Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn 9 - Hướng dẫn học sinh học tập tích cực môn ngữ văn qua Chuyên đề tự chọn (bám sát:) tổng kết từ vựng

Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn 9 - Hướng dẫn học sinh học tập tích cực môn ngữ văn qua Chuyên đề tự chọn (bám sát:) tổng kết từ vựng

2.Đặt vấn đề:

 Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực cho đất nước trong những năm đầu thế ki XXI nên việc đổi mới giáo dục phổ thông được đặt ra. Việc đổi mới đòi hỏi phải đồng bộ từ nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đến cách thức đánh giá kết quả dạy học, trong đó đột phá là đổi mới PPDH. Mục tiêu của việc đổi mới PPDH ở trường PT là thay đổi lối học truyền thụ một chiều sang dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, có thói quen và kĩ năng tự học, có tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng những kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; có niềm vui, hứng thú trong học tập. Cũng như nhiều môn khác, môn ngữ văn việc đổi mới PPDH có những biểu hiện cụ thể trong hoạt động dạy học tích cực của GV và hoạt động tích cực của HS. Đối với đề tài này, khi nghiên cứu và áp dụng thực tiễn, tôi chỉ đi sâu vào việc hướng dẫn HS hoạt động tích cực trong một số tiết học tự chọn Tiếng Việt giúp các em hứng thú học tập, nắm chắc các kiến thức cơ bản về từ vựng Tiếng Việt và vận dụng làm bài tập tốt.

 

doc 19 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1261Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn 9 - Hướng dẫn học sinh học tập tích cực môn ngữ văn qua Chuyên đề tự chọn (bám sát:) tổng kết từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sáng kiến kinh nghiệm Môn N.văn 9
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP TÍCH CỰC MÔN NGỮ VĂN QUA CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN(BÁM SÁT:) TỔNG KẾT TỪ VỰNG
2.Đặt vấn đề:
	Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực cho đất nước trong những năm đầu thế ki XXI nên việc đổi mới giáo dục phổ thông được đặt ra. Việc đổi mới đòi hỏi phải đồng bộ từ nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đến cách thức đánh giá kết quả dạy học, trong đó đột phá là đổi mới PPDH. Mục tiêu của việc đổi mới PPDH ở trường PT là thay đổi lối học truyền thụ một chiều sang dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, có thói quen và kĩ năng tự học, có tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng những kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; có niềm vui, hứng thú trong học tập. Cũng như nhiều môn khác, môn ngữ văn việc đổi mới PPDH có những biểu hiện cụ thể trong hoạt động dạy học tích cực của GV và hoạt động tích cực của HS. Đối với đề tài này, khi nghiên cứu và áp dụng thực tiễn, tôi chỉ đi sâu vào việc hướng dẫn HS hoạt động tích cực trong một số tiết học tự chọn Tiếng Việt giúp các em hứng thú học tập, nắm chắc các kiến thức cơ bản về từ vựng Tiếng Việt và vận dụng làm bài tập tốt.
3.cơ sở lí luận:
 Tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Trong chương trình THCS, các em được học phân môn Tiếng Việt với nhiều nội dung về từ vựng, về ngữ pháp....Đối với lớp 9, phần Tiếng Việt trong chương trình có nhiều bài hệ thống lại những kiến thức cơ bản về từ vựng Tiếng Việt mà các em đã được học ở lớp dưới. Nhưng trong thực tế nhiều HS lại hổng kiến thức cơ bản về từ vựng. vì vậy việc dạy các bài tổng kết từ vựng ở một số tiết nhiều em vẫn còn yếu về lí thuyết hoặc chưa vận dụng tốt lí thuyết để làm bài tập. Và tất nhiên các em sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp, nhất là bài viết tập làm văn.Vì thế trong chuyên đề này, tôi sẽ hướng dẫn HS ôn luyện về các nội dung cơ bản sau:
-Từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
-Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng
-Sự phát triển của từ vựng, từ mượn, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, trau dồi vốn từ
- Các biện pháp tu từ từ vựng
 4.cơ sở thực tiễn:
 Hiện nay, ở trường THCS, môn học tự chọn được xem là môn học chính khoá. Thế nhưng vẫn có một số GV và HS chưa thực sự quan tâm đến môn học này.Vì thế có những biểu hiện xảy ra: GV soạn bài còn sơ sài, chưa nghiên cứu sâu về nội dung và phương pháp; HS học qua loa, cầm chừng, không hứng thú, ít tập trung. Hơn nữa, dù là môn học chính khoá nhưng không có giáo trình cụ thể. Mỗi trường, mỗi GV dạy một cách tự do, tự lựa chọn chuyên đề phù hợp với chương trình học. Thiết nghĩ rằng: là môn học tự chọn nếu hiểu đúng nghĩa thì đây là môn học rất có ý nghĩa đối với HS bởi HS tự chọn môn học cần thiết cho mình. Vậy nên tôi đã để tâm vào việc nghiên cứu nội dung và phương pháp soạn chuyên đề tự chọn này giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức cơ bản về từ vựng Tiếng việt.
5.Nội dung nghiên cứu:
	Để hướng dẫn HS học tập tích cực trong các tiết học tổng kết từ vựng (NV9), tôi đã vận dụng một số PPDH tích cực mà chủ yếu là tích hợp, PPdạy học hợp tác, và sử dụng đồ dùng dạy học.
 - Sau khi các em nắm vững lí thuyết, làm được một số bài tập tự luận dạng vận dụng thấp, GV cho HS tập làm quen với dạng bài tập vận dụng cao, nhất là trong tiết học tổng kết về phép tu từ từ vựng.Trong tiết học này,GV cần tích hợp văn bản - TLV, tức cho HS viết đoạn văn ngắn phân tích tác dụng của phép tu từ có trong một số đoạn thơ.
 - PPDH hợp tác giữa HS-HS, HS-GV (PP thảo luận nhóm, PPcùng tham gia) cho phép HS trong lớp chia thành nhiều nhóm nhỏ, các thành viên trong nhóm cùng chia sẻ những suy nghĩ, kinh nghiệm, hiểu biết bản thân để trao đổi, thảo luận cùng học tập.
	 	Đối với những tiết tổng kết TV trong chuyên đề này, phần ôn GV chỉ dùng PP vấn đáp, phần luyện tập mới dùng PP dạy học hợp tác- chủ yếu là cho HS thảo luận nhóm. Có những bài tập cũng dưới hình thức thảo luận nhóm, GV tổ chức cho HS trò chơi (theo đội hoặc cặp chơi) sau khi đã thảo luận thống nhất phương án trả lời, nhằm giúp HS hoạt động tích cưc tạo không khí lớp học sôi nổi, vui vẻ và cùng hiểu biết lẫn nhau. Sau khi các nhóm trình bày, các nhóm khác được quyền nhận xét, sửa chữa. Cuối cùng GV nhận xét, chốt ý đúng và khắc sâu kiến thức cho các em.
 - Để thực hiện có hiệu quả PPDH hợp tác, ĐDDH là một yêu cầu cần thiết phải có đó là bảng phụ của GV và HS (GV ghi bài tập vào bảng phụ, HS làm bài tập vào bảng phụ)
	 Bảng phụ (GV) có tác dụng tiết kiệm được thời gian giúp các em làm được nhiều bài tập.
 Bảng phụ (HS) làm bài tập nhóm hoặc cá nhân giúp các em có cơ hội để GV chữa bài trực quan và các em có thể đánh giá được kết quả của mình ngay tại lớp.
	Vì đây là những tiết ôn tập- tổng kết nên GV không phải hình thành kiến thức mới cho học sinh mà chủ yếu là học sinh tự ôn lại lí thuyết,GV hướng dẫn HS ôn lại lí thuyết để vận dụng làm bài tập. Nên việc hướng dẫn HS học tập ở nhà cũng là khâu quan trọng.Vì vậy, sau mỗi tiết học,GV hướng dẫn và dặn dò HS ôn tập những nội dung cụ thể. Sau đây là một số giáo án tiết dạy cụ thể môn tự chọn Ngữ văn 9 thể hiện chủ đề hướng dẫn HS học tập tích cực:
Tiết 1: TỔNG KẾT TỪ VỰNG (từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ)
A.Mục tiêu cần đat: 
+ Về kiến thức: Giúp HS củng cố lại những kiến thức cơ bản về từ đơn và từ phức, phân biệt từ ghép và từ láy, phân biệt tục ngữ và thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
+ Về kĩ năng: Qua luyện tập giúp HS hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng từ đơn, từ phức, thành ngữ, từ nhiều nghĩa .
+ Về thái độ: Giúp HS ham hoc tiếng Việt và bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt cho các em.
B. Chuẩn bị: - GV: soạn giáo án, bảng phụ
	 - HS : soạn bài, bảng phụ 
C. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn HS
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 Ghi bảng
*HĐI: Khởi động:
Trong môn NV, phần TViệt từ lớp 6- 8, em đã được học những nội dung gì?
-> GV giới thiệu bài mới..
*HĐII: HD ôn luyện:
-Thế nào là từ đơn?
-Thế nào là từ phức? 
-Từ phức được chia làm mấy loại?
-Em hãy phân biệt từ ghép và từ láy?
*Bài tập : (GV sử dụng bảng phụ)
Cho các từ sau: ngặt nghèo, nho nhỏ, thúng mủng, nong nia, nhỏ nhẹ, gật gù, bó buộc, tươi tốt, lạnh lùng, cỏ cây, mênh mông, bọt bèo, xa xôi, nhường nhịn, rơi rụng, lấp lánh.
-Hãy xếp thành 2 nhóm: từ ghép và từ láy
-Gọi HS các nhóm nhận xét, sủa ->GV nhận xét
-Thế nào là thành ngữ?
-Sử dụng TN có tác dụng gì?
-Em hãy phân biệt thành ngữ và tục ngữ?
*Bài tập(bảng phụ) : Cho các tổ hợp từ sau: lá lành đùm lá rách; đói cho sạch, rách cho thơm; đánh trống bỏ dùi; chó treo mèo đậy; nhờ gió bẻ măng; lòng chim dạ cá; tiên học lễ, hậu học văn; kiến bò miệng chén; nước mặn đồng chua..
-Hãy xếp chúng thành 2 nhóm: thành ngữ và tục ngữ?
-Gọi HS nhận xét->GV
-Thế nào là nghĩa của từ?
-Nghĩa của từ có thể giải thích bằng mấy cách?
*Bài tập:(Ghi bảng phụ)
-Gải nghĩa các từ sau: 
a.Ước lệ
b.Đoan trang
-Cho biết cách giải nghĩa của mỗi từ?
- Gọi HS nhận xét-> GV..
-Thế nào là từ nhiều nghĩa?
- Từ nhiều nghĩa thường được dùng trong VB nào?
-Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ ?
*Bài tập(bảng phụ)
1.Trong 2 câu thơ sau, từ mặt trời nào mang nghĩa gốc, từ mặt trời nào mang nghĩa chuyển?
Ngày..mặt trời(1).lăng
Thấy mặt trời(2)đỏ
-Có thể coi đâylà HTCN xuất hiện TNN không? Vì sao?
-Gọi HS nhận xét, sửa chữa ->GV nhận xét
2.Từ chân trong câu thơ: Chân mây..xanhxanh
Có phải là từ nhiều nghĩa khồng ?
3.Tổ chưc trò chơi:
a.Tìm từ chân có nghĩa chuyển? 
b.Tìm từ mặt có nghĩa chuyển?
-GV hướng dẫn trò chơi tiếp sức
-Gọi HS nhận xét-> GV nhận xét.
- HS trả lời
-Từ đơn là những từ chỉ có 1 tiếng.
-Từ phưc là những từ có từ 2 tiếng trở lên.
-2 loại: từ ghép và từ láy
- Từ ghép là từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ nhau về nghĩa.
- Từ láy là từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
-HS làm bài tập nhóm 
 N 1: tìm từ ghép
 N 2: tìm từ láy
-HS nhận xét, sửa chữa
-TN là cụm từ cố định biểu thị 1 khái niệm hoàn chỉnh.
-Làm cho câu văn thêm hình ảnh, sinh động, tăng tính hình tượng và tính biểu cảm
-TN là cụm từ cố định biểu thị 1 khái niệm hoàn chỉnh.
-Tục ngữ là câu nói ngắn gọn biểu thị sự nhận định hay phán đoán.
-HS làm bài tập nhóm trên bảng phụ N1: tìm thành ngữ N2: tìm tục ngữ
- HS nhận xét
-Là nội dung(sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ..) mà từ biểu thị.
+ 2cách:
-Trình bày khài niệm mà từ biểu thị
-Đưa ra những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ cần giải thích
-HS làm bài tập nhóm 
N1: làm bài tập a N2: làm bài tập b
-HS nhận xét
-Là những từ mang sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa
-Văn chương(đặc biệt trong thơ ca)
-là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc-> nghĩa chuyển)
HS làm bài tập nhóm 
-N1: làm BT 1
-N2: làm BT 2
-HS nhận xét
-10 HS xung phong 
chơi(mối đội chơi 5 em-2 đội)
-HS nhận xét
I. Từ đơn và từ phức: 
1.Ôn lí thuyết:
a. Từ đơn:
b. Từ phức: gồm 2 loại:
 -Từ ghép 
- Từ láy
2.Luyện tâp:
a.Từ ghép: ngặt nghèo, thúng mủng, nong nia, nhỏ nhẹ, bó buộc, tươi tốt, cỏ cây, bọt bèo, nhường nhịn, rơi rụng.
b.Từ láy: , nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, mênh mông, xa xôi, lấp lánh.
II. Thành ngữ:
1.Ôn lí thuyết:
a. Khái niêm:
b. Tác dụng :
c. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ:
2.Luyện tập:
+ Thành ngữ:
- Đánh trống bỏ dùi
-Nhờ gió bẻ măng
-Lòng chim dạ cá
-Kiến bò miệng chén
-Nước mặn đồngchua
+Tục ngữ:
-Lá lành đùm lá rách.
-Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Chó treo mèo đậy.
-Tiên học lễ, hậu học văn.
III. Nghĩa của từ:
1.Ôn lí thuyết:
a. khái niệm;
b.Cách giải thích nghĩa của từ:
2.Luyện tập:
a-Ước lệ: là sử dụng những qui ước trong biểu hiện nghệ thuật như dùng hình tượng thiên nhiên để nói về vẻ đẹpconngười..(trình bày khái niệm..)
b Đoan trang: nghiêm trang, đứng đắn(đưa ra từ đồng nghĩa)
IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
1. Ôn lí thuyết:
a.Khái niệm về từ nhiều nghĩa:
b.Cách sử dụng từ nhiều nghĩa:
c. Khái niệm về hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
2.Luyện tập:
BT1:
-Mặt trời(1): nghĩa gốc
-Mặt trời(2):nghĩa chuyển
Không thể coi đâylà HTCN xuất hiện TNN
Vì nghĩa chuyển có tính chất lâm thời.
BT2:
-Từ nhiều nghĩa: chân
BT3:
-Chân: chân bàn, chân kiềng, chân tủ, chân tường, chân trời, chân mây, chân núi, chân tơ, chân lông..
-Mặt: mặt trăng, mặt bàn, mặt phản, mặt
 nước, mặt sóng, mặt đất, mặt tường, mặt tiền, mặt trống, mặt gương..
** Dặn dò: +Về nhà ôn tập những nội dung đã ôn và luyện tập:
-Tìm 5 thành ngữ có yếu tố chỉ động vật, 5 thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật.
- Tìm từ ăn có nghĩa chuyển
+Tìm hiểu từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp  ... số, 
lũy thừa, phép cộng,
năng lượng, hiệu điện thế
b.BNXH: đại ca, cớm,
công tử, nàng, trẫm, chàng, sư huynh
IV. Trau đồi vốn từ:
1.Ôn lí thuyết:
2.Luyện tập:
*Bài tập1:
a.Yếu điểm: điểm trọng yếu.
-Điểm yếu: nhược điểm.
Đ.án đúng: B
b.Cứu cánh: mục đích cuối cùng
Đ.án đúng: A
*Bài tập2:
-Nhuận bút: tiền trả cho người viết tác phẩm.
-Thù lao: tiền trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra.
-Tay trắng: không có của cải gì cả.
-Trắng tay: bị mất hết của cải.
-Kiểm điểm: xem xét đánh giá lại từng cái, từng việc để có một nhận định chung.
-Kiểm kê: kiểm lại từng cái, món để xác định chất lượng, số lượng của chúng
-Lược khảo: nghiên cứu một cách khái quát về những cái chính, không đi vào chi tiết.
-Lược thuật: kể, trình bày tóm tắt.
*Bài tập3:
a.Bất bình, bất chính, bất công, bất diệt, bất lương, bất mãn, bất khuất, bất trung, bất hiếu, bất đồng
b.Đa số, đa cảm, đa đoan, đa diện, đa giác, đa năng, đa nghĩa, đa khoa, đa tình.
c.Thủy chiến, thủy điện, thủy lôi, thủy lực, thủy sản, thủy tạ, thủy thủ, thủy triều, thủy quân, thủy văn..
d.Trường ca, trường giang, trường sinh, trường chinh, trường niên, trường thọ, trường tồn, trường kì..
** Dặn dò:+ Về nhà ôn tập những ND đã ôn và làm BT sau:
-Tìm từ HV trong 1 số VB Truyện Kiều đã họcvà giải thích nghĩa.
+Tìm hiểu 1 số biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ ,hoán dụ, nhân hóa
	 *********************
Tiết 5: TỔNG KẾT TỪ VỰNG (MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ: so sánh, ẩn dụ ,hoán dụ, nhân hóa)
A.Mục tiêu cần đạt :
+ Về kiến thức: Giúp HS củng cố lại những kiến thức cơ bản về một số biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ ,hoán dụ, nhân hóa
+ Về kĩ năng: Qua luyện tập giúp HS hình thành và phát triển kĩ năng nhận biết, phân tích và sử dụng một số biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ ,hoán dụ, nhân hóa.
+ Về thái độ: Giúp HS ham hoc tiếng Việt và bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt cho các em.
B. Chuẩn bị: - GV: soạn giáo án, bảng phụ
	 - HS : soạn bài, bảng phụ 
C. Kiểm tra bài cũ: 
- Có mấy cách phát triển từ vựng tiếng Việt? Nêu rõ?
- Có mấy hình thức trau dồi vốn từ? Hãy phân biệt nghĩa của 2 từ: điểm yếu và yếu điểm?
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 Ghi bảng
*HĐI: Khởi động:
-Em hãy kể tên một só phép tu từ đẫ học? à GV giới thiệu bài mới..
*HĐII: HD ôn luyện:
-Thế nào là phép so sánh? Tác dụng ?
-Nêu cách sử dụng phép so sánh?
- Thế nào là phép ẩn dụ? Tác dụng ?
-Nêu cách sử dụng phép ẩn dụ?
- Thế nào là phép Hoán dụ? Tác dụng ?
-Nêu cách sử dụng phép Hoán dụ?
-Thế nào là phép Nhân hóa? Tác dụng ?
-Nêu cách sử dụng phép nhân hóa?
* Bài tập : (bảng phụ)
1. Xác định phép tu từ trong các ví dụ sau:
a. Làn thu thủy.
Hoa ghen thua thắm.
 (T Kiều- NDu)
b.Vân Tiên tả đột..
Khác nào TriệuTử.
 (T LVTiên- NĐC)
c.Con cò lăn lội 
Gánh gạo đưa chồng..
 (Ca dao)
d.Xe vẫn chạy vìMN..
 Chỉ cần.trái tim.
 (Bàikính -PTD)
đ.Ta hát bài ca gọicá..
 Gõ thuyềntrăng..
 (Đoàncá -HCận)
e.Công cha.ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời
 (Ca dao)
2. phân tích tác dụng của phép tu từ trong những ví dụ trên?
*Sau khi HS từng nhóm trình bày bài làm,GV gọi HS nhận xét, sửa chữa -> GV treo bảng phụ và chốt ý. 
**Dặn dò: +về nhà ôn lại những nội dung đã ôn, tìm những câu thơ, đoạn thơ có sử dụng phép tu tứ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa và tập phân tích
+ Tìm hiểu một só phép tu từ: điêp ngữ, liệt kê, nói quá, nói gảm nói tránh, chơi chữ.
- HS trả lời
-SS là cách đối chiếu hai hay nhièu sự vật, sự việc có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Sử dụng trong ca dao, thơ,văn miêu tả, văn tự sự, văn nghị luận
-Â.dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tựơng này bằng tên gọi sự vật , hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- SD nhiều trong sáng tác thơ ca
-HD là cách gọi tên sự vật, hiện tựơng này bằng tên gọi sự vật , hiện tượng khác có nét tương quan nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 
- SD nhiều trong sáng tác thơ ca.
-NH là cách gọi, tả loài vật, cây cối, đồ vậtbằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi với con người.
- SD trong thơ ca, văn miêu tả, thuyết minh.
- HS làm BT cá nhân trên bảng phụ
-HS thảo luận nhóm
N1: câu a,b
N2: câu a,c
N3: câu c,d
N4: câu d,đ
N5: câu đ,e
- HS nhận xét
-HS nghe và ghi vào vở
I.Ôn lí thuyết:
1. So sánh:
2. Ẩn dụ:
3.Hoán dụ:
4. Nhân hóa:
II.Luyện tập:
1.Phép tu từ:
a. Ẩn dụ - nhân hóa
b. So sánh
c. Ẩn dụ
d. Hoán dụ
đ. Nhân hóa
e. So sánh
2. Phân tích tác dụng của phép tu từ:
a.-ÂD:mượn hình ảnh của thiên nhiên (làn nước mùa thu và nét núi mùa xuân) để gợi tả vẻ đẹp đôi mắtThúy Kiều.
-NH: thiên nhiên (hoa, liễu) ghen hờn với vẻ đẹp nhan sắc TK chứng tỏ Kiều có vẻ đẹp vuợt trội, tuyệt thế.
b.So sánh hành động đánh cướp của VTiên với nhân vật Triệu tử Long trong Tam quốc chí, NĐC muốn ca ngợi VTiên là bậc võ dũng.
c.ÂD:mượn hình ảnh con cò để nói đến thân phận người phụ nữ dưới chế đọ PK.
d.H ảnh HD “trái tim”thể hiện sức mạnh chiến đấu, ý chí kiên cường của người chiến sĩ trẻ vì sự nghiệp giải phóng MN..
đ.Hình ảnh nhân hóa”” cho thấy sự hòa hợp giữa người và thiên nhiên,trăng hòa vào khúc hát của con người làm sống động cả một vùng biển, tiếp thêm tinh thần, ý chí cho 
người lao động.
e.So sánh “nghĩa mẹ bằng trời” để ca ngợi công ơn to lớn của người mẹ. 
Tiết 6: TỔNG KẾT TỪ VỰNG (MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ: điêp ngữ, liệt kê, nói quá, nói gảm nói tránh, chơi chữ).
A.Mục tiêu cần đạt :
+ Về kiến thức: Giúp HS củng cố lại những kiến thức cơ bản về một số biện pháp tu từ: điêp ngữ, liệt kê, nói quá, nói gảm nói tránh, chơi chữ.
+ Về kĩ năng: Qua luyện tập giúp HS hình thành và phát triển kĩ năng nhận biết, phân tích và sử dụng một số biện pháp tu từ: điêp ngữ, liệt kê, nói quá, nói gảm nói tránh, chơi chữ
+ Về thái độ: Giúp HS ham hoc tiếng Việt và bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt cho các em.
B. Chuẩn bị: - GV: soạn giáo án, bảng phụ
	 - HS : soạn bài, bảng phụ 
C. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là phép tu từ ẩn dụ? Tìm câu thơ, ca dao hay tục ngữ có sử dụng phép ẩn dụ?
- Em hãy phân biệt phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ?
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 Ghi bảng
*HĐI: Khởi động:
Nhắc lại một số phép tu từ đã học?--> GV giới thiệu bài mới..
*HĐII: HD ôn luyện:
- Thế nào là phép tu từ điệp ngữ? Tác dụng ?
(-Nêu cách sử dụng phép điệp ngữ?)
- Thế nào là phép tu từ liệt kê? Tác dụng ?
-(Nêu cách sử dụng phép liệt kê?)
- Thế nào là phép tu từ nói quá ? Tác dụng ?
-Nêu cách sử dụng phép nói quá?
- Thế nào là phép tu từ nói giảm, nói tránh ? Tác dụng ?
-Nêu cách sử dụng phép nói giảm, nói tránh ?
 - Thế nào là phép tu từ chơi chữ?
-Nêu cách sử dụng phép chơi chữ?
**Bài tập: (bảng phụ)
1.xác định phép tu từ trong các ví dụ sau:
a.Không có kính,không...đèn
 không có mui xước
 (Bài.kính- PTD)
b.Nhóm BL.đượm
 Nhóm.bùi
 Nhóm.vui
 Nhóm..nhỏ
 (Bếp lửa- B Việt)
c.Gác kinh viện sách
Trog.. tấc.. gấp mười 
d.Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn.
đ.Bác đã lên đường,
 Mác-LêNin..hiền
 (Bác ơi! Tố Hữu)
2. Hãy phân tích phép tu từ trong các ví dụ trên? 
*Sau khi HS từng nhóm trình bày bài làm, GV gọi HS nhận xét, sửa chữa -> GVtreo bảng phụ và chốt ý. 
- HS trả lời
-ĐN là cách lặp đi lặp lại từ ngữ(câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
-SD nhiều trong sáng tác thơ văn.
-LK là xếp nối hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn đạt đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng, tình cảm.
-SD trong thơ văn(biết liệt kê theo cặp)
-NQ là phóng đại mức độ,qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn manh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
-SD trong thơ văn (những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể)
-NG,NT là cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
-SD trong thơ văn (những hoàn cảnh giao tiếp phù hợp)
-CC là cách lợi dụng đặc sắc về ngữ âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sác thái dí dỏm, hài hướclàm cho câu văn hấp dẫn, thú vị.
-SD trong thơ trào phúng, câu đối, câu đố
-HS làm BT cá nhân trên bảng phụ và trình bày.
-HS nhận xét
I.Ôn lí thuyết:
1. Điêp ngữ:
2.Liệt kê:
3.Nói quá:
4. Nói giảm,nói tránh:
5. Chơi chữ:
II.Luyện tập:
1.Phép tu từ:
a. Liệt lê
b. Điệp ngữ
c. Nói quá
d. Chơi chữ
đ. Nói giảm, nói tránh
2.Phân tích phéptutừ:
a. Liệt kê các bộ phận bị mất, bị hư hỏng của chiếc xe để làm nổi rõ sức tàn phá của chiến tranh thời chống Mỹ.
b.Điệp từ”nhóm” đặt ở đầu mỗi dòng thơ như nhắc nhở, khắc sâu về công ơn của bà đối với cháu. Bếp lửa mà bà nhen nhóm mỗi sáng không chỉ nuôi lớn cháu về thể xác mà còn nhen nhóm tình yêu thương, nhen nhóm tâm tinh hôm nay đang bồi hồi tìm về quá khứ.
c.Phép nói quá trong 2 câu thơ nói lên sự xa cách về thân phận và cảnh ngộ giữa Thúy
Kiều và Thúc Sinh.
d.Sử dụng lối chơi chữ nói lái để tạo ra sắc thái dí dỏm, hài hước gây hấp dẫn.
**Dặn dò: về nhà:
+ Ôn lại những nội dung về một số phép tu từ, từ phức, thành ngữ, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm vvtrong chuyên đề :TỔNG KẾT TỪ VỰNG 
 ************************
6.kết quả nghiên cứu:
 So với tiết dạy tự chọn bình thường, tiết dạy có sử dụng nhiều ĐDDH và tổ chức thảo luận nhóm, trò chơi..có hiệu quả cao hơn: HS làm được nhiều bài tập và GV đã khắc sâu củng cố kiến thức cho HS qua luyện tập.
 Sau khi áp dụng chuyên đề, bản thân tôi nhận thấy HS có tinh thần học tập tốt hơn, tham gia thảo luận nhóm tích cực hơn, đặc biệt là các em rất hứng thú khi tham gia các trò chơi đồng đội trong tiiết học.
 Kết quả đánh giá bài tập kiểm tra của HS sau khi học xong chuyên đề (bám sát) này là 90% TB trở lên. 
7.kết luận:
 Hướng dẫn HS học tập tích cực là việc làm thường xuyên của GV khi lên lớp. Song với tiết tự chọn TKTV- NV9 (bám sát) thì đối tượng HS là TB,TB khá, TB yếu nên cần kiên trì, động viên các em tích cực tham gia hoạt động học tập. Một khi các em được tham gia hoạt động, được nói lên tiếng nói của mình, đưa ra chính kiến của mình thì các em sẽ tự tin hơn và có ý thức học tập tốt hơn. Tuy nhiên, khi áp dụng chuyên đề này, GV tốn nhiều thời gian ở nhà để chuẩn bị bảng phụ. Mong rằng tất cả các thầy cô giáo bộ môn NV THCS hãy dành nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu ND-PP để những tiết tự chọn NV thật sự cuốn hút HS.
8.Đề nghị:
 Hiện nay môn tự chọn Ngữ văn cũng như những môn tự chọn khác đều không có tài liệu. Đây là một khó khăn lớn cho GV khi giảng dạy môn học này. Là một GV môn NV đang đứng lớp, tôi đề nghị lãnh đạo chuyyên môn ngành GD cần có tài liệu thống nhất chung để tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong quá trình giảng dạy môn tự chọn.
	Viết chuyên đề tự chọn này, bản thân tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Mong Hội đồng khoa học huyện góp ý thêm để chúng tôi áp dụng giảng dạy tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn !

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Nvan 9.doc