Sử dụng tư liệu vào giờ học “chương trình địa phương", giúp giờ học đạt hiệu quả (Phần Tập Làm Văn, Tiết 92 – Tuần 23, Ngữ Văn 8)

Sử dụng tư liệu vào giờ học “chương trình địa phương", giúp giờ học đạt hiệu quả (Phần Tập Làm Văn, Tiết 92 – Tuần 23, Ngữ Văn 8)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ :

 Trong chương trình thay sách, môn Ngữ Văn của các khối lớp 6, 7, 8, 9 luôn có tiết “chương trình địa phương” trong chương trình học chính khoá. Cụ thể :

 - Khối lớp 6 : gồm 5 tiết chương trình địa phương (4 tiết phần Văn và Tập làm

 văn, 1 tiết Tiếng Việt)

 - Khối lớp 7 : gồm 6 tiết chương trình địa phương (3 tiết phần Văn và Tập làm

 văn, 3 tiết Tiếng Việt)

 - Khối lớp 8 : gồm 5 tiết chương trình địa phương (2 tiết Văn, 1 tiết Tập làm

 văn, 2 tiết Tiếng Việt)

 - Khối lớp 9 : gồm 5 tiết chương trình địa phương (1 tiết Văn, 2 tiết Tập làm

 văn, 2 tiết Tiếng Việt)

 Những tiết học “chương trình địa phương” này rất cần tư liệu từ thực tế của địa phương mình. Với tiết “chương trình địa phương” (tuần 23, tiết 92 - nội dung : thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở địa phương) của lớp 8, tiết học cần phải đạt được các yêu cầu sau :

 + Giúp học sinh vận dụng kĩ năng làm văn thuyết minh.

 + Tự giác tìm hiểu những di tích, thắng cảnh ở quê hương mình.

 + Nâng cao lòng yêu quý quê hương.

 

doc 23 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 968Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sử dụng tư liệu vào giờ học “chương trình địa phương", giúp giờ học đạt hiệu quả (Phần Tập Làm Văn, Tiết 92 – Tuần 23, Ngữ Văn 8)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Phần Tập Làm Văn, Tiết 92 – Tuần 23, Ngữ Văn 8)
 Người viết : LÊ THỊ HỒNG.
 Tổ : Văn – Sử.
 Đơn vị : Trường THCS Ninh Gia.
 Năm học : 2005 – 2006.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
 Trong chương trình thay sách, môn Ngữ Văn của các khối lớp 6, 7, 8, 9 luôn có tiết “chương trình địa phương” trong chương trình học chính khoá. Cụ thể :
 - Khối lớp 6 : gồm 5 tiết chương trình địa phương (4 tiết phần Văn và Tập làm 
 văn, 1 tiết Tiếng Việt)
 - Khối lớp 7 : gồm 6 tiết chương trình địa phương (3 tiết phần Văn và Tập làm 
 văn, 3 tiết Tiếng Việt)
 - Khối lớp 8 : gồm 5 tiết chương trình địa phương (2 tiết Văn, 1 tiết Tập làm 
 văn, 2 tiết Tiếng Việt)
 - Khối lớp 9 : gồm 5 tiết chương trình địa phương (1 tiết Văn, 2 tiết Tập làm 
 văn, 2 tiết Tiếng Việt)
 Những tiết học “chương trình địa phương” này rất cần tư liệu từ thực tế của địa phương mình. Với tiết “chương trình địa phương” (tuần 23, tiết 92 - nội dung : thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở địa phương) của lớp 8, tiết học cần phải đạt được các yêu cầu sau :
 + Giúp học sinh vận dụng kĩ năng làm văn thuyết minh.
 + Tự giác tìm hiểu những di tích, thắng cảnh ở quê hương mình.
 + Nâng cao lòng yêu quý quê hương.
 Trong khi đó giáo viên và học sinh rất khó khăn trong việc tìm tư liệu phục vụ cho giờ học. Hơn nữa, tiết học này gần như là để học sinh tự tìm hiểu và vận dụng, thực hành nên giáo viên giảng dạy có phần sao nhãng. Do đó nội dung giờ học còn tẻ nhạt, chưa phong phú và chưa gây hứng thú cho học sinh.
 Hơn nữa, danh lam thắng cảnh của Ninh Gia và Đức Trọng thì không nhiều. Do đó giáo viên thường cho học sinh tìm hiểu thêm những danh lam thắng cảnh ở Đà Lạt. Vì Đà Lạt là một nơi được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh đẹp và nổi tiếng. Nhưng thông tin vẫn chưa đáp ứng đủ, giáo viên lẫn học sinh đều gặp khó khăn khi tìm thông tin, tư liệu.
 Xuất phát từ yêu cầu, mục đích và tình hình thực tế trong giảng dạy, tôi đã có nhiều trăn trở, suy nghĩ khi dạy bài “Chương trình địa phương”. Tôi đã tự chọn cho mình một số giải pháp, nhưng cách sử dụng tư liệu vào giờ học “chương trình địa phương” là giải pháp có hiệu quả nhất, phù hợp với thực tế giảng dạy tại trường Trung học cơ sở Ninh Gia - Đức Trọng.
 Chính vì vậy, tôi đã cố gắng tìm tư liệu (Phần lớn là danh lam thắng cảnh Đà Lạt và một số di tích văn hoá nghệ thuật) để giới thiệu đến học sinh Ninh Gia - giúp học sinh tham khảo nhằm phục vụ cho giờ học “Chương trình địa phương” – Phần Tập làm văn, tiết 92 (Tuần 23) của lớp 8 được tốt hơn. Ngoài ra cũng góp phần mở rộng tầm hiểu biết của học sinh, bồi dưỡng lòng yêu mến và lòng tự hào về cảnh đẹp của thành phố Đà Lạt nói riêng, của tỉnh Lâm Đồng nói chung - nơi bản thân học sinh đang sinh sống và học tập.
II. THỰC TRẠNG :
 1. Về phía Giáo viên :
 Giáo viên cần rèn cho học sinh năng lực tự học. Với tiết học “Chương trình địa phương” – Phần Tập làm văn, tiết 92 (Tuần 23) của lớp 8, để làm được điều đó, giáo viên phải hướng dẫn, giới thiệu đến học sinh nguồn tư liệu cần thiết, phù hợp để học sinh có thể tự làm việc có hiệu quả. Thế nhưng, trong năm học vừa qua, trường chúng tôi còn tồn tại một số hạn chế : 
 - Giáo viên chưa giới thiệu được cho học sinh tư liệu cần tham khảo. 
 - Thư viện nhà trường còn ít sách báo. Một số đầu sách mà giáo viên cần để giới 
 thiệu đến học sinh thì thiếu, như :
 + Đà Lạt điểm hẹn năm 2000 – NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
 + Địa chí Lâm Đồng – NXB Văn hoá dân tộc – 2001.
 + Địa chí du lịch – Nhiều tác giả – NXB thành phố Hồ Chí Minh, 1996.
 + Lâm Đồng hướng tới thế kỉ XXI – nhiều tác giả, UBND tỉnh Lâm Đồng, 
 2000. (  )
 - Phương tiện vật chất : băng hình, máy chiếu  thiếu thốn. 
 - Hình thức tổ chức còn tẻ nhạt, đơn điệu, chưa phong phú. Vì vậy, giờ học trầm, ít sôi nổi; không lôi cuốn được học sinh, không phát huy được sự sáng tạo và không làm trỗi dậy tình cảm văn chương trong lòng mỗi em; không khuyến khích được các em tự viết, tự sáng tác. 
 Và để hướng dẫn học sinh tìm tư liệu phù hợp, giáo viên phải có một vốn nhất định về tư liệu để có thể giới thiệu cho học sinh.
 2. Về phía học sinh :
 - Qua quan sát và tìm hiểu thực tế, học sinh tại trường THCS Ninh Gia rất ít đọc sách báo. Học sinh chỉ thích đọc truyện tranh, truyện cổ tích  mà tư liệu phục vụ cho giờ học này chủ yếu là ở sách báo. Đến khi được thầy cô giáo yêu cầu, học sinh cũng sẽ đến thư viện tìm sách báo để đọc. Thế nhưng, đa số không kiên nhẫn tìm tòi. Khi tìm được bài báo nào viết về danh lam thắng cảnh, học sinh chép lại và coi như hoàn tất việc tìm hiểu. Rất nhiều em chép trùng bài của nhau. Do đó, nội dung các danh lam thắng cảnh không phong phú, góp phần tạo sự đơn điệu, nhàm chán trong giờ học.
 - Ngoài sách báo, tư liệu phục vụ cho giờ học còn có thể kể đến đó là tư liệu thu thập trên In-tơ-nét. Đây là một thế mạnh của công nghệ thông tin. Thế nhưng, học sinh đến đấy phần lớn là để chơi trò chơi điện tử chứ chưa có ý thức tự học, tự truy cập thông tin.
 - Thực tế việc tham quan các danh lam thắng cảnh của học sinh tại trường THCS Ninh Gia cũng không được thuận lợi. Phần lớn học sinh ở đây là con nông dân, cho nên việc được đi đây đi đó để tham quan là điều rất khó. 
 Vì vậy, học sinh Ninh Gia thiếu thông tin và tầm hiểu biết về các danh lam thắng cảnh của địa phương bị hạn chế. Nếu không có thông tin hoặc không có số liệu cụ thể về đề tài được chọn, học sinh sẽ viết một cách chung chung, thiếu tính thuyết phục. 
III. NỘI DUNG GIẢI PHÁP :
SỬ DỤNG TƯ LIỆU VÀO GIỜ HỌC “CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG”, GIÚP GIỜ HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ.
 Đây là tiết Tập làm văn : Thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở địa phương nên việc học sinh tìm hiểu, chuẩn bị nội dung và việc giáo viên cung cấp thêm tư liệu tham khảo cho học sinh là hết sức quan trọng và không thể thiếu khi dạy tiết học này.
 1. Tư liệu của học sinh :
 - Qua sách báo : 
 Yêu cầu học sinh tự tìm hiểu về thông tin của danh lam thắng cảnh tại địa phương qua sách báo. Hướng dẫn học sinh cách lấy tư liệu sao cho khoa học và phù hợp. Cần ghi chép lại những thông tin cần thiết, có thể cắt những tranh ảnh trong báo liên quan đến nội dung mà mình đang tìm hiểu. 
 Khuyến khích học sinh năng đọc sách báo, tránh cách đọc sách báo theo thời vụ, đọc khi có yêu cầu. Học sinh cần rèn cho mình thói quen ghi chép lại một cách khoa học, rõ ràng những thông tin mà mình có được.
 - Qua tham quan thực tế : 
 Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đến nơi cần viết mà tìm hiểu chứ không nhất thiết là thông qua tư liệu. Lưu ý học sinh : phải biết cách tìm hiểu, biết cách lấy thông tin và những gì cần thì nên ghi nhớ lại. Có thể ghi nhớ lại bằng ghi chép, có thể ghi nhớ lại bằng hình ảnh. Thế nhưng, học sinh lớp 8, lứa tuổi thích nghịch, thích chạy nhảy, vui đùa, thích khám phá  nếu để học sinh đi theo nhóm mà không có mặt giáo viên thì sẽ không ai quản lí được học sinh. Vì danh lam thắng cảnh ở Ninh Gia và Đức Trọng, phần lớn là thác nước hoặc chùa chiền gần sông suối. Còn ở Đà Lạt thì không thuận lợi vì xa. Nếu để học sinh tự đi thì sẽ không đảm bảo an toàn.
 Do đó, để học sinh vừa tập trung làm bài tập Tập Làm Văn, vừa tập trung học tốt các môn học khác , tránh trường hợp học sinh lấy lí do đi thực tế để làm bài tập Văn rồi có thể xảy ra những điều không hay, giáo viên có thể sử dụng một số tư liệu mà mình sưu tầm được cho học sinh tham khảo, sau đó hướng dẫn học sinh quan sát thêm bằng cách chăm xem ti vi, hoặc quan sát qua tranh ảnh và kết hợp với những chuyến đi tham quan thực tế (nếu đã có) ở một số em.
 2. Tư liệu của giáo viên :
 Giáo viên chuẩn bị tư liệu về danh lam thắng cảnh ở địa phương để giúp học sinh tham khảo. Điều này hoàn toàn không làm thui chột khả năng tư duy và tính tích cực của học sinh. Vì tư liệu mà giáo viên hướng dẫn học sinh chỉ là cái sườn, là bộ khung với những thông tin cơ bản và số liệu cụ thể. Từ những thông tin và số liệu ấy, kèm theo quan sát tranh ảnh để kết hợp miêu tả, từng cá nhân hoặc nhóm hình thành bài thuyết minh của mình theo đề tài (từng danh lam thắng cảnh) mà nhóm mình chọn. Thông qua tư liệu, học sinh cũng có thể hiểu được đối tượng mà mình thuyết minh. Và cơ bản, học sinh nắm được một số thông tin cần thiết về danh lam thắng cảnh đó để có thể tự thuyết minh cho những người xung quanh mình cùng biết.
 Nguồn tư liệu của giáo viên có được từ tham quan thực tế và chủ yếu là từ những thông tin trên sách, báo. Giáo viên tham khảo, tổng hợp, lựa chọn những danh lam thắng cảnh tiêu biểu nhất để giới thiệu đến học sinh.
 Cách sắp xếp tư liệu của giáo viên : 
 - Danh lam thắng cảnh ở Đức Trọng (Tranh ảnh, thông tin).
 - Danh lam thắng cảnh ở Đà Lạt (Tranh ảnh, thông tin).
 + Danh lam thắng cảnh.
 + Di tích văn hoá nghệ thuật.
 Một số thông tin minh họa
 1. ĐỨC TRỌNG :
 THÁC PONGOUR
 Hoang dã và mơ màng nhất Nam Tây Nguyên, tuy thuộc huyện Đức Trọng và cách Đà Lạt 50 km trên đường quốc lộ 20 Đà Lạt về Sài Gòn, nhưng tên tuổi của Pongour vẫn gắn liền với thành phố Hoa. Du khách thường gọi là Pongour, nhưng dân địa phương lại đặt tên cho con thác hai cái tên nữa là : Thiên Thai hay Bẩy Tầng cũng chính vì vẻ thơ mộng, quyến rũ và cũng rất hùng vĩ của nó.
 Chuyện kể rằng : Ngày xưa, vùng đất Phú Hội, Tân Hội – Tân Hà ngày nay do nàng KaNai làm chủ. KaNai là một tù trưởng xinh đẹp, trẻ trung và có sức mạnh hơn cả những chàng dũng sĩ K’ho, Churu. Nàng lạïi có tài chinh phục thú rừng, nhất là loại tây u (Tê giác). Do vậy, trong bộ tộc của nàng có đến bốn con  ... rời cao. Phía trước có bốn trụ lớn và phía dưới diềm mái là mảng trang trí hoa văn hình chữ “vạn” cách điệu.
 Trong chính điện có tượng Phật Thích Ca ngồi trên toà sen được đúc bằng đồng từ năm 1952 cao 1,70m và nặng 1.250 Kg, bên ngoài chính điện có một tháp hình bát giác.
 Bên phải nội điện có Đại Hồng Chưng (quả chuông) nặng 450 Kg treo trên giá được làm bằng gỗ quí.
 Chùa Linh Sơn là một quần thể kiến trúc bao gồm nhiều công trình lớn nhỏ toạ lạc trên một quả đồi rộng khoảng 4 ha. Trong khuôn viên còn có một giảng đường khá lớn được xây dựng từ năm 1972 hiện là trường cơ bản Phật học của tỉnh Lâm Đồng.
 Chùa Linh Sơn được coi là trung tâm của Giáo hội phật giáo Lâm Đồng, là nơi đào tạo tăng ni.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN : 
 Để học sinh có ý thức chuẩn bị và biết cách tìm tư liệu, sử dụng tư liệu, lấy thông tin phục vụ cho bài “chương trình địa phương” (tiết 92), giáo viên sẽ tiến hành các bước như sau :
 1. Tổ chức cho học sinh tiếp cận đề tài, thông tin về đề tài:
 + Hoạt động cá nhân :
 Để chuẩn bị cho giờ học này, giáo viên cần nghiên cứu trước phân phối chương trình ngay từ đầu năm học. Từ đó, xây dựng kế hoạch cá nhân trong từng tuần, từng tháng một cách cụ thể. Căn cứ vào kế hoạch cá nhân (hay kế hoạch bộ môn), giáo viên đưa ra những yêu cầu chung đối với học sinh. Ví dụ như trước khi học các bài “Tập làm thơ”, giáo viên yêu cầu học sinh phải biết quan sát, ghi chép lại những cảm xúc nảy sinh, lựa chọn từ ngữ đặc sắc, lựa chọn thể thơ phù hợp và mỗi em phải có một cuốn “sổ tay văn chương”, trong đó ít nhất phải có vài ba bài thơ tự mình sáng tác. Với giờ học “Chương trình địa phương” này cũng vậy, căn cứ vào kế hoạch cá nhân, ngay từ tuần 15+16 giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và tìm hiểu thông tin, sưu tầm, ghi chép vào cuốn “sổ tay văn chương”  để học sinh có một sự chuẩn bị lâu dài. Giai đoạn này để các em sưu tầm rồi tập thuyết minh, tập sáng tác. Với những học sinh khá giỏi và học sinh yêu thích môn Văn, nên khuyến khích các em phát huy tính sáng tạo trong bài thuyết minh của mình – và số này thì không nhiều. Vì vậy, giáo viên phải có kế hoạch trước và chủ động trong kế hoạch.
 + Hoạt động nhóm :
 Trước khi thực hiện tiết học 2"3 tuần, giáo viên cần dặn dò học sinh kĩ lưỡng. Tập trung lớp và phân nhóm học sinh. 
 Khi chia nhóm, cần phân công cụ thể. Ví dụ trong một lớp có 4 tổ, ta chia thành bốn nhóm (hoặc có thể 6 nhóm, số lượng nhóm tuỳ mỗi giáo viên). 
 - Nhóm 1 : Viết về thác nước (Thác Prenn, Thác Pongour  )
 - Nhóm 2 : Viết về ao hồ. (Hồ Xuân Hương, Suối Vàng, Hồ Tuyền Lâm  )
 - Nhóm 3 : Viết về chùa chiền. (Chùa Tam Thanh, Chùa Linh Sơn  )
 - Nhóm 4 : Viết về kiến trúc nhà cửa, dinh thự. (Dinh Bảo Đại, nhà Ga )
 Tuy nhiên, cần chú ý đến ba đối tượng học sinh : khá giỏi, trung bình và yếu kém bộ môn. Chú ý trong mỗi nhóm đều có ba đối tượng này để kích thích sự thi đua học tập trong mỗi nhóm, các em sẽ học tập được lẫn nhau, đảm bảo chất lượng cho bài viết  
 Cùng lúc với việc phân nhóm, giáo viên yêu cầu học sinh nộp kết quả tìm hiểu. Giáo viên kiểm tra và nhận xét về sự tìm hiểu đó. Giáo viên cần giới thiệu những tư liệu hay, phong phú (hình ảnh nhiều, đẹp; thông tin nhiều, chính xác ) của học sinh đến cả lớp và tuyên dương, cho điểm để kích thích sự say mê, ham học nơi học sinh. Dựa trên sự tìm hiểu của học sinh, giáo viên hướng dẫn học sinh tham khảo thêm tư liệu mà giáo viên chuẩn bị. Thông qua tư liệu này, giáo viên có thể giới thiệu đến học sinh những thông tin mà học sinh thiếu, hay chưa tìm hiểu được. Kết hợp giữa sự chuẩn bị của học sinh và tư liệu của giáo viên, học sinh chủ động về thời gian và tích cực hoàn thành bài của mình.
 - Nhóm thiên về miêu tả chung chung, có hình ảnh nhưng thiếu thông tin : GV 
 cung cấp thông tin để giúp nhóm này có bài thuyết minh đáng tin cậy hơn.
 - Nhóm có thông tin nhưng chưa được quan sát, chưa đi thực tế : GV cho nhóm 
 quan sát qua tranh ảnh để kết hợp miêu tả phục vụ cho bài thuyết minh.
 - Nhóm chép nguyên văn một bài viết trong báo : GV hướng dẫn nhóm chọn lọc 
 thông tin, kết hợp thêm thông tin, hình ảnh GV cung cấp để hoàn thành bài 
 viết. 
 - 
 Với hình thức tổ chức theo nhóm, giáo viên có thể rèn luyện thêm kĩ năng cho mọi đối tượng học sinh.
 Quy định một ngày cụ thể trong từng tuần, giáo viên sẽ xem bài viết của từng nhóm một, sau đó sẽ nhận xét, nêu ý kiến và uốn nắn cách viết cho mỗi nhóm. (Đây là công việc ngoài giờ dạy chính khoá). Giúp học sinh chủ động hoàn thành bài thuyết minh của mình trước khi bước vào tiết học chính thức.
 2. Tổ chức cho học sinh thuyết minh trên lớp : 
 Trong tiết học, dành khoảng 30 phút cho bốn nhóm trình bày bài thuyết minh mà nhóm đã chuẩn bị theo đề tài được phân công. Khi thuyết minh, yêu cầu nói rõ ràng, nội dung phải thuyết phục người nghe, thông tin phải chính xác, trung thực, khách quan. Có thể dùng thêm tranh ảnh trong bài thuyết minh; có thể vận dụng một số cử chỉ , điệu bộ, ánh mắt (yếu tố phi ngôn ngữ) trong khi thuyết minh để thu hút sự chú ý của người nghe.
 Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét về cách trình bày, nội dung bài, bổ sung thêm thông tin mà nhóm đó thiếu  Có thể phỏng vấn nhanh người thuyết trình để không khí giờ học thêm sôi nổi.
 Ví dụ : 
- Tại sao Lâm Đồng chúng ta lại có nhiều thác nước như vậy? 
- Tại sao kiến trúc nhà (dinh thự) của Đà Lạt lại có nét riêng như vậy?
- 
 Học sinh có thể trao đổi, thảo luận với nhau để tăng thêm kiến thức và sự hiểu biết.
 Sau đó, giáo viên nêu nhận xét về sự chuẩn bị, cách trình bày của các nhóm. Tuyên dương nhóm làm việc tốt, chu đáo bằng hình thức cho điểm. Nhắc nhở những nhóm chưa có trách nhiệm cao với bài làm.
 Lưu lại các bài thuyết minh tốt để làm tập san và làm tư liệu cho các năm sau.
 3. Giáo viên bổ sung, mở rộng bằng cách đưa thêm tư liệu mà học sinh chưa có:
 Ngoài các bài thuyết minh của các nhóm, sau khi bổ sung và phát triển thêm ý, giáo viên sử dụng tư liệu mà mình đã chuẩn bị để giới thiệu đến học sinh những thông tin về một số danh lam thắng cảnh mà học sinh chưa viết và chưa tìm hiểu được. Phần này thực hiện trong 15 phút sau của giờ học.
 Tất cả những hình ảnh có trong giải pháp này đều được giáo viên sử dụng. Đối với những trường có máy chiếu, hình ảnh được sử dụng trên máy chiếu sẽ trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Còn đối với trường THCS Ninh Gia, cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhiều, giáo viên trực tiếp cho học sinh xem tận nơi.
 Để cho mọi học sinh đều có thể được quan sát qua hình ảnh (vì việc tham quan thực tế của học sinh rất ít), giáo viên chuẩn bị mỗi danh lam thắng cảnh 4 ảnh trở lên và chia đều cho mỗi nhóm. Kết hợp với những thông tin về danh lam thắng cảnh đó, giáo viên và học sinh cùng bình luận, từ đó học sinh có thêm vốn tri thức.
 Thông qua phần tư liệu mà giáo viên giới thiệu thêm, học sinh vừa được tăng thêm tri thức, vừa được bồi dưỡng lòng tự hào về quê hương và có trách nhiệm đối với quê hương. 
 4. Kết quả thực hiện:
 Khi tôi được phân công giảng dạy ở các khối lớp 6+7, qua các tiết học “Chương trình địa phương” ở các khối lớp này, tôi nhận ra rằng : phải có tư liệu thực tế để phục vụ cho giờ học.
 Năm học 2004 – 2005, tôi được phân công giảng dạy lớp 8. Rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy ở các khối lớp trước, khi dạy bài này, tôi đã vận dụng một số giải pháp trong đó có giải pháp này. Và tôi nhận thấy rằng, với cách thức tiến hành như trên, trong khâu chuẩn bị, học sinh làm việc chủ động và tích cực hơn; giờ học chính thức không nhàm chán, gò bó nữa; bài thuyết minh có chất lượng hơn  Học sinh có thêm vốn kiến thức thực tế : hiểu được quê hương mình có những cảnh nào đẹp và đẹp như thế nào? Làm thế nào để giữ gìn và phát huy thêm những nét đẹp ấy? 
 Năm học 2005 – 2006, tôi lại được phân công giảng dạy ở khối lớp 8. Phát huy kết quả đạt được của năm trước, ngay từ đầu năm học, tôi đã có sự chuẩn bị chu đáo hơn : Bổ sung thêm tư liệu, tranh ảnh; dặn dò, hướng dẫn học sinh nhằm phục vụ cho giờ học đạt hiệu quả tốt nhất. 
V. KẾT LUẬN :
 Để giúp học sinh học tốt hơn trong môn Ngữ Văn nói chung và trong phân môn Tập Làm Văn nói riêng, chúng ta cũng cần quan tâm đến bài học này. Bởi nó không những giúp cho các em lớp 8 rèn luyện kĩ năng viết văn thuyết minh mà nó còn có ích khi các em bước vào lớp 9. Lên lớp 9 các em sẽ rèn kĩ năng viết văn thuyết minh với yêu cầu cao hơn : Thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật, thuyết minh có dùng yếu tố miêu tả
 Giờ học này là một trong những giờ học có vai trò hết sức quan trọng, nó bổ trợ cho phân môn Tập làm văn rất nhiều. Tính giáo dục của giờ học rất cao, nó đánh thức tầm nhìn, suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm  của học sinh. Giúp học sinh biết quan sát, nhận xét, tìm hiểu, đánh giá  về những điều xung quanh trong cuộc sống. Sau khi có được những tri thức nhất định về danh lam thắng cảnh ở địa phương, nếu học sinh có được những chuyến tham quan thì chuyến tham quan ấy sẽ vô cùng có ý nghĩa.
 Với tư liệu trên, dĩ nhiên là còn thiếu thốn nhiều, nhưng về cơ bản, cũng có thể đáp ứng đủ cho giáo viên và học sinh tại trường THCS Ninh Gia trong năm học này (2005-2006).
 Tôi mong sự bổ sung và đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để giải pháp này được hoàn chỉnh và áp dụng có hiệu quả hơn./.
 Ninh Gia, ngày 16 tháng 01 năm 2006.
 Người viết
 LÊ THỊ HỒNG
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN CHẤM 
XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docGiai phap huu ich 2005.doc