không khí của tác phẩm trong xã hội đương thời, cảm nhận về thể loại văn bản, các tác phẩm tiêu biểu của tác giả đã xuất bản .
 Ví dụ : khi giới thiệu tác phẩm Thuế máu ( Nguyễn ái Quốc) ta cho chiếu đoạn phim quay cảnh kéo cày thay trâu của người nông dân bấy giờ, các hình ảnh trận đói năm ất Dậu, hình ảnh nhân ta bị đàn áp giết chóckhi dạy Chiếu dời đô ( Lý Công Uốn) ta lấy một đoạn trích cảnh vua ban chiếu trong một vở chèo cổ, dạy Kiều (Nguễn Du), Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) ta cho học sinh nghe khúc ngâm, hát nói; dạy “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ( Phạm Tiến Duật) “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê) ta cho chiếu hình ảnh đoàn xe vận tải trong kháng chiến chống Mĩ, cảnh máy bay dải thảm và ca khúc những cô gái mở đường.
Để làm được những việc trên đòi hỏi Giáo viên phải tâm huyết chịu khó tìm tòi sáng tạo lại phải có những kiến thức tối thiểu về các lĩnh vực khoa học nghệ thuật mà trong quá trình vận dụng ta động chạm phải. Thứ nữa cần tuỳ thuộc vào đối tượng học mà thiết kế cho phù hợp.
 Thực tế trong chương trình ngữ văn hiện nay việc giới thiệu tác giả và tác phẩm chiếm một thời lượng không nhiều trong giờ học thường giới hạn trong phần vào bài hoặc chú thích sao, chỉ có một số tác gải tác phẩm lớn được dành ra một tiết, như Nguyễn Du với Truyện Kiều , Nguyễn Đình Chiểu với Lục Vân Tiên .. nếu quá đi sâu vào phần này sẽ không đảm bảo thời gian của tiết học, yêu cầu về nội dung cảm thụ kiến thức văn bản song ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này tôi cũng mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm nho nhỏ dạy phần này thông qua giáo án (có sử dụng chú giải) áp dụng với đối tượng học sinh lớp khá giỏi. 
2. Minh hoạ cụ thể
Thiết kế bài giảng Ngữ văn 9
Tiết 38,39
Văn bản : Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
(Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)
a. Mục tiêu cần đạt 
 - Nắm được cốt truyện và những điêù cơ bản về tác giả, tác phẩm.
 - Giáo dục học sinh về nghị lực sống, nhân cách áống thông qua cuộc đời tác giả
- Rèn kĩ năng nắm bắt vận dụng kiến thức về tác giả, tác phẩm vào bài viết văn thuyết minh về tác giả tác phẩm văn học
b. Chẩn bị
GV : - Đọc , nghiên cứu soạn bài.
 - Sưu tầm tác phẩm LVT, ảnh NĐC, một số hình ảnh có liên quan đến nhà thơ, khúc ngâm Kiều, hát nói truyện Lục Vân Tiên.
 - Hướng tích hợp, dự kiến các tình huống dạy- học .
* Giao bài tập theo các nhóm học tập tự nghiên cứu .
HS : - Đọc, trả lời câu hỏi SgK (HĐ cá nhân)
 - Thuyết minh về tác giả Nguyễn Đình Chiểu (có mở rộng, có thể đưa cho các em các tài liệu liên quan) .(N1)
 - Thuyết minh tác phẩm LVT ( hình thức gới thiệu sách, cho các em mượn tác phẩm Lục Vân Tiên , bản cổ )(N2)
 - Viết đoạn văn biểu cảm về cuộc đời, nhân cách và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu (N3)
 - Viết đoạn văn tự sự , có yếu tố miêu tả kể chuyện Vân Tiên đánh cướp cứu KNN(N4)
 - Tóm tắt tác phẩm ( 10- 15 câu) và nhận xét bố cục văn bản.(HĐ cá nhân)
- Giao cho một em có khả năng ca hát tập một đoạn hát nói thơ Lục Vân Tiên.
c.Hoạt động trên lớp 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* ổn định : 1’
* HĐ1 : Kiểm tra : 5’
? Chiếu một số hình ảnh thuộc các phần của truyện Kiều?( có chèn khúc ngâm Kiều sưu tầm trên mạng VT1)
? Qua cuộc đời Kiều Nguyễn Du muốn gửi gắm đến chúng ta điều gì?
“ Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
- Trả lời.
- Nôĩ niềm xót xa đau đớn trước hiện thực đen tối và tấm lòng thương cảm đối với kiếp người “Hồng nhan bạc mệnh” trong xã hội phong kiến đương thời.
- Tư tưởng định mệnh “Tài mệnh tương đố” và quan niệm “Hồng nhan đa truân”
HĐ2 : Dẫn vào bài : 2’
 Cái tâm cái tài của Nguyễn Du đã để lại cho đời áng văn chương bất hủ:
Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru tháng ngày“
 NĐC và LVT để lại cho chúng ta những bài học đạo lí cao đẹp.
- Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói về NĐC :
“ Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng thoạt nhìn chưa thấy sáng; song càng nhìn càng sáng. NĐC – nhà thơ yêu nước vĩ đại của nhân dân MN thế kỷ XIX – là 1 trong những ngôi sao như thế.“
- Cho HS xem ảnh NĐC.
- Tình cảm của Cố thủ tướng Phạm văn Đồng đối với NĐC qua nhận xét trên?
* Văn bản: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Quan sát : Nhận xét chân dung?
- Ngợi ca tấm lòng yêu nước của nhà thơ.
I/ Đọc, tìm hiểu chung :
* HĐ3 : HD đọc – tìm hiểu chung
1.Tác giả :
? Theo dõi chú thích SGK thuyết minh ngắn gọn về tác giả Nguyễn Đình Chiểu:
- Yêu cầu HS nhóm 2 nhận xét bổ sung sau đó hoàn thành những thông tin về tác giả vào bảng sau ( chiếu lên màn hình)
- Tên:...................................
- Quê quán:.........................
- Gia đình:..........................
 - Bản thân: + trước 1859:.....
 + sau 1859:.......
- Khi mất:.........................
 - Bài học:...............................
? Những phẩm chất tính cách, những bài học từ cuộc đời và sự nghiệp.
* Sự nghiệp thơ văn ?
- Giới thiệu các sáng tác của nhà thơ theo hai giai đoạn ?
- Yêu cầu HS nhóm 1 nhận xét bổ sung sau đó hoàn thành những thông tin về sự nghiệp thơ văn vào bảng sau( chiếu lên màn hình)
- Chữ viết:
 Thể loại :
 Các giai đoạn văn học:
 Nội dung chủ yếu:  
Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ:
- Mục đích các sáng tác thơ văn Nguyễn Đình Chiểu qua hai giai đoạn?
- Chiếu nhận định của Phạm Văn Đồng về NĐC và sự nghiệp văn chương của ông.
 Gv : Giới thiệu một số tác phẩm của NĐC, khu tưởng niệm nhà thơ.( chiếu lên màn hình)
GV :NĐC nêu cao tấm gương sáng ngời về nghị lực sống và cống hiến cho đời, nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất chống giặc ngoại xâm. ông là nhà nho tiết tháo, nhà thơ mù yêu nước vĩ đại, lương y nổi danh và nhà giáo đức độ. Vượt lên trên số phận, NĐC xứng đáng là ngọn cờ đầu của thơ văn yêu nước chống Pháp ở nước ta thế kỷ XIX.
* Quan niệm sáng tác văn chương?
- HS quan sát các câu thơ tìm hiểu rút ra quan niệm?
- HS Nhóm 1 ( cử một em đứng lên trước tập thể lớp trình bày phần chuẩn bị thuyết minh của mình)
- NĐC ( 1822 – 1888), tục gọi là Đồ Chiểu.
- Quê nội Thừa Thiên – Huế, quê ngoại Gia Định.
* Trước khi TD Pháp xâm lược:
- Đỗ tú tài năm 21 tuổi (1843), 6 năm sau (1849) bị mù.
- Chưa kịp thi tiếp thì mẹ mất, ốm nặng, bị mù, bị bội hôn.
- Về quê mẹ làm ông lang chữa bệnh cho dân, mở lớp dạy học cho dân.
* Sau khi TD Pháp xâm lược:
- Cùng các lãnh tụ nghĩa quân (Trương Định, Phan Tòng) bàn mưu kế chống Pháp.
- Sáng tác nhiều thơ văn khích lệ tinh thần yêu nước, chiến đấu của nhân dân Nam Bộ.
- Giữ trọn lòng trung thành với dân với nước cho đến khi ốm nặng và qua đời trong sự thương tiếc của nhân dân MN.
ố Là người có nghị lực sống phi thường, tấm lòng yêu nước thương dân, bất khuất trước kẻ thù.
N 3.
* Sự nghiệp thơ văn : Toàn bộ viết = chữ Nôm 
+ Trước 1859:
Truyện thơ LVT, 
Dương Từ Hà Mậu
à Truyền bá đạo lí làm người
 + Sau 1859: 
- Chạy giặc(1859)
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (1861)
-Văn tế Trương Định (1864)
- Văn tế nghĩa sĩ trận vong
- Lục tỉnh (1868)
-Thơ điếu Phan Tòng (1868)
- Ngư Tiều y thuật vấn đáp (1874)
à Cổ vũ lòng yêu nước kháng chiến
"Cảm hứng chủ đạo của thơ văn ụng ở giai đoạn đầu là cảm hứng đạo lý và yếu tố này đó được nõng lờn thành trữ tỡnh đạo lý đầy nhõn nghĩa, thảo ngay, đồng thời cũng giàu chất phờ phỏn, phẫn nộ trước mọi điều bất nhõn, bất nghĩa như ụng đó tự bạch:" 
 Núi ra thỡ nước mắt trào, 
 Tấm lũng ưu thế biết bao giờ rồi... 
 "Những tỏc phẩm ở giai đoạn sau - thời kỳ đất nước bị xõm lăng - của ụng là những trang bất hủ ngợi ca cuộc chiến đấu oanh liệt của nhõn dõn ta chống xõm lược phương Tõy ngay từ buổi đầu chỳng đặt chõn lờn đất nước ta .”
 (Phạm Văn Đồng) 
-Quan sát.
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
(Dương Từ Hà Mậu)
 GV: Chiếu nhận định của Phạm Văn Đồng :“Thơ văn...càng nhìn càng thấy sáng“
 ? Nêu những hiểu biết của em về truyện thơ LVT ?
? Hoàn thành những thông tin vào bảng sau ( máy chiếu)
- Chữ viết : 
- Thể loại: .
- Phương thức biểu đạt: ...
- Hoàn cảnh sáng tác:.
- ảnh hưởng : .. 
- Mục đích trực tiếp: ..
- NĐC sáng tác trong thời gian nhà thơ dạy học và làm nghề thuốc chữa bệnh cho dân ở Gia Định. Đây là tác phẩm lớn đầu tiên của NĐC. Cốt truyện hoàn toàn do nhà thơ sáng tạo. LVT được lưu truyền rộng rãi khắp Lục tỉnh và MN Trung bộ dưới hình thức sinh hoạt dân gian : nói thơ, kể chuyện, hát dân gian. Truyện được in lại nhiều lần, phiên âm chữ quốc ngữ, được dịch ra tiếng Pháp và lan rộng ảnh hưởng ra toàn quốc.
Học theo ngòi bút chí công,
Trong thơ cho ngụ tấm lòng Xuân Thu
(Ngư Tiều y thuật vấn đáp)
à Dùng văn chương để biểu hiện đạo lí, chiến đấu cho chính nghĩa:
Văn chương ai chẳng muốn nghe
Phun châu nhả ngọc báu khoe tinh thần
àVăn chương phải là những sáng tạo nghệ thuật có tính thẩm mĩ, để phát huy các giá trị tinh thần
(Ngư Tiều y thuật vấn đáp)
Ä Quan điểm văn chương tải đạo, giúp đời, có tính chiến đấu tích cực.
Ä Được ý thức tự giác, sâu sắc, được thực thi bền bỉ trong suốt cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ.
 2. Tác phẩm :
N2.Giới thiệu tác phẩm LVT . Hình thức cầm trên tay tác phẩm giới thiệu.
- Nghe khúc ngâm.
- Chữ viết : chữ Nôm
- Thể loại: truyện thơ Nôm
- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm 
- Hoàn cảnh sáng tác: 1858 
- ảnh hưởng : sâu rộng, lâu bền 
- Mục đích trực tiếp: truyền dạy đạo lí:
Hỡi ai lẳng lặng mà nghe
Dữ răn việc trước lành dè thân sau
Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình
*Tóm tắt tác phẩm.
? Tóm tắt truyện ?
à Thảo Luận: N1, 2 Nhận xét bố cục ? Bố cục này có ý nghĩa gì?
 N3, 4: Cuộc đời của nhân vật Lục Vân Tiên và của tác giả Có điểm gì giống và khác nhau? Điều đó có ý nghĩa gì? Nêu điểm nhìn nghệ thuật của nhà văn khi xây dựng hình tượng Lục Vân Tiên?
 N 5, 6 :Theo em có nên so sánh truyện Kiều với truyện Lục Vân Tiên không? Vì sao?
 * Giá trị tác phẩm: 
+ Nghệ thuật (câu hỏi trắc nghiệm)
Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, tự nhiên, giàu lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân 
 Kết cấu ớc lệ khuôn mẫu, theo truyện kể dân gian.
Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật.
 Đặc tả nhân vật bằng hành động, ngôn ngữ
+ Nội dung( Câu hỏi trắc nghiệm)
Là khúc ca chiến thắng của những ngời kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấu.
B. Là bản án kết tội những kẻ bất nhân phi nghĩa 
Cổ vũ tinh thần yêu nước, tinh thần kháng chiến.
Truyền dạy những bài học về đạo lí làm người
* Tiểu kết ( Hệ thống lại bài)
 ? Vẻ đẹp của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu ?
 ? Vị trí của tác phẩm Lục Vân Tiên trong nền văn học dân tộc cũng như trong lòng người dân Việt Nam ?
 GV : Nêu nhận định của Lê Trí Viễn à chuyển ý.
? Trò chơi ô chữ :
* Dặn dò: Chuẩn bị tiết 39.
N3:- Dựa vào SGK tóm tắt thành 4 phần :
+ LVT đánh cướp cứuKNN.
+ LVT gặp nạn và được cứu.
+ KNN gặp nạn và được cứu.
+ Đoàn tụ : Lục – Kiều gặp lại sum vầy hạnh phúc.
- Làm việc 3’
 à Kết cấu ước lệ khuôn mẫu, theo truyện dân gian:
 - Phản ánh được cuộc đời đầy rẫy bất công vô lí 
 - Khát vọng ngàn đời của nhân dân ta: Chính nghĩa thắng gian tà
* Giá trị của tác phẩm
+ Là khúc ca chiến thắng của những người kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấu (LVT, KNN, VTT, HM, Ông Ngư, Ông Quán..)
+ Là bản án kết tội những kẻ bất nhân phi nghĩa (TH, BK, VC, TS)
à Truyền dạy những bài học về đạo làm người
- Bình dị, mộc mạc, tự nhiên, giàu lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân (kết hợp với tính cổ điển: tề chỉnh, trang nhã, hàm súc)
Luyện tập :Ô chữ : NGHị LựC
 Một con người tật nguyền như vậy, nếu chỉ sống bình thường, trong sạch cũng là quý, không ai nỡ đòi hỏi phải gánh vác việc đời. ấy mà cụ đã sống và đã làm việc với ba cương vị trí thức, luôn luôn có mặt ở phía trước, luôn luôn gương mẫu, cống hiến không kể mình, và như vậy cho đến ngày từ giã cõi đời. Còn có tấm gương người mù nào đáng soi hơn cho người có đủ hai mắt
(Lê Trí Viễn)
Lầm lạc thay việc đem so Lục Vân tiên với Truyện Kiều trên những tiêu chuẩn đồng nhất ! Truyện Kiều là một tiểu thuyết bằng thơ. Lục Vân Tiên là một truyện kể, cha xa lắm với truyện kể dân gian. Truyện kể có cốt
truyện, có tình tiết hấp dẫn, chi tiết chân thực, diễn biến logic, kết cấu sáng rõ theo thứ tự thời gian, còn nhân vật thì bộc lộ bằng hành động, ít bằng nội tâm, diễn biến tâm lí không cần phanh phui kĩ lưỡng, văn chú trọng tự sự hơn trữ tình, lời văn chuộng giản dị dễ hiểu, có tính quần chúng như ở cửa miệng đàn bà con trẻ.
 (Lê Trí Viễn)
* Tiết học kết thúc
III/Kết thúc vấn đề 
Tết học ( phần học) giới thiệu về tác giả và tác phẩm văn học có vai trò quan trọng trong việc định hướng lĩnh hội tác phẩm văn chương tạo hứng thú cho việc lĩnh hội cho giờ học tác phẩm văn chương, việc áp dụng giáo án điện tử vào giờ học này vì vậy cũng cần phải được vận dụng một cách linh hoạt khéo léo đảm bảo tính khoa học vừa sức với đối tượng học sinh, tránh việc áp đặt một chiều, khô cứng thiếu sinh động. Muốn thực hiện thành công thì phần tự học tự nghiên cứu của học sinh cũng là một phần quan trọng bên cạnh đó người thày giáo còn cần kết hợp các phương pháp đặc thù bộ môn văn Phương pháp nêu vấn đề ,phương pháp đọc sáng tạo ,phương pháp hoạt động nhóm,phương pháp trắc nghiệm ...
	Bản thân tôi sau một thời gian thực nghiệm, mặc dù không ít khó khăn nhưng tôi đã thu được kết quả khả quan .
	Tôi thấy không khí nặng nề, buồn tẻ trong các giờ học các tác phẩm văn chương đã bị đẩy lùi, thay vào đó là không khí sôi nổi, hào hứng học tập của học sinh. Các em thấy thoả mái, tự nhiên tham gia vào quá trình dạy học .
	Học sinh cảm thấy thoả mái, tự tin khi bộc lộ những cảm xúc của mình trong quá trình tiếp cận tác giả, tác phẩm. Những bài học đạo lí, nhân cách đến được với các em một cách tự nhiên lưu lại lâu bền trong các em và trở thành cách sống cách nghĩ của các em...
 Thiết nghĩ văn chương đích thực là những xúc cảm thẩm mĩ của nhà văn gửi gắm vào trong tác phẩm. Trên hành trình đi tìm và khám phá những vẻ đẹp ấy của nhà văn để bồi đắp tâm hồn cho học sinh, chúng ta - những kỹ sư tâm hồn cần phải có tình yêu, lòng say mê, sự sáng tạo và sự nỗ lực hết mình để tạo được những sản phẩm hoàn thiện hoàn mỹ. Những suy nghĩ và một vài kinh nghiệm nho nhỏ của tôi rút ra từ quá trình giảng dạy trên đây có thể coi là một sự cố gắng nhằm hoàn thiện thêm tay nghề của mình trên hành trình đầy chông gai này. Và để hoàn thiện hơn nữa rất mong sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và của các đồng nghiệp. 	 
 Hưng Hà, ngày 25 tháng 6 năm 2009
ý kiến của tổ chuyên môn Người viết
Vũ Anh Tuấn

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN DAY VE MOT TAC GIA.doc