Tác giả trong chương trình Ngữ văn 9

Tác giả trong chương trình Ngữ văn 9

TÁC GIẢ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9.

1/ Nguyễn Du ( 1765–1820) là một nhà thơ kiệt xuất của Việt Nam. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) đã đưa ông lên hàng Danh nhân văn hóa thế giới.

Nguyễn Du tên tự là Tố Như ,tên hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ.

* Cuộc đời

Ông quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời thơ ấu ở Thăng Long. Ông thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt: cha là Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm làm tới tể tướng dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần, vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, người xứ Kinh Bắc (Nguyễn Nghiễm có 8 vợ, 21 người con). Anh khác mẹ (con bà chính) của ông là Toản Quận Công Nguyễn Khản làm tới Tham Tụng, Thái Bảo trong triều.

Năm 1771, ông cùng gia đình Tể tướng Nguyễn Nghiễm chuyển về ở làng Tiên Điền.

Năm 1775, lúc 9 tuổi Nguyễn Du mồ côi cha.

Năm 1778, lúc 12 tuổi mồ côi mẹ, ông phải ra Thăng Long ở với anh cả là Nguyễn Khản. Được vài năm, Nguyễn Du trở về làng Tiên Điền ở với người chú là Tiến sĩ Nguyễn Hành.

Năm 1783, Nguyễn Du thi hương tại trường thi Nghệ An và đậu Tam trường. Vì lẽ gì không rõ, ông không tiếp tục thi lên nữa, mà đi nhận một chức quan võ ở Thái Nguyễn, kế chân người cha nuôi của ông vừa mới từ trần.

Năm 1789, Nguyễn Huệ kéo binh ra Bắc, đại thắng quân nhà Thanh. Nguyễn Du, vì tư tưởng trung quân phong kiến, không chịu ra làm quan cho nhà Tây Sơn.

Từ năm 1789 đến năm 1795, ông sống ở Thái Bình- quê vợ.

Năm 1796: Nguyễn Du dự định vào Gia Định cộng tác với Chúa Nguyễn, âm mưu bị bại lộ, bị nhà Tây Sơn bắt giam ba tháng.

Có thể Nguyễn Du đã thai nghén Truyện Kiều vào thời gian này; năm đó Nguyễn Du đúng 30 tuổi ("Trải qua một cuộc bể dâu" - một bể dâu bằng khoảng 30 năm

Nhưng theo Giáo sư Nguyễn Lộc ("Từ điển Văn học" tập II - Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1984) trang 455 viết: "Đoạn trường tân thanh(đoạn trường: đứt ruột; tân thanh: tiếng mới). là một truyện thơ Nôm viết bằng thể lục bát, dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Có thuyết nói Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc (1814-20). Có thuyết nói Nguyễn Du viết trước khi đi sứ, có thể vào thời gian làm Cai bạ ở Quảng Bình (1804-09). Thuyết sau này được nhiều người chấp nhận".

Chi tiết xem thêm bài Truyện Kiều

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1152Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tác giả trong chương trình Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÁC GIẢ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9.
1/ Nguyễn Du ( 1765–1820) là một nhà thơ kiệt xuất của Việt Nam. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) đã đưa ông lên hàng Danh nhân văn hóa thế giới.
Nguyễn Du tên tự là Tố Như ,tên hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ.
* Cuộc đời
Ông quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời thơ ấu ở Thăng Long. Ông thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt: cha là Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm làm tới tể tướng dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần, vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, người xứ Kinh Bắc (Nguyễn Nghiễm có 8 vợ, 21 người con). Anh khác mẹ (con bà chính) của ông là Toản Quận Công Nguyễn Khản làm tới Tham Tụng, Thái Bảo trong triều.
Năm 1771, ông cùng gia đình Tể tướng Nguyễn Nghiễm chuyển về ở làng Tiên Điền.
Năm 1775, lúc 9 tuổi Nguyễn Du mồ côi cha.
Năm 1778, lúc 12 tuổi mồ côi mẹ, ông phải ra Thăng Long ở với anh cả là Nguyễn Khản. Được vài năm, Nguyễn Du trở về làng Tiên Điền ở với người chú là Tiến sĩ Nguyễn Hành.
Năm 1783, Nguyễn Du thi hương tại trường thi Nghệ An và đậu Tam trường. Vì lẽ gì không rõ, ông không tiếp tục thi lên nữa, mà đi nhận một chức quan võ ở Thái Nguyễn, kế chân người cha nuôi của ông vừa mới từ trần.
Năm 1789, Nguyễn Huệ kéo binh ra Bắc, đại thắng quân nhà Thanh. Nguyễn Du, vì tư tưởng trung quân phong kiến, không chịu ra làm quan cho nhà Tây Sơn.
Từ năm 1789 đến năm 1795, ông sống ở Thái Bình- quê vợ.
Năm 1796: Nguyễn Du dự định vào Gia Định cộng tác với Chúa Nguyễn, âm mưu bị bại lộ, bị nhà Tây Sơn bắt giam ba tháng.
Có thể Nguyễn Du đã thai nghén Truyện Kiều vào thời gian này; năm đó Nguyễn Du đúng 30 tuổi ("Trải qua một cuộc bể dâu" - một bể dâu bằng khoảng 30 năm 
Nhưng theo Giáo sư Nguyễn Lộc ("Từ điển Văn học" tập II - Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1984) trang 455 viết: "Đoạn trường tân thanh(đoạn trường: đứt ruột; tân thanh: tiếng mới). là một truyện thơ Nôm viết bằng thể lục bát, dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Có thuyết nói Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc (1814-20). Có thuyết nói Nguyễn Du viết trước khi đi sứ, có thể vào thời gian làm Cai bạ ở Quảng Bình (1804-09). Thuyết sau này được nhiều người chấp nhận". 
Chi tiết xem thêm bài Truyện Kiều 
Từ 1797 đến năm 1804: Nguyễn Du ẩn dật tại Tiên Điền.
Khi Nguyễn Phúc Ánh lật đổ nhà Tây Sơn Nguyễn Quang Toản, rồi mời Nguyễn Du ra làm quan; ông từ mãi mà không được nên miễn cưỡng tuân mệnh. Năm 1805, ông bắt đầu vào Huế làm quan với nhà Nguyễn và được thăng Đông Các điện học sĩ, tước Du Đức Hầu. Năm 1813, thăng Cần Chánh điện học sĩ, được cử làm Chánh Sứ đi Trung Quốc. Sau khi về nước, năm 1815, ông được thăng Lễ Bộ Hữu Tham Tri.
Đường công danh của Nguyễn Du với nhà Nguyễn chẳng có mấy trở ngại. Ông thăng chức nhanh và giữ chức trọng, song chẳng mấy khi vui, thường u uất bất đắc chí.
Theo Đại Nam Liệt Truyện: "Nguyễn Du là người ngạo nghễ, tự phụ, song bề ngoài tỏ vẻ giữ gìn, cung kính, mỗi lần vào chầu vua thì ra dáng sợ sệt như không biết nói năng gì..."
Năm 1820, Minh Mạng lên ngôi, cử ông đi sứ lần nữa, nhưng lần này chưa kịp đi thì ông đột ngột qua đời.
Đại Nam Liệt Truyện viết: "Đến khi đau nặng, ông không chịu uống thuốc, bảo người nhà sờ tay chân. Họ thưa đã lạnh cả rồi. Ông nói "được" rồi mất; không trối lại điều gì."
*Tác phẩm tiêu biểu
Ngoài Truyện Kiều nổi tiếng ra, Nguyễn Du còn để lại
Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh 
Văn Tế Sống Hai Cô Gái Trường Lưu 
Thác Lời Trai Phường Nón (bằng chữ Nôm) 
-Ba tập thơ chữ Hán điển hình( 243 bài)
Thanh Hiên Thi Tập ( 78 bàilàm ở Thái bình)
Nam Trung Tạp Ngâm ( 40 bài)
Bắc Hành Tạp Lục ( 125 bài)
2/ Nguyễn Dữ, tác giả truyện Truyền kỳ mạn lục nổi tiếng sống ở thế kỷ XVI, xuất thân trong gia đình cha đậu tiến sĩ cuối đời Hồng Đức, quê huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện- Hải Dương. Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, có làm tri huyện một thới gian rồi thôi quan về nhà sống ẩn dật, phụng dưỡng mẹ già và viết sách. Tác phẩm Nguyễn Dữ để lại có Truyền kỳ mạn lục, một tác phẩm được đánh giá là "thiên cổ kỳ bút".
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ hiện còn, là một bản trùng san, in năm 1763, có phần dịch ra Nôm và chú thích cẩn thận, với tên gọi Tân biên Truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú, gồm 20 truyện.
 Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống văn học nước nhà đương thời cũng như các thế kỷ tiếp sau. Chính Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đọc và sửa chữa cho tác phẩm này. Nhiều người có tiếng tăm đã bình luận, khen ngợi cái hay, cái lạ của bút lực Nguyễn Dữ trong Truyền kỳ mạn lục và nó từng mấy lần được khắc in. Sau Nguyễn Dữ, có Nguyễn Diễn Trai viết Truyền văn tân lục kể về những chuyện lạ của các nhân vật hiển đạt từ thời Lý đến thời Lê, Đoàn Thị Điểm soạn Tục truyền kỳ, tức Truyền ký tân phả, chép các chuyện kinh dị, ly kỳ.
 Trong Truyền kỳ mạn lục Nguyễn Dữ viết về các nhân vật, các sự việc kỳ lạ xảy ra thời Lý, Trần, Hồ và thời Lê sơ. Bằng trí tưởng tượng phong phú và bằng một bút pháp linh hoạt, tác giả Truyền kỳ mạn lục đưa người đọc vào một thế giới huyền bí vừa có người, vừa có thần, vừa hư, vừa thật nhưng xuyên qua các lớp mù linh ảo, ly kỳ được thêu dệt ra một cách tài giỏi ấy vẫn hiện rõ một thế giới thật của cuộc đời mà ở đó nhan nhản những kẻ có quyền thế độc ác, đồi bại. Phải chăng đấy chính là hình ảnh của xã hội Nguyễn Dữ đang sống, một xã hội phong kiến lúc suy yếu, mục nát. Tuy nhiên, bên cạnh sự tung hoành của cái xấu cái ác, tác giả Truyền kỳ mạn lục vẫn nhìn thấy những phẩm cách lương thiện, trung thực, những tâm hồn thanh cao, những tình người tình yêu của nhân dân, của cái thiện vĩnh hằng và Nguyễn Dữ đã mô tả nó thật đẹp đẽ, mỹ lệ.
 Trong 20 truyện Nguyễn Dữ viết, truyện nào cũng thể hiện một quan điểm chính trị, một thái độ nhân sinh, một ý tưởng đạo đức của ông. Đó là những mong muốn của Nguyễn Dữ về một xã hội mọi người được sống yên bình trong nền đức trị, trong sự công bằng, trong tình cảm yêu thương nhân ái giữa con người với con người...
 Giá trị lớn của tác phẩm Truyền kỳ mạn lục chính là ở những nội dunh nhân văn đó. 
3/ PHẠM ĐÌNH HỔ: 
(tự: Tùng Niên; hiệu: Đông Dã Tiều; 1768 - 1839), nhà văn, nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam. Quê: làng Đan Loan, huyện Đường An (nay là huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Đỗ Tú tài. Sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng, đọc nhiều sách, đi dạy học nhiều nơi, hiểu biết rộng. Có nhiều công trình nghiên cứu lịch sử, địa lí, ngôn ngữ, triết học: “An Nam chí”, “Ô châu lục”, “Kiền khôn nhất lãm”... Được truyền tụng nhất là tập “Vũ trung tuỳ bút” và “Tang thương ngẫu lục” (viết chung với Nguyễn Án) ( “Vũ trung tuỳ bút”). Phạm Đình Hổ có 2 tập thơ “Đông Dã học ngôn thi tập”, “Tùng cúc liên mai tứ hữu”, nói lên tâm sự của người bất đắc chí sống ở thời loạn. Gần 60 tuổi, Phạm Đình Hổ lại được Minh Mạng triệu vào Kinh làm thừa chỉ Viện Hàn lâm, rồi làm tế tửu Quốc Tử Giám.
4/ Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn hóa cận đại của Việt Nam sinh ngày 1 tháng 7 năm 1822 tại làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) và mất ngày 3 tháng 7 năm 1888 tại Ba Tri, Bến Tre.
Tiểu sử
 Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu sớm trải qua những chuỗi ngày gia biến và quốc biến hãi hùng đã tác động đến nhận thức của ông. Ngay từ nhỏ, Nguyễn Đình Chiểu đã theo cha chạy giặc.
 Năm 1833, Nguyễn Đình Huy (cụ thân sinh của Nguyễn Đình Chiểu) gửi Nguyễn Đình Chiểu cho một người bạn ở Huế để ăn học.
 Năm 1843 ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định, năm 1847 ông ra Huế học để chờ thi khoa Kỷ Dậu 1849. Nhưng sau đó, mẹ ông mất, ông trở về chịu tang mẹ, dọc đường vất vả lại thương mẹ khóc nhiều nên ông bị bệnh rồi mù cả đôi mắt. Về quê, chịu tang mẹ xong, ông lại bị một gia đình giàu có bội ước. Từ ấy ông vừa dạy học vừa làm thơ sống giữa tình thương của mọi người. Về sau có người học trò cảm nghĩa thầy đã gả em gái. Nhân dân thường gọi ông là Đồ Chiểu hay Tú Chiểu.
 Khi Pháp xâm chiếm Gia Định, ông về ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, tiếp tục dạy học và làm thuốc. Vốn nhiệt tình yêu nước, ông liên hệ mật thiết với các nhóm nghĩa binh của Đốc binh Nguyễn Văn Là, lãnh binh Trương Định. Ông tích cực dùng văn chương kích động lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân. Biết ông là người có uy tín lớn, Pháp nhiều lần mua chuộc nhưng ông vẫn nêu cao khí tiết, không chịu khuất phục.
 Người Việt Nam đánh giá ông không những là một nhà thơ lớn mà còn là một nhà yêu nước, một nhà văn hóa Việt Nam của thế kỉ 19.
 Quan điểm văn chương
Nguyễn Đình Chiểu tuy không nghị luận về văn chương nhưng ông có quan điểm văn chương riêng. Quan điểm "văn dĩ tải đạo" của ông khác với quan niệm của nhà Nho, càng khác với quan niệm chính thống lúc bấy giờ. Nhà Nho quan niệm Đạo là đạo của trời, còn Đồ Chiểu trên nguyên tắc đạo trời được đề cao nhưng trong thực tế đạo làm người đáng quý hơn nhiều. Đó là quan niệm bao trùm văn chương Đồ Chiểu.
 Quan điểm văn chương Đồ Chiểu tuy không được tuyên ngôn nhưng đây là quan điểm tiến bộ và gần gũi với văn chương dân tộc: Văn chương chiến đấu, vị nhân sinh, đầy tinh thần tiến công và tinh thần nhân ái.
 Tác phẩm chính
Lục Vân Tiên sáng tác trước khi Pháp xâm lược Nam Kỳ, có tính chất tự truyện. 
Dương Từ Hà Mậu (chưa xác định thời điểm sáng tác) 
Ngư Tiều y thuật vấn đáp (chưa xác định thời điểm sáng tác) 
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (1861) 
Mười hai bài thơ và bài văn tế Trương Định (1864) 
Mười bài thơ điếu Phan Tòng (1868) 
Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh (1874) 
Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây (chưa xác định thời điểm sáng tác) 
Hịch đánh chuột (chưa xác định thời điểm sáng tác). 
5/ Chính Hữu: tên thật là Trần Đình Đắc, là một nhà thơ Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật đợt hai (năm 2000).
Tiểu sử hoạt động
Ông sinh ngày 15 tháng 12 năm 1926 tại huyện Can Lộc Hà Tỉnh. Ông học tú tài (triết học) ở Hà Nội trước cách mạng tháng tám. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ Đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ. Ông còn làm chính trị viên đại hội (chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954). Ông làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Tập thơ Đầu súng trăng treo (1966) là tác phẩm chính của ông. Bài thơ "Đồng chí" được in vào tháng 2-1948. Thơ ông không nhiều nhưng lại có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Ông đã sáng tác bài thơ "Đồng chí" mà sau này đã được phổ nhạc cho bài hát "Tình đồng chí". Bài hát đã khơi dậy những xúc động mãnh mẽ trong lòng nhiều thế hệ .
Tác phẩm
• Đầu súng trăng treo (tập thơ, NXB Văn học, 1966) 
• Thơ Chính Hữu (tập thơ, NXB Hội nhà văn, 1997) 
• Tuyển tập Chính Hữu (NXB Văn học, 1998) 
6/ Phạm Tiến Duật (1941 -  ...  kinh tế đối ngoại 
Ông tốt nghiệp Trường Sư phạm Leningrad (Liên Xô). Trình độ: cử nhân kinh tế.
Năm 1956, ông vào công tác ở Bộ Ngoại giao và làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô, lần lượt giữ các chức vụ : Tuỳ viên, Bí thư thứ ba, Bí thư thứ nhất, Tham tán, Tham tán công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô cho đến năm 1982. Từ 1982, là Vụ phó, rồi trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế, rồi trợ lý Bộ trưởng, phụ trách về các vấn đề luật pháp, kinh tế và lãnh sự.
Ông giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Ngoại giao từ 1990 đến 1999. Từ 1998 là Thứ trưởng thường trực phụ trách quan hệ với các nước ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, quan hệ với ASEAN, ASEM, APEC, công tác nghiên cứu, hợp tác kinh tế, lãnh sự, pháp luật, báo chí, đào tạo.
Từ năm 2000 đến năm 2002, ông là Bộ trưởng Bộ Thương mại trong Chính phủ Việt Nam.
Từ năm 2002 đến năm 2006, ông là Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế đối ngoại, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về APEC. Sau khi thôi chức Phó Thủ tướng, ông được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cử làm đặc phái viên của Thủ tướng về đối ngoại, Tổng chỉ huy các hoạt động Tuần lễ cấp cao APEC 2006 Hà Nội cuối năm 2006.
Ông còn là Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX, ủy viên Trung ương Đảng từ khóa VII đến khóa IX (1991-2006).
Sự nghiệp của ông là bề dày với các cuộc thương thuyết đàm phán, khởi sự là hoà đàm Paris trong thời gian chiến tranh, sau đó vấn đề người di tản, việc Việt Nam gia nhập ASEAN và khu mậu dịch tự do của khối này, kế đến là Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ và một chặng đường dài với cuộc thương thuyết gia nhập WTO.
Ông là quan chức Nhà nước Việt Nam đầu tiên được vào Phòng Bầu Dục Nhà Trắng gặp gỡ tổng thống Bill Clinton lúc bấy giờ, trong dịp Việt Nam và Hoa Kỳ ký kết Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ.
Ông lập gia đình với bà Hồ Thể Lan, con gái của Giáo sư Bác sĩ Hồ Đắc Di.
16/ THANH HẢI
Tiểu sử 
- Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn, sinh ngày 4 tháng 11 năm 1930. 
Quê ở Hương Điền, Thừa Thiên. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1878 ).
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, ông công tác tại đoàn Văn công tỉnh, rồi ở lại hoạt động, làm tuyên huấn ở cơ quan khu ủy Trị Thiên thời chống Mỹ cứu nước.
Từ 1975 , ông là Tổng Thư ký Hội Văn nghệ Bình Trị thiên. 
Ông từng là ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. 
Ông mất năm 1980 tại Huế.
Tác phẩm chọn lọc 
- Những đồng chí trung kiên (1962); 
- Huế mùa xuân (2 tập, 1970-1975),
- Dấu võng Trường Sơn (1977); 
- Mưa xuân đất này (1982); 
- Thơ tuyển (1982). 
Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu 1965 .
17/ HỮU THỈNH
Tiểu sử 
Hữu Thỉnh còn có bút danh Vũ Hữu tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942 tại làng Phú Vinh, xã Duy Phiên, huyện Tam Dương (nay là huyện Tam Đảo), tỉnh Vĩnh Phúc. 
Hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1976).
Hữu Thỉnh sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống nho học. Đã trải qua tuổi thơ ấu không dễ dàng: ở 6 năm với bác ruột, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch .cho các đồn binh Pháp: Vân Tập, chợ Vàng, Thứa, Thanh Vân. . . và bị đánh đập tàn nhẫn. Chỉ thực sự được đi học từ sau hoà bình lập lại ( 1954). Tốt nghiệp phổ thông năm 1963 . Vào bộ đội Tăng - Thiết giáp. Đơn vị nhập ngũ đầu tiên là Trung đoàn 202, học lái xe tăng, làm cán bộ tiểu đội, dạy bổ túc văn hoá, viết báo, làm cán bộ tuyên huấn. Nhiều năm tham gia chiến đấu tại các chiến trường Đường 9 - Nam Lào (1970-197 l), Quảng Trị ( 1972), Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh. Sau 1975, học Đại học Văn hoá (Trường Viết văn Nguyễn Du khoá I). Từ 1982: Cán bộ biên tập, Trưởng ban thơ, Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội . Từ 1990 đến nay, chuyển ngành ra Hội Nhà văn Việt Nam, làm Tổng biên tập Tuần báo Văn nghệ. Đã tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn các khoá 3, 4, 5 , ủy viên Ban Thư ký khoá 3. Hiện nay là Phó Tổng thư ký thường trực Hội, ủy viên thường vụ Đảng uỷ khối Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bí thư Đảng uỷ Đảng bộ cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam. Đại biểu Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoá X).
Tác phẩm chọn lọc 
Các tập thơ: 
- Âm vang chiến hào (in chung);
- Đường tới thành phố (trường ca); 
- Từ chiến hào tới thành phố (trường ca, thơ ngắn); 
- Khi bé Hoa ra đời (thơ thiếu nhi, in chung); 
- Thư mùa đông
- Trường ca biển. 
Ngoài ra còn viết nhiều bút kí văn học, viết báo.
Ông đã được Giải 3 cuộc thi báo Văn nghệ 1973 cho bài Mùa xuân đi đón ; Glải A cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1975- 1976, cho bài Chuyến đò đêm giáp ranh, trường ca Sức bền của đất. 
Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1980 cho trường ca Đường Tới thành phố. Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995 cho tập thơ Thư mùa đông; Gỉải xuất sắc Bộ Quốc phòng 1994 cho Trường ca biển ; Giải nhất Bộ đại học - Trung học - Chuyên nghiệp và Trung ương Đoàn năm 1991 cho bài Thưa thầy.
18/ Viễn Phương, tên thật Phan Thanh Viễn (1 tháng 5 năm 1928 - 21 tháng 12 năm 2005), là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và là nhà thơ Việt Nam.
1. Cuộc đời & sự nghiệp
Viễn Phương, quê gốc Tân Châu, An Giang. Thuở nhỏ ông đi học, đến khi Cách mạng Tháng Tám bùng nổ (1945), ông đến đầu quân và được xếp vào Chi đội 23.
Chi đội này hoạt động trên một địa bàn rộng lớn thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Từ cảm xúc có thật trên mỗi chặn đường chiến đấu gian khổ, những bài thơ của ông đã lần lượt ra đời, và được đăng trên báo Tiếng Súng Kháng Ðịch, là tờ báo duy nhất của Khu 9 Nam Bộ lúc bấy giờ.
Năm 1952, Nam Bộ tổ chức giải thưởng tổng kết văn học nghệ thuật lấy tên Giải thưởng Cửu Long, thì trường ca Chiến thắng Hòa Bình của ông được xếp giải nhì về thơ.
Không lâu sau, Chi hội Văn nghệ Nam Bộ tổ chức đại hội, ông được bầu vào Ban chấp hành. Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, ông được phân công về Sài Gòn hoạt động.
Về Sài Gòn, ông đi dạy học, làm thuê kiếm sống nhưng công việc chủ yếu vẫn là sáng tác văn thơ. Với bút hiệu Viễn Phương, ông làm thơ và viết truyện đăng trên một số tờ báo ở Sài Gòn như Nhân loại, Hừng sáng, Công lý...
Do những bài viết có nội dung chống đối, năm 1960, ông bị nhà cầm quyền Sài Gòn bắt giam ở Chí Hòa. Trong tù, ông vẫn tiếp tục làm thơ.
Sau khi ra tù (1962), ông rời Sài Gòn vào chiến trường Củ Chi tiếp tục chiến đấu và làm thơ.
Sau sự kiện 30 tháng 4, 1975, ông liền được bầu làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và được bầu vào Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.
Ngoài bút danh Viễn Phương, ông còn lấy bút danh Phương Viễn và cũng sáng tác cả văn xuôi. Ông nổi tiếng với bài thơ Viếng lăng Bác (Kim Son phổ nhạc) đã được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông. Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 1995.
Nhà thơ Viễn Phương mất ngày 21 tháng 12 năm 2005 tại Thành phố Hồ Chí Minh
.2. Tác phẩm chính
Chiến thắng Hòa Bình (trường ca) 
Mắt sáng học trò (thơ, 1970) 
Nhớ lời di chúc (trường ca, 1972) 
Như mây mùa xuân (thơ, 1978) 
Phù sa quê mẹ (thơ, 1991). 
Thơ với tuổi thơ. (thơ thiếu nhi, 2002) 
Gió lay hương quỳnh (thơ, 2005). 
Anh hùng mìn gạt (truyện ký, 1968) 
Quê hương địa đạo (truyện v Sắc lụa Trữ La (truyện ngắn, 1988) 
Ngàn say mây trắng (truyện và ký, 1998). 
Lòng mẹ (truyện thiếu nhi, 1982). 
Miền sông nước (truyện và ký, 1999). 
Tháng bảy mưa ngâu (truyện và ký, 1999. Đã dịch sang tiếng Anh). 
Đá hoa cương (truyện và ký, 2000). 
Ngôi sao xanh (truyện thiếu nhi ). à ký )
3. Nhận xét
Thơ Viễn Phương đã được nhiều nhà thơ khen ngợi, trong số đó có Chế Lan Viên, Tô Hoài, Triệu Xuân, Nguyễn Xuân Nam, Mai Văn Tạo.
 Trích nhận xét của nhà văn Mai Văn Tạo:
Thơ Viễn Phương dễ nhớ, giàu cảm xúc, nhưng không bị lụy, cường điệu nỗi đau...Thơ ông lung linh hình bóng người phụ nữ miền Nam và Mẹ. ấn tượng nhiều măt về người mẹ rất đậm đà, thắm thiết. Anh viết rất nhiều bài thơ về Mẹ. Người mẹ dưới gầm cầu, những người phụ nữ trong các đề lao, người nữ chiến sĩ hy sinh trong ngọn lửa, những nữ học sinh Sài Gòn - Chợ Lớn "xuống đường" trong những ngày "bão tố đô thành", người vợ chiến đấu trong nội thành, chồng ở chiến khu, người mẹ đào hầm nuôi giấu cán bộ, bà mẹ đưa đường các anh bộ đội - bà mẹ ấy nói những lời rất thật, như dặn dò, như lời thề quyết tử: "Ðể má cầm đuốc đi trước, gặp giặc má chúc ngọn đuốc xuống, các con ở sau biết mà tránh. Nếu chúng bắn má chết, tức là chúng báo động các con" (Lời má Sáu). 
...Thơ Viễn Phương nền nã, thì thầm, man mác, bâng khuâng, day dứt, không gút mắt, cầu kỳ, kênh kiệu, khoa ngôn. Hình ảnh nào trong đời sống anh cũng tìm thấy chất thơ. Không đợi đến Tiếng tù và trong sương đêm, Hoa lục bình trôi man mác tím, bông lau bát ngát nắng chiều hay Chòm xanh điên điển nhuộm vàng mặt nước... Một mái lá khô hanh trong rừng vắng anh cũng đưa vào đấy cái thực, cái hư, rất thơ mà thực, rất thực mà thơ. 
19/ Y Phương 
Tên thật: Hứa Vĩnh Sước
Sinh năm: 1948
Nơi sinh: Trùng Khánh, Cao Bằng
Năm 1968 ông nhập ngũ đến năm 1981 về công tác ở Sở Văn hóa Thông tin Cao Bằng. 1993, ông là Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Cao Bằng.
Thể loại: thơ, kịch
Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ; tư duy giàu hình ảnh của người dân miền núi.
Các tác phẩm:
Người núi Hoa (1982)
Tiếng hát tháng giêng (1986)
Lửa hồng một góc (1987)
Lời chúc (1991)
Đàn then (1996). 
Thơ Y Phương (2002)
20/ TAGO R.: 
(Rabindranath Tagore; 1861 - 1941), nhà văn, nhà văn hoá lớn Ấn Độ. Xuất thân trong gia đình quý tộc Ba La Môn có nhiều người là nhân tài của đất nước. Cha là Đêbenđranat Tago (Debendranath Tagore), triết gia, nhà cải cách xã hội. Thủa nhỏ, Tago nổi tiếng thông minh, tự học, giỏi văn, biết ngoại ngữ; 8 tuổi đã làm thơ, 11 tuổi ahhyes dịch tác phẩm "Macbet" ("Macbeth") của Sêchxpia (W. Shakespeare) ra tiếng Bengali. Tago còn soạn nhạc, vẽ và viết kịch..., mặt nào cũng đạt đỉnh cao của tài năng. Tago yêu nước, yêu hoà bình, có lòng nhân đạo sâu sắc. Năm 1901, lập Trường Xantinikêtan (Santiniketan) cho con em nông dân ăn học. Tago coi trọng truyền thống văn hoá Ấn Độ, kết hợp văn hoá Đông và Tây, mở Trường Đại học Vixva - Bharati (Visva - Bharati) (1921), thu hút thanh niên thế giới đến tìm hiểu văn hoá Ấn Độ. Từ 1916, Tago đi thăm nhiều nước để tìm hiểu văn hoá các nước đó. Tago để lại 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, tiêu biểu nhất là "Thơ dâng" (1912); thơ tình nổi tiếng: "Người làm vườn" (1914), "Tặng phẩm của người yêu" (1914); thơ trẻ em "Trăng non" (1915); kịch: "Lễ máu" (1890), "Phòng bưu điện" (1913); tiểu thuyết: "Đắm thuyền" (1906), "Gôra" (1910). Ngoài ra còn có hàng nghìn truyện ngắn, luận văn, bút kí, ca khúc và tranh vẽ, vv.
Tago không phải là nhà văn hiện thực thuần tuý, mà theo phong cách lãng mạn trữ tình và được xem là "ngôi sao sáng của thời Ấn Độ Phục hưng". Giải thưởng Nôben (1913) về tập "Thơ dâng". 

Tài liệu đính kèm:

  • docTAC GIA TRONG CHUONG TRINH NV 9.doc