Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn THCS rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận

Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn THCS rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận

A.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nhà trường phổ thông của chúng ta từ nhiều năm nay đã chú ý dạy

cho học sinh cách sử dụng đúng các từ và viết đúng các câu. Việc làm này

đã thu được kết quả nhất định. Học sinh của chúng ta viết được nhiều

câu đúng và không ít câu hay.

 Tuy viết được nhiều câu đúng về cấu trúc ngữ pháp và cả những câu

văn hay nhưng học sinh vẫn không viết được những đoạn văn hay hoặc bài

văn tốt. Thông qua kinh nghiệm giảng dạy hàng năm, tôi thấy rằng: Có

nhiều học sinh khi đặt câu theo mô hình ngữ pháp, viết những câu rời, các

em đều đặt được và viết đúng, nhưng chính những em đó khi làm một bài

văn, mặc dù những câu trong bài viết không sai nhưng nhìn chung cả bài

hoặc từng đoạn văn thiếu sự gắn bó hữu cơ, bài văn chỉ là tập hợp của những

câu đúng.

Tập làm văn là một môn học mang tính chất thực hành tổng hợp giữa

các phân môn tiếng việt với phân môn văn học của chương trình ngữ văn.

Khi làm một bài tập làm văn, học sinh phải huy động tổng hợp kiến

thức tiếng việt để viết đúng chính tả, dùng từ chính xác, đặt câu đúng ngữ

pháp phù hợp với phong cách văn bản và diễn đạt mạch lạc nhằm đạt được

yêu cầu của đề bài. Ngoài những kiến thức và kĩ năng ngữ văn, khi làm bài

tập làm văn, học sinh còn phải huy động năng lực quan sát, trí nhớ, vốn sống

và khả năng tư duy của mình để nội dung bài làm có được những nét tinh tế,

những vẻ sinh động và một phong cách riêng.

 

doc 23 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 731Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn THCS rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhà trường phổ thông của chúng ta từ nhiều năm nay đã chú ý dạy 
cho học sinh cách sử dụng đúng các từ và viết đúng các câu. Việc làm này 
đã thu được kết quả nhất định. Học sinh của chúng ta viết được nhiều 
câu đúng và không ít câu hay.
	Tuy viết được nhiều câu đúng về cấu trúc ngữ pháp và cả những câu 
văn hay nhưng học sinh vẫn không viết được những đoạn văn hay hoặc bài 
văn tốt. Thông qua kinh nghiệm giảng dạy hàng năm, tôi thấy rằng: Có 
nhiều học sinh khi đặt câu theo mô hình ngữ pháp, viết những câu rời, các 
em đều đặt được và viết đúng, nhưng chính những em đó khi làm một bài 
văn, mặc dù những câu trong bài viết không sai nhưng nhìn chung cả bài 
hoặc từng đoạn văn thiếu sự gắn bó hữu cơ, bài văn chỉ là tập hợp của những 
câu đúng.
Tập làm văn là một môn học mang tính chất thực hành tổng hợp giữa 
các phân môn tiếng việt với phân môn văn học của chương trình ngữ văn. 
Khi làm một bài tập làm văn, học sinh phải huy động tổng hợp kiến 
thức tiếng việt để viết đúng chính tả, dùng từ chính xác, đặt câu đúng ngữ 
pháp phù hợp với phong cách văn bản và diễn đạt mạch lạc nhằm đạt được 
yêu cầu của đề bài. Ngoài những kiến thức và kĩ năng ngữ văn, khi làm bài 
tập làm văn, học sinh còn phải huy động năng lực quan sát, trí nhớ, vốn sống 
và khả năng tư duy của mình để nội dung bài làm có được những nét tinh tế, 
những vẻ sinh động và một phong cách riêng.
Tập làm văn là một phân môn có vị trí rất quan trọng trong việc đánh 
giá kết quả học tập môn ngữ văn thông qua hệ thống các bài tập tạo lập văn 
bản cũng như thực hành sử dụng tiếng Việt. Chương trình ngữ văn THCS đã 
có nhiều đổi mới so với chương trình chỉnh lí 1995. Với quan điểm chú 
trọng tới việc rèn luyện, nâng cao kĩ năng thực hành tạo lập văn bản nói và 
viết, phân môn tập làm văn đã xây dựng nội dung theo cấu trúc đồng tâm, có 
lăp lại (nâng cao) ở các lớp khác nhau. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho
 các em trong việc nâng cao khả năng nhận thức và kĩ năng, kĩ xảo thực hành
 tạo lập các kiểu văn bản.
 Mỗi bài tập làm văn có thể coi là một “tác phẩm nhỏ” của học sinh. 
Tác phẩm ấy phản ánh khá rõ ràng nhận thức tình cảm của học sinh đối với
 vấn đề văn học và cuộc sống. Nó cũng phản ánh khá rõ năng lực và tư duy, 
trình độ ngôn ngữ và một phần cá tính của học sinh.
 Là một người quản lý, một giáo viên dạy văn - vừa làm công tác 
kiểm tra vừa làm công tác giảng dạy, tôi thực sự không yên tâm trước nhiều
 cách nghĩ và cách cảm nhận của học sinh qua bài viết của mình. Có những 
em bê nguyên si bài văn hay, có những em lắp ghép từ những mảnh vụn mà 
các em đã nhặt nhạnh được để tạo một bài văn thiếu logic. Nguyên nhân từ
 đâu? Hiện nay có khá nhiều sách tham khảo, những bài văn hay, những bài 
văn mẫu tràn ngập trên thị trường. Dường như ở mỗi em học sinh ít nhất 
cũng có được vài đầu sách làm “bảo bối” cho riêng mình. Và khi đề tập làm 
văn cô giáo ra trùng với những bài văn mẫu, thì các em cũng chẳng ngần 
ngại gì mà không chép. Để giáo viên khó phát giác việc sao chép, các em đã
 trích góp nhặt từ nhiều bài văn mẫu thế là không khéo lại “lấy râu ông nọ 
cắm cằm bà kia”. Xuất phát tư thực tế đó, tôi nghĩ việc sao chép của học 
sinh một phần do lỗi chúng ta. Mỗi giáo viên chúng ta phải làm gì để khắc
 phục tình trạng đó. Các nhà giáo dục học cho rằng : Học trò ngày nay không
 còn là chiếc “bình chứa” để thầy “rót” kiến thức vào nữa, mà các em là 
“ngọn lửa”. Việc dạy của thầy phải làm sao tiếp cho “ngọn lửa” bùng cháy 
lên niềm khát vọng chiếm lĩnh kiến thức, phải kiến tạo cho học trò một “con 
đường” để các em tự học. Cần có trách nhiệm rèn cho các em có thói quen 
vận động trí óc khi gặp một vấn đề cần tư duy. Cần rèn cho học sinh có được
 những kĩ năng kĩ xảo khi làm bài. 
 Qua nhiều năm thử nghiệm tôi nhận thấy rằng: Để làm tốt một bài văn 
việc đầu tiên các em cần hiểu rõ đặc trưng của từng phương thức biểu đạt, 
trên cơ sở đó các em phải thiết lập được dàn ý của bài viết. Nếu chúng ta 
định hướng cho học sinh làm những yêu cầu trên thì có lẽ các em sẽ tự tin 
trong khi viết bài. Tôi đã thực hiện và thu được một số kết quả đáng kể, sau 
đây là một vài kinh nghiệm nhỏ, tôi muốn cùng trao đổi với tất cả các anh 
chị đồng nghiệp, với những người đã từng trăn trở trước những bài viết của 
học sinh. Rất mong sự đồng cảm, sẻ chia và trao đổi .
B. PHẠM VI ĐỀ TÀI
 - Trong chương trình ngữ văn THCS các em được làm quen với 6
 phương thức biểu đạt ( Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận
, hành chính – công vụ). Đối với kiểu bài: tự sự, miêu tả, biểu cảm phần nào
 các em vẫn thể hiện được cảm xúc của mình qua bài viết, nhưng để đánh
 giá, nhận định một vấn đề trong xã hội, trong cuộc sống thì khá nhiều em
 còn lúng túng. Bởi nghị luận xã hội là một lĩnh vực rất rộng: Từ bàn bạc
 những sự việc, hiện tượng trong đời sống đến luận bàn những vấn đề chính
 trị, chính sách, từ những vấn đề đạo đức, lối sống đến những vấn đề có tầm
 chiến lược, những vấn đề tư tưởng triết líTrong phạm vi tập làm văn ở 
nhà trường bậc THCS, học sinh được làm quen kiểu bài văn nghị luận xã hội
 ở mức độ thấp:
 Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư
 tưởng đạo lí. 
Trong cấu trúc chương trình sách giáo khoa Ngữ văn có các tiết:
 + Tiết 99: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
 + Tiết 100: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 
 + Tiết 108: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
 + Tiết 112: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. 
- Trong khuôn khổ bài viết có hạn tôi chỉ dừng lại giới thiệu và minh họa 
cách tổ chức rèn cho học sinh kĩ năng viết một bài nghị luận xã hội. Đề tài 
này có thể vận dụng trong những tiết học thuộc cấu trúc chương trình của Bộ
 hoặc dạy vào tiết chủ đề tự chọn môn tập làm văn.
C. VẤN ĐỀ ĐỀ CẬP TRONG ĐỀ TÀI
 - Giới thiệu khái quát về thể văn nghị luận
 - Cách làm bài văn nghị luận
 - Minh họa bằng những đề văn cụ thể
D. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
 I/ Khái quát về văn nghị luận
 1.Văn nghị luận được ra đời từ rất lâu. Ở Trung Hoa văn nghị luận có từ
 thời Khổng Tử. Ở nước ta văn nghị luận cũng là một thể loại có truyền 
thống lâu đời, nó có giá trị và tác dụng hết sức to lớn trong trường kì lịch sử 
của công cuộc dựng nước và giữ nước. Tác phẩm “Chiếu dời đô” (1010) của
 Lí Công Uẩn, “Cáo bình Ngô” (1428) của Nguyễn Trãi, “Chiếu cầu hiền” 
(1788) của Nguyễn Trường Tộ,“Hịch tướng sĩ” (1825) của Trần Quốc Tuấn 
...và đặc biệt thế kỉ XX, văn nghị luận phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. 
Hàng loạt tên tuổi các nhà chính luận xuất sắc với những áng văn nghị luận 
bất hủ mà tiêu biểu nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh với “Tuyên ngôn độc lập” 
(1945) và với biết bao nhà văn viết nghị luận nổi tiếng sau này: Hoài Thanh, 
Xuân Diệu, Đặng Thai Mai...
 Văn nghị luận là loại văn viết ra để phát biểu ý kiến, bày tỏ nhận thức 
đánh giá thái độ đối với cuộc sống bằng những luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng. 
Nếu tác phẩm văn học nghệ thuật phát biểu ý kiến bày tỏ thái độ cuộc sống 
bằng những hình tượng nghệ thuật gợi cảm thì văn nghị luận điễn đạt bằng 
những mệnh đề, phán đoán lôgic thuyết phục. Từ những điều nói trên, có thể
 nêu khái niệm về văn nghị luận: Văn nghị luận là loại văn trong đó người 
viết (người nói) đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng về một vấn đề nào đó và thông
 qua cách thức bàn luận thuyết phục được người nghe.
Ví dụ: Hãy thử so sánh hai đoạn văn sau đây:
 Đoạn 1: “Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao
 du thú vị ấy, không kể sức khoẻ được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. 
Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ 
màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn 
vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả...” ( trích Đi bộ ngao du - Ru-xô)
 Đoạn 2: “... Nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây. Những cây
 thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái
 nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà 
lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn
 trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe...” 
(trích Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long). 
 Ở đoạn văn 1 là đoạn văn nghị luận, tác giả dùng lí lẽ và dẫn chứng để 
nêu bật vai trò và tác dụng của việc đi bộ ngao du. Ở đoạn văn 2 là đoạn văn
 miêu tả, tác giả đã dùng những từ ngữ gợi cảm, phép nghệ thuật tu từ để 
miêu tả vẻ đẹp hết sức lãng mạn ở Sa Pa - xứ sở của những rặng đào.
 2. Đặc trưng của văn nghị luận:
 2.1/ Văn nghị luận được xây dựng trên cơ sở của tư duy lôgíc. Nhiệm
 vụ của bài văn nghị luận là phát biểu dưới hình thức các luận điểm. Luận 
điểm là linh hồn của bài viết. Luận điểm đúng đắn, chân thực, đáp ứng nhu 
cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
 2.2/ Trong văn nghị luận, mỗi đoạn văn có một kết cấu riêng, chúng 
thường mang bóng dáng một trong những mô hình cấu trúc: tổng - phân – 
hợp, diễn dịch, quy nạp...Ở cấp độ liên câu các câu cũng được sáp xếp theo 
một trật tự tuyến tính. Nếu trật tự các câu không phù hợp với trình tự lập 
luận thì tính logíc bị phá vỡ.
 2.3/ Sức thuyết phục của một bài văn nghị luận trước hết toát ra từ 
một nội dung tư tưởng sâu sắc, từ hệ thống lí lẽ và luận chứng phong phú,
 xác đáng. Nhưng nếu nội dung sâu sắc, phong phú mà kết cấu không chặt 
chẽ, trình bày không rạch ròi gãy gọn, giữa các ý không có mối quan hệ 
lôgíc thì sức thuyết phục cũng bị giảm. Sự chính xác mạch lạc trong suy luận 
phải được thể hiện qua sự khúc chiết, chặt chẽ nhất quán, liên tục trong trình bày.
 3. Một số dạng thức nghị luận trong chương trình làm văn THCS:
 - Căn cứ vào nôi dung nghị luận thì văn nghị luận được chia làm 2 loại:
 3.1/ Nghị luận xã hội: 
 + Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: Trình bày quan 
điểm, suy nghĩ, thái độ (khẳng định hay phủ định, biểu dương hay phê phán) 
về một sự việc nào đó xảy ra trong đời sống (gia đình, học đường, xã hội...)
 * Ví dụ: 
 - Suy nghĩ của em về tình trạng thanh thiếu niên ham mê trò chơi điện tử.
 - Một tấm gương vượt khó trong học tập.
 - Vấn đề bảo vệ môi trường.
 - Cảm nhận của em về cách ăn mặc của một số bạn ở tuổi mới lớn.
 + Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí: Trình bày suy nghĩ, 
thái độ về một quan niệm tư tưởng, đạo lí, lối sống, văn hoá... định hình 
trong cuộc sống con người. Những quan niệm đó thường thể hiện dưới hình 
thức một ý kiếnn một nhận định, một đánh giá... có tính chất khuyên răn (tục 
ngữ, ca dao, danh ngôn, nhận định...mang tính chân lí)
 * Ví dụ: 
 - Nghị luận về đạo lí “Tôn sư trọng đạo”, “Uống nước nhớ nguồn”, 
“Yêu nước thương nòi”
 - Bàn về sự tránh giành và nhường nhịn.
 - Ý nghĩa của tình yêu thương.
 - Đức tính khiêm nhường.
  ... ương pháp, phạm 
vi mức độ, giới hạn của vấn đề 
 - Về hình thức: Phần mở bài phải cân xứng với khuôn khổ bài viết, 
những câu dẫn đề nên viết ngắn gọn, khéo léo, tránh viết dài dòng, cầu kì, 
tránh viết lan man không ăn khớp với những phần sau.
 * Một số cách thức mở bài:
 - Mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay vấn đề cần trình bày. Đó là 
phép mở bài mà người xưa nói: mở cửa sổ thấy núi. Cách mở bài này tiết 
kiệm thời gian, nhanh,gọn, tự nhiên, dễ tiếp nhận, thích hợp với những bài 
viết ngắn gọn, nhưng nếu không khéo sẽ bị khô khan, ít hấp dẫn.
 Ví dụ: Suy nghĩ của em về câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
 + Mở bài : Bàn về mối quan hệ giữa bản chất và hình thức bề ngoài của 
sự vật, hiện tượng, tục ngữ Việt Nam có câu: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Nhận 
định của câu tục ngữ có đúng hoàn toàn?
Mở bài gián tiếp: Không đi ngay vào vấn đề mà thông qua một 
loạt sự dẫn dắt, sau đó mới nêu vấn đề trình bày. Cách này thường dài, tốn 
thời gian nhưng lại lôi cuốn, hấp dẫn người đọc 
 + Mở bài 1: Trong đời sống hiện nay, không mấy ai không bị hấp dẫn 
bởi vẻ đẹp bên ngoài, bởi danh vọng, địa vị. Vì thế nhiều người thường bị 
những hình thức bên ngoài ấy che lấp khiến mất khả năng đánh giá chính 
xác sự vật, hiện tượng, thậm chí còn đem cả cuộc sống theo đuổi những vinh 
quang vô bổ. Để răn đời, đồng thời nêu lên một nhận xét chung về vai trò 
quan trọng của nội dung so với hình thức, tục ngữ có câu: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
 + Mở bài 2: L. Tôn-xtôi từng nói: Người ta đáng yêu không phải vì đẹp
 mà đẹp vì đáng yêu. Ý của nhà văn muốn đề cao phẩm chất của con người. 
Cùng quan điểm như vậy, nhưng cách diễn đạt giàu hình ảnh, và có thể hiểu
 một cách rộng hơn phạm vi đánh giá con người, tục ngữ có câu: Tốt gỗ hơn 
tốt nước sơn.
 b/ Viết phần thân bài: Phần thân bài là phần giải quyết vấn đề. Phần 
này thường gồm một số đoạn văn được liên kết với nhau thành một hệ thống 
nhằm giải đáp một số yêu cầu của đề bài. Nếu đề bài cho sẵn trình tự yêu 
cầu thì ta giải quyết từng yêu cầu theo một trình tự ấy. Nếu đề bài không cho
 sẵn thì ta phải định ra một trình tự để giải quyết sao cho hợp lôgíc. Khi viết 
phần thân bài cần chú ý các điểm sau:
 Ø Viết đoạn văn nghị luận: Đoạn văn thường được xây dựng theo 
câu chủ đề, nó có tác dụng định hướng, triển khai tránh được tình trạng lạc 
ý. Câu chủ đề tức là câu luận điểm đặt ở đầu đoạn ứng với mô hình diễn 
dịch, đặt ở cuối đoạn ứng với mô hình quy nạp. Có khi đoạn văn không có 
câu chủ đề. Trong trường hợp này, chủ đề của đoạn văn được ngầm hiểu 
qua việc khái quát ý của tất cả các câu. Sau mỗi đoạn văn phải giải quyết 
trọn vẹn một đề mục. Những chỗ xuống dòng thích hợp rrất cần cho một bài 
làm. Giúp cho bài văn sáng sủa, mạch lạc.
 Ø Trong quá trình làm bài cần lưu ý vận dụng phép liên kết câu, liên kết đoạn.
 Ø Các ý chính (ý trọng tâm) được viết thành các đoạn chiếm tỉ lệ 
thích đáng so với toàn bài. Các ý phụ chỉ nên viết thành những đoạn văn 
ngắn.
 c/ Viết phần kết bài: 
 - Phần kết bài không chỉ là tổng kết, tóm lược những luận điểm cơ bản
 đã trình bày trong phần thân bài mà còn nhấn mạnh, khẳng định ở tầm nhìn 
cao hơn. Thông thường thì người ta nêu mối tương quan biện chứng giữa các
 luận điểm hoặc cũng có thể nêu ý nghĩa, tác dụng chủ yếu về mặt giáo dục 
và nhận thức vấn đề đối với bản thân người viết. Trong phần kết bài nếu có 
những ý sắc sảo độc đáo sẽ gây được ấn tượng mạnh mẽ về sự hoàn tất trọn vẹn, gợi cho những ý nghĩ, cảm xúc sâu sắc, tạo được dư âm cuối cùng ở người đọc.
 - Phần kết bài có quan hệ hữu cơ với phần mở bài và phần thân bài. 
Đặc biệt là phần mở bài và phần kết bài thể hiện được mối quan hệ chặt chẽ 
và thống nhất về mặt nội dung cũng như phong cách diễn đạt.
 * Yêu cầu và phương pháp viết kết bài:
 Ø Phần kết bài kết tụ được những tinh tuý, cơ bản nhất của vấn đề 
nghị luận bằng những nét ngắn gọn khái quát nhất có tính nâng cao giúp 
người đọc nhứ cái cốt lõi và cái nhìn tổng quát lại toàn bộ vấn đề.
 Ø Nếu rút ra bài học thì những bài học liên hệ phải chân thành xuất 
phát từ nhận thức, từ kinh nghiệm sống của bản thân. Tránh lối liên hệ gò 
ép, cứng nhắc, giả tạo, lên gân ồn ào hoặc sáo mòn công thức.
 Ø Phần kết bài không nên viết dài, dễ lan man trùng lặp với phần 
trên. Nên viết cô đúc, súc tích
 * Một số kết bài thường gặp:
 * Một số dạng kết bài:
 Ø Dạng tổng hợp, tóm lược những ý chính đã trình bày ở phần 
thân bài. Đây là cách kết bài dễ làm nhất thường gặp trong bài tập làm văn.
 Viết phần kết bài của đề bài sau: Em hiểu thế nào về câu tục ngữ: 
Trăm hay không bằng tay quen
 Kết bài: Tóm lại, quan điểm đề cao kinh nghiệm, đề cao thực hành,
 chống lí thuyết suông trong câu tục ngữ là rất đúng đắn. Nhưng nếu hiểu 
lệch câu tục ngữ mà coi nhẹ lí thuyết thì thật cực đoan, phiến diện. Trình độ 
lao động của mỗi người nói riêng và của toàn xã hội nói chung chỉ có thể 
phát triển vững chắc và nhanh chóng nếu biết kết hợp lí thuyết với thực 
hành. 
 Ø Dạng mở rộng và nâng cao. Là cách kết mở rộng vấn đề đặt ra trong đề bài.
 Kết bài: Qua tìm hiểu câu tục ngữ Trăm hay không bằng tay quen, 
chúng ta thấy kinh nghiệm của ông cha ta để lại thật quý báu, nhưng không 
hẳn kinh nghiệm nào cũng xác đáng hoàn toàn. Bởi vậy, trong khi tiếp thu 
kinh nghiệm xưa một cách trân trọng , chúng ta cần vận dụng hiểu biết khoa 
học, thực tiễn đời sống hiện nay bổ khuyết cho những thiếu sót, những điểm 
chưa hoàn chỉnh của kinh nghiệm ấy, góp phần làm giàu vốn tri thức của dân tộc. 
 Ø Dạng vận dụng: Là cách kết bài nêu ra phương hướng áp dụng cái 
tốt, cái hay hoặc khắc phục cái xấu, cái dở của hiện tượng hay ý kiến đề cập 
trong bài văn vào cuộc sống.
 Kết bài: Tiếp thu kinh nghiệm quý báu của người xưa trong câu tục 
ngữ: Trăm hay không bằng tay quen, chúng ta phải coi trọng kinh nghiệm 
thực tế và những người có kinh nghiệm thực tế, phải luôn luôn có ý thức vận 
dụng các hiểu biết lí thuyết vào cuộc sống, không ngừng rrèn luyện kĩ năng 
lao động. Mặt khác, cũng cần khắc phục lề lối làm việc, ra sức học hỏi lí 
luận khoa học và làm việc theo phương pháp khoa học để nâng cao năng 
xuất lao động, phát triển kĩ năng thực hành có ý thức, có kế hoạch.
 Kết bài: Tóm lại câu tục ngữ Trăm hay không bằng tay quen có mặt 
đúng nhưng cũng có mặt hạn chế trong quan niệm, trong nhận định, đánh giá 
lại một vấn đề. Câu tục ngữ này đã gợi cho người đọc, người nghe những 
suy nghĩ về mối quan hệ gắn bó giữa lí thuyết và thực hành. Qua câu tục ngữ
 chúng ta càng thấm thia lời dạy của Bác Học phải đi đôi với hành, lí thuyết 
phải gắn liền thực tiễn. Từ đó chúng ta có quyết tâm học tập tốt, thực hành 
tốt những kiến thức khoa học kĩ thuật để góp phần vào công cuộc xây dựng 
đất nước.
 Ø Dạng liên tưởng: Là cách kết bài mượn ý kiến tương tự của dân 
gian, của danh nhân để thay lời tóm tắt của người viết. 
 Kết bài: Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn chúng ta : Học phải đi
đôi với hành, lí thuyết phải gắn liền thực tiễn. Đó cũng chính là bài học 
chúng ta cần rút ra từ câu tục ngữ: Trăm hay không bằng tay quen.
 E/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
 Thực tế cho thấy: Thời gian đầu các em không biết lập dàn ý, 
dường như không biết xác lập luận điểm. Khi viết bài, có khi cả phần thân 
bài các em chỉ viết một đoạn văn, ý nọ chồng ý kia, mắc rất nhiều lỗi diễn đạt. 
 Qua thời gian vận dụng cách rèn kĩ năng phân tích đề, tìm ý, lập dàn 
ý, viết bài, kết quả đạt khả quan hơn rất nhiều ( Tôi vận dụng kĩ năng này 
không chỉ ở kiểu bài nghị luận xã hội mà ở tất cả các kiểu bài có trong 
chương trình học). Trên lớp, thông thường sau khi hướng dẫn học sinh tìm 
hiểu bài xong tôi thường ra dạng kiểm tra nhanh: Cho đề bài sau. Hãy 
phân tích đề, hoặc tìm ýsau đó cho học sinh về nhà lập dàn ý của đề bài 
văn đó vào vở bài tập hoặc giấy, tiết sau tôi thu về nhà chấm. Ban đầu tôi 
cảm nhận được sự không hứng thú của các em khi tôi ra những dạng bài tập 
 trên. Thực sự, tôi rất băn khoăn! Sau đó tôi đã cho các em hoạt động nhóm, 
(mỗi nhóm thông thường đều có ít nhất một em học khá văn) trình bày yêu 
cầu trên giấy A3. Kết quả thật khả quan, bài viết của các em có bố cục 3 
phần đầy đủ (có thể chưa hay) song các em đã tự lập ý được và phần nào 
làm chủ bài viết của mình.
Thống kê điểm trên 5,0
Lớp
Bài số
1
Bài số
2
Bài số
3
Bài số
4
Bài số
5
Bài số
6
8a1 (40 HS)
(2008 -2009)
7 
10
12
20
25
27
9a1 (39 HS)
(2009 -2010)
20
23
25
27
Thống kê điểm Khá – Giỏi
Lớp
Bài số
1
Bài số
2
Bài số
3
Bài số
4
Bài số
5
Bài số
6
8a1 (40 HS)
(2008 -2009)
1
1
3
5
9
15
9a1 (39 HS)
(2009 -2010)
12
12
15
17
 G/ LỜI KẾT
 Dạy học luôn là một quá trình sáng tạo, mục tiêu và nội dung chương 
trình được xây dựng trên cơ sở tích hợp, điều này tạo điều kiện cho học sinh 
dễ dàng mở rộng và nâng cao kĩ năng cũng như kiến thức của mình trong 
từng lớp, cấp học. 
 Nghị quyết TW 4 khóa VII, nghị quyết TW 2 khóa VIII và được pháp chế 
hóa trong điều 24.2 của Luật Giáo dục: Định hướng chung của đổi mới 
phương pháp dạy học là “Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh”. Ta 
có thể hiểu tích cực ở đây là tích cực hoạt động nhận thức, tích cực trong tư 
duy, tích cực một cách chủ động. Điều đó có nghĩa là học sinh chủ động 
trong toàn bộ quá trình phát hiện, tìm hiểu và giải quyết nhiệm vụ nhận thức 
dưới sự tổ chức , hướng dẫn của giáo viên. Do đó dạy tập làm văn là hình 
thành cho học sinh năng lực tư duy, năng lực hành động. Muốn thế, chức 
năng của giáo viên không chỉ là truyền thụ giảng giảikiến thức cho học sinh 
mà chính là tạo điều kiện , tổ chức và khuyến khích học sinh tự mình tìm ra 
kiến thức mới, phát triển kĩ năng và hình thành thái độ.Điều tôi muốn nói 
nhắn nhủ với các em học sinh: Muốn có một bài văn hay đòi hỏi phải có cảm
 xúc chân thật khi viết, cảm xúc hồn nhiên tươi trẻ xuất phát từ suy ngẫm trải
 nghiệm của chính mình, phải lao tâm khổ luyện. Tránh lối viết theo kiểu 
khuôn sáo. Hãy viết bằng chính tâm sức của mình, bằng sự nung nấu từ con 
tim, có như thế bài văn mới là sản phẩm sáng tạo của chính các em./.
 KrôngBũk, ngày 05/ 3/ 2010
 Người viết
 Lê Thị Tuyết Mai
Đánh giá của Hội đồng xét duyệt
....
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1/ Sách ngữ văn lớp 7, 8, 9 - Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên). 
 2/ Sách Giáo viên ngữ văn 7, 8, 9 – Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên)
 3/ Tài liệu bồi dưỡng dạy sách giáo khoa lớp 7, 8, 9 (BGD – ĐT)
 4/ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV THCS (2004 - 2007)
 5/ Một số bài viết vể sự vận dụng Tiếng việt(Lê Anh Hiền tuyển chọn)
 6/ Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS – Bộ GD – ĐT năm 2004.
 7/ Làm văn – Đình Cao, Lê A Nhà xuất bản GD (1989).
 8/ Để làm tốt các kiểu bài văn nghị luận -Lê Đình Mai- NXB GD 1996.
 9/ Tập làm văn THCS, Tạ Đức Hiền, NXB GD 1998.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN ngu van THCS Ren ki nang lam bai van nghi luan xahoi.doc