Hiện nay việc dạy – học môn ngữ văn trong nhà trường THCS có một vị trí vô cùng quan trọng. bởi vì đây là môn học nhằm hình thành nhân cách, đạo đức, lời ăn, tiếng nói cho HS, đồng thời cũng là một môn học thuộc nhóm công cụ, nó có liên quan đến những môn học khác và ngược lại.
Môn ngữ văn THCS được chia ra làm 3 phân môn: Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn. Ba phân môn có mối liên hệmật thiết với nhau. Nhưng ở đây tôi muốn đưa ra để bàn bạc về phương pháp dạy – học phân môn Tiếng Việt, có thể nói đây là phân môn vẫn luôn là vấn đề mà ngành giáo dục quan tâm.
Theo tôi, để dạy tốt môn Tiếng Việt, ngoài việc vận dụng những phương pháp truyền thống, phương pháp nêu vấn đề ta còn học tập thêm những kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp - Đó làđiều cực kì quan trọng phù hợp với phương thức dạy “hoạt động ngôn ngữ”. Nhất là chương trình lớp Tiếng Việt lớp 9 có những yêu cầu cao hơn vì nó chú trọng đến việc tạo lập văn bản theo những phong cách ngôn ngữ cơ bản. Do đó phương pháp Gráp, một phương pháp của ngành học khác cũng có những tác dụng tốt trong việc dạy – học Tiếng Việt, nhất là đối với chương trình tiếng Việt 9. Từ thực tế giảng dạy, tôi thấy SKKN này có thể vận dụng được trong những tiết dạy tiếng Việt, kể cả lớp 6, 7, 8, 9. Qua các tiết dạy “sử dụng phương pháp Gráp vào việc dạy – học môn tiếng Việt” tôi nhận thấy chất lượng học tập có chuyển biến, đạt được hiệu quả tốt.
sáng kiến kinh nghiệm phương pháp gráp trong dạy – học môn tiếng việt A. Đặt vấn đề Hiện nay việc dạy – học môn ngữ văn trong nhà trường THCS có một vị trí vô cùng quan trọng. bởi vì đây là môn học nhằm hình thành nhân cách, đạo đức, lời ăn, tiếng nói cho HS, đồng thời cũng là một môn học thuộc nhóm công cụ, nó có liên quan đến những môn học khác và ngược lại. Môn ngữ văn THCS được chia ra làm 3 phân môn: Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn. Ba phân môn có mối liên hệmật thiết với nhau. Nhưng ở đây tôi muốn đưa ra để bàn bạc về phương pháp dạy – học phân môn Tiếng Việt, có thể nói đây là phân môn vẫn luôn là vấn đề mà ngành giáo dục quan tâm. Theo tôi, để dạy tốt môn Tiếng Việt, ngoài việc vận dụng những phương pháp truyền thống, phương pháp nêu vấn đề ta còn học tập thêm những kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp - Đó làđiều cực kì quan trọng phù hợp với phương thức dạy “hoạt động ngôn ngữ”. Nhất là chương trình lớp Tiếng Việt lớp 9 có những yêu cầu cao hơn vì nó chú trọng đến việc tạo lập văn bản theo những phong cách ngôn ngữ cơ bản. Do đó phương pháp Gráp, một phương pháp của ngành học khác cũng có những tác dụng tốt trong việc dạy – học Tiếng Việt, nhất là đối với chương trình tiếng Việt 9. Từ thực tế giảng dạy, tôi thấy SKKN này có thể vận dụng được trong những tiết dạy tiếng Việt, kể cả lớp 6, 7, 8, 9. Qua các tiết dạy “sử dụng phương pháp Gráp vào việc dạy – học môn tiếng Việt” tôi nhận thấy chất lượng học tập có chuyển biến, đạt được hiệu quả tốt. B. nội dung sáng kiến. I. Định hướng sử dụng phương pháp Gráp trong dạy – học tiếng việt Theo giáo sư Nguyễn Quang Ninh: Phương pháp Gráp chính là phương pháp dùng sơ đồ mạng để trình bày những vấn đề cần truyền đạt, gồm có: các đỉnh của Gráp – các điểm của Gráp – các cung của Gráp – Gráp xuất hiện dưới dạng một sơ đồ mạng khép (các điểm đều được nối với nhau tạo thành một đường khép kín) hoặc cũng có thể xuất hiện dưới dạng một sơ đồ mạng mở (không phải tất cả các điểm đều được nối với nhau). Sơ đồ mạng khép Điểm 1 Điểm 2 Đỉnh 1 Đỉnh 2 Điểm 1 Điểm 2 Cùng quan hệ Sơ đồ mạng mở Đỉnh 1 Đỉnh 2 Điểm 2 Điểm 1 Điểm 1 Điểm 2 - Nội dung Gráp : Đề tài - Đỉnh Gráp : Những ý kiến cơ bản của một bài học - Điểm Gráp : Những ý nhỏ nằm diễn giải cụ thể cho ý cơ bản (đỉnh Gráp) - Nhánh Gráp : Những ý chi tiết của điểm Gráp. - Cung quan hệ : Thể hiện ở mối quan hệ của các đỉnh, các điểm trong Gráp. Do đó, việc lập Gráp cho một nội dung bài học là việc làm cho kiến thức cơ bản trong một bài học được định danh, hiện lên một cách trực quan với đầy đủ những mối quan hệ giữa chúng. Vận dụng phương pháp Gráp trong việc giảng dạy môn tiếng Việt như thế nào cho có hiệu quả? II. Xây dựng phương pháp Gráp trong dạy – học tiếng việt 1) Việc đầu tiên thầy cô phải biết chọ bài học để vận dụng phương pháp này: Chẳng hạn, trong chương trình tiếng Việt lớp 9 ta có thể chọn một số bài như Tổng kết từ vựng, tổng kết ngữ pháp, ôn tập tiếng Việt,... - Dự kiến trước một số bài tiếng Việt mà học sinh sẽ vận dụng, chẳng hạn: tổng kết từ vựng, tổng kết ngữ pháp ở lớp 9, hệ thống kiến thức từ loại, các loại câu ở lớp 8 - ôn vào lớp 10 về phần tiếng Việt. 2) Sau đó chọn phương pháp dạy học tượng ứng: Khi sử dụng phương pháp Gráp vào việc lập sơ đồ mạng cho nội dung kiến thức trong quá trình soạn bài và giảng dạy. 3) Phần cuối cùng là chuẩn bị cách hướng dẫn theo hệ thống hợp lí để học sinh dễ tiếp nhận và vận dụng phương pháp này được tốt. Phương pháp Gráp sử dụng trong môn tiếng Việt là một phương pháp khoa học, mang tính thực tiễn giúp gôía viên dễ vận dụng trong quá tình giảng dạy môn tiếng Việt, giúp học sinh dễ tiếp thu nội dung, kiến thức bài giảng của thầy dễ áp dụng giải được các bài tập trong sách học sinh và các bài tập tham khảo khác. III. Thực tế vận dụng phương pháp Gráp trong giảng dạy. 1) Theo đúng quy trình: Tìm hiểu bài, kiến thức nhận thức được thông qua bài giảng, bài học, vận dụng vào thực tế. 2) Thực tế vận dụng: Được nhà trường phân công dạy Văn – Tiếng Việt khối lớp 9 và trong suốt quá trình 3 năm qua được giảng dạy theo lớp từ lớp 6 đến lớp 9, tôi đã rút ra được việc vận dụng phương pháp Gráp trong một số bài học sau: * Đối với chương trình Văn – Tiếng Việt lớp 8: + Tiết 3 : Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. + Tiết 63 : Ôn tập tiếng Việt + Tiết 43 – 46 : Câu ghép + Tiết 58 : Ôn tập về dấu câu + Tiết 114 – 118 : Lựa chọn trật tự từ trong câu + Tiết 125 : Ôn tập phần tiếng Việt HKII. * Đối với chương trình Văn – Tiếng Việt lớp 9: + Tiết 8 – 13 : Các phương châm hội thoại + Tiết 43 – 49 : Tổng kết từ vựng + Tiết 53 – 59 : Tổng kết từ vựng + Tiết 73 : Ôn tập tiếng Việt + Tiết 98 – 103 : Các thành phần biệt lập + Tiết 138, 139 : Ôn tập tiếng Việt. III. Sử dụng phương pháp Gráp vào việc dạy học một bài cụ thể: ở đây, tôi xin đưa ra một giáo án áp dụng việc sử dụng phương pháp Gráp trong việc dạy học môn tiếng Việt, sau khi dạy học song các tiết có vận dụng phương pháp này tôi thấy học sinh nắm bài vững, biết vận dụng để giải các bài tập một cách có hiệu quả. Giáo án Tiếng Việt lớp 8. Tiết 3: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. A. Mục tiêu cần đạt: Cho HS nắm vững kiến thức: - Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ của chúng. - Rèn năng lực sử dụng các cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong giao tiếp. - Vận dụng phương pháp Gráp vào việc dạy – học. - Rèn khả năng tư duy, nhận thức về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong cuộc sống. B. Lên lớp: 1. ổn định lớp + kiểm tra bài cũ: GV có thể tiến hành hai việc song song là chuẩn bị bài mới ở nhà và bảng phụ để tiến hành thực hành bài tập và vận dụng phương pháp Gráp vào bài học. 2. Giới thiệu bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt HĐ1: Vận dụng phương pháp Gráp HD HS ghi nhận kiến thức. GV lập sơ đồ trong SGK theo PP mạng Gráp, yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi. Động vật Voi Cá thu Cá Thú Chim Khỉ Sáo Sẻ Cá rô ? Nghĩa của từ động vật với chim, thú, cá? ? Nghĩa của từ thú, chim, cá với từ voi, khỉ, sáo, sẻ, cá rô, cá thu? ? Mối quan hệ giữa nghĩa rộng, nghĩa hẹp của từ ngữ? ? Qua phần phân tích trên em hiểu như thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp? - HS trả lời- GV tổng kết theo mạng Gráp. I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp Nghĩa hẹp Phạm vi của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa một từ ngữ khác Nghĩa rộng Phạm vi nghĩa từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa một số từ ngữ khác Mối quan hệ giữa nghĩa rộng, hẹp 1 từ ngữ có nghĩa rộng của từ ngữ này là từ ngữ hẹp của từ ngữ khác HĐ 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập. II. Bài tập 1. Bài tập 1: ( Trang 11) a. y phục Quần áo Quần đùi Quần dài áo dài Sơ mi b. vũ khí Súng Bom Súng Trường Đại bác Bom ba càng Bom bi Giáo viên cho học sinh làm theo nhóm: 2. Bài tập 2 (dùng bảng phụ) Tìm từ ngữ có nghĩa bao hàm trong phạm vi của mỗi từ ngữ (dựa vào phương pháp Gráp để giải bài tập này). a. chất đốt Xăng Dầu hoả (Khí) ga Ma dút Củi Than b. nghệ thuật Hội hoạ Âm nhạc Văn học Điêu khắc c. Thức ăn Canh Nem Rau xào Thịt luộc Tôm rang Cá rán nhìn nhìn d. Liếc Ngắm Nhòm Ngó Liếc Thụi Đấm Đá Bịch Đánh e. 3. Bài tập 3:(gọi một học sinh lên vận dụng phương pháp Gráp). Tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ. a. b. xe cộ Xe đạp Ô tô Xe trâu Kim loại Sắt Thép Đồng c d. Dì Chú Cô hoa quả Hoa hồng Thanh long Bưởi (Người) họ hàng e. mang Gánh Khiêng Xách III. Củng cố: Từ bài tập 1,2,3 hãy nhắc lại: 1. Thế nào là một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng? 2. Thế nào là một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp? 3. Nêu mối quan hệ nghĩa rộng và nghĩa hẹp của từ ngữ? V. Dặn dò: Giáo viên nhắc học sinh: 1. Ôn lại phần lý thuyết về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 4 và 5 trang 11 (SGK). 3. Soạn: Trường từ vựng (trang 21 SGK). Hướng dẫn sơ đồ mạng Gráp Cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa từ ngữ đó bao hàm nghĩa một số từ ngữ khác Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi 1 từ ngữ khác vd: Động vật Thú Voi, hươu... Đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác Thực vật Rau Rau cải Một từ ngữ có nghĩa rộng với những từ ngữ này C. kết luận và đề xuất sư phạm. I. Kết luận - Có nhiều con đường và cách thức cho giáo viên có thể vận dụng để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học môn Ngữ văn nói chung phần tiếng Việt nói riêng. Vì vậy, áp dụng phương pháp Gráp vào việc dạy – học môn tiếng Việt không phải là phương pháp tối ưu mà cần kết hợp với các phương pháp khác và lấy học sinh làm trung tâm trong việc giảng dạy, có như thế thì việc dạy học của giáo viên và học sinh mới đạt được hiệu quả cao. II. Đề xuất sư phạm: - Để tránh sự đơn điệu trong việc tổ chức hoạt động nhận thức phần tiếng Việt môn Ngữ văn ở THCS. Mỗi giáo viên cần có thói quen sử dụng phương pháp Gráp trong việc giảng dạy môn tiếng Việt. Đồng thời phát huy được tính sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy bộ môn. - Mỗi giáo viên cần vận dụng linh hoạt phương pháp Gráp đã được xây dựng cho phù hợp với từng điều kiện dạy học cụ thể và trình độ đối tượng học cụ thể. Bởi vì, ngay bản thân tôi từ khi vận dụng phương pháp này, tôi thấy dễ dàng kết hợp được với phương pháp giảng dạy truyền thống: quy nạp, hỏi, đáp (đàm thoại, diễn giảng, nêu vấn đề...). Về phía học sinh, khi chưa vận dụng phương pháp này, học sinh chậm tiếp nhận kiến thức, ghi nhận không chắc chắn, hay quên (như trình bày trên). Từ khi áp dụng phương pháp này học sinh tiếp nhận bài học rất tích cực, phát huy được năng lực của học sinh. Học sinh tiếp thu bài nhanh, chính xác khoa học. Cụ thể, qua các bài kiểm tra (miệng, viết, vở bài tập) có đến 85% học sinh hiểu bài và làm tốt bài tập. - Từ thực tế trong việc áp dụng phương pháp Gráp vào việc giảng dạy thu được kết quả khá khả quan tôi mong rằng tất cả các giáo viên dạy học Ngữ văn xây dựng và khai thác tốt phương pháp này vào việc dạy – học cho tiết tiếng Việt để giờ dạy thật sự có hiệu quả cao. D. tài liệu tham khảo: 1. Ngữ văn lớp 6 tập 1,2. NXB Giáo dục Hà Nội- 2002. 2. Ngữ văn lớp 7 tập 1,2 . NXB Giáo dục Hà Nội- 2003. 3. Ngữ văn lớp 8 tập 1,2. NXB Giáo dục Hà Nội- 2004 4. Ngữ văn lớp 9 tập 1,2 . NXB Giáo dục Hà Nội- 2005. 5. Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học- Chu Trọng Tuấn- NXBGD HN, 2000. Quang Hiến, ngày 14 tháng 3 năm 2009 Người viết Vi Thị Hương
Tài liệu đính kèm: