Sử dụng graph trong giảng dạy Ngữ văn 9 nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở trường thcs Lương Phi

Sử dụng graph trong giảng dạy Ngữ văn 9 nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở trường thcs Lương Phi

A. PHẦN MỞ ĐẦU:

Dạy học là nghệ thuật truyền thụ tri thức. Người giáo viên luôn hướng đến đỉnh cao của chất lượng khi giảng dạy học sinh. Tuy vậy, không phải lúc nào những mong muốn đó cũng dễ thành hiện thực, nhất là khi ý chí, quyết tâm của giáo viên có thừa mà năng lực, thái độ học tập của học sinh có hạn.

Bởi thế cho nên, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học luôn là ưu tiên để giáo viên hướng đến để giảng dạy có hiệu quả, nhằm ngày càng đạt cao hơn mục tiêu, chương trình dạy học. Có nhiều phương pháp dạy học mới giúp giáo viên điều chỉnh giờ lên lớp của mình, và mỗi phương pháp lại có giá trị khác nhau. Một trong những công cụ đa năng, phương pháp tích cực mà tôi đã, đang và sẽ tiếp tục áp dụng trong quá trình dạy học Ngữ văn 9 là graph. Đây là nội dung mới mẻ nhưng hiệu quả mang lại khi tôi thực hiện là rất khả quan.

 Trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, chúng ta không chấp nhận lối học từ chương, truyền thụ kiến thức có sẵn một chiều từ phía người dạy. Giờ học đòi hỏi học sinh phải chủ động lĩnh hội kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Do vậy trong hoạt động dạy học đòi hỏi người dạy phải linh hoạt sử dụng các phương pháp dạy học một cách đa dạng không chỉ bằng phương pháp thuyết trình, hỏi đáp, mà cần tăng cường dạy học nêu vấn đề, dạy học trực quan. Tôi thiết nghĩ sử dụng sơ đồ Graph là một trong những hình thức trực quan sinh động và đạt hiệu qủa nhất. Không nên ngộ nhận rằng bài dạy theo mô hình hóa chỉ có thể áp dụng cho các môn tự nhiên như Toán ,Lý, Hóa, Sinh mà ngay cả những môn như Ngữ văn cũng cần thiết.

 Những nội dung được đề cập đến trong SKKN này rất gần gũi nhưng bao quát và thiết thực. Ở các khâu của hoạt động dạy học, các dạng bài học cũng như ứng dụng trong các phân môn, tôi đều đề cập với những dẫn chứng rõ ràng và có tính minh họa.

 

doc 16 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 789Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sử dụng graph trong giảng dạy Ngữ văn 9 nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở trường thcs Lương Phi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỬ DỤNG GRAPH TRONG GIẢNG DẠY NGỮ VĂN 9 NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP 
CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS LƯƠNG PHI
( Quí thầy cô đọc và góp ý cho mình về đề tài này nhé, còn nhiều thiếu sót tác mình đang tiếp tục bổ sung cho hoàn thiện – Tâm-Lương Phi – Tri tôn – An Giang )
A. PHẦN MỞ ĐẦU: 
Dạy học là nghệ thuật truyền thụ tri thức. Người giáo viên luôn hướng đến đỉnh cao của chất lượng khi giảng dạy học sinh. Tuy vậy, không phải lúc nào những mong muốn đó cũng dễ thành hiện thực, nhất là khi ý chí, quyết tâm của giáo viên có thừa mà năng lực, thái độ học tập của học sinh có hạn. 
Bởi thế cho nên, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học luôn là ưu tiên để giáo viên hướng đến để giảng dạy có hiệu quả, nhằm ngày càng đạt cao hơn mục tiêu, chương trình dạy học. Có nhiều phương pháp dạy học mới giúp giáo viên điều chỉnh giờ lên lớp của mình, và mỗi phương pháp lại có giá trị khác nhau. Một trong những công cụ đa năng, phương pháp tích cực mà tôi đã, đang và sẽ tiếp tục áp dụng trong quá trình dạy học Ngữ văn 9 là graph. Đây là nội dung mới mẻ nhưng hiệu quả mang lại khi tôi thực hiện là rất khả quan. 
 	Trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, chúng ta không chấp nhận lối học từ chương, truyền thụ kiến thức có sẵn một chiều từ phía người dạy. Giờ học đòi hỏi học sinh phải chủ động lĩnh hội kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Do vậy trong hoạt động dạy học đòi hỏi người dạy phải linh hoạt sử dụng các phương pháp dạy học một cách đa dạng không chỉ bằng phương pháp thuyết trình, hỏi đáp, mà cần tăng cường dạy học nêu vấn đề, dạy học trực quan. Tôi thiết nghĩ sử dụng sơ đồ Graph là một trong những hình thức trực quan sinh động và đạt hiệu qủa nhất. Không nên ngộ nhận rằng bài dạy theo mô hình hóa chỉ có thể áp dụng cho các môn tự nhiên như Toán ,Lý, Hóa, Sinh mà ngay cả những môn như Ngữ văn cũng cần thiết. 
	Những nội dung được đề cập đến trong SKKN này rất gần gũi nhưng bao quát và thiết thực. Ở các khâu của hoạt động dạy học, các dạng bài học cũng như ứng dụng trong các phân môn, tôi đều đề cập với những dẫn chứng rõ ràng và có tính minh họa. 
Hiện tại, vấn đề sử dụng graph trong dạy học Ngữ văn đã trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Giáo viên ngoài việc sử dụng bảng phụ để chuẩn bị các graph còn có nhiều sự lựa chọn khác bằng các phần mềm tạo sơ đồ dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin. Cho nên, tôi mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm sử dụng graph trong giảng dạy Ngữ văn 9 với mong muốn góp phần nhỏ của bản thân để bàn cách dạy học tốt hơn. 
B. PHẦN NỘI DUNG: 
CƠ SỞ LÍ LUẬN: 
Tháng 10 năm 2010 sở GD&ĐT An Giang tổ chức triển khai lớp tập huấn sử dụng graph trong giảng dạy Ngữ văn với nhiều nội dung thiết thực. 
Lí thuyết graph được đề cập đến với những nguyên tắc áp dụng cụ thể khoa học giúp cho giáo viên có thể áp dụng trong các bài giảng của mình như: 
 Graph là tập hợp hữu hạn của các yếu tố và các mối quan hệ nên yếu tố được thể hiện thành các đỉnh (điểm), mối quan hệ giữa các yếu tố được thể hiện thành các đoạn nối các đỉnh (điểm) trong graph đó. Để có thể lập được graph cho đối tượng nghiên cứu, điều kiện cần phải có trở thành tính nguyên tắc là xác lập tính hệ thống trong nghiên cứu.
Hệ thống là một chỉnh thể cấu trúc phức hợp những yếu tố có quan hệ hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau. Do vậy đơn vị nghiên cứu mang tính hệ thống phải đảm bảo những điều kiện sau:
- Về số lượng: phải là tập hợp từ 2 yếu tố trở lên, nếu tự nó không trở thành hệ thống được.
- Về quan hệ: các yếu tố trong hệ thống có sự ràng buộc nhau tương quan ảnh hưởng lẫn nhau. 
 - Về giá trị: các yếu tố trong cùng một hệ thống chỉ có giá trị trong bản thân nội tại của hệ thống đó.
	Graph còn mang nhiều phạm trù giúp ta có thể tìm hiểu, tổng kết nội dung của một vấn dễ dàng nhờ vào: 
	- Tính suy luận logic của các điểm ( đối tượng ) cùng bậc, ngang nhau.
	- Tính khái quát giữa các điểm trong hệ thống graph. 
	- Tính tổng hợp của một chỉnh thể một cách trực quan. 
	Áp dung graph trong giảng dạy Ngữ văn 9 còn giúp cho học sinh ôn tập, tổng kết được những kiến thức đã học trong cấp học một cách trực quan, khái quát. Các bài học mới cũng được ghi nhận khoa học hơn, cùng với đặc trưng bộn môn là giá trị nghệ thuật nhân văn, graph bổ sung hoàn thiện hơn năng lực cảm thụ, tiếp thu, ghi nhớ, tái tạo tri thức trở nên toàn diện, hiệu quả. 
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: 
	Khó khăn nhất mà bản thân tôi gặp phải khi nhận phân công ở lớp 9 là việc các em chưa có một sự tự giác tích cực khi tiếp xúc với graph. Điều này dễ hiểu vì đa số giáo viên trong tổ bộ môn chưa được tập huấn sử dụng graph. Các lớp học dưới các em chỉ tự phát được thầy cô cho thực hiện với một số graph có sẵn trong sách giáo khoa, còn bản chất, chức năng mà graph mang lại trong quá trình học tập chưa được khai thác đúng mức. 
	Đa số học sinh không hệ thống hóa được kiến thức cũ mà mình được thầy cô truyền thụ. Bởi vì, những gì học được thuần túy được biểu hiện với hình thức ghi chép xuôi từ trang nọ đến trang kia, dàn trải. Điều ấy mang đế hệ lụy là việc học thuộc lòng ( cách học truyền thống ) tất cả những kiến thức. Sự quá tải là hiển nhiên vì các em không chỉ học một mà có đến trên mười môn. 
	Năng lực phát triển tư duy của học sinh bị hạn chế. Tôi nhận thấy nếu chỉ hỏi và yêu cầu học sinh trả lời bằng ngôn từ, thì ngay học sinh ấy và cả học sinh nghe đều cảm thấy khó khăn khi tiếp cận những nội dung trình bày. Mặc khác, chỉ khi nào ta hỏi thì học sinh mới trả lời, ít khi các em tự tư duy kiến thức dựa trên nền tảng có sẵn ( đây là điều tối kị trong phương pháp dạy học mới ).
	Tính đơn điệu của tiết học, quá trình học cũng thể hiện rõ. Điều này không chỉ riêng học sinh mà ngay cả giáo viên cũng cảm thấy một sự trở ngại nhất định. Cách giúp cho học sinh tìm hiểu khái quát vấn đề, nội dung hay lập dàn ý cho một đề bài tập làm văn hoặc hướng dẫn học sinh dàn trải trên tiết học mà không hệ thống được chung qui một cách rõ ràng thì kết quả sẽ trở nên rời rạc, manh múng. 
	Không hệ thống kiến thức văn học một cách khoa học, đến các bài kiểm tra chất lượng học sinh đạt kết quả thấp là điều hiển nhiên và nó đánh giá đúng năng lực học tập. Kiểm tra học kì, với khối lượng kiến thức khổng lồ không thể gom lại trong một vài tiết học vì vậy mà cái vòng lẩn quẩn của việc dạy – ôn – hệ thống hóa kiến thức một cách bị động ảnh hưởng nhiều đến bản thân tôi cũng như học trò tôi. 
	Với những thực tế kể trên, dù có cố gắng đến dâu thì cũng không giúp cho học sinh có niềm đam mê học tập. Nếu có đi chăng nữa thì với các em chỉ là ở cảm giác đơn thuần chứ không xuất phát từ từ tình cảm sau khi đã chiếm lĩnh được kiến thức Ngữ văn. 
CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 
	Tồn tại những hạn chế đã nêu ở trên khiến tôi trăn trở, tìm tòi những phương pháp mới. Phải làm thế nào để kích thích tu duy, dễ tiếp thu, dễ nhớ, sáng tạo trong suy nghĩ của các em. Sau đợt tập huấn về graph ở trường THCS Lí Thường Kiệt – LX do sở GD&ĐT tổ chức, tôi cố gắng mày mò tìm hiểu thêm về bản chất, chức năng và hiệu quả mà graph mang lại. Dù đợt tập huấn còn hạn chế về thời gian và nội dung truyền đạt nhưng tôi vẫn mạnh dạn áp dụng vào công tác nói chung và giảng dạy Ngữ văn 9 nói riêng từ năm học 2010 – 2011. Với những gì đã thực hiện, tôi đã đút kết được một số ứng dụng graph trong bài giảng của mình. 
Sử dụng graph trong các khâu của hoạt động dạy học:
	Các khâu của quá trình dạy học bao gồm: Chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, dạy bài mới, củng cố hóa kiến thức vừa học. Việc sử dụng graph để phát huy hết tác dụng của từng khâu là vô cùng cần thiết đối với quá trình tích lũy tri thức của học sinh. Không riêng việc ứng dụng graph các phương pháp dạy học tích cực khác cũng không thể bỏ qua tầm quan trọng, ảnh hưởng qua lại và quyết định lẫn nhau của việc học ở nhà đến học ở lớp. 
Graph với chuẩn bị bài ở nhà: 
	Hướng dẫn chuẩn bị bài là khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Thực tế nếu hướng dẫn chuẩn bị bài kĩ và sâu thì tiết học kế tiếp sẽ đạt được hiệu quả cao hơn, học sinh tiếp nhận kiến thức mới một cách dễ dàng. 
	Học ở nhà là sự tương tác gián tiếp của giáo viên đến nhận thức của học sinh. Với 45 phút trên lớp cho nhiều hoạt động cần giải quyết ( kiểm tra bài cũ, dạy bài mới, hướng dẫn chuẩn bị bài... ) đã gây bị động lớn về thời gian cho cả giáo viên lẫn học sinh. Những câu hỏi, gợi ý, yêu cầu trên lớp được chúng ta nêu ra cho học sinh thường là ở cuối tiết dạy. Khi ấy, áp lực của sự căng thẳng khi tiếp thu kiến thức mới vừa xong cùng với cái hồ hởi của các em trong việc chờ đợi tiếng trống trường vang lên để kết thúc tiết học sẽ phá hỏng sự tập trung vào khâu hướng dẫn chuẩn bị bài. 
	Giải pháp tối ưu của hoạt động này là sử dụng phiếu học tập ở nhà song hành với những hướng dẫn bằng lời của giáo viên. Tôi nhận thấy, việc này mang lại nhiều tác dụng: vừa tạo sự mới mẻ trong học tập, vừa lưu lại những gì giáo viên hướng dẫn học sinh. Phiếu học tập đa dạng về hình thức, nội dung yêu cầu, khi đó graph đóng vai trò thiết yếu để các em ghi lại kiến thức trong bài soạn.
	Cùng với những câu hỏi cho sẵn trên phiếu, những graph chưa hoàn chỉnh yêu cầu điền khuyết, sẽ giúp cho học sinh dễ dàng hơn trong khi soạn bài. Với việc vận dụng graph trong thời điểm này, điều lưu ý của tôi là hiểu đúng tính chất suy luận logic của graph để kích thích tư duy của các em. Học sinh dựa trên những dữ kiện (điểm ) có sẵn để tìm nội dung của các điểm cùng cấp, hoặc cấp trên dưới theo quan hệ đẳng lập hoặc bao hàm. 
	Ví dụ minh họa : Hướng dẫn chuẩn bị bài Lặng lẽ Sapa 
	1. Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu tác giả
	2. Phẩm chất nhân vật anh thanh niên thể hiện như thế nào? làm rõ theo sơ đồ sau: 
	3. Suy nghĩ của em về nhân vật, tình cảm của em thay đổi như thế nào khi đọc truyện.
	( Học sinh sẽ tự điền vào sơ đồ: 
	1- Bốn năm không sót 1 giờ “ốp” 2- Gắn công việc với nhiều đồng chí
	3- Sáng tạo khi không dùng được máy 4- Vợ bác lái xe – củ tam thất
	5- Bác họa sĩ – nước chè, làn trứng ...	 6- Cô kĩ sư – bó hoa, “chiếc khăn”
	7- Bạn với sách	 8- Thức ăn, thức dụng
	9- Khiêm tốn 	 	 10- Giới thiệu người khác đáng vẽ hơn mình 
	11- Về cuộc đời	12- Về đất nước )
	Học sinh có thể lựa chọn nhiều phương thức học ở nhà khác nhau: tự học hoặc học nhóm. Nếu là học nhóm sẽ làm tăng hứng thú và rèn kĩ năng làm việc tập thể. 
	b. Graph với tiết học trên lớp: 
	Nhiều phương pháp dạy học tối ưu được giáo viên áp dụng rộng rãi nhằm mang lại hiệu quả tích cực cho tiết học. Thay đổi cách nhận thức về nội dung bài học trong những điều kiện cho phép giúp giáo viên hướng dẫn học sinh nhớ dễ hơn. Việc sử dụng graph trên lớp cũng là muốn hướng tới điều đó. Mặc khác graph còn mang lại nhiều tác dụng hơn cả mong muốn khác như: tiết kiệm thời gian, phân hóa đối tượng học sinh và kể luôn việc mang lại không khí học tập sinh động, lôi cuốn. 
	Những tác dụng ấy mang ... ể được thông qua nhiều hình thức khác nhau theo phương pháp gợi mở, hoặc nêu vấn đề. Vận dụng cách xây dựng graph ngược, graph thiếu hay graph trống để kích thích tư duy học sinh. Sử dụng graph vào mọi thời điểm như trong khi phân tích, củng cố bài.
	Ví dụ: 
	Hướng dẫn học sinh xây dựng các nội dung theo thứ tự của graph:
	1- Lần đầu gặp: nhảy lên bờ, xúc động ...
	2- Cố gắng gần con nhưng không được 
	3- Đánh con ( nhưng vì nôn nóng gần con )
	4- Chia tay, như không muốn xa con
	5- Làm chiếc lược cho con
	6- Nhớ về con 
	7- Lúc hi sinh( chỉ còn tình cha con là sống, gửi chiếc lược)
	Với graph cho phân môn Văn, tôi ý thức được việc không phá vỡ đặc trung bộ môn. Vẫn là graph mang đến hệ thống kiến thức nhưng khả năng diễn cảm, nhận xét, đánh giá của học sinh lại chiếm phần thiết yếu. 
	Năng vận dụng graph trong phân môn văn còn đáp ứng được yêu cầu tích hợp ngang giữa các phân môn, nhất là phần Tập làm văn. Tôi nhận thấy điều đó nhờ vào hoạt động làm văn của học sinh. Các em dễ nhớ nội dung yêu cầu nghị luận văn học, diễn ý lại sơ đồ đã nhớ để hoàn thành dàn ý trước khi viết. Hoặc với các em giỏi có thể sử dụng graph như là dàn ý để viết ( vấn đề đã được kiểm chứng). 
	b. Phân môn Tiếng Việt dễ vận dụng graph nhất và cũng mang lại hiệu quả nhất. Bởi với phân môn Tiếng Việt, yêu cầu ghi nhớ khoa học của các đơn vị kiến thức phải chính xác và đầy dủ. 
	Yêu cầu học sinh tự vẽ lại sơ đồ nhằm mục đích ghi nhớ nội dung kiến thức sâu hơn. Hệ thống kiến thức còn giúp cho việc so sánh, đối chiếu tránh nhầm lẫn khi xác định hoặc sử dụng các nội dung Tiếng Việt. 
	Ví dụ sau khi học các phương châm hội thoại 
	Lớp 9, cần thiết sử dụng graph nhất khi phải dạy bài ôn tập, tổng kết. Vì như trên đã trình bày, graph giúp nhớ triệt để hơn kiến thức. 
	c. Graph với phân môn Tập làm văn: 
	Là phân môn quan trọng nhất trong việc đánh giá kĩ năng của học sinh. Quá trình tạo lập văn bản đòi hỏi học sinh ngoài khả năng diễn đạt còn phải khái quát được những gì mà đề bài yêu cầu. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy vẫn xuất hiện nhiều học sinh có khả năng dùng từ, đặt câu nhưng trình bày toàn diện yêu cầu đề vẫn chưa đạt. Trường hợp này cho thấy khả năng tìm hiểu đề, lập dàn ý của học sinh là chưa tốt. Có thể là do không có kĩ năng tư duy (trong thuyết minh, nghị luận xã hội ) đề bài hoặc nhớ không đầy đủ kiến thức mà phần văn đã thực hiện ( trong nghị luận văn học). 
	 Việc sử dụng graph thường xuyên giúp cho học sinh phát triển kĩ năng tư duy trong quá trình xây dựng dàn bài, để đạt hiệu quả trong quá trình làm văn. Chẳng hạn, khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiểu thuyết minh, với graph giúp các em ghi nhận được tổng thể đối tượng thuyết minh trước khi làm bài. Khi vẽ sơ đồ, học sinh tránh được hạn chế của sự mất cân đối khi thuyết minh, tăng khả năng tổng hợp các bộ phận của đối tượng thuyết minh. 
	Ví dụ:Bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh trang 28. 
	Sơ đồ hướng dẫn học sinh 
Nghị luận xã hội cũng vậy, nếu không sử dụng graph để kích thích khả năng phân tích nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề học sinh sẽ rất bị động. Để tạo công thức cho kiểu bài này tôi đi đến xác lập một hệ thống chung cho nội dung, từ đó học sinh triển khai những ý khác nhau tùy vào đề bài cụ thể. Nhờ thế mà chất lượng các bài viết nâng lên rõ rệt. Công thức cho nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống bao gồm: biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả, thái độ, biện pháp. học sinh tự lập thêm các nội dung ở điểm nhỏ hơn để hoàn thành graph có giá trị như dàn ý chi tiết. 
	Phần trên, tôi nhấn mạnh ở phần tích hợp ngang giữa các phân môn, với nghị luận văn học là quan trọng nhất. Chỉ khi học sinh nắm rõ các nội dung cần phân tích về nhân vật văn học, tình huống truyện, nội dung bài thơ, đoạn thơ thì các em mới có phương tiện phân tích, cảm nhận, đáp ứng yêu cầu của đề. Tuy nhiên, không phải lúc nào các em cũng nhớ hết, vì vậy mà hoạt động luyện tập trong các tiết tập làm văn tôi thường gợi lại các graph đã thực hiện. 
	IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 
	1. Kết quả đạt được: 
	Niềm vui lớn nhất đối với tôi có lẽ chính ở sự yêu thích môn học của các em học sinh. Có thể khẳng định rằng ngay khi tôi áp dụng graph vào các tiết đầu tiên sau tập huấn trong năm học 2010 – 2011, hứng thú của học sinh nâng lên rõ rệt. Không khí học tập trở nên phấn khởi, học sinh chủ động tích cực tham gia xây dựng các graph. Đây là thành công mà nhiều phương pháp dạy học tích cực muốn hướng đến. Quan trọng hơn là học sinh trân trọng giá trị trong việc hệ thống kiến thức của mình. Từ đó, kiến thức tích lũy của các em có tính lâu bền. 
	Những em học sinh yếu kém cũng có thể góp vai trò của mình trong các graph. Việc tham gia vào các hoạt động trên lớp đã thay đổi nhận thức học tập, các em trở nên siêng năng. Mặc khác, với đặc điểm dễ nhớ, trực quan, học sinh yếu cũng được động viên khi kết quả kiểm tra ít bị điểm xấu. Thế nên kết quả học tập của học sinh nâng lên so với năm học trước: 
Năm học
Số lượng 
học sinh
Trên trung bình – tỉ lệ
Dưới trung bình – tỉ lệ
2009 – 2010
56
48 – 85,7%
8 – 14,3%
2010 – 2011
59
54 – 91,5%
5 – 8,5%
	Nhìn vào thống kê chất lượng bản thân, tín hiệu tôi vui mừng nhất là các em học sinh đạt loại yếu đã giảm hẳn từ 14,3% sau 1 năm áp dụng cách dạy học mới chỉ còn 8,5%.
	Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của tôi đã thuận lợi hơn rất nhiều từ khi hướng các em ghi nhớ kiến thức Ngữ văn bằng graph. Kiến thức trên lớp hệ thống bằng graph cộng với kiến thức bổ sung trong ôn tập giúp học sinh cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Nhờ đó các tiết ôn tập, các em tập trung vào thực hành, tăng kĩ năng viết và tìm hiểu những nội dung mới. Trường có rất ít học sinh, việc tuyển chọn thi học sinh giỏi không nhiều nhưng với 1 học sinh tôi đã giúp em đạt giải C cấp tỉnh và B cấp huyện. Kết quả ấy làm tôi khiến tôi hài lòng về việc áp dụng phương pháp mới. 
	Chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 làm tôi hài lòng hơn cả. Tỉ lệ học sinh đạt trên điểm 5 tăng lên như là minh chứng sinh động nhất cho hiệu quả sử dụng graph trong dạy học của tôi. Tuyển sinh không giới hạn nội dung kiến thức học tập cho nên yêu cầu học sinh nắm kiến thức tổng thể của chương trình Ngữ văn lớp 9. Thời gian ôn tập không nhiều, vì vậy những giờ dạy trên lớp quyết định đến lượng kiến thức của các em. Khả năng khắc sâu kiến thức của graph đã giúp cho học sinh là bài đạt hiệu quả hơn. Năm học 2009 – 2010 tỉ lệ học sinh trên trung bình chỉ đạt 33% nhưng đến năm học 2010 – 2011(năm áp dụng graph trong dạy học) tỉ lệ nâng lên đáng kể. Bảng thống kê của trường THCS Lương Phi: 
Năm học
Tổng số học sinh
Dưới trung bình
Trên Trung bình
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
2009 – 2010
68
26
67,7
22
32,3
2010 – 2011
71
31
43,66
40
56,33
	Bảng thống kê cho thấy tỉ lệ học sinh đạt trên trung bình nâng lên đáng kể từ 32,3% lên 56,33% nhờ vào việc áp dụng graph trong quá trình dạy học. 
	2. Nguyên nhân thành công, tồn tại: 
	* Nguyên nhân thành công: 
	Thành công của sáng kiến kinh nghiệm có thể dẫn ra các nguyên nhân cơ bản sau: 
	- Bản thân tìm hiểu, nắm rõ đầy đủ bản chất, chức năng, tác dụng của graph trong khi áp dụng vào các đơn vị bài học. 
	- Vận dụng graph vào đúng thời điểm của tiết học, đúng nội dung của các đơn vị kiến thức. Tận dụng màu sắc của graph như có tác dụng tăng tính trục quan sinh động. 
	- Áp dụng thành công cái mới của bản thân trong năm học là nâng cao hiệu quả của việc hướng dẫn chuẩn bị bài bằng phiếu học tập. 
	- Học sinh tích cực hợp tác xây dựng các sơ đồ. Nhờ đó học sinh nâng cao khắc ghi kiến thức và chất lượng được cải thiện. 
	* Tồn tại: 
	Dù đạt được những kết quả khả quan nhưng vẫn còn thiếu sót trong quá trình thực hiện. Việc một số học sinh mất kiến thức ở lớp học dưới gây khó khăn trong việc tổng hợp kiến thức bằng các sơ đồ, nhất là các bài tổng kết phần Tiếng Việt. Điều này đã làm cho việc tổng kết như biến thành dạy lại kiến thức cũ. Tuy nhiên số học sinh này không nhiều và vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp khắc phục của giáo viên.
C. KẾT LUẬN: 
	I. Những bài học kinh nghiệm: 
	Giáo dục học sinh hiệu quả phải xuất phát từ chính niềm hứng thú say mê của các em. Tất cả các phương pháp thủ thuật đều hướng mục đích ấy. Sử dụng graph trong quá trình dạy học Ngữ văn 9 dù chỉ mới thực hiện hơn một năm học nhưng những gì đạt được đối với tôi là không thể phủ nhận tác dụng tích cực của nó. Bản thân tôi tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu song song hai khía cạnh chuyên môn và graph để ngày càng đạt hiệu quả hơn trong dạy học. Tâm huyết duy nhất của tôi là làm sao cho mỗi lứa học sinh kinh qua phải đạt được những gì tốt hơn, đáp ứng được những gì mà ngành giáo dục đã giao cho. Và hơn cả chính kiến thức của các em sẽ góp phần tích cực vào việc tạo ra những con người đầy đủ nhân cách mới vì dạy Văn là dạy người.
	Sử dụng graph là hiệu quả, nhưng không nên nhầm lẫn với việc sử dụng nó ở tất cả bài học, tất cả đơn vị kiến thức. Sử dụng graph thành công khi và chỉ khi áp dụng đồng thời và thao tác hợp lí với các phương pháp dạy học khác. Môn Ngữ văn có đặc thù riêng nên vẫn phải dành phần cho luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Ngữ văn cũng cần ghi nhớ kiến thức khoa học nên cần thiết sử dụng graph.
	Ngày nay, các phần mềm tạo lập graph rất phong phú, có thể kể đến Mindjet MindManager, Imindmap5, hay ngay cả vẽ sơ đồ trên Microsoft Open office cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong các trường học thì việc vận dụng graph trong giảng dạy trở nên dễ dàng hơn. 
	II. Ý nghĩa của SKKN: 
	Sáng kiến kinh nghiệm hình thành đã giải quyết bài toàn khó cho tổ Ngữ văn trường THCS Lương phi. Là tập thể những giáo viên trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều nên công tác giảng dạy với chất lượng chưa cao, thước đo thể hiện rõ nhất là trong tuyển sinh và bồi dưỡng học sinh giỏi. Năm học qua với chút thành tích khiêm tốn đạt được đã giúp cho tôi tự tin hơn trong việc đổi phương pháp dạy học theo hướng ngày càng tích cực. Sáng kiến cũng góp phần làm phong phú thêm hoạt động dạy học của bộ môn Ngữ văn. 
	III. Khả năng ứng dụng: 
	Những gì thể hiện của sáng kiến kinh nghiệm đủ để chia sẻ với đồng nghiệp trong tổ chuyên môn. Hi vọng những tác dụng của graph được giáo viên trong tổ tận dụng trong quá trình dạy học của mình để hiệu quả dạy học Ngữ văn của nhà trường nâng lên góp phần nâng cao chất lượng chất lượng chung của đơn vị. 
	IV. Đề xuất, kiến nghị: 
	Sở GD&ĐT tổ chức triển khai rộng rãi chuyên đề sử dụng graph trong dạy học Ngữ văn cho tất cả giáo viên để mọi người có điều kiện bồi dưỡng phương pháp giảng dạy của mình. 
	Phần mềm Mindjet MindManager có khả năng rất cao trong tạo lập graph và các công tác khác mà cán bộ quản lí nhà trường được tập huấn nên triển khai cho tất cả giáo viên nhằm phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy. 
 	Lương Phi ngày 18/11/2011
	 Người thực hiện 
	 Phan Thành Tâm 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN TAM LUONG PHI TRI TON AN GIANG SU DUNG GRAPHTRONG DAY HOC NGU VAN LOP 9 O TRUONG THCS LUONG PHI.doc