Sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam qua văn học

Sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam qua văn học

Không hiểu vì sao mỗi lần nghĩ đến đất nước và con người Việt nam, mỗi chúng ta lại nghe vang vọng trong tâm chí những câu thơ của Huy Cận:

 Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững,

 Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa

 Trong và thực, sáng hai bờ suy tưởng

 Sống hiên ngang mà nhân ái, chan hoà.

 Sảng khoái biết bao ! Tự hào biết bao! Trong tâm trí ta bỗng cuồn cuộn đổ về dòng lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc. Bừng sáng trong tâm hồn ta bốn ngàn năm của cha ông với những chiến công dựng nước và giữ nước, với trời bể ân tình thuỷ chung như nhất, yêu thương đùm bọc nhau của những con người quen đứng đầu sóng gió, chống lại mọi thế lực thù địch để giành lấy quyền sống, quyền được làm người.

 

doc 12 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 1081Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam qua văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam qua văn học 
Không hiểu vì sao mỗi lần nghĩ đến đất nước và con người Việt nam, mỗi chúng ta lại nghe vang vọng trong tâm chí những câu thơ của Huy Cận:
 Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững,
 Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
 Trong và thực, sáng hai bờ suy tưởng
 Sống hiên ngang mà nhân ái, chan hoà. 
 Sảng khoái biết bao ! Tự hào biết bao! Trong tâm trí ta bỗng cuồn cuộn đổ về dòng lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc. Bừng sáng trong tâm hồn ta bốn ngàn năm của cha ông với những chiến công dựng nước và giữ nước, với trời bể ân tình thuỷ chung như nhất, yêu thương đùm bọc nhau của những con người quen đứng đầu sóng gió, chống lại mọi thế lực thù địch để giành lấy quyền sống, quyền được làm người.
 Qua bao phong ba của lịch sử, dân tộc ta đã thể hiện một sức sống mãnh liệt: "Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa". Bên cạnh ý chí độc lập dân tộc, bao giờ cũng sẵn sàng giáng sấm sét vào đầu kẻ thù, chúng ta còn có một tấm lòng yêu - tấm lòng yêu này tiếp thêm sức mạnh cho cái ý chí ấy và là khởi nguồn cho chúng ta tạo nên một nền văn học tuyệt vời. Văn học dân tộc ta là một thứ máu của Tổ quốc. Dòng máu văn học ấy đã chảy trong lòng dân tộc ta suốt chiều dài lịch sử, qua biết bao thác ghềnh và thấm vào tâm hồn chúng ta hôm nay với một sức sống rạo rực mãnh liệt. Yêu biết bao nền văn học ấy, nền văn học mà nội dung cũng như hình thức đều chứng tỏ sức sống, sự vươn lên của con người Việt Nam.
 Sức sống ấy bắt đầu bằng tình yêu đất nước, yêu thiên nhiên vô cùng tha thiết và trong sáng. Mỗi mảnh đất quê hương chúng ta đều mang hơi thở cuộc sống của những ngày cha ông gian khổ khẩn hoang vỡ đất. Con người Việt Nam đổ mồ hôi, xương máu gắn chặt tâm hồn mình với mảnh đất thiêng liêng ấy. Thiên nhiên đất nước giàu đẹp nhưng cũng lắm thử thách, hăm doạ rập rình theo mỗi bước đi lên của con người Việt Nam. Mặc dù vậy, cái tình ta yêu đời, cái tình ta yêu cuộc sống vẫn là âm hưởng chủ đạo ngày ngày vang lên trong cuộc sống. Gian khổ mấy cũng vui được, cái vui vừa ngời chói, vừa trong sáng lạ lùng:
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi. 
 Vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của lòng người quyện vào nhau trong câu ca dao mượt mà, khơi lên và chảy đằm thắm trong lòng ta một sức sống vừa dịu dàng, vừa rạo rực, mãnh liệt. Con người Việt Nam yêu lao động, biết quý vô cùng những giọt mồ hôi mình đổ ra để chắt chiu xây dựng cuộc sống. Tình yêu lớn đối với đất nước, những đồng cam cộng khổ vất vả hằng ngày đã sớm gắn bó con người Việt Nam thành một khối thươg yêu đùm bọc lẫn nhau. Cha ông ta đã tự dặn mình và dạy con cháu:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước thì thương nhau cùng. 
 Tình thương ấy là một trong những cội nguồn của sức sống con người Việt Nam. Tình thương giản dị nhưng mang sức mạnh vô cùng. Tình thương ấy tạo nên sức mạnh đoàn kết giúp con người Việt Nam chiến thắng thiên nhiên hung dữ. Truyền thuyết Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh hàng ngàn năm rồi vẫn còn sống trong lòng dân tộc, âm vang một cách dữ dội sức mạnh của những con người đội đá lấp sông, chặn lũ. Đoàn kết là sức mạnh, là sức sống không có một thế lực nào có thể tiêu diệt được của nhân dân ta. 
 Vừa chống thiên nhiên hung dữ, cha ông ta lại phải không ngừng chống giặc ngoại xâm. Lịch sử dân tộc là lịch sử của những năm tháng con ngườiViệt Nam đem máu xương của mình bảo vệ độc lập dân tộc. Con ngườiViệt Nam được tôi luyện và lớn lên không ngừng với những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm dai dẳng và quyết liệt. Buổi cha ông dựng nước, cũng chính là buổi cha ông giữ nước. Những bàn tay biết cầm cái cuốc, cái cày vỡ đất ấy cũng chính là những bàn tay vô cùng kiên quyết, dữ dội biết cầm vũ khí đánh giặc để bảo vệ vững chắc thành quả lao động của mình. Câu chuyện Thánh Gióng làm sống mãi trong tâm trí mỗi ngườiViệt Nam ý chí quyết chiến, quyết thắng quan xâm lược . Từ lòng yêu nước, con người Việt Nam nảy sinh lòng căm thù giặc cướp nước. Đến một ngày nào đó lòng căm thù ấy bùng lên, con người Việt Nam vụt trở mình, lớn dậy cùng với hình tượng Thánh Gióng , cùng cây tre quê hương xung phong diệt giặc. Sức mạnh của lòng yêu nước, của chí căm thù là sức mạnh vô địch. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ Thánh Gióng xa xưa và đã cuồn cuộn chảy trong mạch nguồn dân tộc, làm nên một sức mạnh nội tại mãnh liệt không ngừng tăng lên, lớn lên mãi. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, bị uy hiếp, sức mạnh của tình yêu và lòng căm thù ấy lại bùng lên, và mỗi lần bùng lên như vậy, trang sử dân tộc lại thắm đỏ ngời chói những chiến công. Lịch sử những cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc đã sớm hình thành trong tâm chí con người Việt nam một sự thống nhất tuyệt đẹp. Thống nhất là sự sống, là sức sống của Tổ quốc ta. Truyền thuyết đẹp về chín mươi chín con voi quay đầu về chầu mộ tổ vua Hùng, một con không chịu chầu liền bị chém cụt đầu đã chứng minh hùng hồn chân lí đó, thống nhất, đoàn kết đối với dân tộc ta không những là quy luật mà còn là kỉ luật nũa. Sự thống nhất vững bền ấy mang sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam.
 Văn học dân gian chúng ta có một ngạn ngữ được coi như một phương châm sống: "Giặc đến nhà, đàn bà phải đánh". Ý chí đánh giặc đã sớm nhập tâm và dường như đã trở thành cái phần bẩm sinh trong mỗi con người Việt Nam. Cha ông chúng ta mỗi khi thấy vó ngựa của quân thù khua ngoài biên ải thì "tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mát đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù..." (Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn); ngày đêm canh cánh ý chí giết giặc cứu nước
Thù nước chưa xong, đầu đã bạc 
Bao độ mài gươm bóng nguyệt tà. 
 Núi sông ta đã từng rung chuyển bởi tiếng hô "Quyết đánh!" của các bô lão tại điện Diên Hồng. Và ý chí "Sát Thát", hào khí Đông Á đã như một dòng máu, một sức sống chuyển lên suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Kì diệu thay sức sống, sức vươn tới của con người Việt Nam. Những nghĩa quân Lam Sơn ngày nào đã tiến hành một cuộc kháng chiến vô cùng gian khổ vì độc lập, vì sự sống còn của Tổ quốc. Cha ông ta đã mang dũng khí của cả dân tộc đạp bằng mọi gian nguy:
Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,
Khi Khôi Huyện quân không một đội 
để đi đến ngày toàn thắng, giang sơn gấm vóc thu về một mối.
Các kiểu văn bản và đặc điểm của phương thức biểu đạt
* Miêu tả: dùng các chi tiết, hình ảnh giúp người đọc hình dung ra được đặc điểm nổi bật của một sự việc, sự vật, con người, phong cảnh.......làm cho những đối tượng được nói đến như hiện lên trước mắt người đọc
* Tự sự: Trình bày một chuỗi sự việc liên quan đến nhau, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng có một kết thúc nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
* Biểu cảm: Trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, thái độ và sự đánh giá của người viết đối với đối tượng được nói tới
* Điều hành: Trình bày văn bản theo một số mục nhất định nhằm truyền đạt những nội dung và yêu cầu của cấp trên hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết
* Thuyết minh: Trình bày, giới thiệu, giải thích.............nhằm làm rõ đặc điểm cơ bản của một đối tượng, cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội
* Nghị luận: Dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm.
NHỮNG THỂ LOẠI CHÍNH CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM:
*Thần thoại: Là thể loại tự sự bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người
* Sử thi dân gian: là thể loại tự sự bằng văn vần hoặc văn biền ngẫu kết hợp với văn xuôi, kể lại những sự kiện lớn có ý nghĩa quan trọng đối với số phận cộng đồng
* Truyền thuyết: là thể loại tự sự bằng văn xuôi, thường kể lại các sự kiện và nhân vật có liên quan với lịch sử địa phương, dânt ộc, thường dùng yếu tố tưởng tượng hóa các sự kiện và nhân vật được kể, thể hiện ý thức lịch sử của nhân dân
* Truyện cổ tích: là thể loại tự sự bằng văn xuôi, thường kể về số phận của các kiểu nhân vật: người mồ côi, người em, người lao động giỏi, người dũng sĩ, người thông minh, chàng ngốc......qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và mơ ước của nhân dân về hạnh phúc và công lí xã hội
* Truyện cười dân gian: là thể loại tự sự bằng văn xuôi, kể lại các hiện tượng gây cười nhằm giải trí và phê phán những cái đáng cười trong cuộc sống
* Truyện ngụ ngôn: là thể loại tự sự, kể lại những câu chuyện trong đó nhân vật chủ yếu là động vật và đồ vật, ngụ ý nêu lên những kinh nghiệm sống, những bài học luân lí - triết lí nhân sinh
* Tục ngữ: là thể loại lời nói có tính nghệ thuật, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thế giới tự nhiên và đời sống con người
* Câu đố: là thể loại lời nói có tính nghệ thuật, miêu tả là sự vật, hiện tượng bằng lối nói ám chỉ, giấu không cho biết sự vật, hiện tượng để người nghe tự đoán ra, nhằm giải trí và rèn luyện khả năng suy đoán
* Ca dao, dân ca: là thể loại trữ tình bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người. dân ca khác ca dao ở chỗ kết hợp giữa lời nói với giai điệu
* Truyện, thơ dân gian: là thể loại văn vần kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận của người nghèo khổ và khát vọng về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi, về công lí xã hội
* Các thể loại sân khấu dân gian: bao gồm các hình thức ca kịch như chèo, tuồng đồ và một số trò diễn có tích truyện, có sự kết hợp kịch bản với nghệ thuật diễn xuất, diễn tả những cảnh sinh hoạt và những điển hình con người trong xã hội nông nghiệp cổ truyền Việt Nam
 NHÂN VẬT VĂN HỌC
 Nhân vật văn học là hình tượng con người (dù dưới hình thức loài vật hay cây cỏ....) được miêu tả trong tác phẩm văn học. Đó là sản phẩm của trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn chứ không có trong thực tế, mặc dù nhà văn có thể sử dụng nguyên mẫu của thực tế (Ví dụ: chị Dậu, lão Hạc, Dế Mèn.........)
Người đọc sở dĩ nhận ra được nhân vật văn học trong tác phẩm do nhân vật thường có tên, lai lịch, ngoại hình, có hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ. Các yếu tố này lại đượcthể hiện bằng nhiều chi tiết cụ thể, sinh động, gợi cảm. Do đó, phân tích các yếu tốvừa nêu là có thể nắm bắt được nhân vật.
 Nhân vật văn học không thể tồn tại cô lập mà có nhiều quan hệ với các nhân vật khác. Nhân vật văn học thường bộc lộ mình qua cốt truyện. Vì thế, phân tích cốt truyện và mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác trong tác phẩm giúp ta hiểu rõ được nhân vật văn học.
 Nhân vật văn học thường có tính cách và số phận. Thông qua tính cách và số phận nhân vật, nhà văn bày tỏ mối quan tâm sâu sắc của mình đối với con người và cuộc đời
1/ Cốt tuyện là hệ thống ( chuỗi) các sự kiện được kể trong một tác phẩm văn học, có tác dụng bộc lộ tính cách nhân vật hay phản ánh thực trạng đời sống. Vị dụ, cốt t ... a đơn vị thời gian nhỏ gọi tên cho đơn vị thời gian lớn. 
- Lấy tên gọi của toàn bộ gọi tên cho bộ phận. 
b. Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa vật chứa và vật bị chứa hay lượng vật chất được chứa. 
c. Lấy tên nguyên liệu gọi tên cho hoạt động hoặc sản phẩm được chế ra từ nguyên liệu đó. 
d. Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa đồ dùng hoặc dụng cụ và người sử dụng hoặc ngành hoạt động sử dụng dụng cụ đó. 
e. Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa cơ quan chức năng và chức năng. 
f. Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa tư thế cụ thể và hành vi hoặc trạng thái tâm - sinh lí đi kèm. 
g. Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa tác giả hoặc địa phương và tác phẩm hoặc sản phẩm của họ hoặc ngược lại. 
.... 
Tóm lại, mỗi sự vật, hiện tượng có quan hệ với nhiều sự vật, hiện tượng khác chung quanh, do đó có thể có rất nhiều dạng hoán dụ. Vấn đề quan trọng cần chú ý là cần phải biết lựa chọn quan hệ nào là cơ bản để chuyển đổi tên gọi. 
* Mối quan hệ giữa ẩn dụ và hoán dụ: 
- Giống: 
+ Bản chất cùng là sự chuyển đổi tên gọi. 
+ Cùng dựa trên quy luật liên tưởng. 
- Khác: 
+ Cơ sở liên tưởng khác nhau: 
ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng. Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn. Do đó, ta có thể nói ẩn dụ mang nhiều sắc thái chủ quan hơn. 
Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tiếp cận. Mối quan hệ giữa sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi là có thật, chứ không hoàn toàn tùy thuộc vào sự suy luận chủ quan của con người. Do đó hoán dụ mang nhiều tính khách quan hơn. 
* Nhận xét: 
- Một từ có thể được chuyển nghĩa theo nhiều phương thức. 
- Các từ có ý nghĩa biểu vật cùng một phạm vi hoặc có ý nghĩa biểu niệm cùng một cấu trúc thì sự chuyển nghĩa thường theo cùng một hướng. 
- ẩn dụ và hoán dụ tồn tại ở bình diện ngôn ngữ lẫn lời nói, tuy nhiên sự chuyển nghĩa của hai bình diện này khác nhau. Cần phân biệt ẩn dụ và hoán dụ tu từ với ẩn dụ và hoán dụ từ vựng. 
+ ẩn dụ và hoán dụ tu từ được sử dụng nhằm giúp cho sự diễn đạt tăng tính hình ảnh, biểu cảm, chứ không có tác dụng tạo nghĩa mới nhằm làm giàu cho hệ thống ngữ nghĩa của ngôn ngữ dân tộc. ẩn dụ và hoán dụ tu từ là sự sáng tạo của cá nhân do đó nghĩa tu từ mang tính tạm thời, lệ thuộc hoàn toàn vào văn cảnh, tách khỏi văn cảnh, nghĩa tu từ biến mất. 
+ ẩn dụ và hoán dụ từ vựng có tác dụng tạo nghĩa mới cho hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa của dân tộc, do đó sự chuyển nghĩa đó là sản phẩm của toàn dân, được cố định hóa trong kho từ vựng tiếng Việt, được ghi vào từ diển như một nghĩa sẵn có, được tái dụng một cách tự do trong lời nói. 
 Ngữ văn 8 
Cấu trúc chuyên đề
Phần mở đầu
I-Lí do chọn đề tài 
II-Phương pháp nghiên cứu
III-Phạm vi nghiên cứu
A- Bối cảnh xã hội việt nam những năm 1930 - 1945
B. giá trị nhân đạo trong văn học hiện thực phê phán 
Việt nam 1930 - 1945.
I.Nhân đạo và những biểu hiện của nó trong văn học. 
II. Những biểu hiện cụ thể của giá trị nhân đạo trong văn học hiện thực phê phán 1930- 1945.
1. Giá trị nhân đạo thể hiện ở tấm lòng đồng cảm với những con người bất hạnh, từ đó lên tiếng tố cáo gay gắt những bất công, những thế lực thống trị, áp bức trong xã hội.
2. Giá trị nhân đạo thể hiện ở thái độ ngợi ca, trân trọng những vẻ đẹp ngời sáng của con người trong một thời đau thương của lịch sử dân tộc.
Phần Kết luận
Phần nội dung chính
I-Lí do chọn đề tài:
-Nhân đạo là một truyền thống của dân tộc Việt Nam, trở thành một nội dung xuyên suốt trong nền văn học dân tộc.
Trong những năm 1930-1945, do đặc điểm của lịch sử đất nước, văn học Việt Nam (đặc biệt là các tác phẩm văn học hiện thực phê phán) mang đậm tinh thần nhân đạo với nhiều biểu hiện khác nhau.
Trong chương trình Ngữ văn THCS có 3 văn bản thuộc trào lưu văn học hiện thực phê phán:
+ " Trong lòng mẹ" ( trích " Những ngày thơ ấu" - Nguyên Hồng)
+ " Tức nước vỡ bờ" ( trích " Tắt đèn" - Ngô Tất Tố)
+ "Lão Hạc" ( Nam Cao)
Phần mở đầu
II- phương pháp nghiên cứu:
1- Tìm hiểu kiến thức văn học sử.
2- Thống kê tác phẩm.
3- Đọc, tìm hiểu tác phẩm.
4- Thu thập thông tin ngoài tác phẩm ( các ý kiến đánh giá về tác giả, tác phẩm, nhân vật)
5- Phân tích tổng hợp.
III- Phạm vi nghiên cứu:
1- Các sáng tác của Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan.
2- Đặc biệt chú trọng nghiên cứu các văn bản trong chương trình Ngữ văn 8.
Phần nội dung chính
A- Bối cảnh xã hội việt nam những năm 1930 - 1945
- Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.
- Thực dân Pháp tăng cường bóc lột nhân dân, đàn áp cách mạng, đặc biệt từ sau năm 1930, Đảng CSVN ra đời đẩy mạnh đấu tranh giai cấp.
- Năm 1940, Nhật nhảy vào Đông Dương. Hai tên đế quốc Pháp - Nhật cùng ra sức vơ vét thóc gạo, thực phẩm nguyên liệu.
-Đời sống nhân dân ngày càng kiệt quệ:
+ở nông thôn: dân cày bị đày đoạ bởi đủ thứ " tai trời , ách đất". Cảnh đói khát, bán vợ đợ con diễn ra thê thảm.
+ ở thành thị: công nhân viên chức bị sa thải, dân nghèo tăng nhanh về số lượng, sống cầu bơ cầu bất.
=> Hiện thực cuộc sống tối tăm trong những năm đau thương trước Cách mạng tác động đến các nhà văn. Các tác phẩm văn học vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo sâu sắc.
B. giá trị nhân đạo trong văn học hiện thực phê phán Việt nam 1930 - 1945.
I. Nh©n đạo và những biểu hiện của nó trong văn học.
- Nh©n đạo là phẩm chất đạo đức thể hiện sự yêu thương, quý trọng và bảo vệ con người, là nói đến mối quan hệ giữa con người với con ngươi, con người và xã hội, những gì vì con người, cho con người.
- Trong văn học Việt Nam, nhân đạo thể hiện:
+ Tình cảm yêu thương, niềm trân trọng những giá trị, vẻ đẹp ở con người.
+ Đồng cảm, bênh vực những số phận bất hạnh.
+ Phê phán, tố cáo những bất và những gì vi phạm nhân quyền.
+ Đồng tình với những ước mơ khát vọng chính đáng của con người.
II. Những biểu hiện cụ thể của giá trị nhân đạo trong văn học hiện thực phê phán 1930- 1945.
1. Giá trị nhân đạo thể hiện ở tấm lòng đồng cảm với những con người bất hạnh, từ đó lên tiếng tố cáo gay gắt những bất công, những thế lực thống trị, áp bức trong xã hội.
1.1. Đồng cảm với những người nông dân.
1.1.1- Đồng cảm với những người nông dân bị áp bức bóc lột bởi chính sách thuế khoá nặng nề.
* " Tắt đèn" xoáy sâu vào nạn thuế thân- một thứ thuế vô nhân đạo của chế độ thẹ dân phong kiến:
- Làng Đông Xá ngột ngạt, căng thẳng trong hhững ngày sưu thuế.
- Gia đình chị Dậu điều đứng vì thuế, phải nộp cả thuế cho đứa em đã chêt.
* Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" thể hiện rõ nỗi khổ của người nông dân trong vụ sưu thuế. 
=> Làng Đông Xá là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam. Đoạn trích " Tức nước vỡ bờ" nói riêng, "Tắt đèn" nói chung đã lên tiếng tố cáo gay gát chính sách thuế má vô nhân đạo, sự đối xử tàn nhẫn của chế độ Thực dân phong kiến đối với người nông dân. 
1.1.2. Đồng cảm với người nông dân cơ cực, nghèo đói, lay lắt trong kiếp sống mòn, phải tìm đến đến cái chết để tự giải thoát.
- Lão Hạc một đời nghèo khổ: Không có tiền lấy vợ cho con, sống cô quạnh trong nỗi dằn vặt; đói khát vì không có việc làm, ốm đau bệnh tật, thóc cao gạo kém, phải đành lòng bán chó, ăn củ chuối, sung luộc, bữa ốc bữa trai, tự tử bằng bả chó.
- Truyện ngắn " Lão Hạc" mang đến cho người đọc nỗi buồn, nỗi xót xa trước số phận của người nông dân bần cùng không lối thoát.
1.1.3.Đồng cảm với người nông dân bị đày đoạ bởi những hủ tục phong kiến.
- Anh con trai lão Hạc và người con gái không lấy được nhau vì hủ tục cưới xin nặng nề.
1.1.4. Đồng cảm với những người dân bị bóc lột bởi những thủ đoạn trắng trợn của bọn quan lại thống trị.
- Chị Dậu bị vợ chồng Nghị Quế ăn bớt tiền bán con.
- Con mẹ Nuôi bị tên quan phủ ăn chặn đồng hào đôi.
=>Người dân luôn bị những " bóng ma" rình rập xung quanh để bóc lột, bóp nặn.
1.1.5. Đồng cảm với người nông dân bị đẩy đến bước đường cùng, bị lưu manh hoá, mất nhân cách.
- Binh Tư sống bằng nghề ăn trộm.
- Các nhân vật trong truyện của Nam Cao : bà lão chết no, anh cu Lộ, Chí Phèo.
=>Tất cả họ đã hợp thành một thế giới những người nông dân nghèo khổ bất hạnh được các nhà văn hiện thực xây dựng với lòng đồng cảm sâu sắc.
1.2. Đồng cảm với những người phụ nữ:
Nguyên Hồng đã viết về người phụ nữ với tấm lòng thương cảm thiết tha.
Người mẹ bé Hồnglà nhân vật tiêu biểu cho những người phụ nữ bất hạnh trong xã hội cũ. 
1.3 .Đồng cảm với những số phận trẻ em:
- Chú bé Hồng mồ côi cha, thiếu vắng tình mẹ, sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng.
- Cái Tí phải lìa xa bố mẹ, các em đem thân đi làm con ở.
1.4. Đồng cảm với những người trí thức nghèo.
- Những nhân vật Điền, Hộ, Thứ, Du, " hắn" " tôi". trong tuyện của Nam Cao vốn có khát vọng sống đẹp , nhưng vì phải lo miếng cơm manh áo nên hoài bão tiêu tan.
- Ông giáo ( Lão Hạc) phải bỏ về quê sống bám vợ, phải bán dần những quyển sách để trang trải cuộc sống.
=> Với tấm lòng đồng cảm sâu sắc, các nhà văn đã dựng lên bao cảnh đời, bao số phận đau thương của nhiều tầng lớp nhân dân trong xã hội cũ. Họ thấu hiểu những nỗi đau tận cùng, nhận thấy những kết cục bi thảm mà xã hội dành cho những con người khốn khổ. Các tác phẩm văn học hiện thực phê phán là những lời tố khổ muôn đời cho những người bị áp bức. 
2.Giá trị nhân đạo thể hiện ở thái độ ngợi ca, trân trọng những vẻ đẹp ngời sáng của con người trong một thời đau thương của lịch sử dân tộc.
2.1. Vẻ đẹp của sự lương thiện, nhân hậu giàu lòng tự trọng.
Lão Hạc là một chân dung ngời sáng của người nông dân lương thiện, nhân hậu và tự trọng.
2.2. Vẻ đẹp của lòng yêu thương và đức hi sinh:
- Lão Hạc yêu thương con tha thiết, cả đời lão sống vì con và chết vì con.
- Người mẹ và bé Hồng ( Trong lòng mẹ) có tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc.
- Ngoài ra còn tình làng nghĩa xóm đẹp đẽ đáng trân trọng: ông giáo đối với lão Hạc, bà láng giềng với gia đình chị Dậu.
2.3. Vẻ đẹp của sức sống tiềm tàng mạnh mẽ:
Chị Dậu là điển hình cảu con người bị áp bức đã vùng dậy đấu tranh quyết liệt..
=> Các nhà văn đã "cố tìm mà hiểu" những con người " ở xung quanh ta" , nâng niu trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của những người nghèo khổ. Chị Dậu đẹp từ hình thức tới phẩm giá, lão Hạc lương thiện, giàu lòng tự trọng, yêu con tha thiết, Chí Phèo quỷ dữ nhưng vẫ tiềm ẩn bên trong là khát vọng sống lương thiện, chú bé Hồng thương yêu mẹ đến mãnh liệt.Đó là những nhân vật mang vẻ đẹp bản chất của con người Việt Nam tự ngàn đời.
Phần Kết luận
- Các nhà văn hiện thực đã hướng ngòi bút về phía " những tiếng kêu đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than", tấu lên bản nhạc buồn về cuộc đời của bao người bị áp bức, đồng thời khẳng định những vẻ đẹp phẩm chất không gì có thể làm mất đi ở chính những con người đau khổ ấy. Đó chính là chiều sâu nhân đạo cảu các tác phẩm văn chương chân chính.
- Các tác phẩm văn học hiện thực phê phán 1930 -1945 có giá trị nhân đạo lớn lao, góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền văn học dân tộc.

Tài liệu đính kèm:

  • docsuc_song_manh_liet_cua_con_nguoi_viet_nam_qua_van_hoc.doc