Sáng kiến kinh ngiệm Phương pháp giảng dạy thơ hiện đại

Sáng kiến kinh ngiệm Phương pháp giảng dạy thơ hiện đại

 Văn học đã có từ lâu đời trong nhà trường ở nước ta. Văn học chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Nó là chìa khoá để học sinh tiến vào mọi lĩnh vực khoa học và lĩnh vực xã hội. Văn học tác động sâu sắc và lâu bền đến đời sống tâm hồn và trí tuệ của con người. Như nhà văn M.Gooc-ki đã nói: “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình và làm nảy nở ở con người những khát vọng, hướng tới chân lý”. Văn học còn chắp đôi cánh để các em đến với mọi thời đại văn minh, với mọi nền văn hoá, xây dựng trong các em niềm tin vào cuộc sống con người, trang bị cho các em vốn sống hướng các em vươn tới đỉnh cao của chân, thiện, mĩ.

 Văn học trong nhà trường càng có vị trí xứng đáng và chủ chốt trong hệ thống giáo dục hiện nay thì giáo viên ngữ văn không thể không quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả của các giờ dạy trên lớp. Có thể nói văn học ở THCS đa dạng và phong phú về thể loại nhưng ở đây tôi chỉ xin phép đề cập đến một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng thơ ở THCS.

 

doc 13 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 826Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh ngiệm Phương pháp giảng dạy thơ hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- đặt vấn đề:
I- Lời mở đầu:
 Văn học đã có từ lâu đời trong nhà trường ở nước ta. Văn học chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Nó là chìa khoá để học sinh tiến vào mọi lĩnh vực khoa học và lĩnh vực xã hội... Văn học tác động sâu sắc và lâu bền đến đời sống tâm hồn và trí tuệ của con người. Như nhà văn M.Gooc-ki đã nói: “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình và làm nảy nở ở con người những khát vọng, hướng tới chân lý”. Văn học còn chắp đôi cánh để các em đến với mọi thời đại văn minh, với mọi nền văn hoá, xây dựng trong các em niềm tin vào cuộc sống con người, trang bị cho các em vốn sống hướng các em vươn tới đỉnh cao của chân, thiện, mĩ.
 Văn học trong nhà trường càng có vị trí xứng đáng và chủ chốt trong hệ thống giáo dục hiện nay thì giáo viên ngữ văn không thể không quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả của các giờ dạy trên lớp. Có thể nói văn học ở THCS đa dạng và phong phú về thể loại nhưng ở đây tôi chỉ xin phép đề cập đến một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng thơ ở THCS.
II- Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
1- Thực trạng:
 Qua thực tế giảng dạy ngữ văn ở THCS nhiều năm, tôi thấy rằng: ở cấp tiểu học các em đã được học thơ qua các bài tập đọc, các em rất thích nhưng việc tìm hiểu văn bản thì khả năng của các em còn rất nhiều hạn chế. Vì thơ qua âm điệu còn chứa đựng rất nhiều biện pháp tu từ, nhiều từ khó hiểu cùng với nội dung sâu sắc. 
 Khi học lên cấp THCS, đặc biệt là các em học sinh lớp 6 khi đi vào phân tích bài thơ các em thấy rất mới mẻ và rất khó cảm thụ. Ngay cả học sinh các lớp 7, 8, 9, việc phân tích thơ đối với các em đã được làm quen từ lớp 6 qua đọc hiểu văn bản nhưng năng lực cảm thụ của các em còn rất nhiều hạn chế. Mặt khác, do định hướng chọn nghề nghiệp của học sinh sau này, nhiều bậc cha mẹ học sinh đã hướng cho con em mình thiên về học các môn thuộc lĩnh vực KHTN mà ít chú ý đến học các môn thuộc lĩnh vực KHXH. Bởi vậy, các em chỉ thích nghe thầy cô giảng văn mà ít quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả của việc học văn.
 Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu là do giáo viên còn xem nhẹ việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà. Hơn nữa các em chưa có thói quen tự đọc, ngẫm nghĩ và tự khám phá tác phẩm trước khi giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích văn bản ở trên lớp. Mặt khác việc áp dụng các phương pháp giảng dạy thơ phù hợp với đặc trưng từng thể loại chưa được giáo viên vận dụng linh hoạt, thời gian đầu tư nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án còn ít. Trong đó phần văn nói chung (thơ nói riêng) lại rất quan trọng đối với học sinh vì nó hỗ trợ đắc lực cho phần tiếng Việt và tập làm văn.
2-Kết quả, hiệu quả của thực trạng:
 Học sinh cảm thụ tác phẩm thơ một cách thụ động chủ yếu là nhắc lại những cái mà giáo viên đã phân tích. Sự sáng tạo của các em trong quá trình cảm thụ tác phẩm thơ là rất ít. Điều đó được thể hiện rất rõ qua các bài viết tập làm văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 Từ thực trạng trên, tôi nghĩ giáo viên ngữ văn phải có phương pháp giảng dạy thế nào để động não các em, tạo cho các em sự thích thú, say mê trong các tiết học thơ.
 Biết rằng mỗi học sinh đều có khả năng cảm thụ thơ, song giáo viên phải biết cách khai thác, kích thích sự tìm tòi, khả năng tư duy của các em. Vì vậy, tôi mạnh dạn xin trình bày một vài kinh nghiệm về phương pháp dạy thơ ở THCS.
B- giải quyết vấn đề:
I- Các giải pháp thực hiện:
 Muốn giảng dạy và học tập thơ có kết quả, đảm bảo được những yêu cầu chung của bộ môn. Theo tôi, giáo viên và học sinh phải thực hiện tốt các khâu sau:
1- Hướng dẫn đọc: 
 Giáo viên hướng dẫn học sinh về hình thức bài thơ, thể loại, cách ngắt nhịp, gieo vần, dặn các em về nhà luyện đọc.
2-Soạn bài: 
 Soạn theo hệ thống câu hỏi trong phần đọc - hiểu văn bản. Nhưng hệ thống các câu hỏi trong sách giáo khoa phần lớn là có tính tổng hợp nhiều ý, học sinh có khi không hiểu hết, không trả lời được. Giáo viên nên hướng dẫn các em ngắt ra từng ý, hướng dẫn các em trả lời theo ý trong nội dung bài học. Lúc đầu hơi khó, có thể mất nhiều thời gian cho chuẩn bị bài nhưng về sau các em quen dần và tạo thành nếp. Từ đó sẽ rèn luyện cho các em có kỹ năng soạn bài có hiệu quả hơn.
 3- Khâu trên lớp: 
 Về mặt tâm lý, học sinh khi có bài soạn mới ham thích trả lời câu hỏi của giáo viên đặt ra. Các em tích cực học tập giờ học mới trở nên sinh động, cuốn hút được sự chú ý của các em. Để thực hiện khâu giảng dạy trên lớp đạt kết quả tốt, đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu và soạn bài kỹ. Nghĩa là giáo viên phải giành nhiều thì giờ đầu tư suy nghĩ trong việc soạn giáo án. Giáo viên phải nắm vững phương pháp, vận dụng biện pháp thích hợp cho từng đối tượng. Giáo viên phải dùng câu hỏi gợi mở thật sát để khởi dậy khả năng hiểu biết và cảm thụ thơ của các em.
từ thấp đến 
 a- Giáo viên phải hướng dẫn đọc diễn cảm từng bài thơ, loại thơ cách ngắt nhịp, lúc nào cần kéo dài, lúc nào cần lên cao hoặc hạ thấp giọng. Trước khi phân tích bài thơ, giáo viên đọc diễn cảm (có thể ngâm thơ hoặc hát, nghe băng bài hát - nếu cần thiết), để có sức hấp dẫn, lôi cuốn các em đi vào tìm hiểu văn bản.
 b- Hệ thống câu hỏi: Giáo viên dùng hệ thống câu hỏi gợi mở có tính lôgic từ thấp đến cao, từ dễ đến khó và phù hợp với từng đối tượng học sinh.
 c- Biện pháp phân tích: Do trình độ hiểu thơ của học sinh ở các khối lớp THCS cũng khác nhau. Vì vậy khi giảng dạy thơ giáo viên cần chú ý đến đối tượng học sinh, từng thể loại tác phẩm, từng bài cụ thể để dùng biện pháp cắt ngang hoặc bổ dọc.
 Ví dụ: Khi phân tích bài thơ Lượm (ngữ văn 6) giáo viên nên dùng biện pháp cắt ngang vì trình độ hiểu thơ của các em còn thấp. Khi phân tích cắt ngang tác phẩm, giáo viên phải hướng dẫn các em tìm bố cục, tìm tiêu đề của từng phần rồi đi vào phân tích.
Phần 1: Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu.
Trước hết giáo viên nêu câu hỏi:
Tác giả gặp Lượm trong hoàn cảnh nào?
Tác giả gặp Lượm khi ở Hà Nội về thăm Huế “ngày Huế đổ máu”.
- “Huế đổ máu” ý nói gì?
Huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Trong cuộc gặp gỡ đó, hình ảnh Lượm được tác giả miêu tả như thế nào?
Về hình dáng.
Về trang phục.
 Về cử chỉ và lời nói.
 Về việc làm.
 Trong khi dẫn dắt các em phân tích giáo viên nên kết hợp giải thích những từ ngữ khó hiểu và nghệ thuật dùng từ. Sau khi phân tích, giáo viên nêu câu hỏi để đúc kết ý của đoạn.
 Qua đoạn một em thấy hình ảnh Lượm như thế nào?
 Hết mỗi phần giáo viên hệ thống ghi bài và chuyển sang phần kế tiếp để bài giảng mạch lạc. Nếu giáo viên chỉ căn cứ theo câu hỏi trong sách mà không có sự sáng tạo thì bái giảng sẽ rời rạc.
 Hoặc khi phân tích bài thơ “mây và sóng (ngữ văn 9 tập 2)” Giáo viên nên dùng biện pháp bổ dọc. Cách phân tích này ohù hợp với cấu trúc bài thơ và đối tượng học sinh lớp 9. Vì bài thơ có 2 phần, mỗi phần lại có sự giống nhau về trình tự tường thuật: lời rủ rê; lời từ chối của em bé; trò chơi của em bé. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lần lượt phân tích từng phần theo nội dung sau:
Phần 1: Lời mời gọi của những người sống trên mây, trên sóng.
Phần 2: Lời từ chối của em bé.
Phần 3: Trò chơi của em bé.
 Sau đó giáo viên cũng dùng hệ thống câu hỏi gợi mở (từ dễ đến khó phù hợp với trình độ học sinh) giúp các em cảm thụ cái hay cái đẹp về tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt trong bài thơ.
 Khi khai thác bài thơ, giáo viên nên hướng dẫn các em đi từ hình thức đến nội dung để các em thấy dược sự phong phú về nghệ thuật trong thơ.
Ví dụ: Trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh có câu:
“ Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi”
 Chỉ có hai câu thơ mà tác giả sử dụng rất tài tình bút pháp miêu tả thực và ẩn dụ. Sấm mùa hạ bớt đi khi sang thu. Bởi vậy hàng cây không còn mấy khi bị giật mình, đột ngột. Nhưng đó còn là những âm vang, va động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời và ở những con người từng trải thì tất nhiên sẽ vững vàng, trầm tĩnh hơn.
 Trước khi kết thúc bài giảng, giáo viên phải có phần tổng kết bằng cách đặt câu hỏi nâng cao.
Ví dụ: Qua bài thơ “ Mây và Sóng (ngữ văn 9)” ta có thể đặt câu hỏi nâng cao.
- Em có suy nghĩ gì về nhân vật em bé trong bài thơ? Từ đó hãy liên hệ nói lên tình cảm của em đối với mẹ.
 Những câu hỏi nâng cao như thế có tác dụng khơi gợi suy tư sâu sắc của các em về hình tượng nhân vật trong bài thơ. Từ đó giáo dục tư tưởng tình cảm cho các em rất tốt.
 Ngoài ra giáo viên còn phải nhắc nhở các em tích luỹ vốn văn học bằng cách chép những đoạn thơ, bài thơ hay vào sổ tay văn học làm tư liệu sau này.
 Giáo viên còn phải biết khai thác chi tiết trọng tâm còn gọi là điểm sáng của bài thơ để xoáy sâu.
Ví dụ: Bài thơ “sang thu” nói lên cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu, đó là điểm sáng được thể hiện qua các câu thơ:
“ Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
 Và “Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi.’’
 Hay bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” thì điểm sáng của bài thơ là: Con là niềm vui của mẹ, tình mẹ yêu con gắn liền với tình yêu quê hương đất nước thể hiện qua các câu thơ:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
 Khi phân tích thơ cũng cần chú ý khai thác theo mạch cảm xúc của bài thơ. Chẳng hạn bài “Bếp lửa” ( Ngữ văn 9 tập 1), giáo viên nên hướng dẫn học sinh phân tích theo mạch cảm xúc của bài thơ bắt đầu từ hình tượng bếp lửa. Bài thơ “ánh trăng” mạch cảm xúc của bài thơ từ hình ảnh vầng trăng. Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải mạch cảm xúc bắt đầu từ bức tranh mùa xuân thiên nhiên của xứ Huế. Trong bài dạy giáo viên hướng dẫn các em tìm hiểu nội dung của văn bản theo mạch cảm xúc ấy, giúp học sinh có thể cảm thụ tác phẩm dễ dàng hơn.
II- Các biện pháp để tổ chức thực hiện:
1- Đối với giáo viên.
 Phải nắm vững phương pháp giảng dạy theo đặc trưng của bộ môn để vận dụng một cách sáng tạo trong từng bài dạy cụ thể. Giành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. Hướng dẫn cụ thể cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà, có kiểm tra đánh giá việc chuẩn bị bài của các em. Rèn luyện cho các em kỹ năng cảm thụ tác phẩm.
 Qua quá trình nghiên cứu tài liệu , phương pháp giảngdạy và các giải pháp thực hiện. Chúng tôi đã tiến hành soạn bài và dạy thực nghiệm ở hai lớp 9A, 9B tiết 121 bài thơ “ Sang thu”của nhà thơ Hữu Thỉnh. Các bước được tiến hành như sau:
Hoạt động 1 : Huớng dẫn tìm hiểu chung .
? Giới thiệu vài nét chính về tác giả Hữu Thỉnh .
 Giáo viên lưu ý : Hữu Thỉnh là nhà thơ hay viết về những con người , cuộc sống ở nông thôn và mùa thu . Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng , vấn vương trước trời đất trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng .
 Giáo viên giải thích khái quát về bối cảnh thời gian , không gian mà bài thơ miêu tả .
- Giáo viên đọc mẫu , 2 học sinh đọc
- Học sinh giải thích từ khó.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu thể thơ.
Học sinh nhận xét cách gieovần?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn phân tích ? 
H: Cả bài thơ tả cảnh gì?
 GV: Khung cảnh mùa thu thời khắc giao mùa giữa hạ và thu.
Học sinh đọc khổ 1
? Sự biến đổi trời đất sang thu bắt đầu từ đâu , gợi tả qua những hình ảnh nào?
? Cảm xúc của tác giả khi miêu tả sự biến đổi đất trời sang thu ?
H : Em hãy tìm những hình ảnh , từ ngữ diễn đạt sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ trứơc cảnh trời đất sang thu ? giá trị gợi cảm của các từ ngữ đó ?
H :Có ý kiến cho rằng 2 câu thơ :
 " Có đám .......... sang thu”
là linh hồn bài thơ đúng hay sai ? vì sao ? .
- Giáo viên bình : Tất cả vạn vật đều hối hả , xôn xao khi thu về . Không còn cái gì gay gắt của mùa hè nóng nực , chỉ còn lại một bầu không gian ẩm ớt se lạnh . Một thoáng rối lòng để rồi
 nhường lại cho thu . Thu vừa chớm đến rất nhẹ , rất dịu , rất êm , mơ hồ như làm cả đất trời rùng mình thay áo mới . Hữu Thỉnh không tả trời thu " xanh ngắt ... cao " như Nguyễn Khuyến mà chỉ điểm vào bức tranh thu một chút mây vương lại của mùa hè vừa qua ...... Một khoảnh khắc giao mùa : Đám mây mùa hạ dịch chuyển dần về mùa thu . Cách cảm nhận thật độc đáo , tinh tế
H: Theo em hình ảnh , câu thơ nào thể hiện rõ một nét riêng của thời điểm giao mùa hạ - thu ?
H: Em hiểu nh thế nào về hai câu thơ cuối bài thơ ?
H: Em có nhận xét gì về cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên của Hữu Thỉnh ?
- Học sinh , giáo viên liên hệ những câu thơ , câu ca dao của những nhà thơ khác nói về sự chuyển mùa .
Hoạt động 3 : 
Học sinh tổng kết nội dung và nghệ thuật của bài thơ .
- 1 học sinh đọc to ghi nhớ .
- Học sinh viết bài văn ngắn về cảm nhận của tác giả khi chuyển mùa .
I . Tìm hiểu chung .
1 . Tác giả :
- Tên thật : Nguyễn Hữu Thỉnh ( 1942) Quê ở Tam Dương - Vĩnh Phúc .
- Từ năm 2000 -> nay là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt nam .
2 . Tác phẩm : sáng tác 1977 .
- Là một trong những sáng tác thành công nhất của nhà thơ Hữu Thỉnh .
* Đọc, giải nghĩa từ khó:
- Giọng nhẹ , nhịp chậm , khoan thai , trầm lắng thoáng suy tư.
- Phả: Tỏa vào,trộn lẫn.
- Chùng chình: Chậm lại.
* Thể thơ : 5 chữ .
II . Phân tích 
* Khổ 1:
- Bỗng nhận ra : sự đột ngột , bất ngờ .
+ Hương ổi .
+ Gió se .
+ Sương .
=> Tín hiệu của sự chuyển mùa : mùa thu đã về mang theo hương ổi chín phả vào gió se ( nhẹ , khô , lạnh ) - nét đặc trưng của miền Bắc Việt Nam.
- Hình ảnh : Sương chùng chình -> nhân hoá , từ láy gợi hình -> thể hiện sự duyên dáng , yểu điệu của nàng tiên mùa thu .....
- Hình như : thể hiện sự ngạc nhiên , ngỡ ngàng .
=> Cảm nhận tinh tế bằng một tâm hồn nhạy cảm , tác giả thả hồn vào sự chuyển mùa của thiên nhiên , đất trời : một chút ngỡ ngàng , một chút bâng khuâng hơn cả là niềm vui trước tạo vật.
* Khổ 2 :
- Sông dềnh dàng 
- Chim bắt đầu vội vã 
=> Hình ảnh đối lập, từ láy( dềnh dàng, vội vã)có giá trị gợi tả cảnh vật đã thay đổi: Dòng sông nước đã chảy trôi châm lại.Chim bắt đầu vội vã đi tìm nơi tránh rét ở phương nam.
- 
- Hình ảnh : Đám mây mùa hạvắt nửa mình 
-> Hình ảnh nhân hoá đám mây lơ lửng vắt ngang trên bầu trời giao mùa thật bất ngờ và thú vị, hấp dẫn .
* Khổ 3:
- " Vẫn còn bao nhiêu nắng " - Cái nắng không còn oi nồng gay gắt mà nắng đã nhạt, mưa đã vơi đi.
- " Sấm ...... đứng tuổi " -> vừa mang nghĩa thực , vừa mang ý nghĩa biểu
 tượng .
+ Nghĩa đen : Mùa hạ thường có những cơn mưa rào bất chit, sấm bất ngờ . Khi trời đất chuyển mình sang thu , những cơn mưa rào mùa hạ thưa dần , sấm cũng không còn ầm ầm dữ dội -> Hàng cây đứng tuổi không còn giật mình bởi tiếng sấm bất ngờ nữa .
+ Nghĩa bóng : Hình ảnh sấm, hàng cây đứng tuổi là hình ảnh ẩn dụ. Sấm: những bất thường của cuộc đời , của xã hội trong cuộc sống mỗi ngời . Hàng cây đứng tuổi tượng trưng cho những con người từng trải, trải qua bao sóng gió cuộc đời . Hữu Thỉnh muốn nhắn gửi khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước , những tác động bất thường của ngoại cảnh cuộc đời .
=> Cách cảm nhận và miêu tả của tác giả : tinh tế , liệt kê , thông minh để lí giải sự chuyển mùa của thiên nhiên , đất trời . 
III . Tổng kết - luyện tập .
1 . Ghi nhớ : SGK .
2 . Luyện tập 
Hoạt động 4 : Hớng dẫn học ở nhà .
- Học thuộc lòng bài thơ .
- Làm bài luyện tập ở SGK .
- Soạn bài tiếp theo .
2- Đối với học sinh
 Làm theo sự hướng dẫn của giáo viên. Chuẩn bị bài theo yêu cầu của từng bài học cụ thể. Tích luỹ vốn văn chương bằng cách đọc thêm sách báo phù hợp với lứa tuổi và môn học. Đọc các bài nghị luận phê bình văn học, học thuộc thơ, chép thơ vào sổ tay văn học...
C- Kết luận
1- Kết quả nghiên cứu
 Sau những ngày tháng nỗ lực của cả thầy và trò, các em có sự tiến bộ rõ rệt trong việc cảm thu tác phẩm văn học. Sự cứng cỏi về nhận xét đánh giá của học sinh đã trở thành vốn hỗ trợ cho phần tập làm văn, nhất là thể loại nghị luạn về một đoạn thơ, bài thơ.
a. Kết quả giờ học:
*Lớp 9B: GV không hướng dẫn cụ thể cho HS chuẩn bị bài, chưa sử dụng triệt để các giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy.
- Học sinh hoạt động ít hơn, các em thụ động trong việc lĩnh hội tri thức , ít hứng thú tìm hiểu bài, nắm nội dung bài học không sâu.
*Lớp 9A: Sử dụng triệt để các phương pháp giảng dạy, GV hướng dẫn HS chuản bị bài chu đáo.
- Các em học tập sôi nổi hơn, chủ động khám phá tác phẩm, nắm nội dung baì học sâu hơn.
b.So sánh kết quả bài kiểm tra. 
Sau khi dạy thực nghiệm, chúng tôi cho HS làm bài kiểm tra 15 phút.
Kết quả kiểm tra tính trung bình như sau:
Lớp
Số bài
Điểm 0->4
Điểm5->6
Điểm7->8
Điểm9 -> 10
9A
29
5
17.2
15
51.8
8
27.6
1
3.4
9B
27
0
0
10
37.0
12
44.5
5
18.5
 c- Bài học kinh nghiệm rút ra là:
- Tập cho học sinh có thói quen đọc và soạn bài trước ở nhà.
- Giáo viên giành một thời gian xứng đáng đầu tư suy nghĩ, tham khảo tài liệu soạn giáo án phải có chất lượng.
- Nắm vững phương pháp giảng dạy, vận dụng biện pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Những câu hỏi trong bài dạy phải vừa sức học sinh, có tính hệ thống.
- Khuyến khích học sinh tích luỹ vốn văn chương.
- Thường xuyên kiểm tra bài học, bài soạn của học sinh, động viên nhắc nhở kịp thời tạo hứng thú cho các em học tập.
2- Kiến nghị đề xuất.
 Nhà trường, phòng giáo dục Hậu Lộc tổ chức các buổi hội thảo báo cáo những sáng kiến kinh nghiệm, những đề tài khoa học có khả năng ứng dụng tốt để giáo viên học tập và ứng dụng rộng rãi trong ngành.
 Đồng Lộc, ngày 20 tháng 03 năm 2009
 Người viết
 Nguyễn Thị Thanh
Đặt vấn đề:
Lời mở đầu:
Môn văn có từ lâu đời trong nhà trường ở nước ta. Nó có một vị trí thật là quan trọng. để là chìa khóa để học sinh tiến vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống. 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_ngiem_phuong_phap_giang_day_tho_hien_dai.doc