Soạn Ngữ Văn 9

Soạn Ngữ Văn 9

I. Tìm hiểu chung

1. Tìm bố cục:

* Chủ đề: sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.

* Bố cục: 2 phần

- Phần 1: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

- Phần 2: Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh

=====================================================================

Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

1. Tìm luận điểm, luận cứ (Bố cục):

* Luận điểm: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh loại bỏ nguy cơ ấy là nhiệm vụ của toàn nhân loại.`

* Hệ thống luận cứ:

P1: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân (đoạn "Chúng ta đang ở đâu?.vận mệnh toàn thế giới").

P2: Cuộc sống tốt đẹp của con người bị chiến tranh hạt nhân đe doạ (đoạn "Niềm an ủi duy nhất.mù chữ cho toàn thế giới").

P3: Chiến tranh hạt nhân đi ngược lí trí loài người (đoạn "Một nhà tiểu thuyết.xuất phát của nó").

P4: Nhiệm vụ đấu tranh cho một thế giới hoà bình( đoạn còn lại).

2. Tóm tắt:

Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người và sự sống trên trái đất, phá huỷ cuộc sống tốt đẹp và đi ngược lý trí và sự tiến hoá của tự nhiên. Đấu tranh cho thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách.

 

doc 11 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 899Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Soạn Ngữ Văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
–----—
Soạn
NGữ văn
–----—
Phong cách Hồ Chí Minh
I. Tìm hiểu chung
1. Tìm bố cục:
* Chủ đề: sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
* Bố cục: 2 phần
- Phần 1: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
- Phần 2: Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh
=====================================================================
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
1. Tìm luận điểm, luận cứ (Bố cục):
* Luận điểm: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh loại bỏ nguy cơ ấy là nhiệm vụ của toàn nhân loại.`
* Hệ thống luận cứ:
P1: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân (đoạn "Chúng ta đang ở đâu?...vận mệnh toàn thế giới").
P2: Cuộc sống tốt đẹp của con người bị chiến tranh hạt nhân đe doạ (đoạn "Niềm an ủi duy nhất....mù chữ cho toàn thế giới").
P3: Chiến tranh hạt nhân đi ngược lí trí loài người (đoạn "Một nhà tiểu thuyết...xuất phát của nó").
P4: Nhiệm vụ đấu tranh cho một thế giới hoà bình( đoạn còn lại).
2. Tóm tắt: 
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người và sự sống trên trái đất, phá huỷ cuộc sống tốt đẹp và đi ngược lý trí và sự tiến hoá của tự nhiên. Đấu tranh cho thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách.
=====================================================================
Tuyên bố thế giới về sự sống còn,
quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
1. Xuất xứ văn bản:
- Trích: Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em.
- Hoàn cảnh: 30 - 9 - 1990
2. Bố cục: 
- Mở đầu : Lí do của bản tuyên ngôn.
- Sự thách thức : Thực trạng trẻ em trên thế giới trớc các nhà lãnh đạo chính trị.
- Cơ hội : Những điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ quan trọng.
- Nhiệm vụ : Những nhiệm vụ cụ thể.
=====================================================================
Chuyện người con gái Nam Xương
(Trích Truyền kì mạn lục)
1. Tác phẩm: 
a. Đọc, kể tóm tắt.
Tóm tắt: Câu chuyện kể về số phận oan nghiệt của người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phong kiến.
b. Bố cục: 3 phần
- Đoạn 1 (Từ đầu đến "cha mẹ đẻ mình"): Vẻ đẹp của Vũ Nương.
- Đoạn 2 (“Qua năm sau” đến việc trót đã qua rồi”: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
- Đoạn 3 (Phần còn lại): Phan Lang gặp Vũ Nương dưới thủy cung. Vũ Nương được minh oan nhưng không thể trở về nhân gian nữa.
=====================================================================
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh 
(Trích Vũ trung tuỳ bút - Phạm Đình Hổ)
1. Bố cục: 2 phần.
- Từ đầu....triệu bất tường : Cuộc sống xa hoa hưởng lạc của Thịnh Vương Trịnh Sâm.
- Còn lại: Những hoạt động của bọn quan lại thái giám.
2. Tóm tắt: 
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh miêu tả cuộc sống xa hoa, ăn chơi, xa xỉ, không màng quốc gia đại sự, áp bức, bóc lột nhân dân,... của vua chúa, quan lại phong kiến thời Thịnh Vương Trịnh Sâm
=====================================================================
Hoàng Lê nhất thống chí
1. Tóm tắt - Bố cục
a. Tóm tắt:
Được tin báo quân Thanh vào Thăng Long, Bắc Bình Vương rất giận, liện họp các tướng sĩ rồi tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, hạ lệnh xuất quân ra Bắc, thân chinh cầm quân vừa đi vừa tuyển quân lính. Ngày 30 tháng chạp, đến núi Tam Điệp, vua mở tiệc khao quân, hẹn mùng bảy tháng năm mới vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Bằng tài chỉ huy thao lược của Quang Trung, đạo quân của Tây Sơn tiến lên như vũ bão, quân giặc thua chạy tán loạn. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, chuồn thẳng về biên giới phía Bắc, khiến tên vua bù nhìn Lê Chiêu Thống cũng phải chạy tháo thân
b. Bố cục:
- Đoạn 1: Từ đầu đến năm Mậu Thân 1788: Được tin báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và thân chinh cầm quân dẹp giặc.
- Đoạn 2: Tiếp đến kéo vào thành: Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.
- Đoạn 3: Còn lại: Sự đại bại của quân Thanh và sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.
=====================================================================
Truyện Kiều của Nguyễn Du
1. Cuộc đời
 - Nguyễn Du (1765 - 1820)
Tên chữ: Tố Như, hiệu: Thanh Hiên.
Quê quán: Làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- Gia đình: Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học. 
- Thời đại: Có những biến đổi kinh thiên động địa, tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, quyết liệt, khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, quân Thanh xâm lược, Quang Trung phá tan quân Thanh, đánh đổ chính quyền Lê - Trịnh, Nguyễn. Nguyễn ánh lật đổ Tây Sơn thiết lập triều Nguyễn ... 
Nguyễn Du gắn bó với một triều đại lịch sử đầy biến động, nhiều sự kiện lịch sử trọng đại, vì vậy đã tác động mạnh tới tình cảm và nhận thức của ông, làm xuất hiện những quan niệm mới về nhân sinh, xã hội, con người.
2. Văn học
Năng khiếu văn học bẩm sinh + Vốn sống vô cùng phong phú + Trái tim yêu thương vĩ đại tạo nên thiên tài Nguyễn Du.
Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du với những sáng tạo lớn có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm, xuất sắc nhất là "Truyện Kiều".
- Tác phẩm : 
+ Chữ Hán: Các tập thơ: Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm. (243 bài).
+ Chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn....... 
II . Truyện Kiều 
1. Vị trí : Đỉnh cao chói lọi của nền văn học Việt Nam, một trong những kiệt tác của văn học thế giới, và của nghệ thuật thi ca.
2. Nguồn gốc : Dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).
Bằng thiên tài nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo sâu sắc, Nguyễn Du đã thay máu đổi hồn, làm cho tác phẩm trở thành một kiệt tác vĩ đại của văn họcViệt Nam.
3. Thể loại :
- Truyện thơ chữ Nôm, theo thể lục bát.
- Dài 3254 câu.
4. Tóm tắt : 
- Gặp gỡ đính ớc.
- Gia biến lu lạc.
- Đoàn tụ.
5. Giá trị của Truyện Kiều :
a. Nội dung :
* Giá trị hiện thực :
- Truyện Kiều là một bức tranh về một xã hội bất công, tàn bạo.
- Số phận bất hạnh của một ngời phụ nữ đức hạnh, tài hoa trong xã hội phong kiến.
* Giá trị nhân đạo sâu sắc :
- Truyện Kiều đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lý và ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người.
-Truyện Kiều là tiếng nói lên án các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống con người.
Hoài Thanh: "Đó là một bản án, một tiếng kêu thương, một ước mơ và một cái nhìn bế tắc "
b. Giá trị nghệ thuật :
- Truyện Kiều là một kiệt tác nghệ thuật, với bút pháp của một nghệ sĩ thiên tài, là sự kết tinh thành tựu văn học dân tộc trên hai phương diện ngôn ngữ và thể loại. Thành công của Nguyễn Du là trên tất cả các phương diện mà đặc sắc nhất là nghệ thuật xây dựng nhân vật.
=====================================================================
Chị em Thuý Kiều
1. Vị trí đoạn trích:
Nằm ở phần mở đầu Truyện Kiều, giới thiệu gia cảnh nhà Vương viên ngoại. Sau 4 câu thơ nói về gia đình họ Vương (bậc trung lưu, con trai út là Vương Quan), tác giả dành 24 câu thơ để nói về Thuý Vân, Thuý Kiều.
2. Bố cục đoạn trích: 
- Bốn câu đầu : Giới thiệu khái quát hai chị em Thuý Kiều.
- Bốn câu tiếp theo : Gợi tả vẻ đẹp Thuý Vân.
- Mười sáu câu cuối : Gợi tả vẻ đẹp và tài năng Thuý Kiều.
=====================================================================
Cảnh ngày xuân
1. Vị trí đoạn trích
- Sau đoạn tả tài sắc chị em Thuý Kiều.
- Nội dung : Tả cảnh ngày xuân trong tiết tháng 3 (Thanh minh) và cảnh du xuân của chị em Thuý Kiều.
2. Bố cục 
- 4 câu đầu : Gợi tả khung cảnh ngày xuân.
- 8 câu tiếp : Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh.
- 6 câu cuối : Cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về.
=====================================================================
Kiều ở lầu Ngưng Bích
1. Vị trí đoạn trích
- Sau đoạn Mã Giám Sinh lừa Kiều, bị nhốt ở lầu xanh (1033- 1054)
2. Đại ý.
Đoạn trích miêu tả tâm trạng Thuý Kiều trong cảnh bị giam lỏng ở lầu Ngng Bích.
3. Bố cục: 3 phần:
- 6 câu thơ đầu: Khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích được nhìn qua con mắt nhân vật bộc lộ sự cô đơn, tội nghiệp của Thúy Kiều.
- 8 câu tiếp: Kiều nhớ Kim Trọng và nhớ cha mẹ mình
- 8 câu cuối: Cảnh vật thể hiện tâm trạng nhân vật.
=====================================================================
Mã Giám Sinh mua Kiều
1. Vị trí đoạn trích
- Nằm ở đầu phần thứ hai (Gia biến và lu lạc). 
- Đoạn trích gồm 26 câu 
2. Bố cục
Phần 1: Từ “Gần miền” đến “kíp ra”: Mã Giám Sinh đến nhà Kiều.
Phần 2: Còn lại: Việc mua bán Kiều.
=====================================================================
Thuý Kiều báo ân, báo oán.
1. Bố cục. 
- Chia 2 phần:
 + Mười hai câu đầu: Thúy Kiều báo ân (Trả ơn Thúc Sinh )
 + Những câu còn lại: Kiều báo oán (Cuộc đối đáp giữa Kiều và Hoạn Thư)
=====================================================================
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
( Trích Truyện Lục Vân Tiên)
1. Bố cục: 2 phần: 
Phần 1: 14 câu đầu: Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp
Phần 2: Còn lại: Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau trận đánh.
=====================================================================
Lục Vân Tiên gặp nạn
1. Bố cục:
- 2 phần: 
Phần 1: 8 câu đầu: Trịnh Hâm hãm hại Vân Tiên
Phần 2: Còn lại: Vân Tiên được cứu giúp
- Chủ đề: Sự đối lập giữa cái thiện và cái ác.
=====================================================================
Chương trình địa phương phần văn
STT
TấN TÁC GIẢ
NĂM SINH - QUấ
TÁC PHẨM CHÍNH
1
Nguyễn Đỡnh Ảnh
4/3/1942
Sơn Dương 
Lõm Thao - PThọ
- Chào đất nước (1970); Trăng rừng (1977)
- Trước cổng trời (1989); Gió biệt một cỏnh sao chiều (1984); Sắc cầu vồng (1998)
2
Nguyễn Ngọc Bỏi
1945
Vũ Yển 
Thanh Ba - P.Thọ
- Trầm tĩnh cỏnh rừng (1990); thấp thoỏng búng mỡnh (1991); đa mồ cụi (1992); Thời ỏo lớnh (1993); Thạch thảo miền rừng (1994)
3
Tạ Minh Chõu
13/12/1949
Thuỵ Võn - Việt Trỡ
- Đi ngược hoàng hụn (1994)
- Lời rao trong đờm (2001)
4
Đào Ngọc Chung
10/3/1939
- Trăng khuyết (1972); Phớa nỳi xa mờ (1993); Kỉ niệm dọc đường (1994); Đường cỏ hương quờ (1999)
5
Phan Chỳc
9/9/1937
Thọ Trường - Thọ Xuõn - Thanh Hoỏ
- Lửa phượng (2001)
- Kớ ức xanh (2004)
6
Phạm Tiến Duật
14/1/1941
Thị xó Phỳ Thọ
- Ở hai đầu nỳi (1981); Nhúm lửa (1996)
- Vầng trăng và những quầng lửa (1983)
7
Kim Dũng
1/6/1939
Bạch Hạc - Việt Trỡ
Mựa lỳa mựa trăng (1978); Khỏt vọng (1982); Trăng trờn phố (1994); Thức với dũng song (2001)
8
Trần Dư
20/4/1949
Lim - Bắc Ninh
Ở một vựng quờ; Tổ quốc; Hỡnh trong thơ
9
Nguyễn Cụng Dương
6/9/1939
Mờ Linh Vĩnh Phỳc
- Mặt trời của em (1977)
- Cỏ ướt (1992); Cỏnh giú (1997)
10
Trịnh Hoài Đức
14/7/1945
Thuỵ Võn - Việt Trỡ
Thả lờn vũm nhớ (2002)
11
Dương Dương Thảo
15/4/1972
Đụng Anh - Hà Nội
Nắng lưu ly (1996)
12
Nguyễn Hưng Hải
8/4/1959
Hựng Đụ-TamNụng
Ban mai chúng mặt (1989); Đờm Thị Mầu (1994); Thềm trăng 
13
Đỗ Thị Thu Hiền
25/5/1969
Cổ Tiết - Tam Nụng
Vệt nắng đầu tiờn; Hũ vàng của cha; Cổ tớch người lữ hành
14
Lờ Như Kớ
3/7/1934
Lõm Thao
Hoa vựng chố (1978)
15
Nguyễn Văn Mạch
10/9/1942
Hạ Giỏp Phự Ninh 
Phỳ Thọ
Hoa gạo thỏng 3 (1999)
16
Ngụ Quang Nam
1941
Tiền Hải-Thỏi Bỡnh
Rừng cọ; Điệp khỳc lời ru; Tỡm nhau; Bỳt tre; Duyờn một vầng trăng
17
Trần Thị Nương
15/11/1953
Phụ Khỏnh-Hạ Hoà
Đừng đỏnh mất (1993); Tiếng gọi từ trăng nỳi (1995); Bóo tớm (1999); Ngọn lửa (2002)
18
Trần Nhương
17/12/1942
Thạch Sơn -L. Thao
Gương mặt tụi yờu (1980); Bài thơ tỡnh của lớnh (1987); Sắc màu và con chữ (1998)
19
Khỏnh Nguyễn
10/1/1942
Vĩnh Yờn -V.Phỳc
Lời từ đất (1973); Nắng lờn cao (1975); Chõn trời (1977); Tranh trờn đất (1997)
20
TrầnThị Thắng
1848
Hạ Hoà - Phỳ Thọ
Quờ: Tiờn Lữ 
Hưng Yờn
- Thơ tỡnh mang theo (1989)
- Hoa cỳc dại (1996)
- Hoa nắng (1998)
21
Ng. Thị Minh Thụng
12/12/1949
Lõm Thao P.Thọ
Đất nước (1991); Bụng hồng sau chiến tranh (1998)
22
Nguyễn Văn Toại
27/5/1940
Xuõn Lăng L. Thao
Thảo nguyờn hoạ mi (1972); Gom nhặt nhưng ngày (2003)
23
Nguyễn Bựi Vợi
5/11/1933
Cỏt Văn
Thanh Chương Nghệ An
- Gửi người yờu (1956)
- Giú và lửa (1982)
24
Nguyễn Văn Cầu
7/1934
Tam Nụng Phỳ Thọ
Tập truyện "Ngưỡng cửa mựa xuõn"
Tập thơ "Giọt sữa"
25
Hà Thị Hải
1970
Phong Chõu P. Thọ
K ớ ức sụng L ụ
26
Hà Phạm Phỳ
15/9/1943
Đan Hoà - Hạ Hoà Phỳ Thọ
Hỏt về người (1981); Hương nắng tiếng chim (1982); Cỏ yờu (1999)
27
L õm Quý
18/4/1947
Quang Yờn 
Lập Thạch
Tỡnh Thơ cao Lan (1997)
Điều cú thật trong dõn gian (1988)
=====================================================================
Đồng chí
1. Bố cục: 3 phần
1) 6 câu đầu: những cơ sở của tình đồng chí
2) 11 câu tiếp: Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí
3) Còn lại: Hình ảnh người lính trong bài thơ.
2. Chủ đề:
Bài thơ thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết hình ảnh, ngôn ngữ giản dị
=====================================================================
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
1.Bố cục:
- Thể thơ câu dài, nhịp điệu linh hoạt như văn xuôi, ít vần
- 7 khổ thơ: xoay quanh và làm nổi bật chủ đề: cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về những chiếc xe không kính và những người chiến sĩ lái xe trên Trường Sơn thời chống Mĩ
2. Chủ đề: 
- Hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.
=====================================================================
Đoàn thuyền đánh cá
1. Bố cục: 3 phần:
Phần 1: 2 khổ đầu: Cảnh lên đường và tâm trạng náo nức của con người
Phần 2: 4 khổ tiếp theo: Cảnh hoạt động của đoàn thuyền đánh cá giữa biển trời ban đêm
Phần 3: Còn lại: Cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh
2. Chủ đề: 
Sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống
=====================================================================
Bếp lửa
1. Bố cục: 4 phần
Phần 1: Phần mở đầu: 5 dòng đầu: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dũng hồi tưởng cảm xúc về bà
Phần 2: 4 khổ tiếp: Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa
Phần 3: Khổ 6: Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà
Phần 4: Khổ cuối: Người cháu đẫ trưởng thành, đi xa song không nguôi nhớ bà.
2. Chủ đề:
Triết lí thầm kín: Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài, rộng của cuộc đời. Tình yêu thương bà và lòng biết ơn bà chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương và đó cũng là khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước.
=====================================================================
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
1. Bố cục:
- Chia 3 đoạn:
 + Đoạn một (hai khổ đầu): Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương bộ đội.
 + Đoạn hai (hai khổ tiếp): Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương dân làng.
 + Đoạn ba (còn lại): Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương đất nước.
2. Chủ đề: 
- Người mẹ Tà ôi anh hùng, đảm đang, gắn liền tình yêu con với lòng yêu nước.
- Là khúc hát ru ân tình cách mạng, thể thơ mới tám tiếng, vần nhịp đều có những đổi mới hiện đại.
=====================================================================
ánh trăng
1. Bố cục:
Phần1: 3 khổ đầu: Quan hệ giữa tác giả và vầng trăng từ hồi nhỏ đến khi sống ở thành phố.
Phần2: Khổ thứ 4: Tình huống gặp lại vầng trăng.
Phần3: Khổ 5,6: Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả.
2. Chủ đề: 
Từ 1 câu chuyện riêng, bài thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa , đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
-ý nghĩa khái quát của bài thơ: 
+ ý nghĩa với cả 1 thế hệ.
+ ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời: thái độ đối với quá khứ, với người đã khuất và với chính mình.
+ Nằm trong mạch cảm xúc “uống nước nhớ nguồn”, gợi lên đạo lý sống thuỷ chung đã thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
=====================================================================
làng (trích)
1. Bố cục: Ba phần: 
- Phần 1: Từ đầu đến “không nhúc nhích”: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu làm Việt gian theo Tây.
- Phần 2: “Đã ba bốn hôm nay” đến “đôi phần”: Tâm trạng đau khổ, xấu hổ, buồn bực của ông hai ba bốn ngày sau đó.
- Phần 3: Còn lại: Tình cờ ông Hai mói biết đó là tin đồn nhảm. Ông vô cùng phấn khởi và tự hào về làng mình. 
2. Chủ đề: 
- Tình yêu làng lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
=====================================================================
lặng lẽ sa pa (trích)
1. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu đến “Người lái xe lại nói”: Xe dừng lại lấy nước, bác lái xe giới thiệu với ông hoạ sĩ già và cô kỹ sư 1 trong những người cô độc nhất thế gian.
- Phần 2: Tiếp theo đến “như thế”: Cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa anh thanh niên với ông hoạ sỹ, cô kỹ sư.
- Phần 3: Còn lại: Họ chia tay, ông hoạ sỹ và cô kỹ sư trẻ xuống đồi cứ vấn vương vì sao anh thanh niên không tiễn ra tận xe.
2. Chủ đề: 
Hình ảnh những con người lao động bình thường , tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. 
3. Tóm tắt:
Câu chuyện xảy ra ở Sa Pa, tỉnh Lào Cai vào năm 1970. Trên chuyến xe khách chạy từ thị xã Lào Cai đi Lai Châu, qua nơi nghỉ mát nổi tiếng ở Sa Pa, có 1 nhà họa sĩ già và một cô kĩ sư nông nghiệp trẻ vừa ra trường, lên Lai Châu nhận công tác. Xe chạy qua thị trấn Sa Pa, đến đỉnh Yên Sơn thì dừng lại nghỉ 30'. Trong thời gian nghỉ này, do sự giới thiệu của bác lái xe đã có cuộc gặp gỡ giữa 3 người: ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, bác lái xe và anh thanh niên làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn ở Sa Pa. Trong cuộc gặp gỡ chốc lát ấy, anh thanh niên đó đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ. Hoàn cảnh sống và làm việc của anhcách sốngôngsuy nghĩ và tình cảm của anh đối với mọi người đã làm cho người họa sĩ già cảm nhận được rằng: Trong cái im lặng của Sa Pa ... có những người làm việc lo nghĩ như vậy cho đất nước..
=====================================================================
Chiếc lược ngà
1. Bố cục 
 Bố cục: 3 phần
Phần 1: Từ đầu đến “bắt nó về”: Tình trạng cha con anh Sáu trước buổi chia tay.
Phần 2: “Sáng hôm sau” đến tuột xuống”: Buổi chia tay đầy nước mắt.
Phần 3: Còn lại: Anh Sáu ở chiến khu làm chiếc lược ngà và hi sinh.
2. Chủ đề: 
Tình cha con sâu nặng, bền chặt dù trong hoàn cảnh éo le.Trong chiến tranh, những giá trị tình cảm của con người càng trở nên thắm thiết , bền chặt.
3. Tóm tắt: 
Anh Sáu đi kháng chiến, khi có dịp trở lại thăm nhà thì con gái đã tám tuổi. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên má không giống như trong bức ảnh chụp chung với má mà bé Thu đã biết. Đến khi em nhận ra cha thì đúng là lúc anh Sáu phải ra đi. Vào khu căn cứ, nhớ lời con, anh Sáu đã làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng con nhưng đã hi sinh trong một trận càn. Trước khi nhắm mắt anh chỉ kịp trao cây lược cho người bạn.
=====================================================================
Cố hương
1. Tóm tắt: 
Sau hai mươi năm xa quê, nhân vật "tôi" trở về thăm làng cũ. So với những ngày trước cảnh vật và con người thật tàn tệ, nghèo hèn. Mang nỗi buồn thương nhân vật "tôi" rời cố hương ra đi với ước vọng cuộc sống làng quê mình sẽ được đổi thay.
2. Bố cục: 
Phần 1: Từ đầu đến "tôi đang làm ăn sinh sống "Tình cảm và tâm trạng của "tôi"trên đường về quê.
Phần 2: “Tinh mơ”đến "sạch trơn như quét": Tình cảm và tâm trạng của "tôi "trong những ngày ở quê, cuộc gặp gỡ với Nhuận Thổ, chị Hai Dương.
Phần 3: Còn lại: Tâm trạng và ý nghĩ của "tôi"trên đường rời quê.
3. Chủ đề: 
- Phê phán xã hội phong kiến đã bần cùng hóa người nông dân, đặt ra vấn đề con đường đi của người nông dân và xã hội để mọi người cùng suy nghĩ.
=====================================================================
Những đứa trẻ
1. Bố cục: 
Phần 1: Từ đầu đến “cúi xuống”: Tình bạn tuổi thơ trong trắng 
Phần 2: “Trời đã bắt đầu tối” đến “nhà tao”: Tình bạn bị cấm đoán 
Phần 3: Còn lại: Tình bạn vẫn tiếp tục 
2. Chủ đề: 
- Tình bạn thân thiết giữa những đứa trẻ sống thiếu tình thương.
3. Tóm tắt: 
Sau một tuần không gặp nhau, ba anh em hàng xóm lại ra sân chơi và gọi nv “tôi” chơi cùng. Trong câu chuyện với nhau, nv “tôi” hỏi về mẹ chúng, thấy chúng buồn, nv “tôi” anh ủi bằng cách sôi nổi kể những câu chuyện cổ tích của bà. Bỗng bố của ba người bạn hàng xóm xuất hiện, cấm không cho nhân vật “tôi” tiếp tục chơi với con ông. Nhưng những đứa trẻ vẫn chơi với nhau, kể cho nhau nghe những câu chuyện vui buồn. 

Tài liệu đính kèm:

  • docSoan Nv 9 tap 1 Bo cuc chu de va tom tat.doc