Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động ngoại khoá Thi tìm hiểu về truyện kiều

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động ngoại khoá Thi tìm hiểu về truyện kiều

 Mục đích của đổi mới phương pháp dạy học là chú trọng hình thành các năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác ; dạy học sinh cách tìm ra chân lý. Vì thế, trong nhà trường ngoài chương trình học chính khoá cần có những hình thức khác nhau để hỗ trợ thêm cho hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh. Một trong những hình thức hỗ trợ học tập thiết thực bổ ích, lí thú đó là hoạt động ngoại khoá - Học mà vui – vui mà học . Hoạt động này tạo ra một sân chơi có tác dụng nhiều mặt :

 Củng cố, bổ sung thêm những kiến thức đ• học ở trên lớp ,giúp các em có cơ hội liên hệ các kiến thức đ• học với thực tế cuộc sống .

 Học sinh được làm quen và luyện tập các kỹ năng cơ bản cần thiết : kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham gia các hoạt động tập thể một cách chủ động và có trách nhiệm, kỹ năng thích ứng nhạy bén trước những tình huống khác nhau trong cuộc sống .

 Có thái độ đúng đắn, tích cực, phấn khởi khi được góp sức lực và khả năng của mình vào hoạt động nhóm, tập thể

 Có thể nói ngoại khoá về văn học là một hình thức tiếp cận “mở”, dễ đan cài sân khấu hoá làm cho tác phẩm văn chương trở nên gần gũi với đời sống. Với chương trình học chính khoá đã có đầy đủ các tài liệu để thực hiện còn ở chương trình ngoại khoá chưa hội đủ các điều kiện khách quan, chủ quan tổ chức thực hiện để đạt được hiêụ quả theo yêu cầu đặt ra .

 

doc 41 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động ngoại khoá Thi tìm hiểu về truyện kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận 
 Mục đích của đổi mới phương pháp dạy học là chú trọng hình thành các năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác ; dạy học sinh cách tìm ra chân lý. Vì thế, trong nhà trường ngoài chương trình học chính khoá cần có những hình thức khác nhau để hỗ trợ thêm cho hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh. Một trong những hình thức hỗ trợ học tập thiết thực bổ ích, lí thú đó là hoạt động ngoại khoá - Học mà vui – vui mà học . Hoạt động này tạo ra một sân chơi có tác dụng nhiều mặt :
 Củng cố, bổ sung thêm những kiến thức đ• học ở trên lớp ,giúp các em có cơ hội liên hệ các kiến thức đ• học với thực tế cuộc sống .
 Học sinh được làm quen và luyện tập các kỹ năng cơ bản cần thiết : kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham gia các hoạt động tập thể một cách chủ động và có trách nhiệm, kỹ năng thích ứng nhạy bén trước những tình huống khác nhau trong cuộc sống .
 Có thái độ đúng đắn, tích cực, phấn khởi khi được góp sức lực và khả năng của mình vào hoạt động nhóm, tập thể 
 Có thể nói ngoại khoá về văn học là một hình thức tiếp cận “mở”, dễ đan cài sân khấu hoá làm cho tác phẩm văn chương trở nên gần gũi với đời sống. Với chương trình học chính khoá đã có đầy đủ các tài liệu để thực hiện còn ở chương trình ngoại khoá chưa hội đủ các điều kiện khách quan, chủ quan tổ chức thực hiện để đạt được hiêụ quả theo yêu cầu đặt ra .
II. Cơ sở thực tiễn .	
 Tuy không được qui định trong phân phối chương trình, nhưng đây là một hoạt động bắt buộc vô cùng quan trọng . Trong điều lệ trường THCS có viết “ Nhà trường phối hợp với các tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục ngoài nhà trường thực hiện các hoạt động GDNGLL . Hoạt động GDNGLL bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thôngnhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu ; các hoạt động vui chơi ;tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá  ” Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, nhà trường đã chú trọng đưa vào kế hoạch chỉ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Song vì không có một kịch bản định sẵn nên gặp không ít những khó khăn vướng mắc, giáo viên còn ngại thực hiện vì hoạt động này liên quan đến nhiều tổ chức lại phải có một quá trình dày công chuẩn bị .Vì thế, hoạt động này chưa phát huy được hiệu quả tích cực đúng với ý nghĩa của nó .
Đặc biệt với môn Ngữ văn trong xu thế hiện nay học sinh phần lớn được định hướng theo các môn khoa học tự nhiên dẫn đến các em không mặn mà, yêu thích cũng chẳng muốn bén duyên với văn chương . Vì thế, các em học còn đối phó, lại sẵn có nhiều phao cứu trợ nào là sách học tốt, bài văn mẫu , sách nâng cao Sự thiếu hứng thú học tập, ỷ vào các tài liệu có sẵn đ• làm cho các em thiếu khả năng sáng tạo, bị bào mòn khô héo dần trong cảm xúc , thờ ơ vô cảm trước những biến cố cuộc đời .
 Là một giáo viên bản thân tôi cũng trải qua những thực tiễn nêu trên ngại tìm tòi,sáng tạo ; thiếu sự kiên trì nhẫn nại, chưa mạnh dạn tự tin để tổ chức một buổi ngoại khoá, nhất là tổ chức ngoại khoá về một tác phẩm văn chương. Có thể nói dây vẫn còn là một khối tươi nguyên trong trường học. Nay qua nhiều năm dạy Ngữ văn lớp 9, được sự chỉ đạo BGH nhà trường, tổ chuyên môn kết hợp với các đồng nghiệp tôi đ• trình bày ý tưởng , thực hiện và đ• thu được nhiều kết quả . Vì thế tôi viết ra tài liệu này với mong muốn cùng tháo gỡ những vướng mắc tồn tại nói trên đáp ứng được phần nào nhu cầu của người dạy, người học khi tổ chức một hoạt động ngoại khoá trong nhà trường .
Dựa trên cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn với khuôn khổ bài viết này tôi xin được trình bày cụ thể Một hoạt động ngoại khoá về truyện Kiều ( chương trình Ngữ văn 9 )
 B. nội dungtrình bày 
I, Nhận thức chung.
 Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện thơ Nôm Trung đại, trong chương trình ngữ văn lớp 9 được dành học 6 tiết : 1tiết giới thiệu tác giả, tác phẩm ; 5 tiết đọc- hiểu các đoạn trích:
-	Chị em Thuý Kiều tiết 27 -g?m 24 câu từ câu 15 đến câu 38 .
-	Cảnh ngày xuân tiết 28 –gồm 18 câu từ câu 39 đến câu 56 .
-	M• Giám Sinh mua Kiều tiết 36,37 gồm 26 câu từ câu 623 đến câu 648.
-	Kiều ở lầu Ngưng Bích gồm 22 câu từ câu 1033 đến câu 1054.
Với một tác phẩm mà suốt trong nhiều thập kỷ qua được đông đảo các tầng lớp công chúng Việt Nam tiếp nhận như một thành công vẻ vang nhất, một áng văn chương tiêu biểu nhất của thi ca Tiếng Việt. Truyện Kiều, nơi hội tụ ánh sáng văn chương chân chính của mọi thời đại - đó là áng sáng của một chủ nghĩa nhân văn lặn sâu vào mọi kiếp người : là tiếng nói ngợi ca vẻ đẹp con người, tình yêu tự do, khát vọng công lý; là tiếng nói lên án các thế lực tàn bạo bất lương chà đạp lên nhân phẩm con người; là tiếng lòng xót thương vô hạn trước những bất hạnh khổ đau mà con người phải gánh chịu. Truyện Kiều là kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại; ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ; nghệ thuật tự sự đ• có bước phát triển vượt bậc từ nghệ thuật dẫn truyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ tính cách nhân vật, miêu tả tâm lý. Tác phẩm đ• đi vào đời sống tinh thần của hành triệu người dân Việt Nam và cả người nước ngoài, góp phần tôn vinh bản sắc văn hoá Việt trên trường Quốc tế. Trong chương trình mới trích học tổng số 90 câu/3254 câu thơ lục bát, thật là con số còn quá bé nhỏ. Thiết nghĩ, với lượng thời gian và số câu trích học như trên chưa thể giải quyết được những yêu cầu mà mỗi tiết học đặt ra, chưa tạo được những cơ hội để giúp các em hiểu, thẩm thấu hết những giá trị nhân văn vốn có của áng văn chương bất hủ này.
II, Hình thức tổ chức ngoại khóa.
Có thể tổ chức hoạt động ngoại khóa bằng các hình thức sau:
-	Diễn thuyết (phân công giáo viên, học sinh chuẩn bị các nội dung rồi cử người lên trình bày).
-	Hái hoa dân chủ.
-	Trao đổi thảo luận từng vấn đề theo yêu cầu của người chủ trì.
-	Tổ chức hội thi.
Nhưng trong tất cả các hình thức trên, có thể nói hình thức tồ chức hội thi giữa các lớp mang kết quả cao nhất bởi :
-	Tạo ra một sân chơi có kịch tính, kích thích tinh thần thi đua, cạnh tranh lành mạnh trong học sinh.
-	Số lượng người tham gia đông đảo tạo được không khí để các em mạnh dạn, tự tin trước tập thể.
-	Giáo dục ý thức tham gia hoạt động cộng đồng cho học sinh.
Từ yêu cầu đặt ra đó trong bài viết này tôi trình bày cụ thể Một hình thức tổ chức hội thi tìm hiểu về truyện Kiều ( dành cho ngoại khoá Ngữ văn 9) và giới thiệu một số bài viết sử dụng trong hội thi 
Phần I : Một hình thức tổ chức hội thi tìm hiểu về truyện Kiều của Nguyễn Du
A,Mục tiêu cần đạt
-	Học sinh tìm hiểu về truyện Kiều.
-	Biết phân tích, bình luận một số câu thơ đặc sắc, độc đáo mà mình yêu thích.
-	Trình bày được những hiểu biết của mình trước tập thể.
-	Khơi gợi những những tình cảm nhân văn trong sáng, lòng tự hào, yêu mến những di sản văn hoá của quê hương, đất nước.
B, Chuẩn bị của thầy và trò
I. Chuẩn bị của thầy
 1. Lên kế hoạch cho học sinh tham gia cuộc thi.
 3 đội/3 lớp 9, mỗi đội gồm 5 em
 Các phần thi :	- Phần I 	: chào hỏi (tự giới thiệu về đội).
	- Phần II	: hiểu biết về truyện Kiều theo các mảng nội dung
	 	+ Thế giới nhân vật trong truyện Kiều.
	+ Thiên nhiên trong truyện Kiều.
	+ Ngôn ngữ trong truyện Kiều.
	- Phần III	: năng khiếu : dựng kịch, ngâm Kiều, lẩy Kiều, đọc kiều
	- Phần IV	: hùng biện cho các đội thi biết trước nội dung hùng biện một ngày (công bố trước thể lệ cuộc thi cho từng phần)	
 2. Chuẩn bị nội dung (giáo viên nhóm Ngữ văn 9 ra câu hỏi theo các mảng nội dung trên).
 3. Phân công người dẫn chương trình.
 4. Thời gian 90 phút
 5. Chuẩn bị loa máy, phần thưởng, sân chơi đủ cho 140->150 người
II, Chuẩn bị của trò
1.	Thành lập đội thi, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên tham gia hội thi
+ Tập màn chào hỏi
+ Trình bày hiểu biết
+ Tập phần năng khiếu
+ Viết bài, tập cách trình bày phần hùng biện trong khoảng thời gian 3->5 phút
2.	Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, các cổ động viên
3.	Tất cả các học sinh khối 9 phải tham gia, đọc tìm hiểu trước về truyện Kiều (có phần thi dành cho khán giả).
C,Trình tự hoạt động của buổi ngoại khoá
 Bước 1 :	ổn định tổ chức
-	Kiểm tra sĩ số, chỗ ngồi
-	Kiêm tra sự chuẩn bị của các học sinh (các cổ động viên, các đội thi có vở để ghi chép)
-	Ngâm 1 đoạn trong truyện Kiều (giáo viên hoặc học sinh).
 Bước 2 :	Người dẫn chương trình (DCT) nêu mục đích, ý nghĩa của buổi ngoại khoá, giới thiệu đại biểu, các phần thi, ban giám khảo.	
 DCT : Nói tới văn học cổ điển Việt Nam, trước hết ta phải nhắc đến đại thi hào Nguyễn Du và kiệt tác truyện Kiều của ông, tên tuổi của ông không chỉ góp phần làm rạng danhvùng non nước Hồng Lam mà còn góp phần tôn vinh bản sắc văn hoá Việt trên trường quốc tế. Truyện Kiều là tác phẩm thể hiện xúc động nhất và cũng thành công nhất “ nỗi đau nhân tình ”, được viết bằng cả tâm huyết “ như có máu chảy đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy ”.Cũng vì lẽ đó, truyện Kiều đ• đi vào đời sống tinh thần của hàng triệu người dân Việt Nam và người nước ngoài. Hôm naycuộc sống đ• đổi thay nhưng truyện Kiều vẫn giữ nguyên vẻ thanh tâm của nó . Say mê học tập, nghiên cứu truyện Kiều tức mỗi chúng ta đang bảo tồn một di sản văn hoá của dân tộc, cùng tôn vinh, ngưỡng vọng một cái đẹp vĩnh hằng .
Để giúp các em hiẻu – cảm sâu sắc hơn về tác phẩm văn học quí giá này,hôm nay chúng ta tổ chức hoạt động buổi ngoại khoá học mà vui, vui mà học
Về dự với chúng ta, tôi xin trân trọng giới thiệu và nhiệt liệt chào đón các vị đại biểu :
1.	
2.	
Vâng! Xin cảm ơn các bạn, hoạt động ngoại khoá của chúng ta hôm nay được tổ chức bằng môt hình thức hấp dẫn, lý thú đó chính là cuộc so tài giữa3 đội thi đến từ các lớp 9A, 9B, 9C. Mỗi đội thi gồm 5 bạn cùng nhau vượt qua 4 phần thi, đó là :
-	Phần chào hỏi
-	Phần kiến thức hiểu biết về truyện Kiều
-	Phần thể hiện năng khiếu
-	Phần hùng biện
Để đánh giá kết quả mỗi phần thi ,xin giới thiệu các vị giám khảo đáng kính
1. 
2.	
 Bước 3 : Tiến hành các phần thi 
Phần thứ nhất : Chào hỏi
DCT : Các đội tự giới thiệu về thành viên trong đội của mình (khuyến khích các đội biết sáng tạo từ những câu thơ trong truyện Kiều)
 Thời gian : mỗi đội 2 phút
 Điểm : 10 điểm 
 Còn bây giờ xin mời phần ra mắt của các đội thi
-Các đội thi trình bày, DCT có lời động viên, khích lệ, bình luận khi sau khi mỗi đội thể hiện xong phần thi.
- BGK công bố kết quả.
Phần thứ hai : Kiến thức hiểu biết về truyện Kiều
DCT nêu thể lệ : tìm hiểu 3 mảng kiến thức tương ứng với số thăm 1,2,3.
	Mảng 1 : Thế giới nhân vật trong truyện Kiều.
	Mảng 2 : Nhân vật trong truyện Kiều.
	Mảng 3 : Thiên nhiên trong truyện Kiều.
Mỗi mảng kiến thức có 5 câu hỏi. Mỗi câu hỏi trả lời đúng được 10 điểm, tổng số điểm cả phần 50 điểm (chỉ chấm điểm những câu trả lời đúng hoàn toàn), thời gian suy nghĩ mỗi câu là 10 giây
- Cá ... u. Nhiều lần trong tác phẩm của ông đ• thẳng tay lên án phê phán những thế lực xấu xa vô nhân đạo chà đạp lên cuộc sống của nhân dân như một M• Giám Sinh “ngồi tót sỗ sàng”, một mụ Tú Bà “nhờn nhợt màu gia”, một Hồ Tôn Hiến “mặt sắt cũng ngây về tình”Thế nhưng khi tìm hiểu nguyên nhân vì sao cuộc dời Kiều lại phải chịu khổ đau thì ông lại cho là vì “mang lấy sắc tài”- nghĩa là vì trời. Đây là một quan điểm bị hạn chế nhưng lại không phải điều khó hiểu. Bởi vì, ông sống trong hoàn cảnh đương thời, bị ảnh hưởng của tư tưởng thiên mệnh. Hơn nữa, trong “Truyện Kiều” ông cũng dám lên án, phê phán thế lực xấu xa.
Nhưng điểm hạn chế không đủ làm mất đi giá trị của tập đại thành thấm đẫm điệu hồn dân tộc, một thi phẩm ngọc ngà trong kho báu văn học. Ngàn năm sau người ta vẫn nhắc tên ông-Nguyễn Du, đến “Truyện Kiều” và nàng Kiều với một sự ngưỡng vọng, ngợi ca.
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru mỗi ngày”
	Bài 2 :
Nguyễn Du- một đại thi hào của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới ông là ngơười có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam qua kiệt tác “Truyện Kiều”. Tác phẩm ấy đ• để lại trong lòng độc giả những ấn tươợng khó phai về nhân vật “Thúy Kiều”. Tổng kết cuộc đời Thúy Kiều tác giả đ• viết:
“Thươơng thay cũng một kiếp ngơời
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi
Những là oan khổ lươu li
Chờ cho hết kiếp còn gì là thân”
Những lời thơ chan chứa tình cảm của Nguyễn Du dành cho nhân vật Thúy Kiều – nhân vật mà ông ươu ái, làm sao không thơương, không xót khi Thúy Kiều,ngơười con gái tài sắc vẹn toàn nhơng phải chịu cuộc đời đau khổ. Thúy Kiều, nàng là nươớc là non, là năm tháng sâu thẳm rộng dài của không gian, thời gian, chẳng dễ gì đo đếm. Cái sắc ấy lại có thêm cái tài cái tình. Những tơưởng cô Kiều với vẻ đẹp đạt đến đỉnh cao của sự hoàn hảo sẽ sống trong cuộc đời êm ấm thế nhương ông ta thơường bảo:
	 “Một vừa hai phải ai ơi
	 Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”
Các cụ xem đó là một quy luật, một định mệnh khắc nghiệt. Nghiền ngẫm sâu hơn, chúng ta hiểu đươợc quy luật, định mệnh ấy bắt nguồn từ một triết lí đạo Khổng. Cụ Khổng Tử cho rằng “ con ngươời chúng ta là sự tơương giao, tơương trợ của khí âm-dương, là một tiểu vũ trụ trong cái đại vũ trụ thiên nhiên, trời, đất. Nếu ai hòa hợp đơược với thiên nhiên và vũ trụ thì sống an nhàn thanh thản. Nếu ai chươa đạt hoặc vượt quá xa thì than ôi số phận không tránh đơược gian truân, vất vả.” Có lẽ Nguyễn Du- một học trò xuất sắc của Đạo Khổng đ• tuân theo quy luật này khi viếi:
	“Làn thu thủy nét xuân sơn /
 	 Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
 Để dự báo số phận của Thúy Kiều. Đó là một cuộc đời chìm nổi Kiều đang sống trong “êm đềm trướng rủ màn che” bỗng chốc nàng đ• trở thành món hàng trao bán của bọn buôn thịt bán ngươời. Bất đắc dĩ nàng phải từ bỏ mối tình đẹp đẽ với chàng Kim Trọng để theo M• Giám Sinh. Nào ngờ nàng bị lừa vào lầu xanh, phải chịu những ô nhục, đau khổ nhất đời mình. Kiều đ• phải vào lầu xanh hai lần. Lần thứ nhất nàng đươợc Thúc Sinh cươới về làm vợ lẽ. Lần thứ hai nàng đơược anh hùng Từ Hải cứu thoát từ lầu xanh và “danh chính ngôn thuận” cơưới nàng làm vợ. Đang sống những ngày tháng hạnh phúc thì Từ hải bị Hồ Tôn Hiến làm hại. Cuộc đời nàng lại bươớc vào những ngày tháng đen tối. ức quá, nhục nh• và đau đớn tột cùng, Thuý Kiều nhảy sông Tiền Đươờng tự vẫn nhơưng nàng đơượcơ Giác Duyên cứu vớt, nàng hội ngộ với cha mẹ và Kim Trọng. Cuộc đời Thuý Kiều là thế gói gọn trong 3254 câu thơ lục bát dập dềnh.
 Truyện Kiều đ• để lại trong lòng bạn đọc những ấn tơượng sâu sắc bởi giá trị nhân đạo bao trùm toàn tác phẩm bởi vậy trong phần tổng kết này cảm quan nghệ thuật của tác giả đươợc thể hiện rõ nét. Nguyễn Du đ• bộc lộ thái độ, tình cảm, quan điểm của mình đối với Thuý Kiều. Viết “truyện Kiều” nhà thơ thực sự hoá thân vào nhân vật, đồng cảm với nhân vật. Ông bộc lộ một cách trực tiếp thái độ, tình cảm của mình qua các từ nhơư “thươơng thay, hại thay”. Có lẽ chính vì Nguyễn Du đ• cùng khóc, cùng chia sẻ những nỗi đau, nỗi nhục với cô Kiều mà Mộng Liên Đươờng đ• nhận xét : “Lời văn tả ra nhươ có máu chảy đầu ngọn bút, nươớc mắt thấm trên trang giấy”. Tổng kết tác giả Nguyễn Du nói lên quan điểm của mình :
	“Hại thay mang lấy sắc tài làm chi
	Những là oan khổ lơưu li”
Thuý Kiều đơược trời đất ban cho cái sắc, cái tài và chính cái sắc, cái tài ấy đ• khiến nàng phải chịu cuộc đời oan khổ, phải chăng Nguyễn Du cho rằng những nỗi đau khổ của Kiều là do trời. Cái tài, cái sắc của mỗi ngơười đúng là do trời ban cho nhơưng điều cốt yếu là mỗi ngơười phải biết tài sắc của mình. Tuy nhiên cuộc đời của mỗi ngươời còn phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh thời đại . Chính vì vậy mà tôi cho rằng quan điểm của Nguyễn Du là quan điểm hạn chế. Bởi lẽ bên cạnh giá trị nhân đạo “truyện Kiều” còn toát lên giá trị hiện thực sâu sắc. Đó là hiện thực về một x• hội bất công vô lý, x• hội chỉ có đồng tiền làm chủ. Thực chất M• Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh, Hoạn Thơư hay Hồ Tôn Hiến đều là những công cụ, đại diện cho x• hội đen tối thời bấy giờ đến gieo tai hoạ cho nàng Kiều. Đọc phần tổng kết của “truyện Kiều” chắc nhiều ngươời không khỏi băn khoăn : vì sao xuyên suốt “truyện Kiều” Nguyễn Du luôn lên án, tố cáo bộ mặt xấu xa của x• hội phong kiến thối nát, nhơưng cuối cùng thay vì giải thích nguyên nhân gây ra nỗi đau của Kiều thì ông lại đổ lỗi cho trời. Cũng dễ hiểu thôi bởi dươới x• hội lúc bấy giờ, nhà thơ cũng nhơư những ngơười dân khác bị ảnh hươởng bởi tươ tươởng phong kiến, tơư tưởng thiên mệnh, mọi việc đều tại trời.
Tuy vậy những phần hạn chế cũng không thể lấp nổi giá trị to lớn mà Nguyễn Du đ• đóng góp cho nền văn học Việt Nam. Có thể nói kiệt tác “Truyện Kiều” là nơi hội tụ ánh sáng văn chơương chân chính của mọi thời đại. Truyện m•i âm vang trong lòng ngơười đọc
( Trên đây là những bài viết của học sinh tôi gới thiệu để các bạn tham khảo thêm ) 
 III , Đánh giá kết quả 
 Sau buổi tổ chức ngoại khoá tôi đ• dùng một số câu hỏi sau để kiểm tra học sinh :
Câu 1. Sinh thời Nguyễn Du từng trăn trở :
 “ Bất tri tam bách dư niên hậu 
 Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” 
Em hiểu như thế nào về điều trăn trở ấy của Nguyễn Du? Em có suy nghĩ gì về điều trăn trở ấy của Nguyễn Du trong thực tế cuộc sống hiện nay ?
- Tổng hợp ý kiến trả lời của của học sinh :
 + Điều trăn trở của Nguyễn Du : mong mọi người hiểu được nỗi lòng của mình , khao khát một tấm lòng tri kỉ để cảm thương cùng mình trước nỗi đau nhân tình . 
 + Trong thực tế cuộc sống hiện nay, hiểu tri kỉ cùng Nguyễn Du không chỉ có một người, cũng không chỉ có dòng họ Nguyễn mà có hàng triệu người . Người ta yêu quí ông như ông đ• yêu quí những con người đau khổ lầm than. Và hơn hết mỗi con người chúng ta đ• sống với nhau bằng tình yêu thương, sự sẻ chia trân trọng lẫn nhau . 
Câu 2 . Có thể nói Nguyễn Du là người thầy gợi mở chúng ta bao điều suy ngẫm , vậy em có thể cảm nhận được những điều gì mà nhà thơ Nguyễn Du gửi đến bạn đọc qua tác phẩm truyện Kiều? 
- Tổng hợp ý kiến trả lời của học sinh :
 + H•y biết yêu thương cảm thông chia sẻ trước những đau khổ bất hạnh của con người .
 + H•y lên tiếng tố các những thế lực tàn bạo bất lương chà đạp lên cuộc sống nhân phẩm con người .
 + Biết nâng niu trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của con người, tình đời .
 + H•y đấu tranhbảo vệ quyền sống con người ; h•y làm tất cả những gì vì con người, chi con người .
Qua những ý kiến trả lời của học sinh tham gia buổi ngoại khoá chứng tỏ các em đ• thực sự hiểu, sống cùng tác phẩm . quả thực văn chương bắt nguồn từ cuộc sống và trả lại cho cuộc sống những gì vốn có .
Qua hoạt động thực tế bản thân tôi rút ra được bài học kinh nghiệm như sau :
7.	Để buổi ngoại khoá đạt kết quả tốt trước hết cần chủ động về mọi mặt như : nội dung, thời gian, phân công nhiệm vụ cụ thể cho tùng thành viên tham gia đội chơi .
8.	Cần phối hợp chặt chẽ các tổ chức trong nhà trường : ban GDNGLL, GVCN, nhóm Ngữ văn . 
9.	Người dẫn chương trình cần linh hoạt chủ động xử lý các tình huống , tạo không khí hào hứng cho cuộc chơi .
10.	Phân công các GV dạy Ngữ văn làm cố vấn cho các đội chơi .
11.	Phần thi hùng biện cần cho các đội chơi biết trước nội dung hùng biện 1-2 ngày, các đội chơi cử người viết bài , tập nói trước tập thể .
12.	Nội dung cuộc thi này có thể áp dụng lâu dài cho học sinh khối 9 trong nhiều năm hoặc với các tác p hẩm văn học, cụm văn bản .
 C. những kiến nghị đề xuất .
* Đối với giáo viên .
Cần hướng dẫn học sinh thường tự học qua các tài liệu , giới thiệu một số sách tham khảo bổ ích có ở thư viện trường , hiệu sách .
 * Về phía nhà trường .
 Cần lên kế hoạch cụ thể từ đầu năm học , phân công GV phụ trách , mua thêm tài liệu bổ sung vào thư viện trường .
 * Về phía chuyên môn Phòng GD . 
Cần tăng cường kiểm tra, đánh giá, tuyên truyền những mô hình hoạt động ngoại khoá có hiệu quả;về tham dự hoạt động này ở các trường học để có sự chỉ đạo đồng bộ trong toàn huyện .
 d : Kết luận chung
 Có nhiều cách để tiếp cận tác phẩm văn chương như : qua các tài liệu tham khảo từ các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các bài viết đăng trên sách báo , từ những tiết dạy thực tế của chương trình môn Ngữ văn . Song tạo một cách tiếp cận mở bằng hình thức hoạt động ngoại khoá như trên quả là một hình thức có tác dụng nhiều mặt trong việc rèn luyện kĩ năng tự học, hợp tác, ý thức tham gia các hoạt động cộng đồng, tạo ra một sân chơi bổ ích giúp các em có cơ hội hiểu, thẩm định mở rộng thêm những kiến thức đ• học ở phần chính khoá Đặc biệt có ý nghĩa trong việc gắn văn học với thực tiễn . Vì vậy, người giáo viên cần ý thức được tầm quan trọng này để mạnh dạn tổ chức nhằm nâng cao chát lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường .
Trong nhiều năm qua, ở đơn vị trường chúng tôi đ• tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá song những năm đầu chỉ mới dừng lại ở các hoạt động theo chủ điểm ( Tháng 11: Tôn sư trọng đạo ; tháng 12: Uống nước nhớ nguồn ) chưa có điều kiện để đi sâu vào các mảng chuyên môn . Hai năm nay hoạt động này đ• đi vào chiều sâu thực sự thu hút được sự tham gia nhiệt tình của nhiều học sinh, thu được nhiều kết quả cao nổi bật nhất là kết quả học sinh giỏi huyện, tỉnh môn Ngữ văn .
Năm học 2006- 2007 có 15/ 17h/s giỏi huyện,6/6 h/s giỏi tỉnh ( 1 giải nhì , 2 giải ba, 3 giải kk)
Năm học 2007-2008 có 16/16 h/s giỏi huyện,5/5 h/s giỏi tỉnh ( 1 giải nhất , 3giải ba, 1 giải kk)
 Với bài viết này mong rằng sẽ giúp giáo viên định hướng được nội dung ,phương pháp, thiết kế mô hình tổ chức một buổi ngoại khoá về một tác phẩm văn học cụ thể chắc còn nhiều thiếu sót rất mong sự góp ý của cấp trên và các bạn đồng nghiệp . 
 Trên đây là một kinh nghiệm về phương pháp tổ chức một buổi ngoại khoá dành cho học sinh lớp 9 . Rất mong sự góp ý của cấp trên và các bạn đồng nghiệp . 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_ngoai_khoa_thi_tim_h.doc