Sáng kiến kinh ngiệm Phương pháp dạy kiểu bài về từ loại Tiếng Việt

Sáng kiến kinh ngiệm Phương pháp dạy kiểu bài về từ loại Tiếng Việt

Trong thực tế cuộc sống, ngôn ngữ là phương tiện tư duy của cộng đồng xã hội. Trong ngôn ngữ, thì từ ngữ được xem là vật liệu kiến trúc cơ bản của tiếng nói. Tri thức về ngôn ngữ, nói gọn lại, gồm một pho từ điển và một cuốn ngữ pháp. Từ ngữ chính là bộ ký hiệu con người đặt ra để mã hóa sự vật, định danh sự vật. Con người nhận thức sự vật đến đâu thì ghi nhận lại nhận thức ấy trong từ ngữ. Nhiều quốc gia phải dùng tiếng của nước khác trong nhà trường vì tiếng nói của họ chưa đủ các thuật ngữ chuyên dùng. Tiếng Việt sở dĩ được dùng trong nhà trường, trong hành chính quốc gia vì nó đã được phát triển trong bao nhiêu năm, có sự đóng góp của cộng đồng người Việt qua nhiều thế hệ, đặc biệt quan trọng là giới tri thức. Nói cách khác, vốn từ ngữ của cộng đồng phản chiếu năng lực hiểu biết hiện thực của cộng đồng đó, phản ánh năng lực tư duy, năng lực trí tuệ của cộng đồng.

Từ ngữ còn là những hiểu biết về dân tộc. ý thức, bản sắc dân tộc được biểu hiện ở ngôn ngữ, ở hệ thống từ ngữ. Rất nhiều từ ngữ gắn bó với đời sống dân tộc không tìm thấy có đơn vị tương đương trong tiếng nước ngoài ví dụ như các từ "nhà", "mình", "non nước". Chỉ có sử dụng ngôn ngữ dân tộc mới nói hết được tâm lý dân tộc, cách cảm, cách nghĩ của người Việt mình. Học tiếng Việt chính là một cách tốt nhất bồi dưỡng tinh thần Việt, tinh thần và bản sắc Việt.

 

doc 37 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh ngiệm Phương pháp dạy kiểu bài về từ loại Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO XUÂN TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS XUÂN TRƯỜNG
***
SÁNG KIẾN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TỈNH
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 "Phương pháp dạy kiểu bài về từ loại Tiếng Việt "
(Đã được công nhận đạt giải cấp tỉnh năm học 2009 - 2010)
 ******* 
Tác giả : Nguyễn Thị Thao Chúc
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Ngữ văn
Chức vụ: Giáo viên - Tổ phó Tổ Khoa học xã hội
Nơi công tác: Trường THCS Xuân Trường, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
Xuân Trường, ngày 25 tháng 4 năm 2009
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Phương pháp dạy kiểu bài về từ loại Tiếng Việt.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn Ngữ văn, phần tiếng Việt THCS.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 25/8/2007 đến ngày 20/4/2009.
4. Tác giả:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thao Chúc.
- Năm sinh: 1975.
- Nơi thường trú: Thị trấn Xuân Trường - huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định.
- Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Ngữ văn.
- Chức vụ: Giáo viên - Tổ phó tổ Khoa học xã hội.
- Nơi công tác: Trường THCS Xuân Trường - huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định.
- Địa chỉ liên hệ: Trường THCS Xuân Trường - huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định.
- Điện thoại: NR: 03503.753.073 - DĐ: 0917.305.657
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
- Tên đơn vị: Trường THCS Xuân Trường - huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định.
- Địa chỉ: Tổ 18 - Thị trấn Xuân Trường - huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định.
- Điện thoại: 03503.886.302.
 I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN:
Trong thực tế cuộc sống, ngôn ngữ là phương tiện tư duy của cộng đồng xã hội. Trong ngôn ngữ, thì từ ngữ được xem là vật liệu kiến trúc cơ bản của tiếng nói. Tri thức về ngôn ngữ, nói gọn lại, gồm một pho từ điển và một cuốn ngữ pháp. Từ ngữ chính là bộ ký hiệu con người đặt ra để mã hóa sự vật, định danh sự vật. Con người nhận thức sự vật đến đâu thì ghi nhận lại nhận thức ấy trong từ ngữ. Nhiều quốc gia phải dùng tiếng của nước khác trong nhà trường vì tiếng nói của họ chưa đủ các thuật ngữ chuyên dùng. Tiếng Việt sở dĩ được dùng trong nhà trường, trong hành chính quốc gia vì nó đã được phát triển trong bao nhiêu năm, có sự đóng góp của cộng đồng người Việt qua nhiều thế hệ, đặc biệt quan trọng là giới tri thức. Nói cách khác, vốn từ ngữ của cộng đồng phản chiếu năng lực hiểu biết hiện thực của cộng đồng đó, phản ánh năng lực tư duy, năng lực trí tuệ của cộng đồng.
Từ ngữ còn là những hiểu biết về dân tộc. ý thức, bản sắc dân tộc được biểu hiện ở ngôn ngữ, ở hệ thống từ ngữ. Rất nhiều từ ngữ gắn bó với đời sống dân tộc không tìm thấy có đơn vị tương đương trong tiếng nước ngoài ví dụ như các từ "nhà", "mình", "non nước". Chỉ có sử dụng ngôn ngữ dân tộc mới nói hết được tâm lý dân tộc, cách cảm, cách nghĩ của người Việt mình. Học tiếng Việt chính là một cách tốt nhất bồi dưỡng tinh thần Việt, tinh thần và bản sắc Việt.
Vốn từ ngữ cũng thể hiện năng lực biểu đạt, cảm nghĩ. Ai cũng muốn lời nói của mình giàu sức thuyết phục. Điều kiện để nói hay là phải giàu có vốn từ ngữ cũng như muốn ăn mặc đẹp thì phải có nhiều quần áo, nhiều kiểu dáng, màu sắc khác nhau. Từ ngữ là phương tiện giao tiếp xã hội quan trọng nhất. Người có vốn từ phong phú sẽ dễ dàng tìm được cách nói tốt nhất.
Học từ ngữ là nhằm cung cấp cho các em tri thức về từ ngữ để nâng cao năng lực dùng từ của trẻ. Học từ ngữ trang bị cho học sinh những tri thức cơ bản về hệ thống từ vựng Tiếng Việt và các quy tắc lựa chọn, sử dụng từ ngữ Tiếng Việt; làm phong phú vốn từ của học sinh; làm tích cực hóa vốn từ của học sinh; làm chuẩn hóa vốn từ của học sinh. Các em học sinh sẽ biết sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm và phong cách ngôn ngữ.
Các từ trong một ngôn ngữ có số lượng rất lớn. Hơn nữa đó còn là một hệ thống mở, từ mới thường xuyên được hình thành, các từ ngữ cũ dần bị đào thải nếu không còn cần thiết cho nhu cầu tư duy và giao tiếp của con người.
Tuy số lượng rất lớn, nhưng mỗi từ trong kho từ vựng của một ngôn ngữ không phải hoàn toàn khác biệt với những từ ngữ khác. Trái lại giữa chúng thường có những điểm giống nhau về một phương diện nào đó. Những điểm giống nhau như vậy là cơ sở để tập hợp các từ thành các loại, các lớp, các nhóm.
Có những từ giống nhau (toàn bộ hay gần toàn bộ) về hình thức âm thanh. Chúng hợp thành các từ đồng âm, hoặc gần âm.
Các từ có thể giống nhau ở bình diện cấu tạo. Chúng được tạo ra theo cùng một mô hình, một kiểu. Đó là các từ cùng một kiểu cấu tạo. Trong Tiếng Việt dựa vào kiểu cấu tạo, các từ được phân định thành từ đơn, từ ghép (từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ) từ láy (từ láy hoàn toàn, từ láy bộ phận âm đầu, từ láy bộ phận vần...)
Các từ ngữ có thể có điểm giống nhau về nghĩa, từ đó hình thành các hệ thống ngữ nghĩa với các mức lớn nhỏ khác nhau: Các từ cùng trường nghĩa, các từ gần nghĩa, các từ đồng nghĩa, các từ trái nghĩa.
Các từ còn có thể có những điểm giống nhau. Xét theo các phương diện khác như: chức năng, nguồn gốc, phạm vi sử dụng, đặc điểm phong cách. Chúng hợp thành các lớp từ xếp theo nguồn gốc (ví dụ: từ gốc Việt, từ gốc Hán, từ gốc Ấn- Âu), các lớp từ nghề nghiệp, các lớp từ địa phương, các lớp từ thuộc các phong cách chức năng khác nhau.
Như vậy, toàn bộ các từ trong một ngôn ngữ tạo nên các loại, các nhóm, các hệ thống khác nhau xét theo các phương diện khác nhau. Ngoài các phương diện trên, các từ còn được xem xét ở phương diện đặc điểm ngữ pháp. Các từ có những đặc điểm ngữ pháp giống nhau tạo nên một từ loại, mặc dù chúng có thể khác nhau về âm thanh và kiểu cấu tạo, hay khác nhau về ý nghĩa từ vựng, khác nhau về nguồn gốc, phạm vi sử dụng, đặc điểm phong cách....
Từ đó có thể xác định:
Từ loại là lớp từ có sự giống nhau về các đặc điểm ngữ pháp.
 Muốn phân định được từ loại thì cần xác định đặc điểm ngữ pháp của từ.
Những tiêu chí phân định từ loại cũng khá rõ ràng. Trước hết đó là tiêu chí ý nghĩa ngữ pháp khái quát. Đây là loại ý nghĩa phạm trù, có mức độ khái quát cao, do đó là ý nghĩa chung cho các từ thuộc cùng một từ loại.
Ví dụ: 
- Các từ: năm, bảy, bốn mốt, vạn, mấy, vài.... có ý nghĩa khái quát chỉ số lượng.
- Các từ: ăn, đi, học tập, đấu tranh.... có ý nghĩa khái quát chung là chỉ họat động.
Trong một phạm trù ý nghĩa khái quát có các mức độ khái quát thấp hơn, hẹp hơn. Các ý nghĩa khái quát thấp hơn là tiêu chí để xác định các tiểu loại của từ. Tiêu chí ý nghĩa ngữ pháp là một tiêu chí quan trọng vì ý nghĩa ngữ pháp của từ chi phối những đặc điểm trong hoạt động ngữ pháp của từ. Nhưng chỉ căn cứ vào tiêu chí ngữ pháp thì chưa đủ. Ngoài ra ta còn cần phải sử dụng các tiêu chí về hình thức ngữ pháp.
Hình thức ngữ pháp của từ Tiếng Việt không bộc lộ trong bản thân từ. Từ tiếng Việt chỉ bộc lộ các đặc điểm ngữ pháp trong hoạt động cấu tạo các đơn vị lớn hơn như cụm từ và câu. Vì vậy, khi xem xét phương diện hình thức ngữ pháp của từ Tiếng Việt, cần phải dựa vào khả năng đảm nhiệm các thành phần câu.
Tiêu chí về khả năng kết hợp của từ được công nhận là một tiêu chí quan trọng trong việc phân định từ loại.
Ví dụ: 
Các từ: người, con, cái, nhà máy, tư tưởng.... đều có khả năng kết hợp như sau:
-Với các từ chỉ lượng (sáu, bảy, vài, mươi....) ở phía trước: vài người, mươi cái, sáu nhà máy....
- Với các từ chỉ định (này, kia, ấy, nọ, đó...) ở phía sau: người này, con ấy, nhà máy kia, tư tưởng nọ....
Khả năng kết hợp (ở trước và sau) với các cụm từ, có những từ loại không thể có khả năng đó mà chỉ có khả năng đóng vai trò thành tố phụ. Lại có những từ loại không thể làm thành tố chính lẫn vai trò thành tố phụ mà chỉ làm nhiệm vụ nối kết các thành tố nằm ngoài cấu tạo của cụm từ. Căn cứ vào những khả năng khác nhau đó có thể phân định các từ loại khác nhau.
Như thế, tiêu chí khả năng kết hợp của từ đã được nhìn nhận theo khả năng cấu tạo cụm từ và khả năng đảm nhiệm thành tố chính hay thành tố phụ của cụm từ, hơn nữa, đó là khả năng cấu tạo loại cụm từ nào.
Ngoài ra cần xem xét khả năng cấu tạo câu, đảm nhiệm các thành phần câu. Đây cũng là một phương diện bộc lộ đặc điểm và bản chất ngữ pháp của các từ trong tiếng Việt. Hoạt động cấu tạo câu chủ yếu được xem xét ở năng lực đảm nhiệm vai trò của hai thành phần chính (chủ ngữ và vị ngữ) trong nòng cốt câu bình thường.
Căn cứ vào đó có thể phân biệt những từ có thể đảm nhiệm vai trò các thành phần chính (danh từ, động từ, tính từ, đại từ ....) và các từ chỉ đảm nhiệm được vai trò của các thành phần phụ (số từ, phụ từ) hoặc chỉ đảm nhiệm vai trò nối kết các thành phần câu (quan hệ từ). Ngoài ra còn có một từ loại không đảm nhiệm vai trò cấu tạo một thành phần nào trong cấu trúc ngữ pháp cơ bản của câu mà chỉ hình thái hóa ý nghĩa của câu (tình thái từ).
Từ tầm quan trọng, ý nghĩa thực tiễn và những cơ sở khoa học như đã nêu trên về từ loại mà chương trình Ngữ Văn THCS đã đưa kiến thức về từ loại vào để giảng dạy cho học sinh ở các khối lớp 6,7,8 giúp các em nắm chắc kiến thức về từ loại, biết sử dụng một cách hiệu quả trong ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết.
Cụ thể: Tổng số tiết học về từ loại trong chương trình Ngữ văn THCS là 10 tiết trong đó lớp 6: 6 tiết, lớp 7: 2 tiết, lớp 8: 2 tiết. Ở chương trình Ngữ văn lớp 9, nội dung về từ loại sẽ được ôn tập lại trong khoảng 1 tiết của bài tổng kết về ngữ pháp. 
Cũng xuất phát từ chính những thực tế trên mà bản thân tôi đã suy nghĩ, đúc kết và hình thành nên sáng kiến kinh nghiệm: "Phương pháp dạy kiểu bài từ loại Tiếng Việt "
 ***************
II/ THỰC TRẠNG VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT.
Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi cũng muốn trình bày về thực trạng trước khi hình thành phương pháp giảng dạy ở hai phương diện:
1. Thực trạng học tập của học sinh về từ loại:
Ở chương trình tiếng Việt THCS, trước khi tìm hiểu về từ loại tiếng Việt, học sinh đã được học khái niệm về từ, cấu tạo từ, các tiểu loại về từ. Cũng trong những tiết học về từ nói chung đó, các em cũng nắm được kiến thức về nghĩa của từ.
Đánh giá một cách chung nhất, học sinh đã nhận thức được: Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ dùng để đặt câu. Như vậy, tìm hiểu và học tập về ngôn ngữ tiếng Việt sẽ phải bắt đầu từ "từ". Nắm chắc kiến thức về từ cũng có nghĩa là đã khẳng định được vấn đề nền tảng trong ngôn ngữ tiếng Việt.
Tuy nhiên, khi tiếp cận với kiến thức về từ loại tiếng Việt, học sinh cũng gặp những khó khăn, hạn chế riêng.
Trước hết đó là khả năng phân biệt ranh giới giữa các từ loại nhất là các từ loại thuộc nhóm "hư từ". Đây là một thực tế vì trong Việt ngữ học, có trường hợp đối với một số nhóm từ nào đó, sự nhận định về tính chất ngữ pháp - ngữ nghĩa của chúng là nhất trí nhưng sự phân định từ loại và thuật ngữ từ loại vẫn chưa có sự nhất trí.
Ví dụ: Trường hợp 2 nhóm từ sau:
+ Nhóm thứ nhất: Gồm các từ như: những, có, chính, đích, ngay...
+ Nhóm thứ hai: Gồm các từ: à, ư, nhỉ, nhé, chứ, đi, thay...
Hai nhóm này đều có chung đặc tính ngữ pháp, ngữ nghĩa như sau:
- Không làm thành phần câu.
- Không làm thành phần của cụm từ.
- Không làm phư ... u: phát hiện, nhận biết, tái hiện, sáng tạo một phần, sáng tạo hoàn toàn. Với nhiều cách chuẩn bị bài và thực hiện các phương pháp giảng dạy như trên, tôi nhận thấy các học sinh giải quyết được tương đối hoàn chỉnh các bài tập, đa phần là không có bài nào tồn đọng, thực hiện tốt các bài khảo sát chất lượng, bài tập nâng cao mà giáo viên soạn bổ sung.
Chương trình về từ loại kết thúc ở lớp 8, bài Tình thái từ, giáo viên có thể hệ thống lại toàn bộ từ loại tiếng Việt bằng bảng hệ thống như ở phần mở đầu. Bảng hệ thống này sẽ gợi nhắc và củng cố hoàn chỉnh các kiến thức về từ loại tiếng Việt.
Cuối tiết học về tình thái từ ở Ngữ văn 8, tôi đã đưa ra dạng bài tập tổng hợp kiến thức về từ loại trong tiếng Việt để học sinh thể hiện những hiểu biết cụ thể của mình về từ loại tiếng Việt. Các em đã thực hiện tốt yêu cầu này.
Ví dụ: Xác định các từ loại trong đoạn thơ sau:
 Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ,
 Mặt trời chân lý chói qua tim.
 Hồn tôi là một vườn hoa lá,
 Rất đậm hương và rộn tiếng chim.
(Tố Hữu)
b. Kết quả cụ thể:
Sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã áp dụng giảng dạy trong 2 năm học với học sinh Trường THCS Xuân Trường ở cả khối lớp 7, 8. Nếu đem so sánh với thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến này tôi thấy thu được những kết quả cụ thể sau:
b.1. Về phía học sinh:
Tất cả các học sinh đều nhận biết một cách chắc chắn và phân biệt rõ ràng ranh giới các từ loại tiếng Việt, không có hiện tượng nhầm lẫn đặc điểm chức năng, khả năng kết hợp của các từ loại. Từ được phân định rõ ràng đơn vị kiến thức về từng từ loại và khả năng sử dụng từ loại của các em đã được nâng cao. Các em đã biết cách sử dụng từ loại đúng và hay vào trong các hoạt động ngôn ngữ của bản thân để đạt được hiệu quả giao tiếp tốt nhất. Chính những bài tập thực hành về từ loại tiếng Việt đã giúp các em khám phá ra sự đa dạng, phong phú trong ngôn ngữ tiếng Việt. Các em được lôi cuốn thực sự vào các tiết học, làm chủ kiến thức dễ dàng.
 Qua việc tiếp xúc, trò chuyện khách quan với các học sinh, tôi được biệt các em có cái cảm giác chủ động trong các tình huống sử dụng ngôn ngữ, sử dụng các từ loại, thậm chí các em còn ham thích được thực hành theo các mức độ bài tập khác nhau. Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng trên 20 học sinh chia làm 2 nhóm: Nhóm “thực nghiệm” và nhóm “đối chứng”. Kết quả: nhóm học sinh được giảng dạy theo phương pháp mới có chất lượng khá, giỏi là 98% còn nhóm học sinh dạy theo phương pháp cũ đạt tỷ lệ khá giỏi là 50%. Điều đó chứng tỏ tính ưu việt của phương pháp giảng dạy mới mà tôi đã hình thành.
Mỗi tiết học về từ loại thực sự đã tạo cho các em cảm giác thích thú khi tìm hiểu và sử dụng chúng trong hoạt động ngôn ngữ. Và cũng từ đó, các em thêm trân trọng, tự hào về vẻ đẹp và sự phong phú cuả ngôn ngữ tiếng Việt.
b.2. Về phía giáo viên:
Với những đề xuất tôi đưa ra trong báo cáo sáng kiến này, đòi hỏi mỗi giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu về nội dung của bài dạy, về quy trình và phương pháp lên lớp. Như vậy, nếu so sánh với thực trạng trước khi hình thành sáng kiến này thì giáo viên bớt đi tính ỷ lại trong công việc khi phụ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa và tài liệu đã có sẵn. Bản thân người giáo viên được lao động sáng tạo thực sự để tạo ra sản phẩm tinh thần là những giờ dạy thành công trong sự chủ động của cả thầy và trò về mọi mặt.
Giáo viên chủ động giải quyết các tình huống sư phạm phát sinh ra trong giờ học về từ loại. Giáo viên cũng có thể phát huy tối đa khả năng, trình độ tổ chức sư phạm, định hướng, tạo tình huống giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức về từ loại.
Điều quan trọng nữa mà sáng kiến này đem lại đó là việc tiết kiệm và làm chủ thời gian của giáo viên cho từng tiết dạy. Với 45 phút cho một bài học về một đơn vị kiến thức của môn Ngữ Văn ở THCS không phải là nhiều. Đôi khi giáo viên không chủ động được thời gian. Phương pháp giảng dạy mà tôi đã từng vận dụng trong sáng kiến này luôn tạo cho giáo viên sự thoải mái về thời gian, làm chủ thời gian. Điều này cũng giúp hiệu quả giờ dạy được nâng cao.
b.3. Về phía đơn vị áp dụng sáng kiến:
Những tiết dạy về từ loại tiếng Việt khi được áp dụng sáng kiến cũng đem lại hiệu quả tích cực cho đơn vị áp dụng sáng kiến.
Cụ thể các tiết dạy về từ loại đã trở thành tiết dạy chuyên đề để các giáo viên cùng nhau rút kinh nghiệm về phương pháp và nội dung giảng dạy.
Cũng với các tiết dạy này mà giáo viên đã xây dựng thành các giờ hội giảng cấp trường, cấp huyện đạt kết quả cao như các tiết học về "Quan hệ từ", "Tình thái từ" ...
Trình độ chuyên môn của giáo viên cũng được khẳng định và nâng cao đóng góp vào chất lượng đội ngũ, chất lượng giảng dạy chung của nhà trường.
 *************** 
V. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG, PHÁT HUY SÁNG KIẾN:
Thực ra, sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy là những kinh nghiệm, bài học được nảy sinh từ thực tế giảng dạy của giáo viên. Tuy nhiên để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào việc giảng dạy, cần phải có những điều kiện chủ quan và khách quan xung quanh nó thì mới phát huy được giá trị và tính thực tiễn của sáng kiến.
Với sáng kiến kinh nghiệm của tôi, tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau:
* Về phía giáo viên: Định hướng rõ về phương pháp, nội dung, kiến thức của từng tiết học và có liên quan đến nội dung của bài học. Điều đó phải được thế hiện đầy đủ và chi tiết trong bước soạn giảng. Giáo viên chủ động chuẩn bị các ngữ liệu mẫu và các dạng bài tập về từ loại ở các mức độ khác nhau. Nắm chắc nội dung và phương pháp giảng dạy sẽ giúp giáo viên chủ động giải quyết các tình huống phát sinh trong từng giờ dạy.
Ngoài ra, giáo viên nên sử dụng thành thạo và có hiệu quả các phương tiện dạy học hiện đại như giáo án điện tử, đèn chiếu, băng, đĩa... phù hợp với yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện đại và tạo ra hứng thú cho học sinh trong từng giờ dạy.
* Về phía học sinh: Trước hết các em phải chủ động và có tâm thế thoải mái khi đón nhận các tiết học. Khác với các tiết học văn bản, các em cần chuẩn bị khá kĩ lưỡng bài học ở nhà như đọc văn bản, soạn đọc và tìm hiểu văn bản.Còn ở những tiết học về từ loại, các em cần xem trước bài học ở nhà trước khi học.
Điều quan trọng là các em chủ động tham gia vào tình huống có vấn đề, các dạng câu hỏi, bài tập mà giáo viên đưa ra trong giờ học. Chủ động nắm kiến thức về đặc điểm, chức năng và các tiểu loại từ loại, chủ động vận dụng các kiến thức về từ loại vào trong việc thực hành ngôn ngữ. Hiệu quả giờ học cũng vì thế mà tốt hơn. 
* Về phía đơn vị áp dụng sáng kiến: 
- Sáng kiến của tôi có thể áp dụng để giảng dạy cho nhiều đối tượng học sinh, nhiều trường học khác nhau. Đơn vị áp dụng sáng kiến cần có những điều kiện cần thiết để hỗ trợ giáo viên trong các giờ dạy. Cụ thể:
- Trong tủ sách của nhà trường cần có những tài liệu liên quan đến từ loại tiếng Việt như: Từ điển tiếng Việt, tài liệu của Lê A- Nguyễn Mai Thao, Lê Xuân Soạn, Bùi Minh Toán... Đây là những tư liệu cần thiết giúp cho giáo viên chủ động về nội dung và phương pháp giảng dạy từ loại tiếng Việt.
- Điều không kém phần quan trọng nữa là: Sự hỗ trợ của các trang thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, đèn chiếu, đài, băng, đĩa... Đây là những phương tiện dạy học phù hợp với phân môn tiếng Việt nói chung và các bài dạy về từ loại nói riêng. Giờ học sẽ nhẹ nhàng, sinh động và đầy hứng thứ.
- Một kiến nghị nữa với đơn vị áp dụng sáng kiến là : Với những sáng kiến có giá trị, có thể tổ chức những hoạt động phù hợp ở mức độ trường, cụm trường hoặc cao hơn để báo cáo những sáng kiến, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi nhiều điều về nội dung, về phương pháp giảng dạy, giúp sáng kiến ấy thực sự có giá trị, có sức sống trong hoạt động dạy và học.
********************
LỜI KẾT
Từ chính là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất cấu tạo nên câu. Hay nói cách khác, nó chính là yếu tố cơ bản và rất quan trọng trong việc thực hiện các hành vi ngôn ngữ của con người. Đối với tiếng Việt, nhìn chung các từ không có hệ thống biến đổi từ nên nhiệm vụ chủ yếu của từ pháp học tiếng Việt là nghiên cứu đặc tính ngữ pháp của các từ loại, các tiểu loại. Từ việc nghiên cứu từ pháp học nảy sinh cơ sở khoa học cho việc giảng dạy về từ loại cho các học sinh mà phù hợp nhất là ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở.
Đối với tiếng Việt, từ pháp học khi giải quyết những vấn đề về đặc tính ngữ pháp của các từ loại, lại có liên quan mật thiết đến cú pháp học là sự nghiên cứu và giải quyết các vấn đề về cụm từ, câu. Chính bởi vậy, việc học tập và tìm hiểu về từ loại chính là một yếu tố quan trọng giúp học sinh có khả năng sử dụng đúng và hay ngôn ngữ tiếng Việt trong cuộc sống hàng ngày, trong giao tiếp. Sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi cũng không nằm ngoài mục đích đó.
Với sáng kiến giảng dạy năm học 2008 - 2009 này, tôi mong muốn đóng góp thêm một kinh nghiệm trong việc dạy và học tốt hơn phần tiếng Việt nói riêng và môn Ngữ văn nói chung./.
	Xuân Trường, ngày 25 tháng 4 năm 2009
	 Người viết
	 Nguyễn Thị Thao Chúc
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
(Xác nhận, đánh giá, xếp loại)
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO XUÂN TRƯỜNG
(Xác nhận, đánh giá, xếp loại)
PHỤ LỤC
I- Các tài liệu tham khảo:
1. Tài liệu về ngữ pháp tiếng Việt của Bùi Minh Toán - NXB Đại học Sư phạm.
2. Phương pháp dạy học tiếng Việt của Nguyễn Quang Ninh - Bùi Minh Toán - NXB Giáo dục.
3. Các sách tham khảo khác của giáo viên, học sinh - NXB Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia, NXB Giáo dục.
II- Một số đề bài khảo sát chất lượng học sinh sau khi tham gia học tập theo phương pháp giảng dạy của sáng kiến.
Đề 1:
TRƯỜNG THCS XUÂN TRƯỜNG
NĂM HỌC 2008 - 2009
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
Phần:Tiếng Việt
Thời gian: 15 phút
Họ và tên: .
Lớp: ..
Điểm
Câu hỏi:
Câu 1: Đặt câu có dùng tình thái từ nghi vấn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp sau:
- Học sinh với thầy giáo hoặc cô giáo:
...........
...........
...........
- Bạn nam với bạn nữ cùng lứa tuổi:
...........
...........
...........
Câu 2: Cho một câu thông tin sự kiện:
- Cao đi học.
a. Em hãy sử dụng các tình thái từ khác nhau để thay đổi sắc thái ý nghĩa của câu trên.
b. Chỉ rõ sắc thái ý nghĩa của từng câu mà em vừa tạo lập.
...........
...........
...........
...........
Đề 2:
TRƯỜNG THCS XUÂN TRƯỜNG
NĂM HỌC 2008 - 2009
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
Phần:Tiếng Việt
Thời gian: 20 phút
Họ và tên: .
Lớp: ..
Điểm
Câu hỏi:
Câu 1: Xác định các từ loại tiếng Việt trong đoạn văn sau:
"Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước  Tôi hỏi cho có chuyện:
- Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc "
(“Lão Hạc” - Nam Cao)
Câu 2: Viết đoạn văn tự sự khoảng 7 dòng trong đó có sử dụng: danh từ, động từ, quan hệ từ, thán từ, tình thái từ.
...........
...........
...........
...........
...........
...........
...........
...........

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_ngiem_phuong_phap_day_kieu_bai_ve_tu_loai_tie.doc