Sáng kiến phương pháp dạy - Học văn bản thuyết minh

Sáng kiến phương pháp dạy - Học văn bản thuyết minh

I.ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong 6 kiểu văn bản đã được học ở chương trình ngữ văn THCS như:văn bản tự sự ,văn bản biểu cảm,văn bản nghị luận,văn bản thuyết minh,văn bản điều hành,thì văn bản thuyết minh là kiểu văn bản lần đầu tiên được đưa vào chương trình tập làm văn.Đây là loại văn bản thông dụng,có phạm vi sử dụng phổ biến trong đời sống.Đã từ lâu nhiều nước trên thế giới đã đưa kiểu văn bản này vào chương trình học cho HS như Nhật Bản,Trung Quốc Có thể nói,văn bản thuyết minh được sử dụng rộng rãi ,nghành nghề nào cũng cần đến .Ví như khi chế tạo một thứ máy móc nào đó nhà sản xuất đều kèm theo bản thuyết minh để ta hiểu tính năng,cấu tạo,cách sử dụng,bảo quản;hay một danh lam thắng cảnh,ở cổng vào người ta đều ghi lời giới thiệu về lai lịch,sơ đồ thắng cảnh Mặc dù được sử dụng phổ biến và thông dụng như vậy nhưng khi kiểu văn bản này đưa vào dạy ở chương trình tập làm văn THCS thì đã tạo ra những sự phản hồi từ phía GVvà HS:Đó là kiểu văn bản khó,khó nhất là khi thực hành-người viết còn lúng túng vì kiến thức hiểu biết về đối tượng thuyết minh còn hạn chế.Vậy chúng ta muốn dạy hiệu quả kiểu văn bản này và muốn HS tiếp nhận tốt thì trước hết mỗi GV cần nắm vững phương pháp giảng dạy.Trong bài viết này,tôi xin nêu một số cách thức sử dụng phương pháp dạy-học văn bản thuyết minh.

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 928Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến phương pháp dạy - Học văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến
Phương pháp dạy-học văn bản thuyết minh
I.Đặt vấn đề
Trong 6 kiểu văn bản đã được học ở chương trình ngữ văn THCS như:văn bản tự sự ,văn bản biểu cảm,văn bản nghị luận,văn bản thuyết minh,văn bản điều hành,thì văn bản thuyết minh là kiểu văn bản lần đầu tiên được đưa vào chương trình tập làm văn.Đây là loại văn bản thông dụng,có phạm vi sử dụng phổ biến trong đời sống.Đã từ lâu nhiều nước trên thế giới đã đưa kiểu văn bản này vào chương trình học cho HS như Nhật Bản,Trung QuốcCó thể nói,văn bản thuyết minh được sử dụng rộng rãi ,nghành nghề nào cũng cần đến .Ví như khi chế tạo một thứ máy móc nào đó nhà sản xuất đều kèm theo bản thuyết minh để ta hiểu tính năng,cấu tạo,cách sử dụng,bảo quản;hay một danh lam thắng cảnh,ở cổng vào người ta đều ghi lời giới thiệu về lai lịch,sơ đồ thắng cảnhMặc dù được sử dụng phổ biến và thông dụng như vậy nhưng khi kiểu văn bản này đưa vào dạy ở chương trình tập làm văn THCS thì đã tạo ra những sự phản hồi từ phía GVvà HS:Đó là kiểu văn bản khó,khó nhất là khi thực hành-người viết còn lúng túng vì kiến thức hiểu biết về đối tượng thuyết minh còn hạn chế.Vậy chúng ta muốn dạy hiệu quả kiểu văn bản này và muốn HS tiếp nhận tốt thì trước hết mỗi GV cần nắm vững phương pháp giảng dạy.Trong bài viết này,tôi xin nêu một số cách thức sử dụng phương pháp dạy-học văn bản thuyết minh.
II.Nội dung 
Như chúng ta đã biết,khác với văn bản tự sự ,miêu tả,biểu cảm hay văn bản nghị luận ;văn bản thuyết minh chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan,giúp con người hiểu biết được đặc trưng ,tính chất của sự vật hiện tượng và biết cách sử dụng chúng vào mục đích có lợi ích con người .Văn bản thuyết minh gắn liền với tư duy khoa học,nó đòi hỏi sự chính xác, rạch ròi. Do đó,khi nói đến phương pháp dạy-học văn bản thuyết minh, mỗi GV trực tiếp giảng dạy nên chú ý một số vấn đề sau:
1.Nắm vững đặc trưng thể loại của văn bản thuyết minh.
Khi dạy và học bất kì một kiểu văn bản nào đều đòi hỏi cả thầy và trò phải nắm vững đặc trưng thể loại của từng kiểu văn bản để từ đó biết cách tìm ý, sắp xếp ý, lựa chọn từ ngữ,viết câu cho thích hợp.Văn bản thuyết minh cũng vậy,trong quá trình dạy GV cần giúp HS hiểu được:Thuyết minh là gì?
Theo Từ điển Tiếng Việt của viện ngôn ngữ học(Hoàng Phê chủ biên),thuyết minh là nói hoặc giải thích cho người ta hiểu rõ hơn về những sự kiện,sự việc hoặc hình ảnh đã đưa ra (chẳng hạn thuyết minh ảnh triển lãm, thuyết minh phim, thuyết minh một bản vẽ thiết kế nào đó).
Còn theo Từ điển từ Hán Việt(NXB Thành phố Hồ Chí Minh ,2003) Giáo sư Phan Văn Các phân biệt hai nghĩa khác nhau của từ thuyết minh:
-Nghĩa thứ nhất :Thuyết minh là nói rõ,giải thích,giới thiệu
-Nghĩa thứ hai:Thuyết minh là bản hướng dẫn cách dùng.
Ví dụ:Với văn bản “Tại sao lá cây có màu xanh lục”(N.V8),người viết đã giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho ta thấy lá cây có màu xanh.
 Hay đối với văn bản “Huế”(N.V8),Người viết đã giới thiệu Huế như là một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của Việt Nam với những đặc điểm tiêu biểu riêng của Huế.
 Từ đó,ta có thể hiểu văn bản thuyết minh chính là kiểu văn bản thông dụng nhằm cung cấp các kiến thức về quá trình hình thành, lịch sử phát triển, cấu tạo tính chất, đặc điểm, nguyên nhân...của các hiện tượng tự nhiên xã hội - Đây là đặc trưng quan trọng nhất của văn bản thuyết minh.
Khi đã hiểu được như thế thì GV sẽ giúp các em viết được bài thuyết minh theo đúng kiểu văn bản của nó.
2.Nắm vững được các dạng bài thuyết minh và phương pháp dạy-học các dạng bài thuyết minh đó.
 Trong chương trình Tập làm văn lớp 8,HS được học bốn dạng bài thuyết minh:
*Thuyết minh về đồ vật: 
Đối với dạng bài thuyết minh đồ vật,GV cần rèn cho HS kỹ năng quan sát, học tập,tìm hiểu về đặc điểm, cấu tạo, công dụng, cách bảo quản một đồ dùng nào đó (chẳng hạn thuyết minh cái bút bi, cái xe đạp,cái ti vi).
* Thuyết minhvề một thể loại văn học:
Khi dạy bài thuyết minh này đòi hỏi GV và HS cần có những hiểu biết về các thể loại văn học. Chẳng hạn khi thuyết minh về 1thể thơ, GV cần hướng dẫn HS quan sát số tiếng trong một câu thơ, số câu trong một bài và có những nhận xét về niêm luật, vần đối, cách kết hợp bằng-trắc ,
Ví dụ: Khi thuyết minh về thể thơ lục bát hay thất ngôn bát cú thì GV cần hướng dẫn cho HS tìm hiểu đặc điểm của thể thơ về các phương diện trên. 
 Chẳng hạn:Đối với đề bài “Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú”,GV cần hướng dẫn HS thuyết minh các đặc điểm sau của thể thơ:
 -Số câu,số chữ trong một bài.
 -Qui luật bằng trắc của thể thơ.
 -Cách gieo vần của thể thơ.
 -Cách ngắt nhịp phổ biến của mỗi dòng thơ.
Từ đó,HS sẽ có tư liệu để viết bài.
*Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
 Đối với dạng bài thuyết minh này,chủ yếu GV rèn cho HS kĩ năng tìm hiểu, quan sát để nắm chắc một phương pháp, cách làm. Yêu cầu khi thuyết minh cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tựlàm ra sản phẩm và những yêu cầu về chất lượng đối với sản phẩm đó.
 Chẳng hạn khi thuyết minh cách làm bánh trôi,GV cần hướng dẫn HS trình bày theo các ý sau:
 - Về nguyên liệu.
 - Về cách làm.
 -Yêu cầu về thành phẩm
 Hướng dẫn được như thế, HS sẽ hiểu nhanh và làm tốt dạng bài này.
*Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh:
 Đây là dạng bài tương đối khó với HS. Bởi vì các em ít được tham quan tìm hiểu, những tri thức về các danh lam thắng cảnh ở các em còn hạn chế. Do đó,để HS làm tốt dạng bài này, GV có thể tổ chức cho HS đến tận nơi một danh lam thắng cảnh để thăm thú, quan sát hoặc hướng dẫn các em tra cứu tài liệu, xem băng hình hoặc hỏi những người hiểu biết về nơi ấy.
Chẳng hạn,khi thuyết minh về Chùa Keo(Thái Bình),GV có thể cho HS đến tận nơi quan sát hoặc có thể cho HS quan sát,tìm hiểu,tích luỹ tri thức thông qua hình ảnh,băng hình về Chùa Keo. Có như thế HS mới có vốn kiến thức để viết hay,viết tốt về dạng bài thuyết minh này.
3.Nắm vững các phương pháp thuyết minh:
Muốn làm một bài văn thuyết minh cần phải có tri thức.Muốn có tri thức phải biết quan sát,học tập,tích luỹ kiến thức.Quan sát ở đây không giản đơn là nhìn ,xem mà phải xétđể phát hiện đặc điểm tiêu biểucủa sự vật ,phân biệt được cái chính cái phụ .Sau đó phân tích xem đối tượng thuyết minh có thể chia làm mấy bộ phận,mỗi bộ phận có đặc điểm gì và quan hệ giữa các bộ phận .Khi đã có tri thức rồi,cần vận dụng phương pháp nào cho phù hợp.
Nói đến phương pháp thuyết minh chúng ta đều hiểu rằng đây là vấn đề then chốt của bài văn thuyết minh.Vì vậy,GV cần giúp HS nắm được một số phương pháp thuyết minh chủ yếu sau:
 + Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích:
Khi định nghĩa, giải thích, người viết phải xác định được đối tượng thuộc vào loại sự vật, hiện tượng nào, từ đó chỉ ra nguồn gốc, cấu tạo, đặc điểm riêng, cách sử dụng, cách chế tạo ra nó.Khi nêu định nghĩa người viết thường sử dụng từ “là”để biểu thị phán đoán.
Ví dụ:Định nghĩa “Sách là gì?”-Sách là phương tiện giữ gìn,truyền bá kiến thức(Sách là đồ dùng học tập thiết yếu của HS).
Nhiệm vụ của GV ở đây là hướng dẫn HS cách định nghĩa như thế nào cho đầy đủ,rõ ràng về một sự vật, hiện tượng nào đó.
 + Phương pháp liệt kê, nêu ví dụ, số liệu:
Phương pháp này đòi hỏi người viết khi đưa ví dụ và số liệu phải khách quan, chính xác, đáng tin cậy.
Chẳng hạn trong bài “Ôn dịch thuốc lá”(N.V8) bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã đưa ra những số liệu rất cụ thể về tác hại của thuốc lá và số người chết do hút thuốc. Có thể nói phương pháp nêu ví dụ, số liệu là phương pháp thuyết minh có tính thuyết phục, được sử dụng rất phổ biến (Trong bài “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” người viết cũng đã sử dụng rất hiệu quả phương pháp này).
 + Phương pháp so sánh:
Đây cũng là một phương pháp sử dụng phổ biến trong văn bản thuyết minh (ở văn bản “Ôn dịch thuốc lá”Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã so sánh sự nguy hại của thuốc lá còn nặng hơn cả AISD, hay so sánh sự huỷ hoại của thuốc lá với cái đáng sợ của giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu)
 +Phương pháp phân loại, phân tích:
Trong quá trình thuyết minh, đối với sự vật đa dạng, nhiều cá thể thì nên phân loại để trình bày cho rõ ràng, hoặc một đối tượng có nhiều bộ phận, nhiều mặt thì nên phân ra từng bộ phận, từng mặt để lần lượt tình bày .
Ví dụ:Trong văn bản “Huế”(N.V 8),người viết đã thuyết minh theo phương pháp phân tích để lần lượt giới thiệu Huế qua từng phương diện.
 Một điều cần lưu ý HS là: Khi thuyết minh một đối tượng, người ta thường sử dụng đan xen kết hợp nhiều phương pháp thuyết minh khác nhau nhằm thoả mãn các yêu cầu trình bày hoặc giới thiệu,giải thích( Hầu như không có văn bản thuyết minh nào chỉ sử dụng duy nhất một phương pháp thuyết minh).
 Chẳng hạn trong văn bản “Cây dừa Bình Định”(N.V 8) có đoạn người viết sử dụng phương pháp liệt kê:Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người:thân cây làm máng,lá làm tranh,cọng lá chẻ nhỏ làm vách,gốc dừa già làm chõ đồ xôi,nước dừa để uống,để kho cá,kho thịt,nấu canh,làm nước mắm”;có đoạn tác giả sử dụng phương pháp nêu số liệu:Trên những chặng đường dài suốt 50,60kmchúng ta chỉ gặp cây dừa” để chứng minh cho ý kiến: ở Bình Định, dừa là chủ yếu,là tất cả”.
Từ đó ta có thể kết luận: khi làm bài văn thuyết minh phải vận dụng nhiều phương pháp thuyết minh.Bởi vì, hơn các kiểu văn bản khác,văn bản thuyết minh do yêu cầu nội tại, đòi hỏi sự đa dạng của các phương pháp trình bày. Đây là một đặc trưng quan trọng trong phương pháp viết bài văn thuyết minh.
4.Nắm vững các bươc cơ bản trong việc tạo lập VBTM:
Cũng như các kiểu văn bản khác, làm bài văn thuyết minh, người viết cũng phải trải qua bốn bước:
Tìm hiểu đề - Tìm ý - Lập dàn ý - Viết bài - Đọc và sửa chữa.
Song muốn làm tốt bài văn thuyết minh GV cần chú ý HS trước hết 2 việc quan trọng: Đó là việc tìm ý và cách sắp xếp ý.
*Thứ nhất :Tìm ý
 Công việc tìm ý cho bài văn thuyết minh có thể nói vừa dễ lại vừa khó. Dễ vì các tri thức có thể thu lượm được qua các chuyến tham quan, du lịch, qua sách báo, truyền hình. Khó vì muốn có tri thức người viết phải cần cù sưu tầm, lưu giữ tài liệu, phải biết hệ thống hoá các tri thức theo đề tài của bài viết. Chẳng hạn để có tri thức trình bày trong bài “Ôn dịch thuốc lá”, chắc chắn bác sĩ Nguyễn Khắc Viện phải tích luỹ qua nhiều năm về tác hại của thuốc lá gây ra bệnh ung thư, bệnh tim mạch.Khó vì muốn viết bài thuyết minh cho có hồn,có sức thuyết phục,bên cạnh các tri thức,người viết còn phải gửi vào đó tình cảm của mình (sự yêu mến,lòng khâm phục,niềm tự hào).Muốn vậy,không chỉ cần các tri thức gián tiếp thu lượm được qua đọc tài liệumà còn cần phảI đên tận nơi để quan sát trực tiếp đối tượng thuyết minh.Chẳng hạn,ở bài “Hạ Long-Đá và nước”của Nguyên Ngọc(N.V9) hay không chỉ vì những khám phábất ngờ của tác giả về vẻ đẹp của đá,của nước nơI đây khi chiều xuống,lúc vầng dương lên mà còn hay vì cảm xúc hân hoan,khi ngạc nhiên,lúc thán phục..được giãi bày trong bài.
 Khi hướng dẫn tìm ý, GV cần lưu ý HS có thể tìm ý bằng hai con đường:
+ Con đường gián tiếp (qua sách báo ,truyền hình,tài liệu).
+ Con đường trực tiếp (quan sát trực tiếp khi đến tận nơi, nhìn tận mắt cuộc sống, đối tượng thuyết minh).
 	GV cần hướng dẫn HS tìm ý và có sự chuẩn bị chu đáo,công phu trước khi làm bất kỳ bài thuyết minh nào.
Ví dụ:Muốn giới thiệu được một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam,giáo viên nên hướng dẫn HStrước đó mấy tuần tìm đọc các báo hoặc tạp chí về văn hoá thể thao,tìm đọc các bài viết giới thiệu thành tích của các vận động viên Việt Nam qua các kì thi trong nước và khu vựcSau quá trình chuẩn bị công phu đó,chắc chănHS sẽ thấy hào hứng khi bắt tay vào viết bài văn theo đề bài Giới thiệu một gương mặt của thể thao Việt Nam. 
*Thứ hai: Sắp xếp ý 
Việc sắp xếp ý trong bài tập làm văn nói chung và sắp xếp ý trong bài văn thuyết minh nói riêng là công việc rất quan trọng.Đối tượng thuyết minh rất đa dạng.Vì thế,việc sắp xếp ý cũng đa dạng,muôn màu muôn vẻ.Khi sắp xếp ý,GV cần lưu ý HS :Cần phải dựa vào từng dạng bài thuyết minh để có cách sắp xếp ý cho phù hợp. Sau đây,có thể gợi ra một số cách sắp xếp ý cơ bản:
Sắp xếp ý theo trình tự :Đặc điểm - cấu tạo - công dụng.Cách sắp xếp ý này phù hợp với bài TM về đồ vật như: Giới thiệu chiếc xe đạp hay một loài cây nào đó.
Sắp xếp ý theo trình tự :Đặc điểm - cấu tạo – sự xuất hiện và các giai đoạn phát triển trong lịch sử. Cách sắp xếp này phù hợp với kiểu bài TM các đối tượng gắn với truyền thống văn hoá của dân tộc như giới thiệu chiếc áo dài Việt nam hay chiếc nón lá Việt nam; giới thiệu món ăn dân tộc.
Sắp xếp ý theo trình tự:Đặc điểm không gian (bên trái, bên phải, đằng trước, đằng sau ). Cách sắp xếp ý này phù hợp với kiểu bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
Sắp xếp ý theo trình tự: Đặc điểm về nội dung và hình thức; giá trịvăn hoá...Cách sắp xếp ý này phù hợp với kiểu bài giới thiệu về các tác phẩm văn học nghệ thuật, các thể loại văn học.
 Sắp xếp ý theo trình tự các công việc:Nguyên liệu –cách chế biến - yêu cầu về thành phẩm (kiểu bài giới thiệu về phương pháp, cách làm thường vận dụng cách sắp xếp ý này). 
 Trên đây là một số cách sắp xếp ý của bài văn thuyết minh.
Sau đây 1 cách sắp xếp ý cho bài văn: Giới thiệu về chiếc bút bi
 (Trong phần thân bài).
 -Giới thiệu đặc điểm, cấu tạo ngoài của chiếc bút bi
	Gồm: 
+ Hình dáng của chiếc bút bi: Độ dài, độ to của thân bút, đặc điểm của đầu bút.
	+ Màu sắc của bút.
	+ Gân bút, nút bấm của bút.
 -Giới thiệu đặc điểm cấu tạo trong của bút:
	+ Ruột bút.
	+ Lò xo trong thân bút.
 -Nêu cách sử dụng và giữ gìn bút bi.
	Sau khi sắp xếp ý được như thế ,giáo viên hướng dẫn học sinh dựng thành một dàn bài cụ thể và viết thành bài hoàn chỉnh.
*Cuối cùng giáo viên cần lưu ý học sinh: Tất cả các thông tin trong văn bản thuyết minh phải khách quan, chính xác, chân thực và có ích, được trình bày 1 cách rõ ràng, chặt chẽ, và hấp dẫn.
III.Kết luận.
	Trên đây là những suy nghĩ của Tôi về cách thức sử dụng phương pháp dạy học văn bản thuyết minh. Chắc chắn bài viết còn nhiều chỗ hạn chế, mong sự góp ý của các đồng chí 
Xin chân thành cảm ơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem(17).doc