Tác giả Lê Anh Xuân

Tác giả Lê Anh Xuân

Lê Anh Xuân tên thật là Ca Lê Hiến (5 tháng 6 năm 1940 - 21 tháng 5 năm 1968) là một nhà thơ Việt Nam.

1. Tiểu sử

Ông sinh tại thị xã Bến Tre, quê ở xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Cha ông là giáo sư Ca Văn Thỉnh, một nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học. Các thành viên trong gia đình ông cũng đều là những nhà giáo, nghệ sĩ được biết tới. Anh trai ông là nhạc sĩ Ca Lê Thuần, em gái là nữ đạo diễn Ca Lê Hồng - nguyên hiệu trưởng trường Nghệ thuật Sân khấu II Thành phố Hồ Chí Minh, em trai là hoạ sĩ Ca Lê Thắng. Ông sớm tiếp xúc với văn thơ từ nhỏ, năm 12 tuổi bắt đầu vừa học văn hóa, vừa học việc ở nhà in Trịnh Đình Trọng thuộc Sở Giáo dục Nam Bộ trong chiến khu.

Năm 1954, ông theo gia đình tập kết ra Bắc, học ở các trường học sinh miền Nam, Trường phổ thông trung học Nguyễn Trãi (Hà Nội), rồi vào học khoa Sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Bài thơ đầu tiên ra mắt bạn đọc, Nhớ mưa quê hương với dòng cảm xúc thương nhớ da diết miền Nam, đã chiếm được cảm tình của độc giả và đoạt giải nhì trong cuộc thi thơ năm 1960 của tạp chí Văn nghệ. Tốt nghiệp đại học, Lê Anh Xuân được giữ lại làm cán bộ giảng dạy ở khoa Sử và được cử đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài nhưng ông từ chối để trở về quê hương chiến đấu.

Cuối năm 1964, ông vượt Trường Sơn vào miền Nam, làm việc ở Tiểu ban Giáo dục thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương cục miền Nam và sau đó là Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam. Trong thời gian này, ông bắt đầu sử dụng bút danh Lê Anh Xuân. Năm 1966, ông tham gia Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài làm thơ, ông còn viết cả văn xuôi.

Lê Anh Xuân hy sinh tại ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, tỉnh Long An trong một trận càn của quân đội Mỹ. Tên ông được đặt cho một con đường tại Quận 1.

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 794Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tác giả Lê Anh Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Anh Xuân
Lê Anh Xuân tên thật là Ca Lê Hiến (5 tháng 6 năm 1940 - 21 tháng 5 năm 1968) là một nhà thơ Việt Nam.
1. Tiểu sử
Ông sinh tại thị xã Bến Tre, quê ở xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Cha ông là giáo sư Ca Văn Thỉnh, một nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học. Các thành viên trong gia đình ông cũng đều là những nhà giáo, nghệ sĩ được biết tới. Anh trai ông là nhạc sĩ Ca Lê Thuần, em gái là nữ đạo diễn Ca Lê Hồng - nguyên hiệu trưởng trường Nghệ thuật Sân khấu II Thành phố Hồ Chí Minh, em trai là hoạ sĩ Ca Lê Thắng. Ông sớm tiếp xúc với văn thơ từ nhỏ, năm 12 tuổi bắt đầu vừa học văn hóa, vừa học việc ở nhà in Trịnh Đình Trọng thuộc Sở Giáo dục Nam Bộ trong chiến khu.
Năm 1954, ông theo gia đình tập kết ra Bắc, học ở các trường học sinh miền Nam, Trường phổ thông trung học Nguyễn Trãi (Hà Nội), rồi vào học khoa Sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Bài thơ đầu tiên ra mắt bạn đọc, Nhớ mưa quê hương với dòng cảm xúc thương nhớ da diết miền Nam, đã chiếm được cảm tình của độc giả và đoạt giải nhì trong cuộc thi thơ năm 1960 của tạp chí Văn nghệ. Tốt nghiệp đại học, Lê Anh Xuân được giữ lại làm cán bộ giảng dạy ở khoa Sử và được cử đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài nhưng ông từ chối để trở về quê hương chiến đấu.
Cuối năm 1964, ông vượt Trường Sơn vào miền Nam, làm việc ở Tiểu ban Giáo dục thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương cục miền Nam và sau đó là Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam. Trong thời gian này, ông bắt đầu sử dụng bút danh Lê Anh Xuân. Năm 1966, ông tham gia Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài làm thơ, ông còn viết cả văn xuôi.
Lê Anh Xuân hy sinh tại ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, tỉnh Long An trong một trận càn của quân đội Mỹ. Tên ông được đặt cho một con đường tại Quận 1.
Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm
Tiếng gà gáy (thơ, 1965)
Không có đâu như ở miền Nam (thơ, in chung, 1968)
Nguyễn Văn Trỗi (trường ca, 1968)
Hoa dừa (thơ, 197l)
Thơ Lê Anh Xuân (tuyển thơ, 198l)
Giữ đất (tập văn xuôi-1966)
3. Thành tựu nghệ thuật
Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Lê Anh Xuân đã sáng tác khá nhiều bài thơ chủ yếu thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước, đặc biệt là vùng quê Bến Tre của mình. Những bài thơ: Nhớ mưa quê hương, Trở về quê nội, Gửi miền Bắc... được độc giả yêu mến. Bài thơ cuối cùng của ông sáng tác năm 1968: Dáng đứng Việt Nam được coi là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về người lính Quân đội Nhân dân Việt nam đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông của Việt Nam:
...
Từ dáng đứng của anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.
BÀI THƠ DÁNG ĐỨNG VIỆT NAM
Anh gục xuống trên đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng anh gượng đứng lên tỳ tay lên xác trực thăng
Và anh chết trong khi đứng bắn
Máu anh tuôn theo lửa đạn cầu vồng
Giặc thấy anh hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp dưới chân anh lánh đạn
Bởi anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tấn  công.
Anh tên gì, ơi anh yêu quý?
Ánh đứng đó lặng yên như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân anh dẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đương
Chỉ để lại dáng đứng Việt nam
Tạc vào thế kỷ
Anh là chiến sỹ Giải phóng quân
Ơi anh Giải phóng quân
Tên anh đã thành tên đất nước
Từ phát súng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân
Thời gian trôi để lại vệt sáng màu xanh lét, cuồn cuộn, lươn lướt như vệt sáng của dây cháy chậm, Vèo cái là hết tuần. À mà chưa hết tuần vì mai mới là thứ 6, nhưng đã được nghỉ, để chào mừng ngày 30.4.
Ngày 30.4, đồng minh của xâm lược Mỹ ở Việt nam sụp đổ. Những người lính Bắc Việt cho xe tăng húc đổ cổng sắt của Phủ Tổng thống VNCH ở Sài gòn.
Hồi ức chiến tranh của mình thì thật khủng khiếp.
Chiến tranh là nỗi buồn trong "Màu tím Hoa Sim" của cụ Hữu Loan, người xứ Thanh Hóa.
Chiến tranh là cái ngước mắt bi hùng trong "Dáng đứng Việt nam" của Ca Lê Hiến (= Lê Anh Xuân)
..
Bài thơ hay quá. Mình thuộc nó từ khi nó vừa mới ra đời. Ca Lê Hiến (tức Lê Anh Xuân) là cựu sinh viên khoa Ngữ Văn Đại học Tổng Hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia HN). Cái chết của người lính thường chỉ gây cảm xúc bi hùng, ít khi gây thương cảm
Nhưng có nhiều cái chết thương cảm. Đó là cái chết của em trai mình dưới làn bom Mỹ khi cậu bé 12 tuổi.  Em mình chết 4 hôm thì Hiệp định Paris về hòa bình ở Việt nam được ký kết.
Có cả những cái chết gây đầy nuối tiếc. Đó là những cái chết do chiến tranh gây ra cho những người lính khi tiến vào giải phóng Sài Gòn.  Họ chết với ý nghĩ thầm trong đầu: Cố lên mấy hôm nữa rồi về quê, thăm Thầy U và các em!
Chiến tranh với riêng mình là một hố sâu đen ngòm khủng khiếp, không đì đoàng súng nổ bom gầm gì hết, một sự lặng thinh đặc quánh, sắc lẻm, man rợ. Rõ ràng mình không nghe thấy tiếng nổ. Có lẽ tại thời điểm ấy mình đã bị "tiêu diệt" gọn. Không nghe thấy gì hết. Chỉ tự nhiên thấy ngạt thở quá. Mình cố moi đất nhoi lên. Đến bây giờ mình vẫn còn nhớ cảm giác sung sướng thoải mái khi được hít thở không khí. Ý nghĩ tiếp theo chỉ đơn giản là ;thôi thế là không chết ngạt.  Rồi mình lịm đi. Mình bị sức ép nặng quá. Chỉ sau này mình mới biết mình nằm gọn trên mép hố bom. Sức ép của trái bom phát quang làm mính nát nhẫu, máu ứ ra tai và lỗ chân lông. Bây giờ cứ trở trời là minh vẫn hay bị đau người âm ỷ.
Chiến tranh vẫn còn đầy vết tích trên thân thể mình.
30.4 ơi! đây là ngày tuyệt vời vì ngày này 35 năm trước chiến tranh chính thức chấm dứt.

Tài liệu đính kèm:

  • doctac_gia_le_anh_xuan.doc