I / LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
M.Gorơki kể lại câu chuyện cảm động của anh thanh niên Rư kốp lần đầu tiên trong đời biết đánh vần. Đọc đến đâu anh vui sướng hể hả nhận ra điều kỳ diệu trong từng con chữ. Mỗi chữ anh đọc lên như đang thì thầm trò chuyện và giúp anh nhận biết thêm thế giới xung quanh mình. Như vậy là khi đến với tác phẩm văn chương, người tiếp nhận đã đi từ vỏ ngôn ngữ để nhận ra thế giới nghệ thuật của tác phẩm do tác giả dựng lên. Còn ngôn ngữ - những liên kết công thức vô tri vốn được ép khô trên giấy bỗng chốc chở nên có hồn bởi trí tưởng tượng phong phú của nhà văn và sự đồng cảm đầy nhạy cảm của người tiếp nhận.
Với vai trò là một giáo viên dạy môn ngữ văn THCS, được cùng học sinh say sưa đến với từng tác phẩm văn học là một niềm vui,niềm hạnh phúc mà nghề mang lại.Dẫn dắt học sinh đến với thế giới nghệ thuật trong tác phẩm là giúp các em đến với cái hay cái đẹp, đến với thế giới nghệ thuật vô cùng phong phú và sinh động do tài năng và trí tuệ người nghệ sỹ. Là hướng các em đến với bản chất của Chân - Thiện - Mỹ Cảm nhận, phát hiện được sự lao động nghệ thuật của nhà văn gửi gắm qua tác phẩm là đã cùng nhà văn một lần nữa sáng tạo. Và điều quan trọng, là sau đó giúp các em ứng dụng cái hay cái đẹp trong đời sống văn chương như thế nào trong cuộc đời thực là một việc làm không phải dễ dàng. Từ văn chương, từ những rung động rất tự nhiên trong chính trái tim các em làm cho các em có cái nhìn rộng rãi, sâu sắc hơn, nhân văn hơn về cuộc sống. Vậy là , người giáo viên giữ vai trò trung gian, cầu nối giữa tác phẩm văn chương và học sinh. Người giáo viên là người đầu tiên mang trọng trách đưa học sinh vào thế giới văn chương. Là người tạo ra thái độ của học sinh về môn văn. Các em có thể có thiện cảm , hay xa lánh văn chương, người giáo viên dạy văn đóng một phần không nhỏ.
ý thức được tầm quan của mình trong dạy học, tôi đã rất nghiêm túc, và dày công chuẩn bị nội dung bài giảng. Mỗi bài giảng văn , theo tôi có thành công hay không, chính là niềm say mê vô bờ bến của người thầy trên lớp, niềm hứng thú, xao động trong từng ánh mắt học trò khi cùng cô giáo vỡ dần từng ý nghĩa của văn chương.
Sáng kiến kinh nghiệm: Điểm sáng thẩm mỹ trong dạy học tác phẩm trữ tình Năm học 2009 -2010. Nội dung đề tài gồm có: - Bố cục đề tài: - Lý do chọn đề tài. + Cơ sở lý luận: + Một số ứng dụng trong dạy học tác phẩm cụ thể. + Những thành công bước đầu thu được trong quá trình dạy học. + Kết luận. - Tài liệu nghiên cứu. + - Giới hạn đề tài. I / Lý do chọn đề tài. M.Gorơki kể lại câu chuyện cảm động của anh thanh niên Rư kốp lần đầu tiên trong đời biết đánh vần. Đọc đến đâu anh vui sướng hể hả nhận ra điều kỳ diệu trong từng con chữ. Mỗi chữ anh đọc lên như đang thì thầm trò chuyện và giúp anh nhận biết thêm thế giới xung quanh mình. Như vậy là khi đến với tác phẩm văn chương, người tiếp nhận đã đi từ vỏ ngôn ngữ để nhận ra thế giới nghệ thuật của tác phẩm do tác giả dựng lên. Còn ngôn ngữ - những liên kết công thức vô tri vốn được ép khô trên giấy bỗng chốc chở nên có hồn bởi trí tưởng tượng phong phú của nhà văn và sự đồng cảm đầy nhạy cảm của người tiếp nhận. Với vai trò là một giáo viên dạy môn ngữ văn THCS, được cùng học sinh say sưa đến với từng tác phẩm văn học là một niềm vui,niềm hạnh phúc mà nghề mang lại.Dẫn dắt học sinh đến với thế giới nghệ thuật trong tác phẩm là giúp các em đến với cái hay cái đẹp, đến với thế giới nghệ thuật vô cùng phong phú và sinh động do tài năng và trí tuệ người nghệ sỹ. Là hướng các em đến với bản chất của Chân - Thiện - Mỹ Cảm nhận, phát hiện được sự lao động nghệ thuật của nhà văn gửi gắm qua tác phẩm là đã cùng nhà văn một lần nữa sáng tạo. Và điều quan trọng, là sau đó giúp các em ứng dụng cái hay cái đẹp trong đời sống văn chương như thế nào trong cuộc đời thực là một việc làm không phải dễ dàng. Từ văn chương, từ những rung động rất tự nhiên trong chính trái tim các em làm cho các em có cái nhìn rộng rãi, sâu sắc hơn, nhân văn hơn về cuộc sống. Vậy là , người giáo viên giữ vai trò trung gian, cầu nối giữa tác phẩm văn chương và học sinh. Người giáo viên là người đầu tiên mang trọng trách đưa học sinh vào thế giới văn chương. Là người tạo ra thái độ của học sinh về môn văn. Các em có thể có thiện cảm , hay xa lánh văn chương, người giáo viên dạy văn đóng một phần không nhỏ. ý thức được tầm quan của mình trong dạy học, tôi đã rất nghiêm túc, và dày công chuẩn bị nội dung bài giảng. Mỗi bài giảng văn , theo tôi có thành công hay không, chính là niềm say mê vô bờ bến của người thầy trên lớp, niềm hứng thú, xao động trong từng ánh mắt học trò khi cùng cô giáo vỡ dần từng ý nghĩa của văn chương. Vậy làm cách nào để mỗi con chữ, dụng ý của nhà văn bừng sáng lên trong trí tưởng tượng của các em - lứa tuổi đang tràn đầy khả năng liên tưởng,tưởng tượng là một công việc không đơn giản của người giáo viên. Do vậy tôi chọn nội dung này để bày tỏ suy nghĩ của mình cùng với các đồng nghiệp để mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ ích, quý giá. iI . Cơ sở lý luận Tác phẩm văn học nào cũng tồn tại qua hệ thống ngôn ngữ vốn là vỏ vật chất của tác phẩm. Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm phải bắt đầu từ bước tri giác ngôn ngữ vốn đang là những kí hiệu câm lặng. Không cảm nhận được ngôn ngữ thì tác phẩm chỉ là một tập hợp kí hiệu chết, không có linh hồn. Tri giác ngôn ngữ của người đọc làm cho tác phẩm sống dậy,âm vang, cựa quậy. Khi chưa hiểu được ngôn ngữ với dụng ý văn chương của nhà văn thể hiện trong tác phẩm thì người đọc phát âm lên những con chữ, là sự rời rạc vô nghĩa. Những tập hợp ngôn từ là tập hợp những biểu tượng về sự vật,hiện tượng đời sống tự nhiên,con người mà nhà văn dựng lên qua ngôn ngữ. Ngôn ngữ nghệ thuật là thứ ngôn ngữ hàm ẩn,nhiều nghĩa. 1.Bước đấu tiên trong cảm nhận ngôn ngữ nghệ thuật là năng lực đọc. Đọc văn vừa có tính chất “hướng nội” vừa có tính chất “hướng ngoại”. biểu hiện hướng ngoại là phần “vỏ vật chất” của âm thanh, đọc để cả lớp cùng nghe và để giáo viên có cơ sở nhận xét đánh giá. Điều cơ bản và thiết yếu nhất là tính “ hướng nội”, bởi ở đó - “việc đọc mới thực sự âm vang và sự đồng điệu tâm hồn mới có khả năng làm sống dậy những kinh nghiệm trong trí nhớ, hội tụ những nét hình dung về hiện thực thông qua con đường huy động liên tưởng; đồng thời từ sự gợi ý của liên tưởng, có thể biểu cảm về một biểu tượng mới theo nguyên tắc của tưởng tượng”. Có một yếu tố rất quan trọng tham gia tích cực trong quá trình đọc,đó là yếu tố tình cảm . Nếu không có cảm xúc,việc đọc dễ là hoạt động sinh lý hơn là hoạt động tâm lý sáng tạo, bởi trong tình trạng thờ ơ vô cảm,việc đọc không thể là quá trình biểu hiện và thanh lọc cảm xúc thẩm mỹ của chủ thể tiếp nhận. Đọc sách cũng là quá trình liên tưởng là hồi ức, là tưởng tượng để có thể tái hiện như cảnh sống thực với con người “đi đứng nói năng với những cảnh đời sinh động và cho nó diễn ra như một cuốn phim trên màn ảnh của tưởng tượng”. Đọc bao giờ cũng gắn với nhu cầu nhận thức và khả năng vận dụng kinh nghiệm cá nhân.Phải đọc để xác định giọng điệu nhà văn. Nói như thế không có nghĩa muốn tiếp nhận, phải tìm bằng được giống hệt giọng nhà văn mà là đọc để phát hiện ra bề sâu cấu trúc,sự ngân rung và sức lan toả của nhịp điệu ngôn ngữ sao cho thích hợp nhất với việc diễn đạt nội dung văn bản nghệ thuật. Bắng sự tập trung cao độ và sự rung cảm mạnh mẽ,đọc diễn cảm có khả năng giúp học sinh “khai mở” những tình cảm thẩm mỹ,định hình ấn tượng tinh tế và nhạy bén làm cơ sở quan trọng cho tiến trình nhận thức lý tính. Người ta nói “đọc giữa các dòng thơ” chứ không phải chỉ các câu thơ. Đọc câu thơ “Anh dắt em vào cõi Bác xưa” dù đọc sáng rõ cũng chưa phải đọc đúng nếu không cảm nhận được chữ “cõi” mang dụng ý của tác giả.Từ việc tri giác ngôn ngữ đến phát hiện ra điểm sáng ngôn ngữ là một quá trình cảm thụ văn học; đòi hỏi người tiếp nhận vừa phải tập trung cao độ,vừa có năng lực cảm thụ văn học. 2 * Tác phẩm văn học là cấu tạo chặt chẽ của nghệ thuật ngôn từ. Người đọc đến với tác phẩm phải biết đánh thức cánh cửa ký hiệu của tác phẩm thông qua bước tưởng tượng tái hiện. Không có nước rửa ảnh thì mọi chân dung hình ảnh chỉ nằm im lìm trên một cuộn phim. Nhờ tưởng tượng tái hiện thế giới nghệ thuật trong tác phẩm mới hiện hình bao nhiêu bức tranh nhiều màu, với bao nhiêu con người khác nhau về diện mạo tính cách. Dựng dậy được thế giới nghệ thuật là một công việc cần thiết của người giáo viên trong giờ học văn. Điểm sáng ngôn ngữ nằm trong chỉnh thể chặt chẽ của tác phẩm. Từ một từ, chi tiết, hình ảnh, nhân vật sự kiện đều là những yếu tố hợp thành một chỉnh thể. Muốn hiểu được điểm sáng ngôn ngữ phải đặt ngôn ngữ đó trong chỉnh thể tác phẩm. Mỗi chi tiết ngôn ngữ đếu góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Phát hiện ra điểm sáng ngôn ngữ cũng chính là đã phát hiện ra tư tưởng chủ đề. 3 *Điểm sáng ngôn ngữ thể hiện ở sự lựa chọn từ ngữ giầu tính biểu cảm,tính hình tượng. Khi đến với tác phẩm văn chương,người tiếp nhận không tham lam mổ xẻ tất cả những con chữ thể hiện trong văn bản. Phải bằng năng lực nhạy bén phát hiện ra những chi tiết quan trọng, điểm sáng nghệ thuật mang dụng ý của nhà văn. Đại thi hào Nguyễn Du là người tài hoa bậc thầy khi sử dụng ngôn ngữ. Người, việc, cảnh, tình trong tác phẩm của ông thường được trình bày hàm súc, tinh tế, sắc sảo. Miêu tả vẻ đẹp Thuý Kiều, Nguyễn Du không chú trọng nhiều đến đường nét cụ thể. Kiều đẹp trong văn chương của Nguyễn Du chính là sức gợi ,sự tuởng tượng. “Làn thu thuỷ nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” Đối với các nhân vật phản diện,ông dùng từ rất đắc địa. Không tả nhiều, chỉ dùng một, hai từ đặc sắc tả chân dung, nhân vật được lộ diện phơi bầy. Đó là mụ Tú “Thoắt trông nhờn nhợt mầu da. ăn chi to lớn đẩy đà làm sao”. Cái nước da nhờn nhợt ẩm ướt vì không biết “ăn chi” đã cho ta hiểu bản chất tối tăm của mụ trong nghề “buôn phấn ,bán hương” hay bao nhiêu hy vọng sẽ đổi được đời Kiều từ miệng Sở Khanh đã tắt ngấm trong lòng người đọc khi ông cho hắn “lẻn” vào rủ Kiều đi trốn. Với Mã Giam Sinh là: “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng” _ Nguyễn Du đã “giết chết” Mã Giám Sinh bằng từ này. Trong một văn cảnh chỉ có một từ phù hợp nhất để thể hiện nó. Điều đó thật đúng. Sẽ có nhiều từ ngữ gần nghĩa hoặc cùng nghĩa để biểu thị nhưng chỉ có một từ mới đủ sức để chuyển tải cảm xúc, tình cảm, tư tưởng của nhà văn. Điều quan trọng là người đọc phải phát hiện ra được thông điệp nghệ thuật ấy để cảm nhận nó một cách sâu sắc. Nếu vô tình sẽ không thấy chỉ một chữ cho một ý thơ thôi Nguyễn Bính đã phải trằn trọc hết đêm Và ông bật dậy, một câu thơ tài tình được thành hình : “Mộng một đêm qua, mạ đã ngồi” . Cây lúa được người nông dân bao đời coi như con người : nó sống, nó cử động, nó ngồi, nó lớn rồi nó đứng cái Hồn chữ nghĩa ngờ đâu lại đến từ điều thật nhất, gần nhất. Từ ngữ vốn giầu đẹp ngay trong cuộc sống của chúng ta. Cuộc sống vốn nhiều mầu sắc, đa cung bậc, tinh tế. Nhà văn thâm nhập vào cuộc sống, lắng nghe dư âm ,sự chuyển động tinh tế của cuộc sống, lựa chọn từ ngữ mang hơi thở của cuộc sống vào văn chương – chính là cuộc sống đang cựa quậy trong văn chương. Lại đến với những câu thơ mang hồn thơ Nguyễn Bính. Đó là tâm trạng xao xuyến rạo rực của cô thôn nữ theo lời hẹn đi tìm bạn tình trong hội chèo, mưa bụi mùa xuân đã được đôi má hồng, trái tim rừng rực tình xuân làm tan biến, đoạn đường cô đến sao mà ngắn thế. “ Mưa nhỏ nên em không ướt áo Thôn đoài cách có một thôi đê” . Khi về, tâm trạng cô trái ngược. Buồn bã thất vọng vì “anh bảo anh sang, anh chẳng sang”. Cái thôi đê háo hức với bước chân xăm xăm kia giờ đã thành đoạn đường dài hút hắt cô đơn: “ áo mỏng che đầu mưa nặng hạt Có ngắn gì đâu một dải đê”. Như vậy, cùng một đoạn đường bằng nhau đã trở thành dài ngắn khác nhau khi tâm trạng nhân vật trữ tình khác nhau. Làm chủ được từ ngữ, bắt mỗi từ ngữ phải phục vụ cho ý riêng mình là một việc không dễ dàng với người sáng tác. Nhưng nhận ra được từ hệ thống ngôn ngữ cấu thành văn bản đâu là điểm sáng,đâu là thông điệp thẩm mỹ thì lại là công việc của người tiếp nhận. 4* .Điểm sáng ngôn ngữ hay nghệ thuật ngôn từ còn được thể hiện ở các biện pháp tu từ hợp lý. Biện pháp tu từ được sử dụng phù hợp sẽ tạo được giá trị đặc biệt trong biểu đạt, biểu cảm. Đó là cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ nào đó trong một ngữ cảnh cụ thể nhằm mục đích tạo ra một hiệu quả nhất định với người đọc, người nghe như ấn tượng về một hình ảnh, một cảm xúc, một thái độ. Trong tiếng Việt, biện pháp tu từ rất đa dạng. với một văn bản nghệ thuật, người ta có thể sử dụng một hoặc nhiều biện pháp tu từ khác nhau, thậm chí có thể khai thác tối đa sức mạnh nghệ thuật của một vài biện pháp tu từ nào đó. Điều này tạo nên dấu ấn cá nhân độc đáo trong nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ. Ví dụ nhờ biện pháp so sánh mà đã cụ thể hoá được những gì hết sức trừu tượng, khó cân đong, đo đếm.: một cảm gíác khó diễn đạt bằng lời được cụ thể ho ... g làm cho không gian trải rộng ra và nỗi lòng càng trống trải. Rõ ràng bằng việc sử dụng phép tu từ hợp lý đã đem lại hiệu quả cao trong nội dung biểu đạt. Ta thấy, nhà văn là người có vốn sống rộng,tâm hồn nhạy cảm,cảm nhận một cách tinh tế các gam mầu cung bậc cuộc sống. Ngôn ngữ với đặc trưng mang tính hình tượng và tính thẩm mỹ đã giúp nhà văn tái hiện cuộc sống theo cách của mình. Mỗi từ ngữ, nghệ thuật tu từ mang một dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Làm sáng rõ nghệ thuật ngôn từ, dụng ý của tác giả là một lần nữa người tiếp nhận đồng sáng tạo với tác giả. iII/ Một số ứng dụng trong việc dạy tác phẩm cụ thể: Nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn không chỉ dừng lại ở việc cảm thụ đúng những thông tin thẫm mỹ, mà còn mang trọng trách khơi gợi định hướng cho học sinh những suy nghĩ, những rung động cùng chiều với người sáng tác. Vậy, đứng trước một tác phẩm văn chương, với những kí tự ngôn ngữ dày đặc thì đâu là điểm sáng ngôn ngữ; Làm thế nào để khi tìm hiểu tác phẩm không sa vào lan man thiếu trọng tâm? Đó là những câu hỏi đặt ra. Để cảm nhận đúng, cảm nhận sâu sắc tác phẩm cần có nhiều yếu tố. Đó là năng lực cảm nhận; tái hiện hình tượng, liên tưởng sáng tạoVà không phải đối tượng học sinh nào cũng có khả năng trên. Người giáo viên dạy văn khi bước vào lớp trước hết phải tạo được không khí văn chương; cho học sinh tìm hiểu cuộc đời sự nghiệp của tác giả; hoàn cảnh sáng tácĐặc biệt khâu đọc là một khâu quan trọng - đọc diễn cảm phù hợp với tác phẩm đã bước đầu cho các em cảm nhận cần thiết của tác phẩm. Một yếu tố quan trọng nữa là việc đặt ra hệ thống câu hỏi. Chính dạng câu hỏi gợi tìm giúp học sinh có điều kiện bày tỏ suy nghĩ của mình trước những thông tin thẩm mỹ. Những bước trên là những bước thiết yếu mà giáo viên phải chủ đạo hướng dẫn học sinh tìm hiểu trong quá trình lĩnh hội tác phẩm văn chương trong chương trình học. Mục đích cao nhất trong dạy học ngữ văn đó là từ việc cả nhận tác phẩm văn học sẽ rèn luyện cho các em những xúc cảm tinh tế về cuộc sống; có cái nhìn đầy tính nhân văn về cuộc sống, từ đó hình thành đựoc những nhân cách tốt đẹp. Từ việc thấm nhuần một cách sâu sắc vai trò của điểm sáng thẩm mỹ trong tác phẩm văn chương – Là một người giáo viên dạy ngữ văn tôi đã rèn cho mình kỹ năng cảm thụ nó. Trước một tác phẩm chỉ cần đi từ vỏ ngôn ngữ thông qua bước đọc tôi đã cảm nhận tác phẩm này cần dừng lại ở đâu, chỗ nào cần phân tích, cần so sánh, chỗ nào cần giảng bình Xác định được hướng quá trình tiếp nhận tôi sẽ hình thành được các khâu lên lớp. Tất cả các bước từ việc tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, bước đọc, tìm phương thức biểu đạt,hay bố cụcĐều phục vụ cho mục đích các em nắm được nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm và cao nhất là nắm được thông điệp mà tác giả gửi gắm trong đó là gì. Mặc dù tôi chưa có điều kiện để dạy tất cả các khối lớp trong chương trình Ngữ văn THCS nhưng thông qua các giờ lên lớp cụ thể, bằng phương pháp riêng đặt trong định hướng chung tôi đã dẫn dắt các em đến với văn bản một cách tích cực, có hiệu quả. Sau đây là một số dẫn chứng từ việc hình thành câu hỏi đến trình bày suy nghĩ của học sinh và bổ sung kết luận của giáo viên ở một số văn bản cụ thể. Khi dạy bài “Đêm nay bác không ngủ” ( Ngữ văn 6 – Tập 2) - Đến khổ thơ : “Rồi Bác đi dém chăn Từng người từng người một Sợ cháu mình giật thột Bác nhón chân nhẹ nhàng”. GV đưa ra câu hỏi: Hành động của Bác trong khổ thơ cho em suy nghĩ gì về Bác?- Học sinh sẽ phát hiện ra hai từ mang sức nặng gợi cảm đó là từ “dém” và từ “nhón” : Bác đi dém chăn cho từng chiến sỹ; Cử chỉ nhẹ nhàng “nhón” vì sợ cháu mình giật thột”. Trân trọng và nâng niu; bình dị và thân thương. Đoạn thơ đã tái hiện một vị lãnh tụ vĩ đại qua những hành vi cử chỉ hết sức đời thường. * Đến với bài “ Bạn đến chơi nhà’ của tác giả Nguyễn Khuyến ( Ngữ văn 7 – tập 1). Yêu cầu học sinh phát hiện ra ý nghĩa của cụm từ “ ta với ta ’’ cuối bài. - Đối với cụm từ này,học sinh sẽ phát hiện ra lôgic toàn bài: đây là cuộc chơi suông không vật chất vì tất cả những thứ nhà thơ định đãi bạn đều không có. Nhưng đây không phải là mục đích chính mà tác giả thể hiện. Cao hơn, tác giả muốn cho người đọc thấy: Tình cảm là thứ cao quý nhất, nó vượt trên sự ràng buộc của vật chất tầm thường : “ta với ta” hai mà như một. Keo sơn, gắn bó. * Bài “Vọng nguyệt” (Ngữ văn 8 tập 2). Hai câu thơ cuối: “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia”. Theo lời dịch: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. GV cần chú ý cho hs từ “khán” để biểu thị hoạt động của mắt tới một vật, người ta có thể dùng từ trông ,coi, nhìnNhưng Bác đã chọn từ “khán” trong trường hợp này. Bác yêu trăng, xem trăng là bạn tri âm, tri kỷ. Trong hoàn cảnh tối tăm, tù đày, qua song sắt nhà tù, Bác tìm đến với trăng bằng tình cảm nâng niu, ngưỡng mộ; Trăng đã đồng cảm với Bác, không ngại ngần trước hoàn cảnh, đã vượt qua song sắt nhà tù ngắm nhà thơ. (Riêng từ “nhà thơ” lại cũng được sử dụng đầy dụng ý). * Bài “Mùa xuân nho nhỏ”( Thanh Hải _ Ngữ văn 9, tập 1), GV chú ý cho học sinh cách hiểu câu thơ: “Từng giọt long lanh rơi”,“Giọt long lanh” ở đây là giọt gì? Giọt mưa hay giọt sương? – Cần phải hiểu rằng trong cái men ngất ngây, sức xuân căng tràn, “giọt long lanh” ấy chính là giọt mùa xuân, được nhân vật trữ tình trong bài thơ đón nhận một cách trân trọng:“tôi hứng”. * Yêu cầu học sinh chỉ các biện pháp ẩn dụ trong khổ thơ sau, và cho biết tác giả lại sử dụng nhiều phép ẩn dụ như vậy để làm gì? “Ngày ngày mặt trời đi qua trong lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày mặt trời đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy muơi chín mùa xuân”. ( “Viếng lăng bác”- Viễn Phương) Bằng những kiến thức đã học về phép tu từ ẩn dụ, hs đã chỉ ra được các phép ẩn dụ: + Bác : Mặt trời trong lăng. + Không gian đặc biệt: Không gian thương nhớ. + Dòng người; Tràng hoa. + 79 năm cuộc đời Bác: 79 mùa xuân. Như vậy, trong một khổ thơ đã sử dụng bốn phép ẩn dụ. Phép ẩn dụ thường được người sáng tác dùng trong trường hợp biểu thị sự hàm súc. Khó dùng lời lẽ thông thường diễn đạt hết được.Vì vậy trước Bác, với lòng tôn kính yêu thương, Viễn Phương đã dùng phép ẩn dụ để ngợi ca Bác, cũng như tình cảm nhân dân với Bác.. IV. Những thành công bước đầu thu được trong quá trình dạy học. Mặc dù chỉ trong môi trường nhỏ tại một trường THCS ở địa phương tôi đang trực tiếp dạy học,song với những xác định đúng đắn trong quá trình tiếp nhận tác phẩm trữ tình trong chương trình tôi đã thu được một số kết quả khả quan. Với yêu cầu trình bày khả năng cảm thụ về tác phẩm văn học, thông qua phát hiện những điểm sáng thẩm mỹ để thể hiện những bước phân tích,cắt nghĩa và khái quát nghệ thuật – kết quả khảo sát trên những đối tượng khác nhau cho thấy: hầu hết sự cảm nhận văn chương của học sinh đều xuất phát từ những hiểu biết từ chính bản thân các em. Nhiều học sinh đã biết bám sát văn bản tác phẩm văn học để lấy đó làm căn cứ và kiểm chứng cho việc phát hiện điểm sáng thẩm mỹ. Nhìn chung những suy nghĩ,bài viết đạt kết quả tốt, phần lớn học sinh đều thể hiện nhạy bén khi tri giác ngôn ngữ, ngoài ra cũng thể hiện một vốn sống, vốn hiểu biết nhất định về tác phẩm thông qua những liên tưởng, so sánh hay sáng tạo. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những suy nghĩ nông cạn,sai lệch đáng lo ngại. Nhiều suy nghĩ trình bày ở nói và viết thể hiện hiểu biết về ngôn ngữ nghệ thuật một cách chung chung. Nguyên nhân là sự hiểu biết của học sinh còn nghèo nàn, chưa nắm được nguyên tắc khi phân tích tác phẩm, khả năng tri giác và giải mã ngôn ngữ hạn chế, không có khả năng diễn đạt ý tưởng thành ngôn ngữ tường minh Vì vậy để khắc phục tình trạng trên,việc hình thành ý thức trau dồi ngôn ngữ, tích luỹ vốn biểu tượng, cũng như kỹ năng liên tưởng, tưởng tượng cùng với các kỹ năng phân tích tác phẩm văn học khác cho học sinh là một yêu cầu thiết thực trong quá trình dạy học văn. C. : Kết luận.. Nói đến văn chương là nói đến cuộc sống và con người,hay nói đúng hơn là nói đến đời sống con người trong đó có nói đến đời sống tình cảm. Vả chăng mô tả hiện thực có bao giờ lại không biểu lộ một thái độ nhất định. Đó là lòng yêu hay ghét; niềm vui hay buồn, nỗi căm thù hay thương cảm, đả phá hay xây dựng; tôn trọng hay tự hào; khâm phục hay mỉa mai phẫn nộCó bao nhiêu sắc thái tình cảm trong đời sống con người thì có bấy nhiêu cung bậc tình cảm trong văn chương. Người dạy văn, phân tích và cảm thụ tác phẩm không chỉ khối óc mà bằng cả con tim. Giảng văn, do đó được coi là một thử thách lớn đối với người dạy văn, đặc biệt là dạy tác phẩm trữ tình. Từ trước tới nay,vấn đề tình cảm trong dạy một tác phẩm trữ tình được nhiều người quan tâm,suy nghĩ. Bao nhiêu tâm huyết dồn vào bài giảng văn nhiều lúc vẫn thất bại khi chưa mang lại cho học sinh sự xúc động say mê. Mặc dù để đạt được một giờ dạy thành công còn phụ thuộc nhiều yếu tố.Song không ai chối cãi được người dạy giữ vai trò quyết định Giảng văn với những rung động trong sáng, sâu sắc thì sẽ in đậm vào tâm hồn học sinh, tài năng của người dạy văn không chỉ dừng ở mức cảm mà thực sự vươn tới nghệ thuật truyền cảm. Theo tôi, bài soạn chỉ là kết quả cụ thể chứ chưa phải là kết quả cuối cùng của khâu chuẩn bị bài giảng văn. Tôi có thể rút ra một số thao tác cơ bản như sau : + Thâm nhập vào bài văn bài thơ. Nhà văn,đã bằng tất cả sự say mê rung động của mình để sáng tạo tác phẩm thì người cảm thụ giảng dạy nó cũng phải có sự đồng cảm thích đáng trước sự say mê rung động này. Người dạy văn giỏi đồng thời là người thưởng thức văn chương tốt. Đầu tiên là ở việc đọc. Nên đọc năm bảy lần để cảm thụ sâu sắc văn bản.Theo kinh nghiệm của tôi nên trân trọng ý nghĩ xuất hiện trong lần đọc đầu tiên, tuy còn ở mức cảm tính nhưng liên quan mật thiết đến chủ đề,tư tưởng của tác phẩm. + Tìm hiểu cuộc đời nhà văn.Trong một số trường hợp,đó là tấm gương sáng về tư tưởng đạo đức,khí phách và tâm hồn. Giảng thơ Hồ Chí Minh ta ít khi người ta thoả mãn, cũng vì tình cảm của ta với Bác không có giới hạn. +Sau cùng là giáo viên đi vào bình giảng, phân tích tác phẩm. Trở lên,tôi đã trình bày một vài suy nghĩ về quá trình tiếp cận một tác phẩm văn chương trong chương trình.Và qua đó nêu một số vấn đề về phát huy tình cảm người giáo viên với giờ giảng văn. Yêu cầu chung là tình cảm phải lắng sâu không ồn ào xốc nổi, khiến tình cảm lắng đọng, có sức truyền thụ cao..mặt khác tình cảm dồi dào phải được kết hợp với lý trí sáng suốt, để đảm bảo độ sâu độ chắc. Tình cảm là vấn đề lớn nhất đối với những người giảng dạy văn chương nói chung và đặc biệt là dạy những tác phẩm trữ tình nói riêng. Tình cảm người dạy văn góp phần làm cho “các em có thể quên tất cả, nhưng phần còn lại trong lòng các em phải là cái gì rất sâu, rung động cả một đời người” - (Tố Hữu).
Tài liệu đính kèm: