Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giảm thiểu lỗi “L” và “N”

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giảm thiểu lỗi “L” và “N”

I. TÊN ĐỀ TÀI:

 Một số biện pháp giảm thiểu lỗi “L” và “N”

II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá và tinh thần của con người: Con người không thể tổ chức xã hội, không thể tồn tại và phát triển được nếu không có ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ để con người sử dụng, giao tiếp, tư duy, học tập.Trong cuộc sống hàng ngày, nói, viết đúng là vô cùng quan trọng. Người nói và viết đúng chính tả sẽ truyền đạt đến người nghe những thông tin chính xác; bản thân người đó cũng tiếp thu văn bản một cách đầy đủ. Vì vậy trong nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng, nói và viết đúng chính tả giúp các em có điều kiện sử dụng tiếng Việt đạt hiệu quả cao và là phương tiện trong việc học tập các bộ môn khác.

Như vậy vấn đề chuẩn về phát âm và chữ viết tiếng Việt là rất quan trọng, hơn thế nữa nó còn là yêu cầu tất yếu, khách quan của công tác giáo dục cần được quan tâm, cần được giải quyết ở bất cứ đâu (nhà trường, gia đình và ngoài xã hội), bất cứ thời gian nào. Khi nói cần nói theo các chuẩn mực về ngữ âm (âm thanh và ngữ điệu), khi viết cần viết theo đúng các chuẩn mực hiện hành về chữ viết. Tuy nhiên, do đặc điểm phát âm đặc trưng cho từng vùng khác với phát âm chuẩn là nguyên nhân dẫn đến những cách viết sai chính tả.

Đặc biệt hiện tượng lẫn lộn “L” và “N” là lỗi chính tả trầm trọng nhất trong các học sinh tiểu học ở ngoại thành Hà Nội, và là một trong những lỗi chính tả phổ biến của con người ở đồng bằng Bắc Bộ. Qua những cuộc điều tra, tôi thấy hiện tượng này xảy ra không phải vì “L” hoặc “N” biến mất trong cách phát âm mà là vì chủ yếu có sự lẫn lộn về từ vựng, chữ đáng đọc với “L” thì lại đọc với “N” và ngược lại, chữ đáng đọc với “N” thì lại đọc với “L”. Vì vậy đã không biểu hiện được chính xác nội dung cần biểu đạt và người lĩnh hội cũng không lĩnh hội chính xác nội dung và ý nghĩ. Vì thế sự giao tiếp sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn.

 

doc 22 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 869Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giảm thiểu lỗi “L” và “N”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sơ yếu lí lịch
Họ và tên	: Lâm Thu Hà
Ngày sinh	: 15/4/1975
Năm vào ngành	: 1995
Chức vụ	: Phó hiệu trưởng 
Đơn vị công tác	: Trường tiểu học TT Phú Xuyên
Trình độ chuyên môn:Cao đẳng tiểu học - Đại học giáo dục 
	chính trị.
Khen thưởng	: Nhiều năm liền là giáo viên giỏi cấp Huyện, chiến sĩ thi đua, sáng kiến kinh nghiệm cấp Tỉnh
Mục lục
Phần mở đầu
Tên đề tài
Lý do chọn đề tài
Nhiệm vụ của đề tài
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi, thời gian thực hiện đề tài
Các phương pháp nghiên cứu
Phần nội dung
I. Cơ sở lý luận
II. Cơ sở thực tiễn
Một số thành tựu của nhà trường tiểu học TT Phú Xuyên
Một số khó khăn nhà trường tiểu học TT Phú Xuyên
Những vấn đề đặt ra
Một số giải pháp cụ thể
Năng cao nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng của chuẩn mực phát âm và chữ viết.
Xây dựng kế hoach mở chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên. 
Xây dựng đội ngũ làm chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên.
Tổ chức chuyên đề cho giáo viên nắm chắc quy tắc chính tả.
Tổ chức hoạt động dạy quy tắc chính tả cho học sinh.
Đổi mới việc đánh giá kết quả dạy – học của giáo viên và học sinh, tăng cường công tác thi đua khen thưởng.
Huy động cộng đồng tham gia việc bồi dưỡng giảm thiểu lỗi nói, viết sai chuẩn.
IV. Thực nghiệm
Kết luận
Kiến nghị
Phần mở đầu
 Tên đề tài:
 Một số biện pháp giảm thiểu lỗi “L” và “N”
 Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá và tinh thần của con người: Con người không thể tổ chức xã hội, không thể tồn tại và phát triển được nếu không có ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ để con người sử dụng, giao tiếp, tư duy, học tập...Trong cuộc sống hàng ngày, nói, viết đúng là vô cùng quan trọng. Người nói và viết đúng chính tả sẽ truyền đạt đến người nghe những thông tin chính xác; bản thân người đó cũng tiếp thu văn bản một cách đầy đủ. Vì vậy trong nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng, nói và viết đúng chính tả giúp các em có điều kiện sử dụng tiếng Việt đạt hiệu quả cao và là phương tiện trong việc học tập các bộ môn khác.
Như vậy vấn đề chuẩn về phát âm và chữ viết tiếng Việt là rất quan trọng, hơn thế nữa nó còn là yêu cầu tất yếu, khách quan của công tác giáo dục cần được quan tâm, cần được giải quyết ở bất cứ đâu (nhà trường, gia đình và ngoài xã hội), bất cứ thời gian nào. Khi nói cần nói theo các chuẩn mực về ngữ âm (âm thanh và ngữ điệu), khi viết cần viết theo đúng các chuẩn mực hiện hành về chữ viết. Tuy nhiên, do đặc điểm phát âm đặc trưng cho từng vùng khác với phát âm chuẩn là nguyên nhân dẫn đến những cách viết sai chính tả.
Đặc biệt hiện tượng lẫn lộn “L” và “N” là lỗi chính tả trầm trọng nhất trong các học sinh tiểu học ở ngoại thành Hà Nội, và là một trong những lỗi chính tả phổ biến của con người ở đồng bằng Bắc Bộ. Qua những cuộc điều tra, tôi thấy hiện tượng này xảy ra không phải vì “L” hoặc “N” biến mất trong cách phát âm mà là vì chủ yếu có sự lẫn lộn về từ vựng, chữ đáng đọc với “L” thì lại đọc với “N” và ngược lại, chữ đáng đọc với “N” thì lại đọc với “L”. Vì vậy đã không biểu hiện được chính xác nội dung cần biểu đạt và người lĩnh hội cũng không lĩnh hội chính xác nội dung và ý nghĩ. Vì thế sự giao tiếp sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Xuất phát từ thực tế qua nhiều năm giảng dạy và làm quản lý tôi rất băn khoăn và tự thấy mình cần phải làm gì để góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và chuẩn hoá tiếng Việt nói chung và không còn hiện tượng lẫn lộn “L” và “N” trong nhà trường tiểu học thị trấn Phú Xuyên nói riêng. Đó chính là lý do thôi thúc tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giảm thiểu lỗi “L” và “N””.
 Nhiệm vụ của đề tài:
Tìm hiểu cơ sở khoa học của việc phân biệt “L” và “N”.
Tìm hiểu và đánh giá thực trạng khả năng giao tiếp, khả năng phát âm chuẩn của giáo viên và học sinh trường tiểu học thị trấn Phú Xuyên nói riêng và của con người đồng bằng Bắc Bộ nói chung.
Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu lỗi “L” và “N”.
 Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
1. Khách thể nghiên cứu:
 Giáo viên và học sinh trường tiểu học thị trấn Phú Xuyên- Phú Xuyên- Hà Tây.
2. Đối tượng nghiên cứu:
 Một số biện pháp giúp giảm thiểu lỗi “L” và “N” ở trường tiểu học thị trấn Phú Xuyên.
 Phạm vi, thời gian thực hiện đề tài:
 Tôi đã thực hiện đề tài này trong phạm vi trường tiểu học TT Phú Xuyên, trong năm học 2006 – 2007.
 Tôi mong rằng những biện pháp tôi đưa ra sẽ đem đến những hiệu quả khả quan.
 Các phương pháp nghiên cứu:
1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
 Nghiên cứu các tài liệu, các văn bản, các chỉ thị có liên quan đến đề tài.
2. Nhóm phương pháp chủ yếu:
 + Phương pháp quan sát, phân tích, tổng hợp.
 + Phương pháp tọa đàm, trao đổi trực tiếp.
 + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
 + Phương pháp điều tra.
3. Nhóm phương pháp hỗ trợ:
 + Phương pháp thống kê, sử lí số liệu
 B. Phần Nội dung
Cơ sở lý luận của việc xây dựng một số biện pháp giảm thiểu lỗi “L” và “N”:
Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Kinh đồng thời cũng là ngôn ngữ phổ thông của tất cả các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam.
Trải qua hàng nghìn năm phát triển, cùng với sự phát triển của dân tộc, tiếng Việt ngày càng lớn mạnh. Đến nay, tiếng Việt có địa vị ngang hàng với các ngôn ngữ phát triển trên thế giới.
Tiếng Việt đã và đang đảm nhiệm các chức năng xã hội trọng đại, nó là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất trong xã hội Việt Nam hiện nay. Chức năng trọng đại này không chỉ biểu lộ trong lĩnh vực giao tiếp hàng ngày của mọi người Việt Nam mà còn được biểu lộ trong các lĩnh vực hoạt động giao tiếp về chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, giáo dục, quân sự, ngoại giao, quan hệ quốc tếNó đóng vai trò của một phương tiện tổ chức và phát triển xã hội.
Trong lĩnh vực giáo dục nhà trường, tiếng Việt được dùng làm ngôn ngữ chính thức trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu từ bậc mẫu giáo đến bậc đại học, cao học. Nó là phương tiện để truyền đạt và tiếp nhận các tri thức khoa học thuộc tất cả các môn học, các chuyên ngành, cũng là phương tiện để tiến hành các hoạt động giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, lối sống
Tiếng Việt còn là chất liệu của sáng tạo nghệ thuật để tạo nên những sáng tác văn chương. Cùng với sự trưởng thành của dân tộc, văn chương tiếng Việt cũng đạt tới những thành tựu rực rỡ với các thể loại đa dạng và hiện đại. 
Tiếng Việt vừa là công cụ để tiến hành hoạt động nhận thức tư duy, cũng là công cụ để biểu lộ kết quả của nhận thức, tư duy và trao đổi ý kiến, truyền đạt kết quả của nhận thức, tư duy giữa người này với người khác. Sự gắn bó chặt chẽ này, tiếng Việt mang rõ dấu ấn của nếp cảm, nếp nghĩ, và nếp sống của người Việt. Chính điều đó tạo nên bản sắc dân tộc của tiếng Việt. Những đặc điểm đó thuộc về các phương diện khác nhau của tiếng Việt: ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp Nó trở thành một phần máu thịt trong con người Việt Nam. Chính vì thế, sử dụng tiếng Việt, học tiếng Việt phải hiểu được, cảm nhận được phần “linh hồn dân tộc” ấy trong tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt một cách thuần thục.
Tiếng Việt là ngôn ngữ thống nhất. Chính tả tiếng Việt về cơ bản là một chính tả thống nhất. Tuy nhiên, do tiếng Việt có nhiều phương ngữ, thổ ngữ, nên bên cạnh tính thống nhất là chủ đạo nó cũng có những nét dị biệt khá rõ ràng trong cách phát âm, cách dùng từ giữa các vùng tạo ra ấn tượng mạnh mẽ về sự tồn tại trong thực tế ba “giọng” nói khác nhau: “giọng” miền Bắc, ‘giọng” miền Trung và “giọng” miền Nam, tương ứng với ba vùng phương ngữ . Mỗi vùng phường ngữ có những đặc điểm phát âm tiếng Việt khác nhau. Chẳng hạn, đặc điểm nổi bật của phương ngữ Bắc Bộ là sự phát âm không phân biệt các từ có phụ âm đầu là s và x( sôi – xôi), ch và tr ( tranh – chanh), gi và d/r ( gia – da – ra) hoặc phát âm lẫn lộn các phụ âm l và n ( lón – nón , là - nà); còn đặc điểm của phương ngữ Trung Bộ, Nam Bộ là không phân biệt thanh hỏi và ngã, không phân biệt các âm tiết có âm cuối là ch và t ( lịch – lịt), n và ng ( bàn – bàng), t và c ( mặt – mặc), nh và n ( nhanh – nhăn) và các từ có âm đầu là d và v ( dề – về).
Đặc điểm phát âm đặc trưng cho từng vùng khác với phát âm chuẩn là nguyên nhân dẫn đến những cách viết sai chính tả.
Căn cứ vào thực tế của địa phương, hiện tượng lẫn lộn “L” và “N” là vô cùng trầm trọng nên đề tài này tôi tập chung vào việc phân biệt “L” với “N”.
II. Cơ sở thực tiễn
1.Một số thành tựu của nhà trường tiểu học Thị trấn Phú Xuyên:
Trường tiểu học thị trấn Phú Xuyên là một trong những trường đi đầu huyện, tỉnh về chất lượng giáo dục. Trường liên tục là trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh và năm học 2003- 2004 trường vinh dự được đón nhận bằng khen của bộ giáo dục.
Trường tiểu học thị trấn Phú Xuyên có 49 giáo viên gồm có 43 cán bộ giáo viên biên chế, 6 giáo viên hợp đồng của huyện. Trong đó 48 giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn bằng cao đẳng và đại học. Đội ngũ giáo viên đoàn kết , nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức cầu tiến , bám trường, bám lớp, hết lòng vì học sinh thân yêu. 
Trường có 862 học sinh với 28 lớp. Trong đó có 22 lớp học 2 buổi/ ngày còn 6 lớp học 1 buổi/ ngày vì thiếu phòng học.
Nhà trường đã có bước cải tiến việc tổ chức, quản lí hoạt động dạy và học, chú trọng việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Trường đã huy động học sinh và cha mẹ học sinh mua sách đầy đủ, tích cực xây dựng thư viện, tăng cường thêm thiết bị dạy học, sách tham khảo cho giáo viên, chỉ đạo tốt việc đánh giá, xếp loại theo theo quyết định số 30/QĐ bộ GD & ĐT v/v đánh giá xếp loại học sinh . Nhà trường tiến hành khỏa sát chất lượng đầu năm để giao khoán chất lượng cho giáo viên và đánh giá chất lượng học sinh qua các lần kiểm tra định kì, thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” - không bệnh thành tích, không tiêu cực trong thi cử
Nhà trường kết hợp với Phòng giáo dục, Hội đồng đội huyện, UBND Thị trấn, giáo dục học sinh tham gia tích cực các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ môi trường. Qua đó tăng cường rèn luyện cho học sinh ý thức kỉ luật, trung thực trong học tập, có lòng nhân ái, tình yêu đối với quê hương đất nước, từ đó giúp các em học tập đạt kết quả cao.
Năm nào nhà trường cũng có tỉ lệ học sinh khá, giỏi cao, trên 50 %;tỉ lệ học sinh yếu , kém thấp, từ 2 đến 3 %...Có được những thành tích như vậy một phần lớn là nhờ sự cố gắng của giáo viên và học sinh trong trường, đặc biệt phải kể đến sự lãnh đạo của ban giám hiệu nhà trường.
2.Một số khó khăn của trường tiểu học Thi trấn Phú Xuyên:
Khó khăn trước tiên phải kể đến là cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học còn hạn chế, phương tiện dạy học như nghe, đọc không có, học sinh đông, giáo viên rất vất vả trong việc uốn nắn cách nói, viết cho từng học sinh. Đây là vấn đề mà nhà trường luôn luôn phải trăn trở.
Đội ngũ giáo viên có trình độ chưa đồng đều, một số giáo viên có hạn chế về mặt năng lực, sức khỏe và tiếp cận với nội dung mới nên hạn chế việc tìm quy tắc giảm thiểu l ... ừ láy âm như thế điều đó cũng đủ chứng minh quy tắc 3 có thể giúp ta đắc lực như thế nào.
 Quy tắc 4: Đối với trường hợp l và n đứng ở chữ thứ hai, tình hình cũng thú vị. N trong từ láy âm đứng thứ hai chỉ láy âm với Gi. Trong những từ láy âm không điệp âm đầu, nếu âm đầu thứ nhất là Gi thì âm thứ hai là N còn không thì đó là l. Ngoại lệ: khúm núm, khệ nệ.
 + L láy âm với Kh: khéo léo, khét lét, khoác lác, khóc lóc, khuyên lơn,...
 + L láy âm với B: bông lông, bảng lảng, bô lô, ...
 + L láy âm với Ch: chỏn lỏn, chói lọi, chìm lĩm, chà là, chếch lệch, cheo leo, châng lâng,...
 + Trái lại N láy với Gi: gian nan, gieo neo, giẫy nẩy. 
 + N láy với chữ không có âm đầu: ảo não, ăn năn, áy náy,...
 Quy tắc 5: Có khoảng 40 từ đồng nghĩa gồm thành cặp, một chữ với L và một chữ với Nh chứng tỏ hai âm này có cùng nguồn gốc. 
 Những chữ không phân biệt được là L hay N nhưng đồng nghĩa với một từ khác viết với Nh thì chữ ấy viết với L chứ không viết với N.
 Thí dụ: lài – nhài, lăng nhăng, lăm le- nhăm nhe, chuột lắt – chuột nhắt, lặt – nhặt, lầm – nhầm, lỡ – nhỡ, lanh – nhanh, lẽ – nhẽ, lem luốc – nhem nhuốc, lỡ làng – nhỡ nhàng, lời – nhời, lờn – nhờn, loáng – nhoáng, lủng lẳng – nhủng nhẳng, hai lăm – hai nhăm, lợt lạt- nhợt nhạt, lớn – nhớn, lẵn – nhẵn, lố lăng – nhố nhăng, líu- nhíu, lể gai – nhể gai, lanh lẹn – nhanh nhẹn, lấp láy – nhấp nháy,...
 Quy tắc 6: Những chữ nào có một từ gần nghĩa với nó bắt đầu bằng Đ thì chữ đó viết với N chữ không viết với L.
 Chính vì vậy tất cả những từ chỉ chỏ đều đi với N chứ không viết với N: nầy, này, ni, nọ, nở, nao, nào, nẫy, nó. Đó là vì những từ này tương ứng với những từ chỉ trỏ chính thức: đây, đó, đâu, đấy.
 Cũng vậy, nọc viết với n (trong nọc rắn) vì còn gọi là đọc rắn; khốn nỗi viết với n vì còn gọi là khốn đỗi.
 Một số từ viết với n có một từ đồng nghĩa với nó viết với k(c): cạo và nạo, cạy cửa và nạy cửa, kẹp và nẹp, kèo và nèo, kéo và néo.
 Quy tắc 7: Dựa về nghĩa cũng là những biện pháp giúp cho ta dễ nhớ tuy thực ra không phải khách quan như những biện pháp trên:
 + Những chữ chỉ sự ẩn nấp viết với n: náu, né, nép, nấp, nương.
 + Những chữ chỉ phương hướng: nam, nồm...
 + Có thể luyện đọc những câu trong đó có viết với n hay với l
 VD: Nam nữ thanh niên nước Nam nô nức nâng cao kĩ năng nói đúng, nên không nới tay, nâng niu, nể nang với với nạn này. Phải nêu nó ra, trừ món nợ nặng nề khiến ta mệt não, nản chí.)
 Hay những câu có cả L và N để HS phân biệt:
 VD: Lúa nếp là lúa nếp làng,
 Lúa lên lớp lớp lòng nàng nâng nâng.
5.Tổ chức hoạt động dạy chính tả cho học sinh:
GV phải có bài soạn cụ thể của từng tiết đưa ra buổi sinh hoạt chuyên môn để cùng nhau bàn bạc giải quyết. Sau mỗi chuyên đề hoặc một phần của chuyên đề GV cần ra đề kiểm tra HS để kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy, điều chỉnh việc lựa chọn bài tập.
Trong những giờ viết chính tả thường có phần phân biệt, giáo viên phải nhấn mạnh cho học sinh kiến thức bằng cánh gợi mở rút ra quy tắc. Học sinh phải hiểu và học thuộc quy tắc.
Trong các giờ học khác giáo viên cũng uốn nắn kịp thời những học sinh còn nói, viết chưa chuẩn xác.
b) Thống nhất phương pháp dạy :
 Nhà trường duy trì tốt buổi sinh hoạt chuyên môn. Trong buổi này có nội dung trao đổi thảo luận những quy tắc và thống nhất phương pháp dạy một số bài cụ thể.
6. Đổi mới việc đánh giá kết quả dạy và học của giáo viên và học sinh; tăng cường công tác thi đua, khen thưởng.
a) ý nghĩa:
 Việc đánh giá kết quả dạy và học của GV vàHS không chỉ nhằm mục đích phân loại học GV và HS mà còn là cơ sở để đưa ra những biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học. Đánh giá kết quả dạy và học đi liền với công tác thi đua, khen thưởng còn là đòn bẩy thúc đẩy việc nâng cao chất lượng dạy và học.
b)Một số vấn đề lưu ý trong việc đánh giá kết quả:
 Đảm bảo tính lượng hóa cao, phải xây dựng các chỉ số đánh giá để có độ chính xác và tin cậy.
 Đảm bảo tính khách quan, không phụ thuộc vào ý định của cá nhân
 Đánh giá kết quả dạy và học phải đảm bảo tính liên tục để bám sát kết quả dạy và học của GV và HS mình quản lý.
 Việc đánh giá đảm bảo kết hợp giữa đánh giá của GV với sự tự đánh giá của HS nhằm tích cực hóa người học.
c) Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng:
 Công tác thi đua khen thưởng được coi là đòn bẩy thúc đẩy việc nâng cao chất lượng dạy và học ở trường tiểu học. Việc thi đua khen thưởng nếu không làm tốt, kịp thời sẽ dẫn đến kìm hãm phong trào. Nếu được chú ý đúng mức sẽ làm phong trào lớn mạnh, tạo động cơ hứng thú cho GV, HS tham gia hoạt động dạy và học.
+) Đối với giáo viên:
- Đưa sự chuẩn mực của phát âm và chữ viết vào thi đua theo quy định của Bộ giáo dục
- Đưa chất lượng của HS phát âm và viết chính tả chuẩn vào việc xếp loại thi đua cho GV.
- Đưa tiêu chí GVG, GV có HSG,... tuyên dương khen thưởng vào các hội nghị quan trọng.
- Đề nghị cấp trên khen thưởng...
+) Đối với học sinh:
- Nếu là HSG toàn diện cấp trường, cấp huyện... ngoài việc đánh giá theo quyết định 30 của Bộ GD % ĐT thì việc lấy tiêu chí HS nói, viết chuẩn vào đánh giá xét khen thưởng HS là việc giúp cho HS luôn có ý thức rèn luyện để chuẩn hoá tiếng Việt.
- Đề nghị hội khuyến học địa phương khen thưởng cho HS có kết quả học tập cao.
7. Huy động cộng đồng tham gia việc bồi dưỡng giảm thiểu lỗi nói, viết sai chuẩn :
a) ý nghĩa:
 Xã hội hóa giáo dục thực sự là hoạt động độc đáo, có hiệu quả tốt trong sự nghiệp giáo dục.
b) Một số biện pháp huy động cộng đồng tham gia công tác bồi dưỡng HSG:
 Làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương xã hội hóa giáo dục một cách cụ thể, rộng rãi, tất cả cùng học tập, cùng rèn luyện vì các em học nói đầu tiên là từ gia đình, cha mẹ ngọng thì thường con cũng ngọng...
 Tham mưu với các cấp lãnh đạo địa phương để cụ thể hóa chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác bồi dưỡng chuẩn hoá ngôn ngữ Việt, tạo hành lang pháp lí cho hoạt động của công tác này.
 Nhà trường phải làm tốt việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bồi dưỡng giáo viên, học sinh nói, viết chuẩn nói riêng nhằm tạo uy tín, niềm tin đối với cộng đồng cũng như cha mẹ HS và các tổ chức xã hội khác.
IV: Thực nghiệm:
 Những biện pháp đã nêu trên, trường tiểu học thị trấn Phú Xuyên đã áp dụng, chất lượng giáo viên và học sinh giảm thiểu lỗi L và N rõ rệt. Cụ thể :
1. Tổ chức thực nghiệm:
Nhóm đối chứng: lớp 5A, 5B, 5G
Nhóm thực nghiệm: lớp 5C,5D,5E
2.Kết quả thực nghiệm:
Lớp
Sĩ số
Số liệu điều tra đầu năm
Số liệu điều tra cuối năm
Lỗi 1
Lỗi 2
Lỗi 3
Lỗi 1
Lỗi 2
Lỗi 3
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Nhóm đối chứng
5A
27
7
26
3
11
10
37
5
18
1
3.7
4
15
5E
35
10
28
3
8.5
14
40
5
14
1
2.9
6
17
5G
43
15
35
4
9
14
32
7
16
1
2.3
8
19
Nhóm thực nghiệm
5C
28
7
25
4
14
9
32
1
3.6
0
0
1
3.6
5D
28
8
28
3
11
8
28
1
3.6
1
3.6
1
3.6
5B
23
8
35
1
4.3
8
35
1
4.3
1
4.3
2
8.6
Lỗi 1: Hầu như chỉ nói và viết bằng L
Lỗi 2: Hầu như chỉ nói và viết bằng N
Lỗi 3: Lẫn lộn giữa L và N ( chữ đáng N lại nói, viết bằng L và ngược lại...)
3. Nhận xét:
Nhìn vào bảng kết quả trên, ta thấy chất lượng học sinh mắc lỗi L và N của nhóm thực nghiệm cuối năm đã giảm rất nhiều so với đầu năm. Số lượng học sinh giỏi Trường, giỏi Huyện, tập trung hầu hết ở các lớp thực nghiệm này. Tuy kết quả trên chưa hẳn đã quá cao song nó cũng là kết quả đáng kể của một quá trình dài đầu tư vào việc nghiên cứu và triển khai thực nghiệm đề tài này, kết hợp với sự phấn đấu nỗ lực của cô và trò các lớp thực nghiệm.
 C. Kết luận:
 Qua tìm hiểu và nghiên cứu tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhiệm vụ then chốt của trường tiểu học là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong đó công tác giữ gìn sự rong sáng của tiếng Việt là công tác trọng tâm thúc đẩy chất lượng giáo dục.
2. GV là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục. Nhà trường cần có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng GV để mỗi giáo viên đều nói, viết chuẩn.
3. Đề tài đã đưa ra 7 biện pháp cụ thể ở trường tiểu học TT Phú Xuyên đã thực hiện như trên theo cá nhân tôi nghĩ là hoàn toàn có tính khả thi, nếu được áp dụng một cách đồng bộ, linh hoạt thì sẽ có khả năng nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và sự chuẩn tiếng Việt nói riêng.
 D. Kiến nghị:
Đề nghị Bộ GD &ĐT hoàn thiện chương trình cho tiểu học đảm bảo tính vừa sức cho học sinh. Quản lí chặt chẽ việc xuất bản các tài liệu bồi dưỡng, tham khảo.
 Đề nghị Sở GD & ĐT, Phòng GD & ĐT gửi các văn bản, chỉ thị về các nhà trường không bị thất lạc để nhà trường nắm bắt kịp thời và nhanh chóng triển khai trong nhà trường, tôi nghĩ kết quả dạy học sẽ tốt hơn nữa.
 Đề nghị nhà trường tăng cường tổ chức giao lưu để học hỏi kinh nghiệm giảng dạy giữa các trường.
 Do thời gian và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp.
 Tôi xin trân thành cảm ơn!
Thị trấn Phú Xuyên, tháng 5 năm 2007
 Tác giả ký tên
 Lâm Thu Hà
ý kiến nhận xét, đánh giá và xếp loại của
Hội đồng khoa học cơ sở
 ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chủ tịch Hội đồng
( Ký tên, đóng dấu)

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN GIUP KHONG NHAM L VA N.doc