Sáng kiến kinh nghiệm Hỗ trợ học sinh phương pháp lập luận Ngữ văn 7

Sáng kiến kinh nghiệm Hỗ trợ học sinh phương pháp lập luận Ngữ văn 7

HỖ TRỢ HỌC SINH PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN

NGỮ VĂN 7

( Chương trình Ngữ văn THCS )

A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

I. Đặt vấn đề :

Dạy và học môn Ngữ văn, trong nhà trường nhằm vào hai nhiệm vụ cụ thể:

Một là Trang bị cho HS tri thức để hiểu được, hiểu đúng vấn đề văn học: góp phần tạo cho HS khả năng khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn học trong tiếp nhận cũng như năng lực đánh giá đúng, khoa học các hiện tượng văn học, bước đầu nhận thức quy luật vận động của văn học trong lịch sử.

Hai là Giúp HS hình thành và phát triển khả năng tạo lập văn bản ( nói và viết).

Trong đó phân môn Tập làm văn là môn học hướng tới nhiệm vụ thứ hai trong hai nhiệm vụ trên, giúp HS hình thành kĩ năng cần thiết để viết được bài làm văn. Thực tế ở chương trình cũ THCS (trước 2002) trong nhà trường phổ thông, để phù hợp lứa tuổi học sinh ở các lớp đầu cấp ( lớp 6 và 7) các em được làm quen với kiểu bài sáng tác (miêu tả, tường thuật, kể chuyện ). Đến cuối cấp học (lớp 8 và 9) các em mới được học và tập làm văn kiểu bài nghị luận.

 - Từ năm 2002, với chương trình mới của cấp học THCS, ngay từ lớp 7 các em đã phải học và làm văn nghị luận (toàn bộ chương trình HK II, phần TLV).

- Dạng bài Nghị luận của cấp học THCS với 2 nội dung cơ bản: nghị luận xã hội và nghị luận văn học, có đặc trưng là nhằm hình thành và phát triển tư duy luận lí với khả năng lập luận chặt chẽ, tạo sức thuyết phục.

- Như vậy, dạy và học chương trình Làm văn nghị luận với HS lớp 7 là một vấn đề hết sức khó khăn và nan giải.

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1000Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hỗ trợ học sinh phương pháp lập luận Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỖ TRỢ HỌC SINH PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN 
NGỮ VĂN 7
( Chương trình Ngữ văn THCS )
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
I. Đặt vấn đề : 
Dạy và học môn Ngữ văn, trong nhà trường nhằm vào hai nhiệm vụ cụ thể:
Một là Trang bị cho HS tri thức để hiểu được, hiểu đúng vấn đề văn học: góp phần tạo cho HS khả năng khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn học trong tiếp nhận cũng như năng lực đánh giá đúng, khoa học các hiện tượng văn học, bước đầu nhận thức quy luật vận động của văn học trong lịch sử.
Hai là Giúp HS hình thành và phát triển khả năng tạo lập văn bản ( nói và viết).
Trong đó phân môn Tập làm văn là môn học hướng tới nhiệm vụ thứ hai trong hai nhiệm vụ trên, giúp HS hình thành kĩ năng cần thiết để viết được bài làm văn. Thực tế ở chương trình cũ THCS (trước 2002) trong nhà trường phổ thông, để phù hợp lứa tuổi học sinh ở các lớp đầu cấp ( lớp 6 và 7) các em được làm quen với kiểu bài sáng tác (miêu tả, tường thuật, kể chuyện). Đến cuối cấp học (lớp 8 và 9) các em mới được học và tập làm văn kiểu bài nghị luận.
	- Từ năm 2002, với chương trình mới của cấp học THCS, ngay từ lớp 7 các em đã phải học và làm văn nghị luận (toàn bộ chương trình HK II, phần TLV). 
- Dạng bài Nghị luận của cấp học THCS với 2 nội dung cơ bản: nghị luận xã hội và nghị luận văn học, có đặc trưng là nhằm hình thành và phát triển tư duy luận lí với khả năng lập luận chặt chẽ, tạo sức thuyết phục. 
- Như vậy, dạy và học chương trình Làm văn nghị luận với HS lớp 7 là một vấn đề hết sức khó khăn và nan giải.
II. Những khó khăn :
Chương trình học: 
-Phân bố chương trình: tổng cộng 18 tiết.
+ 6 tiết lí thuyết chung về nghị luận.
+ 3 tiết lí thuyết và 1 tiết Luyện tập riêng về Chứng minh.
+ 3 tiết lí thuyết và 1 tiết Luyện tập riêng về Giải thích. 
+ 4 tiết viết bài.
+ 2 tiết trả bài
- Phân tích chương trình: 
+ 2 tiết hướng dẫn HS cách làm bài ( chứng minh 1, giải thích 1)
+ 1 tiết hướng dẫn Luyện tập phương pháp lập luận nghị luận chung, 1 tiết Luyện tập phương pháp riêng Chứng minh và 1 tiết Luyện tập phương pháp riêng Giải thích.
Nhận xét: 
- Như vậy, trước khi viết bài 2 tiết (90’) HS được hướng dẫn bằng 1 tiết về cách làm bài, 1 tiết về PP nghị luận chung – 1 tiết nghị luận riêng (hoặc Chứng minh hoặc Giải thích). 
- Với phân bố chương trình quá ít các tiết hướng dẫn Cách làm và Luyện tập như thế rất khó để đạt được Mục tiêu “biết viết đoạn văn Nghị luận độ dài 70 đến 80 chữ, bài văn Nghị luận độ dài khoảng 300 chữ” và phải “giải thích cũng như chứng minh được một vấn đề xã hội đơn giản, gần gũi”.
Thực tế với người học
- Học sinh lớp 7 lứa tuổi từ 12 đến 13, lứa tuổi mà nhận thức của các em còn rất non, chưa có trải nghiệm từ cuộc sống- đặc biệt kiến thức về xã hội – về con người lại càng rất ít. Trong khi đó những văn bản nghị luận (SGK) được sử dụng để HS tiếp cận lại không gần với các em.
- Đối tượng học sinh của từng vùng miền, địa phương với những đặc điểm xã hội khác nhau nhưng cùng dùng chung 1 bộ SGK cũng là một thực tế khó khăn. 
Thực tế với người dạy học
- Sử dụng SGK trong giảng dạy là một thực tế: các văn bản được sử dụng để tìm hiểu chung về Nghị luận chưa thật phù hợp với nhận thức và tư duy của HS (các vấn đề thuộc phạm vi xã hội và đạo lý tư tưởng).
- Khó khăn trong sử dụng ngôn ngữ: văn nghị luận đòi hỏi ngôn ngữ phải chuẩn xác, rõ ràng những vấn đề tư duy trừu tượng
- Chương trình phân bố quá ít các tiết Luyện tập, HS lại không thể tự luyện tập viết văn nghị luận nếu không có người hướng dẫn, thường những bài tập về nhà học sinh không hoàn thành.
- Một thực tế khác: đó là các loại sách văn mẫu hiện nay có mặt khắp nơi trên thị trường, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về làm bài văn nghị luận của từng cấp học và từng đối tượng học. Điều này gây không ít khó khăn cho người dạy học, bởi vì khi chấm bài người chấm đã phải chấm những bài viết không do học sinh viết. 
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI :
I.Các phương pháp hỗ trợ:
1. Thao tác tư duy trong phân tích – tìm hiểu đề: 
Bài: “Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận”
a. Xác định vấn đề: trong “Tìm hiểu đề - Lập ý”
- Trong toàn bộ các hoạt động nhằm tìm hiểu tính chất đề, xác định vấn đề, phạm vi đề, tính chất bài Nghị luậnđể học sinh làm bài khỏi sai lệch và sau đó là cách Lập ý cho 1 đề nghị luận cụ thể. Thì việc xác định vấn đề trong 1 đề văn Nghị luận cụ thể với HS lớp 7 là 1 việc quá khó, tốn nhiều thời gian. Đề việc hướng dẫn HS xác định vấn đề tốt hơn, cần chú ý hỗ trợ thêm những thao tác sau:
b. Phân loại đề: 
- Loại thứ nhất: những đề có nội dung được nêu theo cách tường minh
	+ Lối sống giản dị của Bác Hồ.
	+ Hãy biết quý thời gian
- Loại thứ hai: những đề có nội dung được nêu bằng hàm ý – diễn đạt bằng hình ảnh bóng bẩy
	+ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
	+ Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn có mâu thuẫn với nhau không?
	+ Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nên chăng?...
- Loại thứ ba: những đề có sử dụng từ ngữ “Hán – Việt”
	+ Chớ nên tự phụ
c. Phân tích đề: có thể hướng dẫn HS làm như sau
Bước 1. tìm hiểu vấn đề được nêu trong đề bài:
TT
Đề
Từ ngữ quan trọng có VĐ
Khó xác định VĐ
1
Lối sống giản dị của Bác Hồ.
Lối sống giản dị
của Bác Hồ
2
Hãy biết quý thời gian
Hãy biết quý
thời gian
3
Chớ nên tự phụ
Chớ nên
tự phụ
4
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
5
Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn có mâu thuẫn với nhau không?
có mâu thuẫn với nhau không?
Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn
Nhận xét: 
- Đề 1,2,3 là những đề học sinh dễ xác định được vấn đề, trong đó từ ngữ quan trọng đã chỉ rõ vấn đề mà đề bài đề cập tới, bên cạnh đó còn có một số từ ngữ kèm theo làm rõ thêm yêu cầu của đề bài văn nghị luận.
- Các đề 4,5 là những đề khó xác định được vấn đề, ta có thể thực hiện bước thứ hai.
Bước 2. Xác định vấn đề cho những đề có nội dung được nêu bằng hình ảnh:
VD. “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”
- Vấn đề được suy ra từ ý nghĩa của câu TN: 
+ Ý nghĩa: gần người xấu thì trở nên xấu, gần người tốt thì trở nên tốt.
+ Vấn đề: mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách con người.
	* Học sinh lớp 7 khó có thể hiểu ngay ý nghĩa của câu TN, và càng khó khái quát được vấn đề mà câu TN gợi ra.
- Trước tiên xác định hình ảnh được sử dụng: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”
- Những hình ảnh ấy gắn với bản chất sự vật: mực đen, đèn rạng (sáng)
- Đây là một hiện tượng gần như quy luật: gần mực thì đen, gần đèn thì rạng (sáng)
- Liên hệ hiện tượng trên nhân dân đúc rút thành bài học – kinh nghiệm cho con người, trong đó: từ “gần” chỉ quan hệ, “mực” màu đen chỉ “người xấu”, “đèn” tỏa “rạng” chỉ “người tốt”
VD. “Chớ nên tự phụ” 
- Giúp học sinh giải nghĩa từ Hán – Việt “tự phụ” và từ Hán – Việt này nhằm nêu nội dung gì? (HS lớp 7, nhiều em chưa phân biệt rõ nhiều từ, ngữ chỉ bản chất – đạo đức con người, như “tự phụ, tự kiêu, tự lực, tự hào”) Cụm từ “chớ nên” chỉ rõ hơn bản chất của thói “tự phụ” đây là một thói xấu.
2. Trong phần lập ý: cần hỗ trợ thêm những biện pháp sau
2.1 Yêu cầu trước khi “Tìm ý - lập ý”: Xác định
- thể loại: giải thích (hoặc chứng minh)
- vấn đề:
- ý: mấy ý (mấy luận điểm)
2.2 Thực hành “Tìm ý - lập ý”:
Phương pháp tìm ý – lập ý
Dàn bài
Đặt câu hỏi
Chứng minh
Giải thích
Đề: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”
Đề: “Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học nữa, học nữa, học mãi.”
Mở bài
- Đề nêu ra vấn đề gì?
- mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách con người.
- học là nhiệm vụ của mỗi người, là nhiệm vụ suốt đời.
- Hoàn cảnh? 
- Xuất xứ?
(Ai? Khi nào?)
- từ xưa tới nay.
- nhân dân đúc kết từ cuộc sống
- lời khuyên với cán bộ và là nhiệm vụ Lê-nin tự đặt cho bản thân.
Thân bài
- Nội dung vấn đề được diễn đạt bằng cách nào?
- Đó là nội dung gì?
- Giải thích: hình ảnh – bản chất sự vật 
- hai hình ảnh tương phản “mực” “đèn” tượng trưng cho tư cách con người “đen – xấu”, “rạng - tốt”
- Ý nghĩa chung:
( tường minh) nêu vấn đề trực tiếp.
Ý1. (Luận điểm)
- Nội dung nêu trên có đúng không? 
Lí lẽ.(luận cứ)
Vì sao? 
Nhận xét từ thực tế ?
Lí lẽ.(luận cứ)
Dẫn chứng. (luận chứng)
Trong thực tế đã có những câu chuyện nào chứng tỏ điều này?
Ý 2. (Luận điểm bổ sung)
Lí lẽ.(luận cứ)
Dẫn chứng. (luận chứng)
- thực tế cuộc sống cho thấy mối quan hệ môi trường XH – hình thành nhân cách con người.
- con người luôn sống trong các mối qh với những con người và môi trường xung quanh
- DC 1. chuyện Lưu Bình Dương Lễ.
- DC 2. những câu TN tương tự “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”
Nhưng trong những trường hợp đặc biệt: có thể gần mực mà không đen, gần đèn mà chưa sáng?
- Học: là nhiệm vụ của mỗi người, là nhiệm vụ suốt đời.
- Học là gì: là tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáovà tự bản thân tìm hiểu
- Học nữa: kiến thức nhân loại mênh mônghiểu biết con người hạn hẹp
- Học mãi: mỗi giây phútthêm những phát minh, sáng tạo, kiến thức mới
- Tấm gương Lê Quý ĐônNewton
- Bác Hồ nói “Học hỏi là 1 việc phải tiếp tục suốt đời”
Kết bài
- Nhấn mạnh: giá trị, tác dụng
- Ý nghĩa với cuộc sống? với bản thân em?
- Là lời khuyên
- Giúp cách nhìn đúng về việc hình thành nhân cách
- Khẳng định nhân cách
- Là lời khuyên
- Nhiệm vụ với thế hệ trẻ
- Quan trọng: xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ
II. Hướng dẫn học sinh tự thực hành luyện tập:
1.Thêm đề làm bài văn Nghị luận cho học sinh thực hành: 
- Do các văn bản được sử dụng để tìm hiểu chung về Nghị luận chưa thật phù hợp với nhận thức và tư duy của HS nên giáo viên có thể ra đề sao cho phù hợp hơn với lứa tuổi, nhận thức tư duy – nói cách khác đề bài phải là những vấn đề giản đơn, gần gũi hơn với đời sống của học sinh.
VD. Cùng với 2 đề tham khảo dùng cho làm bài số 5 (chứng minh - ở lớp) bài số 6 (giải thích - ở nhà)
* Đề chứng minh (sgk/58): Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích. 
	* Thêm: 
- Học cũng có ích như trồng cây: mùa xuân được hoa, mùa thu được quả.
- Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc.
* Đề giải thích (sgk/88): Em hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.
	* Thêm:
	- Càng học càng thấy mình kém.
	- Nhà bác học không có nghĩa là ngừng học.
- Cần phải học tập thường xuyên. Nghĩa là việc học tập không phải chỉ là công việc ở nhà trường. Nhà trường chỉ cho ta chiếc chìa khóa để ta có học thức. Học ở ngoài đời là công việc suốt đời.
2. Giúp học sinh tích lũy – bổ sung và sử dụng vốn từ (trong giảng dạy tích hợp): nội dung này đã viết thành SKKN 2008-2009.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài viết văn Nghị luận theo đúng dàn ý do các em lập ra: 
3.1 Học sinh tập phân tích – phân loại và tìm vấn đề như đã hướng dẫn với các đề từ sgk hoặc bổ sung thêm.
3.2 Học sinh tự thực hành theo phương pháp tìm ý – lập ý đã hướng dẫn ở trên.
3.3 Trước khi học sinh làm bài (tại lớp hay ở nhà) các em phải thực hiện đúng thao tác, bước tạo lập văn bản và lập dàn ý cho bài viết ( có thể yêu cầu nộp kèm bài làm để kiểm tra):
- Thời gian làm bài tại lớp là 90’: yêu cầu các em dành 15’ cho Tìm hiểu đề - tìm ý; 15’ cho lập dàn ý; còn lại là viết và sửa.
- Thường học sinh không tuân thủ đúng các bước trên: giáo viên cần hướng dẫn và quan sát, giúp học sinh làm đúng trình tự, thời gian trên tại lớp. Một khi đã trở nên thuần thục các em sẽ tự viết bài tốt hơn.
C. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN : 
Trên đây là cách làm của riêng cá nhân nhưng đã đạt được một số hiệu quả nhất định trong năm học 2009 – 2010. 
Cách làm này tôi thực hiện cùng với sáng kiến Giúp học sinh tích lũy – bổ sung và sử dụng vốn từ trong giảng dạy tích hợp (năm học 2008-2009).
Cả 2 cách làm trên cá nhân có trao đổi với một số đồng nghiệp và nhận được sự giúp đỡ từ đồng nghiệp (do bản thân không dạy chương trình Ngữ văn 7).
	Chí công, ngày 07 tháng 4 năm 2010
	Người viết
	 BÀNH THỊ LÀI
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ
	........................................................................................................
	........................................................................................................
	 .......................................................................................................
	.......................................................................................................
	.......................................................................................................	
	.......................................................................................................
	.......................................................................................................	
	.......................................................................................................
	.......................................................................................................	
Ý KIẾN HỘI ĐỒNG KHOA HỌC P. GIÁO DỤC
	........................................................................................................
	........................................................................................................
	 .......................................................................................................
	.......................................................................................................
	.......................................................................................................	
	.......................................................................................................
	.......................................................................................................	
	.......................................................................................................
 .......................................................................................................
Ý KIẾN HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GIÁO DỤC
	........................................................................................................
	........................................................................................................
	 .......................................................................................................
	.......................................................................................................
	.......................................................................................................	
	.......................................................................................................
	.......................................................................................................	
	.......................................................................................................
 	 .......................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN-Lai 09-10.doc