Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ỏ trường trung học cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ỏ trường trung học cơ sở

LỜI NÓI ĐẦU

Để giảng dạy phân môn Tiếng Việt ở trường THCS đạt hiệu quả cao, vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy môn Tiếng Việt giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi giáo viên dạy môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tiếng Việt nói riêng.

CÁC PHƯƠNG PHÁP CÓ THỂ ÁP DỤNG ĐỔI MỚI

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TRƯỜNG THCS

- Lấy trình tự bài giảng làm tiêu chí có các phương pháp: vào bài, dạy học bài mới, củng cố, hướng dẫn học bài ở nhà.

- Lấy nguồn gốc tiếp nhận thức và kĩ năng làm tiêu chí có các phương pháp: diễn giảng, trực quan, hoạt động thực tiễn.

- Lấy đặc trưng của quá trình tư duy làm tiêu chí có các phương pháp: quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá.

- Lấy phân môn Tiếng Việt làm tiêu chí có các phương pháp dạy học: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách, làm văn v.v.

Trong quá trình dạy học Tiếng Việt có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Nhưng người ta thường nhắc tới các phương pháp: phân tích ngôn ngữ, dùng mẫu, giao tiếp là các phương pháp đặc thù cho việc dạy học Tiếng Việt.

 

doc 10 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1501Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ỏ trường trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói đầu
Để giảng dạy phân môn Tiếng Việt ở trường THCS đạt hiệu quả cao, vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy môn Tiếng Việt giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi giáo viên dạy môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tiếng Việt nói riêng.
Các phương pháp có thể áp dụng đổi mới
phương pháp dạy học Tiếng Việt ở trường THCS
- Lấy trình tự bài giảng làm tiêu chí có các phương pháp: vào bài, dạy học bài mới, củng cố, hướng dẫn học bài ở nhà.
- Lấy nguồn gốc tiếp nhận thức và kĩ năng làm tiêu chí có các phương pháp: diễn giảng, trực quan, hoạt động thực tiễn.
- Lấy đặc trưng của quá trình tư duy làm tiêu chí có các phương pháp: quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá.
- Lấy phân môn Tiếng Việt làm tiêu chí có các phương pháp dạy học: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách, làm vănv..v..
Trong quá trình dạy học Tiếng Việt có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Nhưng người ta thường nhắc tới các phương pháp: phân tích ngôn ngữ, dùng mẫu, giao tiếp là các phương pháp đặc thù cho việc dạy học Tiếng Việt.
I- Phương pháp phân tích ngôn ngữ:
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ là phương pháp "học sinh dưới sự chỉ dẫn của giáo viên vạch ra những hiện tượng ngôn ngữ nhất định từ các tài liêụ ngôn ngữ cho trước, quy các hiện tượng đó vào một phạm trù nhất định và chỉ rõ đặc trưng của chúng". Nói cách khác, nội dung của phương pháp phân tích ngôn ngữ là: giáo viên lựa chọn các cứ liệu ngôn ngữ có sẵn theo định hướng bài học, yêu cầu học sinh quan sát, phân tích chúng để tìm ra những điểm đặc trưng cho hiện tượng ngôn ngữ. Cách làm này phần nào lặp lại con đường của nhà nghiên cứu. Nó có tác dụng kích thích sự sáng tạo, sự chủ động của học sinh trong quá trình tìm hiểu ngôn ngữ, giúp cho học sinh hiểu sâu sắc và nhớ kỹ bài học hơn. Và đồng thời, nó cũng có tác dụng rèn luyện tư duy cho học sinh nhằm thực hiện nhiệm vụ rèn luyện ngôn ngữ gắn với rèn luyện tư duy. Sử dụng phương pháp này đáp ứng được yêu cầu chủ động, sáng tạo đối với học sinh.
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ có thể được áp dụng hầu hết trong tất cả những bài cung cấp kiến thức mới.
- Đối với chương trình tích hợp, việc chọn mẫu thực sự đạt hiệu quả khi các mẫu được lựa chọn từ chính các văn bản được học trong phần Văn học. Sách giáo khoa đã cố gắng cung cấp các tư liệu mang tính tích hợp cao nhất để tìm hiểu các hiện tượng ngôn ngữ. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy các bài cụ thể, không phải nội dung kiến thức nào của phân môn Tiếng Việt cũng sẵn có các tư liệu ở văn bản Văn học một cách phong phú. Giáo viên có thể tìm thêm các tư liệu ngôn ngữ khác ngoài các văn bản Văn học để cho học sinh phân tích và rèn luyện.
1- Các thao tác cơ bản trong phân tích ngôn ngữ :
a) Phân tích - phát hiện :
Trên cơ sở các tài liệu mẫu, giáo viên nêu các câu hỏi để học sinh quan sát tìm ra các đặc điểm của hiện tượng, từ đó rút ra nhận xét, kết luận về hiện tượng ngôn ngữ được học. 
Ví dụ: khi dạy khái niệm "từ đơn, từ phức" giáo viên có thể tiến hành như sau:
- Giáo viên chuẩn bị một lượng cứ liệu vừa đủ phù hợp với nội dung học tập: 
+ Ăn, uống, ngủ, bàn, ghế, quần, áo 
+ Ăn uống, đi lại, bàn ghế 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích, nhận xét về số lượng tiếng trong từ, quan hệ giữa các tiếng trong từ (về âm, về nghĩa) 
- Học sinh tự nhận xét, kết luận về các kiểu cấu tạo từ.
- Giáo viên sửa chữa và có kết luận cuối cùng, chính xác về các khái niệm đó.
Từ đơn
Từ phức
Có một tiếng
Có hơn một tiếng
Hoặc khi dạy khái niệm "Hoán dụ" giáo viên có thể tiến hành cho học sinh so sánh với ẩn dụ như sau:
- Chọn các ví dụ về ẩn dụ (đã học) và hoán dụ (học sinh cần học)
- Yêu cầu học sinh quan sát tìm sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.
ẩn dụ
Hoán dụ
Giống
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên các sự vật, hiện tượng khác.
Khác
Dựa vào mối quan hệ tương đồng, giống nhau
Dựa vào quan hệ tiệm cận, đi đôi
Cụ thể:
- Bộ phận - toàn thể
- Vật chứa đựng - Vật bị chứa đựng
- Dấu hiệu của sự vật - Sự vật
- Cụ thể - Trừu tượng
Qua việc quan sát, đối chiếu như vậy, giáo viên dẫn dắt học sinh đến kết luận về hoán dụ trong so sánh với ẩn dụ để học sinh hiểu rõ hơn bản chất của 2 biện pháp tu từ này.
b) Phân tích chứng minh:
- Thao tác phân tích - chứng minh được sử dụng để củng cố kiến thức, sau khi học sinh đã tự mình khám phá ra các hiện tượng ngôn ngữ và sơ bộ có khái niệm về chúng.
- Nội dung của thao tác phân tích - chứng minh được hiểu như sau: Giáo viên đưa ra các tài liệu có chứa các hiện tượng ngôn ngữ vừa học yêu cầu học sinh vận dụng các tri thức mới học để phát hiện và chứng minh. Thao tác này cần được lặp đi, lặp lại với một số lần vừa đủ để học sinh có thể nắm vững và áp dụng được kiến thức mới học vào hoạt động ngôn ngữ.
Ví dụ:
* ẩn dụ : 1- Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 2- Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
đ Mặt trời trong câu thơ thứ nhất là mặt trời thực ngày ngày toả sáng mặt đất.
đ Mặt trời trong câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ có ý nghĩa ngầm so sánh Bác Hồ như một vầng mặt trời đem lại ánh sáng và sự ấm áp cho cuộc sống của nhân dân ta.
* Hoán dụ: 	áo chàm đưa buổi phân li
 Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
đ "áo chàm" được dùng thay thế cho đồng bào Việt Bắc có mối quan hệ ở chỗ áo nâu chàm là loại áo người dân miền núi ở Việt Bắc thường hay mặc, là dấu hiệu để nhận ra người Việt Bắc đ quan hệ dấu hiệu của sự vật - sự vật.
c) Phân tích - phán đoán:
- Khi đã yên tâm là học sinh nắm vững kiến thức cần học, giáo viên có thể áp dụng theo tác phân tích - phán đoán. Thao tác phân tích - phán đoán, cũng giống như thao tác phân tích - chứng minh, thường được dùng để củng cố và khắc sâu kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên, nó khác thao tác phân tích - chứng minh ở chỗ không yêu cầu học sinh phải tái hiện lại định nghĩa, quy tắc mà chỉ yêu cầu các em phát hiện nhanh và đúng các hiện tượng ngôn ngữ đã học. Nói cách khác thao tác phân tích - phán đoán chỉ yêu cầu các em chỉ ra hiện tượng mà không cần nói tại sao. Nhờ điểm khác biệt đó, nên thao tác phân tích - phán đoán có lợi thế là tạo được điều kiện để học sinh luyện tập được nhiều hơn và nhanh chóng hình thành kỹ năng phát hiện các hiện tượng ngôn ngữ. Song, cũng cần ghi nhớ rằng, trước khi áp dụng thao tác phân tích - phán đoán, cần thực hiện thao tác phân tích - chứng minh. Và chỉ khi thật tin tưởng vào khả năng chứng minh hiện tượng ngôn ngữ của học sinh mới chuyển sang phân tích - phán đoán.
Ví dụ: Tìm từ ngữ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn sau:
Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngẩng đầu lên, run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng cai lệ và người nhà Lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song tay thước và dây thừng.
d) Phân tích - tổng hợp:
- Như nhiều tài liệu đã viết, môn TV là môn học đặc biệt ( vừa là môn học đối tượng, vừa là môn học công cụ ) có mục đích cuối cùng là trang bị cho học sinh công cụ giao tiếp. Nên mọi kiến thức lý thuyết đều phải được ứng dụng để phục vụ cho việc giúp học sinh giao tiếp tốt hơn. Bước cuối cùng của quá trình phân tích là phân tích - tổng hợp. Thao tác phân tích tổng hợp yêu cầu học sinh biết vận dụng kết quả phân tích có được từ những bước trên vào hoạt động thẩm nhận cái đẹp Văn học hoặc sử dụng chúng phù hợp trong giao tiếp hàng ngày nói cũng như viết. Các bài tập tìm nghĩa của từ trong câu, văn bản hay phân tích giá trị sử dụng các biện pháp tu từ ( so sánh, ẩn dụ, nhân hoá) phân tích lỗi , tập đặt câu là nhằm mục đích hướng kiến thức lý thuyết đến thực tiễn sử dụng ngôn ngữ.
Ví dụ: Khi dạy bài "Nghĩa của từ", "Từ nhiều nghĩa" và "Hiện tượng chuyển nghĩa của từ" sau khi cho học sinh nắm vững những khái niệm GV cho học sinh luyện tập phân tích tìm ra nghĩa của một số từ trong văn bản, tự đặt các câu có hiện tượng chuyển nghĩa của từ giúp các em hình thành thói quen dùng từ đúng nghĩa của nó và tự vận dụng khi chuyển nghĩa vào những tình huống khác nhau.
Tóm lại : Giáo viên cần chủ động tìm và đưa ra các hoàn cảnh và tình huống khác nhau trong giao tiếp để học sinh thực hành vận dụng các kiến thức ngôn ngữ một cách có ý thức.
II. Phương pháp rèn luyện theo mẫu.
- Phương pháp rèn luyện theo mẫu: là phương pháp học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên tiến hành phân tích để nắm vững và sản sinh lời nói theo những mẫu ngôn ngữ cần phải rèn luyện. Khác với phương pháp phân tích là phương pháp lặp lại quá trình nghiên cứu, phương pháp rèn luyện theo mẫu lặp lại quá trình học nói của con người. Tuy nhiên nếu học nói là quá trình "bắt chước" một cách vô thức thì rèn luyện theo mẫu là qúa trình tạo ra lời nói một cách có ý thức trên cơ sở hiểu và nắm vững các mẫu lời nói.
* Các bước của phương pháp rèn luyện theo mẫu:
- Giáo viên lựa chọn mẫu theo yêu cầu cần rèn luyện và cung cấp cho học sinh.
- Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên tiến hành phân tích theo mẫu.
- Học sinh tự sản sinh lời nói theo mẫu
Ví dụ: Khi dạy bài so sánh, giáo viên chọn một câu nào đó có hiện tượng so sánh ngang bằng và so sánh hơn, kém làm mẫu. Sau khi phân tích, học sinh đã hiểu và nắm vững mẫu, học sinh tự mình, theo yêu cầu của giáo viên, sẽ sản sinh các câu khác nhau theo mẫu so sánh cho đến khi hình thành được kỹ năng.
III- Phương pháp giao tiếp:
1- Phương pháp giao tiếp: Là phương pháp học sinh dưới sự chỉ dẫn của giáo viên vận dụng các kiến thức đã học để tiến hành thực hiện các nhiệm vụ giao tiếp khác nhau.
Để thực hiện tốt các phương pháp giao tiếp cần phải gắn các nội dung dạy học với nhân tố giao tiếp.
a) Nhân vật giao tiếp: là những người tham gia trong cuộc giao tiếp được chia làm 2 phía (có thể luân phiên thay đổi cho nhau): phát và nhận. Quan hệ giữa người phát và người nhận có ảnh hưởng nhiều đến nội dung và hình thức ngôn ngữ được sử dụng. Có thể thay đổi vai của người nhận để học sinh diễn đạt các nội dung giao tiếp theo các cách khác nhau phù hợp với vai giao tiếp.
b) Nội dung giao tiếp: Là hiện thực khách quan được phản ánh trong lời của các nhân vật giao tiếp. Thay đổi nội dung giao tiếp sẽ làm thay đổi hình thức diễn đạt. Vì thế cũng có thể dùng cách thay đổi nội dung được phản ánh để học sinh diễn đạt sao cho phù hợp.
c) Hoàn cảnh giao tiếp: Là hoàn cảnh diễn ra hoạt động giao tiếp. Người ta thường phân biệt : Hoàn cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh giao tiếp hẹp.
- Hoàn cảnh giao tiếp rộng: Là tất cả những hoàn cảnh tự nhiên, hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh lịch sử v.v.. Hoàn cảnh giao tiếp rộng về thực chất không tham gia trực tiếp vào cuộc giao tiếp mà tham gia dươí dạng những hiểu biết, những kinh nghiệm về chúng có trước hoạt động giao tiếp trong tư duy người phát, người nhận. 
- Hoàn cảnh giao tiếp hẹp: Là địa điểm và thời gian cụ thể diễn ra hoạt động giao tiếp (để phân biệt với hoàn cảnh giao tiếp rộng, Đỗ hữu Châu đề nghị gọi hoàn cảnh giao tiếp này là môi trường giao tiếp).
Hoàn cảnh giao tiếp hẹp ảnh hưởng rất nhiều đến nội dung và hình thức ngôn ngữ. Cùng về một nội dung nhưng nếu 2 học sinh nói chuyện với nhau ở ngoài sân trường sẽ có hình thức diễn đạt khác với cách diễn đạt trong giờ sinh hoạt lớp. Do vậy cũng có thể thay đổi hoàn cảnh giao tiếp để yêu cầu học sinh rèn luyện những cách diễn đạt khác nhau phù hợp.
d) Cách thức giao tiếp: Là hình thức diễn ra hoạt động giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp ở dạng nói hay dạng viết. Cách thức giao tiếp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nội dung và hình thức diễn đạt bằng ngôn ngữ: giao tiếp trực tiếp, giao tiếp qua điện thoại và đặc biệt giao tiếp ở dạng nói, giao tiếp ở dạng viết có hình thức diễn đạt khác nhau. Vì thế, cũng có thể thay đổi cách thức để yêu cầu học sinh có những cách diễn đạt phù hợp.
e) Mục đích giao tiếp: Là nhân tố giữ vị trí quan trọng trong hoạt động giao tiếp. Mục đích giao tiếp chi phối tất cả những nhân tố giao tiếp còn lại: nhân vật, nội dung hoàn cảnh và cách thức giao tiếp. Nói cách khác là: nói với ai, về cái gì, ở đâu, lúc nào và bằng cách nào là do mục đích giao tiếp quyết định. Khi áp dụng phương pháp giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt phải chú ý thích đáng đến nhân tố này.
Phương pháp giao tiếp là phương pháp chủ yếu để phát triển lời nói cho học sinh. Phương pháp giao tiếp có thể được áp dụng để dạy học trong nhiều nội dung tri thức, kỹ năng của việc sử dụng Tiếng Việt. Chẳng hạn trong khi dạy về hiện tượng chuyển nghĩa của từ, về các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, từ đồng nghĩa, từ địa phương bằng cách thay đổi các nhân tố giao tiếp, giáo viên có thể tạo cho học sinh thói quen cẩn thận trong lựa chọn từ ngữ, rèn luyện cho học sinh kỹ năng dùng từ phù hợp trong giao tiếp. Bằng các yêu cầu khác nhau, đặt ra các cảnh huống giao tiếp khác nhau, giáo viên có điều kiện để học sinh thực hiện phân tích các nhân tố giao tiếp khác nhau và có những cách nói, cách viết phù hợp.
Việc thực hiện phương pháp giao tiếp, muốn có hiệu quả cao, đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định: môi trường, nhân vật, trang thiết bị phù hợp. Song ở trong điều kiện hiện nay có thể tiến hành theo các bước sau:
- Định hướng giao tiếp: cho sẵn về nhân vật, nội dung và hoàn cảnh giao tiếp.
- Học sinh phân tích và sản sinh lời nói theo định hướng sẵn đó.
Ví dụ : trong bài hiện tượng chuyển nghĩa của từ :
* Đầu : - Đầu người -> nghĩa gốc (nghĩa đen) là nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở để hình thành nghĩa khác .
- Đầu đường ->
- Đầu chợ -> Nghĩa chuyển (nghĩa bóng) nghĩa được hình 
- Đầu Video -> thành trên cơ sở nghĩa gốc.
Trên đây là một số điểm chính liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy môn Tiếng Việt nói riêng. Trong thực tế giảng dạy giáo viên có thể cân nhắc và áp dụng cho từng loại bài cụ thể, một bài có thể vận dụng nhiều phương pháp khác nhau tuỳ mục đích cần đạt của các phần trong bài. Tôi thiết nghĩ không thể có một phương pháp duy nhất, độc tôn áp dụng cho tất cả các loại bài. Việc lựa chọn phương pháp phải dựa trên cơ sở xác định rõ mục đích của bài học. Phương pháp tốt nhất là phương pháp nhờ đó giáo viên và học sinh đạt đến mục đích học tập nhanh nhất, hiệu quả nhất.
* Kết quả: Qua việc đổi mới phương pháp dạy môn Tiếng Việt, tôi thấy rằng các em học phấn khởi hơn, có tinh thần hứng thú với bộ môn hơn. Đến giờ học, các em thấy vui và ham học, không còn tình trạng một giờ Tiếng Việt khô khan mà tiết học cũng trở nên hào hứng và sôi nổi, có chất lượng.
Người viết sáng kiến

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien T.V.doc