Sáng kiến kinh nghiệm: Kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp

Sáng kiến kinh nghiệm: Kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp

KĨ NĂNG TỔ CHỨC GIỜ SINH HOẠT LỚP

PHẦN I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

T

rong công tác giáo dục ở trường phổ thông không thể phủ nhận vai trò của người giáo viên chủ nhiệm, vì họ có một vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Để làm được điều này người giáo viên cần trang bị cho mình những tri thức cơ bản về nội dung công tác chủ nhiệm ở lớp, ở trường, cần phải rèn luyện cả về phẩm chất đạo đức, lẫn tài năng.

Giờ sinh hoạt lớp cũng là dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức tổ chức tự quản cho học sinh và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể đoàn kết. Đây cũng là dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân.

Thực tế để giáo dục học sinh tốt trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm thì người giáo viên chủ nhiệm cần phải tổ chức tốt giờ sinh hoạt lớp, tổ chức làm sao cho học sinh thích học từ đó sẽ giáo dục các em học tốt hơn. Sinh hoat chủ nhiệm lớp nhằm xác định một cách chính xác lớp học của chúng ta đạt được kết quả như thế nào? Lớp cần phải làm gì? Cần giáo dục những ai? Xử lí ra sao?.Giáo viên chủ nhiệm quản lí toàn diện tập thể học sinh một lớp học. Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm lớp trước hết giáo viên chủ nhiệm cần phải có kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp hợp lí.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 818Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	KĨ NĂNG TỔ CHỨC GIỜ SINH HOẠT LỚP
PHẦN I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
T
rong công tác giáo dục ở trường phổ thông không thể phủ nhận vai trò của người giáo viên chủ nhiệm, vì họ có một vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Để làm được điều này người giáo viên cần trang bị cho mình những tri thức cơ bản về nội dung công tác chủ nhiệm ở lớp, ở trường, cần phải rèn luyện cả về phẩm chất đạo đức, lẫn tài năng.
Giờ sinh hoạt lớp cũng là dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức tổ chức tự quản cho học sinh và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể đoàn kết. Đây cũng là dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân.
Thực tế để giáo dục học sinh tốt trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm thì người giáo viên chủ nhiệm cần phải tổ chức tốt giờ sinh hoạt lớp, tổ chức làm sao cho học sinh thích học từ đó sẽ giáo dục các em học tốt hơn. Sinh hoat chủ nhiệm lớp nhằm xác định một cách chính xác lớp học của chúng ta đạt được kết quả như thế nào? Lớp cần phải làm gì? Cần giáo dục những ai? Xử lí ra sao?...Giáo viên chủ nhiệm quản lí toàn diện tập thể học sinh một lớp học. Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm lớp trước hết giáo viên chủ nhiệm cần phải có kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp hợp lí.
PHẦN II: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Học sinh THCS.
PHẦN III: BIỆN PHÁP CỤ THỂ	
1/ Tìm hiểu đặc điểm môi trường lớp học.
Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu xem những điểm mạnh, điểm yếu của lớp mình để từ đó có hướng giáo dục.
 - Khi phân tích điểm mạnh, điểm yếu cần trả lời những câu hỏi sao:
+ Lớp chúng ta có điểm mạnh, điểm yếu nào?
+ Lớp chúng ta làm được những công việc gì và thất bại những công việc gì?...
VD: Lớp chủ nhiệm 9A2.
- Điểm mạnh:
 + Lớp có nhiều HS ở địa bàn xã Vị Đông
 + Đa số HS có dụng cụ sách vỡ đầy đủ
 + HS đều là HS cũ của trường
- Điểm yếu:
 + Lớp có nhiều HS thuộc diện nghèo, khó khăn.
 + Có nhiều HS cá biệt, lưu ban
 + Đa số HS năm trước có nhiều HS yếu thi lại
 2/ Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu và danh hiệu phấn đấu
 a- Phương hướng, nhiệm vụ:
 - Những yêu cầu cần đạt được trong năm học về giáo dục, đạo đức, văn hoá, lao động hướng nghiệp và các mặt giáo dục toàn diện khác.
 VD: Về giáo dục đạo đức tư tưởng: nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nội quy nhà trường: đi học phải đồng phục, không uống rượu bia, không cờ bạc, lễ phép với thầy cô và người lớn tuổi
 - Tạo dựng được môi trường học tập có chất lượng cao, nề nếp, kĩ cương thân thiện để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển hết tài năng và tư duy sáng tạo của mình.
 b- Mục tiêu:
 - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh lớp.
 - Chỉ tiêu đưa ra phải có tính thách thức nhưng cũng đừng quá sức để học sinh có thể đạt được 
 - Công việc đưa ra phải có thời hạn hoàn thành, nếu không nó sẽ bị trì hoãn. Thời gian hợp lí giúp hoạt động của lớp vừa đạt được mục tiêu lại vừa dưỡng sức cho các mục tiêu khác.
 VD: Cuối năm lớp chủ nhiệm 9A2 đạt danh hiệu “lớp học thân thiện” và xếp loại các đợt thi đua đạt từ thứ 10 trở xuống.
 c- Chỉ tiêu phấn đấu:
 VD: Lớp chủ nhiệm 9A2 ( tổng số: 26 hs)
 - Lên lớp 100%
HỌC LỰC
HẠNH KIỂM
Giỏi: 1/26 hs
Tốt: 24/26 hs
Khá: 6/26 hs
Khá: 02/26 hs
TB: 19/26 hs
 - Duy trì sĩ số: 100%	
	 d- Các danh hiệu phấn đấu( nếu có)
 3/ Một số vấn đề cần thực hiện khi sinh hoạt lớp:
Nguyên nhân chính làm học sinh không thích giờ sinh hoạt lớp.
 - Học sinh không được cùng nhau tổ chức tham gia.
 - Nội dung khô cứng, lập đi lập lại, không thực sự gắn với nhu cầu học sinh.
 - Hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp đơn điệu, nhàm chán, không hứng thú với học sinh. 
 - Giáo viên quá nghiêm khắc không gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu các em.
 b- Khen chê học sinh trong giờ sinh hoạt lớp.
 - Thực tế hiện nay trong các buổi sinh hoạt lớp, các thầy cô thường chê học sinh nhiều hơn là khen ngợi (60% - 70% là chê hs)	
 - Biết khen chê đúng mực sẽ khiến học sinh thích thú trong học tập.
 - Về nguyên tắc khen phải nhiều hơn chê để tạo tâm lí tích cực vì ai cũng thích khen
 - Khen ngợi phải cụ thể, gọi tên các phẩm chất.
 + Học sinh thường nhớ đến những phẩm chất nào mà GVCN nói rằng chúng có. Sự công nhận đó nó có thể mở ra cơ hội cho những em cảm thấy bất lực sẽ thay đổi quan điểm của mình từ tiêu cực sang tích cực.
 VD: Cô thấy em đúng là người bình tĩnh, biết suy nghĩ , em đã không đánh bạn khi bị bạn chế giễu; hoặc : Cô đánh giá cao sự tự nguyện giúp đỡ bạn của em, em rất có tinh thần hợp tác.
 - Khen ngợi phải chân thật, gây được cảm xúc tích cực nơi người khen.
 + Lời nói của GVCN phải chân thật mới cảm hoá được học sinh. Chính lòng yêu thương sẽ tạo nên cảm xúc gieo vào lòng học sinh sự thích thú và có thể giúp chúng tạo nên sự nỗ lực rất lớn cho kết quả học tập về sau. Đối với một số học sinh, một cái nhìn trân trọng đã có thể thay thế cho ngàn lời thừa nhận rồi.
 VD: GV nói với HS: “ Em đã tập trung làm bài tập rất nhanh. Tốt lắm. Hãy cố gắng học em nhé”.
 - Cần khen ngay hành vi tích cực mới khi nó vừa xuất hiện nhất là những em hay mắc khuyết điểm, những em học yếu, nhút nhát
 + GVCN cần khen ngay tức thời và có thể cho điểm ngay sau khi học sinh làm được một bài tập( hoặc một việc tốt).
 VD: Sau buổi lao động của lớp GVCN cần nhận xét khen ngợi ngay những em làm tốt, tích cực bằng cách biểu dương trước tập thể
 - Khi phê bình học sinh cũng cần lưu ý là phê bình hành vi cụ thể chứ không khái quát hoá, phê bình không được chì chiết, nhắc đi nhắc lại những khuyết điểm đã xảy ra từ lâu.
 4- Nhiệm vụ cần làm của giáo viên chủ nhiệm.
 a/ GVCN cần nắm chắc một số văn bản quy định:
 - Nhiệm vụ của học sinh, quy định khen thưởng và kỉ luật... Chức năng và nhiệm vụ, đặc điểm tình hình của lớp.
 - Làm lí lịch đầu năm ( nghèo, hiếu học có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, địa bàn cư trú), thành phần bản thân, năng khiếu
 - Sắp xếp chỗ ngồi ( mắt, tai), lập sơ đồ lớp.
 b/ Lập sổ chủ nhiệm ( có sổ chủ nhiệm kèm theo)
 c/ Tổ chức tiết sinh hoạt lớp đầu năm.
 - Bầu ban cán sự, sinh hoạt nội quy, cho học sinh chép nội quy nhà trường.
 d/ Tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm.
 - Viết thư mời, trang trí phòng họp, nêu nội quy trường, nêu những thuận lợi khó khăn của lớp, thông báo thu các khoản phí đầu năm.
 - Phổ biến về nội quy lớp và bảng điểm đăng kí thi đua cá nhân. Xin ý kiến của PHHS biểu quyết để thống nhất thực hiện.
 - Bầu ban đại diện cha mẹ học sinh.
 e/ Tổ chức tiết sinh hoạt hàng tuần.
 VD:
 TUẦN 10 ( từ 10/10 đến 15/10)
 I. Mục tiêu: 
 - Đánh giá những hoạt động trong tuần 10
 - Giúp hs đánh giá những hoạt động của lớp trong tuần qua và đề ra phương hướng hoạt động cho tuần sau.
 - Giúp hs có tinh thần phê và tự phê.
 - Có ý thức đạo đức tốt, chấp hành nội quy của lớp, trường đề ra.
 - Lên kế hoạch tuần 11
 II. Tiến trình sinh hoạt:
1.Ổn định tổ chức.
2. Hát tập thể.
 3. Nội dung sinh hoạt.
 a- Đánh giá những hoạt động trong tuần 10
 - Lớp trưởng mời ban cán sự lớp nhận xét về các mặt trong tuần: Học tập, vệ sinh lớp học, sinh hoạt văn nghệ, nề nếp lớp.
 + lớp trưởng mời 03 tổ lên xếp loại tổ viên của mình về tình hình học tập, đạo đức
 + Lớp trưởng nhận xét ưu, khuyết điểm về các hoạt động của lớp trong tuần vừa qua: nề nếp, học tập, đạo đức và chọn những bạn có thành tích tốt để tuyên dương trước lớp và nêu tên những bạn vi phạm để cả lớp xem xét có hướng xử lí.
 + Lớp phó phụ trách văn thể, lao động nhận xét từng mảng hoạt động do mình phụ trách.
 - Lớp trưởng đề ra phương hướng hoạt động cho tuần tới
 - Lớp trưởng mời GVCN có ý kiến.
 - GVCN nhận xét chung:
 + GVCN nhận xét đánh giá về quá trình học tập và rèn luyện của lớp trong tuần 10 và đề ra bản phương hướng hoạt động của lớp trong tuần 11.
 + GVCN tuyên dương những em học tập tốt, tham gia tốt các phong trào của lớp mà nhà trường đề ra; phê bình những em không học bài, làm bài tập ở nhà; nhắc nhở và yêu cầu học sinh suy nghĩ có hướng khắc phục.
 + GVCN phân tích để các em thấy rõ lợi ích của việc tự giác học tập.
 + GVCN nhắc nhở học sinh phát huy được ưu điểm của tuần này : Vệ sinh lớp tốt, đa số đi học đúng giờ, có nhiều học sinh đạt điểm tốt. Khắc phục những hạn chế như: Nghỉ học vô lí, nói chuyện riêng trong giờ học, chưa xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc
 + Động viên học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
 + Giáo dục học sinh xây dựng tình đoàn kết thân thiện giữa bạn bè trong lớp, biết giúp đỡ nhau trong học tập.
 + Nhắc nhở học sinh đi học đầy đủ.
 b- Đưa ra kế hoạch tuần 11.
 - Duy trì nề nếp, tác phong.
 - Giữ gìn vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ, không mang quà vặt vào trong lớp học ăn, phải bỏ rác đúng nơi quy định.
 - Chuẩn bị phong trào văn nghệ, làm báo tường nhằm chào mừng ngày 20/11
 - Đôn đốc thu các khoản phí học sinh còn thiếu.
 - Tham gia các phong trào do trường tổ chức.
 5/ Kết quả đạt được.
Qua quá trình tổ chức giờ sinh hoạt của lớp chủ nhiệm 9A2 trong năm qua, tôi khảo sát được kết quả học sinh thích học giờ sinh hoạt lớp như sau:
Tháng 08
Tháng 09
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Tháng 01
Tháng 02
Tháng 03
Tháng 04
Tháng 05
75%
77%
78%
82%
87%
90%
91%
94%
95%
100%
 PHẦN IV: BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 Qua quá trình tìm hiểu về công tác chủ nhiệm tôi rút ra được bài học kinh nghiệm như sau :
 - Phải thương yêu, gần gũi, quan tâm lo lắng các em, dạy tốt, nghiêm túc- liên tục thực hiện đúng quy định các kế hoạch đã đề ra của lớp. Tránh tình trạng “ Đầu voi, đuôi chuột”. Bản thân giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
 VD: Thầy nói “ Phải tôn trọng kỉ luật” như: Đi học đúng giờ, ăn mặc đúng quy định.Nhưng các em chứng kiến thầy luôn đi trễ, nghỉ không lí do hoặc chạy xe quá tốc độ, nói năn thô lỗ thiếu tế nhị.Những điều trên khiến tư cách phẩm chất của người thầy bị ảnh hưởng rất lớn, mất uy tính trong việc hình thành “ nhân cách cho học sinh”.
 - Thường xuyên giáo dục tư tưởng cho học sinh biết yêu thương, đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Mạnh dạn phê bình những khuyết điểm phải vượt qua những khó khăn để làm chủ bản thân. Luôn hướng tới cuộc sống “Khoẻ- đẹp, có ích cho gia đình và xã hội” đạt tới đỉnh “ Chân- thiện- mỹ”.
 - Phải bao dung, tha thứ cho những học sinh mắc sai lầm, động viên, khuyên bảo, đặc biệt quan tâm giúp đỡ các em cả vật chất và tinh thần bởi “ Nhân vô thập toàn”. Từ đó cảm hoá các em trở thành người tốt.
 PHẦN V: KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
 Để tiết sinh hoạt lớp ngày càng hoàn thiện và đạt kết quả cao đối với bản thân tôi có vài đề nghị sau:
 - Cung cấp thêm tài liệu về công tác chủ nhiệm ở trường THCS.
 - Có trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ tốt cho việc giảng dạy.
 - Có thể tổ chức cho học sinh tham quan những di tích lịch sử ở địa phương ( nếu có điều kiện).
 - Nhà trường , phụ huynh học sinh và giáo viên chủ nhiệm phải có sự kết hợp chặt chẽ để quản lí giáo dục học sinh.
 Vị Đông, ngày 25 tháng 8 năm 2011
 Gv thực hiện: Lâm Mai Lan
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh, bàn về công tác giáo dục, NXB Sự thật, Hà Nội 1972.
2. V.I.Lênin, Bàn về giáo dục, NXB Giáo dục 1970.
3. Tài liệu về công tác giáo viên chủ nhiệm trong trường THCS, THPT tháng 6/2011

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem(1).doc