Tác phẩm chuyên thi vào lớp 10 môn Văn (Phần 17)

Tác phẩm chuyên thi vào lớp 10 môn Văn (Phần 17)

CHỊ EM THUÝ KIỀU

(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

I - GỢI Ý

1. Tác giả:

- Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên; quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng, anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh.

Nguyễn Du sống trong một thời đại có nhiều biến động: cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân Thanh, rồi phong trào Tây Sơn thất bại, nhà Nguyễn được thiết lập. Những biến cố đó đã in dấu ấn trong sáng tác của Nguyễn Du, như chính trong Truyện Kiều ông viết: Trải qua một cuộc bể dâu - Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Nguyễn Du từng trải một cuộc đời phiêu bạt: sống nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh, làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc. Vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.

 

doc 10 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 539Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tác phẩm chuyên thi vào lớp 10 môn Văn (Phần 17)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÁC PHẨM CHUYÊN THI VÀO LỚP 10
CHỊ EM THUÝ KIỀU
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
I - GỢI Ý
1. Tác giả:
- Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên; quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng, anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh.
Nguyễn Du sống trong một thời đại có nhiều biến động: cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân Thanh, rồi phong trào Tây Sơn thất bại, nhà Nguyễn được thiết lập. Những biến cố đó đã in dấu ấn trong sáng tác của Nguyễn Du, như chính trong Truyện Kiều ông viết: Trải qua một cuộc bể dâu - Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Nguyễn Du từng trải một cuộc đời phiêu bạt: sống nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh, làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc. Vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.
2. Tác phẩm:
- Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn, cả bằng chữ Hán và chữ Nôm. Thơ chữ Hán có ba tập, gồm 243 bài. Thơ chữ Nôm, xuất sắc nhất là cuốn truyện Đoạn trường tân thanh, còn gọi là Truyện Kiều.
- "Có thể tìm thấy một sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Du từ thơ chữ Hán đến Truyện Kiều, Văn chiêu hồn. Nguyễn Du vĩ đại chính vì Nguyễn Du là một nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa. Mặc dù xuất thân từ giai tầng quý tộc, nhưng Nguyễn Du lăn lộn nhiều trong cuộc sống của quần chúng, đã lắng nghe được tâm hồn và nguyện vọng của quần chúng, nhà thơ đã ý thức được những vấn đề trọng đại của cuộc đời và, với một nghệ thuật tuyệt vời, ông đã làm cho những vấn đề trọng đại ấy trở thành bức thiết hơn, da diết hơn, ám ảnh hơn trong tác phẩm của mình. Thơ Nguyễn Du dù viết bằng chữ Nôm hay chữ Hán đều đạt đến trình độ điêu luyện. Riêng những tác phẩm viết bằng chữ Nôm của ông, đặc biệt là Truyện Kiều là một cống hiến to lớn của nhà thơ đối với sự phát triển của ngôn ngữ văn học dân tộc. Về phương pháp sáng tác, qua Truyện Kiều, chúng ta thấy Nguyễn Du đã phá vỡ rất nhiều nguyên tắc của mĩ học truyền thống, những yếu tố ước lệ tưởng tượng của nghệ thuật phong kiến phương Đông để đi đến chủ nghĩa hiện thực. Nhưng do những giới hạn về mặt lịch sử, cho nên mặc dù Nguyễn Du là một thiên tài vẫn không thể phá vỡ được triệt để, vẫn chưa thể thực sự đến được với chủ nghĩa hiện thực. Cuối cùng, Nguyễn Du vẫn là một nhà thơ dừng lại trước ngưỡng cửa của chủ nghĩa hiện thực. (Nguyễn Lộc - Từ điển văn học, NXB Thế giới, 2005).
- Khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du đã mượn cốt truyện từ một cuốn tiểu thuyết (Kim Vân Kiều truyện) của Thanh Tâm Tài Nhân, một nhà văn Trung Quốc. Khi sáng tác, Nguyễn Du đã thay đổi, bổ sung nhiều yếu tố trong cốt truyện cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
Tác phẩm được viết lại bằng chữ Nôm, gồm 3524 câu, theo thể thơ lục bát truyền thống. Ngoài các yếu tố như ngôn ngữ, thể loại (vốn đã là những sáng tạo đặc sắc, đóng góp lớn của Nguyễn Du vào quá trình phát triển ngôn ngữ dân tộc), tác phẩm còn thể hiện rất rõ hiện thực cuộc sống đương thời, đằng sau đó là "con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ tới muôn đời" của nhà văn.
Có thể tóm tắt Truyện Kiều theo bố cục ba phần:
- Gặp gỡ và đính ước: Kiều xuất thân như thế nào? Có đặc điểm gì về tài sắc? Kiều gặp Kim Trọng trong hoàn cảnh nào? Mối tình giữa Kiều và Kim Trọng đã nảy nở ra sao? Họ kiếm lí do gì để gần được nhau? Kiều và Kim Trọng đính ước.
- Gia biến và lưu lạc: Gia đình Kiều bị mắc oan ra sao? Kiều phải làm gì để cứu cha? Làm gì để không phụ tình Kim Trọng? Kiều bị bọn Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào cuộc sống lầu xanh; Kiều được Thúc Sinh cứu ra khỏi lầu xanh; Kiều trở thành nạn nhân của sự ghen tuông, bị Hoạn Thư đày đoạ; Kiều trốn đến nương nhờ cửa Phật, Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà - Kiều rơi vào lầu xanh lần thứ ha i; Thuý Kiều đã gặp Từ Hải như thế nào? Tại sao Từ Hải bị giết? Kiều bị Hồ Tôn Hiến làm nhục ra sao? Kiều trẫm mình xuống sông Tiền Đường, được sư Giác Duyên cứu.
-Đoàn tụ: Kim Trọng trở lại tìm Kiều như thế nào? Tuy kết duyên cùng Thuý Vân nhưng Kim Trọng chẳng thể nguôi được mối tình với Kiều; Kim Trọng lặn lội đi tìm Kiều, gặp Giác Duyên, gặp lại Kiều, gia đình đoàn tụ; Chiều ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước điều gì?
Đoạn trích Chị em Thuý Kiều nằm ở phần mở đầu tác phẩm.
Đoạn thơ này miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều và Thuý Vân. Với ngòi bút tài hoa, khả năng vận dụng khéo léo ngôn ngữ dân tộc kết hợp với các điển tích, điển cố, có thể nói Nguyễn Du đã giúp bạn đọc hình dung được những chuẩn mực về vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội xưa, đó cũng có thể coi là chuẩn mực của cái đẹp trong của văn học trung đại.
Không chỉ miêu tả những hình mẫu, chân dung Thuý Kiều và Thuý Vân trong tác phẩm còn thể hiện những dụng ý nghệ thuật sâu xa của tác giả. Mặc dù "Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười" nhưng với mỗi nhân vật, sự miêu tả của Nguyễn Du dường như đã dự báo những số phận khác nhau của hai chị em. Điều đó vừa thể hiện bút pháp miêu tả nhân vật khá sắc sảo của Nguyễn Du nhưng đồng thời cũng cho thấy quan niệm "tài mệnh tương đố" của ông.
II- GIÁ TRỊ TÁC PHẨM
Khi nói đến tác giả của Truyện Kiều, không chỉ nhân dân lao động mà tất cả các nhà văn, nhà nghiên cứu đều thống nhất tên gọi: "Đại thi hào dân tộc". Với "con mắt trông thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ tới muôn đời" (Mộng Liên Đường), Nguyễn Du nổi tiếng trước hết bởi cái tâm của một người luôn nghĩ đến nhân dân, luôn bênh vực cho những cuộc đời, những số phận éo le, oan trái, đặc biệt là thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. Mặt khác, những câu thơ của Nguyễn Du sở dĩ có thể khắc sâu trong lòng nhân dân như vậy còn bởi trong Truyện Kiều, ông đã bộc lộ sự tài hoa, sắc sảo trong việc miêu tả nhân vật, trong việc khắc hoạ những nét tâm lí nhất quán đến từng chi tiết... Trong phần mở đầu tác phẩm, đoạn miêu tả hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân có thể coi là một ví dụ tiêu biểu.
Trong những câu miêu tả khái quát, vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều đã có thể xếp vào hàng "tuyệt thế giai nhân":
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Chỉ trong một câu thơ sáu chữ, tác giả đã khẳng định được một vẻ đẹp toàn bích, từ nhan sắc cho đến tính tình của cả hai chị em. Điều kì diệu là cả hai vẻ đẹp đều hoàn thiện ("mười phân vẹn mười") nhưng "Mỗi người một vẻ", không ai giống ai.
Đọc những câu thơ tiếp theo, ta càng có thể khẳng định tài năng của Nguyễn Du trong việc miêu tả nhân vật. Không chỉ phân biệt được "Mỗi người mỗi vẻ", tác giả còn chỉ ra sự khác nhau đó được biểu hiện cụ thể như thế nào. Mặt khác, Nguyễn Du tả nhan sắc nhưng dường như mục đích của tác giả không dừng lại ở đó. Càng tả càng gợi. Qua những câu thơ của Nguyễn Du, người đọc luôn cảm nhận được những suy nghĩ trăn trở của nhà thơ về cuộc đời, về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy dẫy những cạm bẫy:
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Trong phần tả khái quát, vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều đã được miêu tả rất toàn vẹn, tưởng khó có thể ca ngợi hơn nữa. Trong bốn câu này, ba câu trên là lời khẳng định vẻ đẹp "mười phận vẹn mười" kia. Thế nhưng câu thơ thứ tư thật sự khiến bạn đọc bất ngờ bởi khả năng sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ. Tả một người con gái đẹp mà "Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang" là đã đạt đến chuẩn mực, thêm "Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang" thì nghe chẳng khác gì những tiếng trầm trồ của một người đang được chiêm ngưỡng một vẻ đẹp chưa từng có. Thế mà vẫn chưa hết, người con gái ấy còn đẹp đến mức "Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da" thì vẻ đẹp ấy còn vượt lên trên cả vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó là một sự khác thường bởi nếu chúng ta đọc lại thơ ca trung đại, thậm chí đọc cả ca dao dân ca, vẻ đẹp của con người cùng lắm cũng chỉ sánh ngàng với vẻ đẹp của thiên nhiên mà thôi:
Cổ tay em trắng như ngà
 Đôi mắt em sắc như là dao cau
Miệng cười như thể hoa ngâu
 Cái khăn đội đầu như thể hoa sen...
Rõ ràng là Thuý Vân rất đẹp, một vẻ đẹp khá sắc nét nhưng vẫn hồn hậu, thuỳ mị. Giả sử được ngắm một người con gái như vậy, người ta thường nghĩ đến hạnh phúc, đến một cuộc sống ấm áp, êm đềm.
Đọc đoạn miêu tả Thuý Vân, ta đã có thể thấy được cái tài, cái khéo của Nguyễn Du trong việc sử dụng từ ngữ. Thế nhưng việc miêu tả Thuý Vân mới chỉ là bước đệm để tác giả miêu tả Thuý Kiều. Một lần nữa, tác giả lại khiến bạn đọc phải sửng sốt vì năng lực miêu tả của mình:
 Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Các giá trị thẩm mĩ tưởng như đã được đẩy lên đến tận cùng của các giới hạn nhưng rồi lại còn được đẩy lên cao thêm nữa:
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Hội hoạ cổ điển phương Đông có những bút pháp khá độc đáo: "lấy điểm để tả diện", "vẽ mây nẩy trăng", ý là khi muốn tả một người con gái đẹp, không cần tả mọi đường nét, chỉ chọn những nét tiêu biểu nhất, hay như khi muốn tả một vầng trăng sáng có thể không cần tả vầng trăng, chỉ cần tả đám mây xung quanh mà người xem biết ngay đó là trăng rất sáng. Nguyễn Du đã tả Thuý Kiều qua "Làn thu thuỷ, nét xuân sơn" - những yếu tố nghệ thuật đầy tính ước lệ, thật khó hình dung nàng Kiều đẹp như thế nào nhưng ai cũng phải thừa nhận, tả như thế là tuyệt khéo. Lại thêm "Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh" - không cần nói nhan sắc của Kiều ra sao, chỉ cần nói hoa còn phải ghen, liễu còn phải hờn với nhan sắc của Kiều thì tưởng như với nhan sắc ấy, không lời nào có thể diễn tả nổi nữa.
Tuy nhiên, nếu đọc kĩ lại từng câu, từng lời, ta sẽ thấy dường như trong vẻ đẹp của Kiều đã ẩn chứa những mầm tai hoạ. Nếu như với vẻ đẹp của Thuý Vân, "Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da", sự "thua" và "nhường" còn rất hiền hoà thì với vẻ đẹp của Thuý Kiều, hoa đã phải "ghen" (tức), liễu đã phải "hờn" (giận). Có thể nói, vẻ đẹp của Thuý Vân tuy có phần trội hơn nhưng chưa tạo ra sự đố kị, trong khi đó vẻ đẹp của Thuý Kiều đã vượt hẳn lên, ngạo nghễ thách thức với thiên nhiên, vượt ra khỏi vòng kiềm toả của tạo hoá.
Không chỉ nhan sắc, tài năng của Kiều cũng hàm chứa một sự thách thức:
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai.
Những từ ngữ đầy tính ước lệ (làn thu thuỷ, nét xuân sơn, nghiêng nước nghiêng thành) xuất hiện với mật độ cao càng chứng tỏ tài năng của Nguyễn Du trong việc sử dụng từ ngữ. Một lần nữa, vẻ đẹp của nàng Kiều lại được khẳng định ... từ ở đoạn trước), không còn ríu rít tiếng nói cười.
Thủ pháp tả đã được thay bằng thủ pháp gợi. Những tính từ tà tà, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ không chỉ gợi lên một không gian êm đềm mà còn thể hiện khá rõ tâm trạng của chị em Thuý Kiều. Có cái gì mơ hồ như là sự bâng khuâng, nuối tiếc. Lòng người hoà trong cảnh vật, như đang lắng lại cùng cảnh vật.
4. Qua đoạn thơ tả cảnh chị em Thuý Kiều đi du xuân trong tiết Thanh minh, ta có thể thấy rất rõ nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du. Yếu tố quan trọng trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ấy là nghệ thuật sử dụng từ ngữ. Bằng cách sử dụng hệ thống từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình, giàu sức gợi tả theo những mật độ khác nhau và phương thức khác nhau, Nguyễn Du đã phác hoạ những bức tranh phong cảnh vô cùng đặc sắc.
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
I - GỢI Ý
1. Tác giả:
(Xem bài Chị em Thuý Kiều).
2. Đoạn trích:
Đoạn trích nằm ở phần thứ hai trong Truyện Kiều (Gia biến và lưu lạc). Gia đình Kiều gặp cơn nguy biến. Do thằng bán tơ vu oan, cha và em Kiều bị bắt giam. Để chuộc cha, Kiều quyết định bán mình. Tưởng gặp được nhà tử tế, ai dè bị bắt vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự tử. Tú Bà (chủ quán lầu xanh) vờ hứa hẹn gả chồng cho nàng, đem nàng ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, sau đó mụ sẽ nghĩ cách để bắt nàng phải tiếp khách làng chơi.
Đoạn trích gồm hai mươi hai câu. Sáu câu thơ đầu thể hiện hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Thuý Kiều; tám câu thơ tiếp thể hiện nỗi thương nhớ của nàng về Kim Trọng và về cha mẹ; tám câu còn lại thể hiện tâm trạng đau buồn, âu lo của Thuý Kiều. 
II - GIÁ TRỊ TÁC PHẨM
Nguyễn Du là một bậc thầy về tả cảnh. Nhiều câu thơ tả cảnh của ông có thể coi như là chuẩn mực cho vẻ đẹp của thơ ca cổ điển:
- Dưới trăng, quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông.
- Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng...
Với những câu thơ này, Nguyễn Du đã làm đẹp, làm giàu có thêm rất nhiều cho ngôn ngữ dân tộc. Từng có ý kiến cho rằng, so với tiếng Hán vốn có tính hàm súc, tính biểu hiện rất cao thì tiếng Việt trở nên quá nôm na, ít khả năng biểu hiện. Tuy nhiên, Nguyễn Du đã chứng minh rằng ngôn ngữ tiếng Việt có một khả năng biểu hiện vô giới hạn.
Nhưng Nguyễn Du không chỉ giỏi về tả cảnh mà còn giỏi về tả tình cảm, tả tâm trạng. Trong quan niệm của ông, hai yếu tố tình và cảnh không tách rời nhau mà luôn đi liền với nhau, bổ sung cho nhau. Ví dụ, trong hai câu thơ tả cảnh chị em Thuý Kiều đi chơi xuân:
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Cảnh rất đẹp và thanh, ứng với tâm hồn hai chị em đang nhẹ nhàng thơi thới. Ngược lại, khi người buồn thì cảnh cũng buồn theo. Trong một đoạn thơ khác thuộc Truyện Kiều, ông viết:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
Hai câu thơ này thể hiện rất rõ quan niệm của Nguyễn Du về mối quan hệ giữa tâm trạng của con người và cảnh vật. Cảnh vật đẹp hay không đẹp, nhẹ nhàng, thanh thoát hay nặng nề, u ám phụ thuộc rất nhiều vào tâm trạng của con người trước cảnh đó.
Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là sự kết hợp, giao hoà của hai yếu tố cảnh vật và tâm trạng. Về cảnh vật có lầu cao, có non xanh nước biếc, sơn thuỷ hữu tình. Nếu Thuý Kiều ở vào một hoàn cảnh khác, trong tâm trạng khác thì hẳn cảnh đó sẽ rất đẹp. Tuy nhiên, tâm trạng Kiều lại đang rất u ám, sầu não: bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều da diết nhớ cha mẹ, nhớ người yêu, đồng thời lại rất đau xót cho thân phận mình. Cảnh vật, do đó, nhuốm màu tâm trạng:
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung.
Kiều ngắm cảnh hay Kiều đối cảnh? Thật khó có thể nói là "ngắm" theo nghĩa thông thường của từ này. Bởi "ngắm" có nghĩa là chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn. Kiều đang trong tâm trạng như thế sao có thể thưởng ngoạn cho được? Bởi vậy, dù có cả "vẻ non xa" lẫn "tấm trăng gần" nhưng cảnh vật ấy chẳng thể nào gợi lên một chút tươi vui hay ấm áp. Nhà thơ đã dùng hai chữ "ở chung" thật khéo. Kiều trông thấy tất cả những thứ đó nhưng với nàng, chúng chẳng khác gì nhau và càng không có gì đặc biệt. Hai yếu tố trái ngược (non xa, trăng gần) tưởng như phi lí nhưng thực ra đã diễn tả rất chính xác sự trống trải của cảnh vật qua con mắt của Kiều. Khung cảnh "bốn bề bát ngát" chỉ càng khiến cho lòng người thêm gợi nhớ:
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
Có thể hình dung rất rõ một không gian mênh mang đang trải rộng ra trước mắt Kiều. Một người bình thường đứng trước không gian ấy cũng khó ngăn được nỗi buồn. Với Kiều, không gian rộng rãi, trống trải ấy chỉ càng khiến nàng suy nghĩ về cuộc đời mình:
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Bởi trong những câu thơ tả cảnh trên đã thấm đẫm cái "tình" (tâm trạng) của Kiều nên đến những câu thơ này, Nguyễn Du đã bắt vào mạch tả tâm trạng một cách hết sức tự nhiên. ý thơ chuyển đổi rất linh hoạt: tả cảnh gắn với không gian. Không gian cao rộng (non xa, trăng gần) càng khiến cho cảnh mênh mang, dàn trải. Tả tâm trạng lại gắn với thời gian. Thời gian dằng dặc (mây sớm, đèn khuya) càng cho thấy tâm trạng chán nản, buồn tủi của Kiều. "Nửa tình nửa cảnh" - trước mắt là tình hay là cảnh, dường như cũng không còn phân biệt được nữa.
Theo dòng tâm trạng của Kiều câu thơ bắt vào nỗi nhớ:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Nhớ nhà, trước hết Kiều nhớ đến Kim Trọng, nhớ đến chén rượu thề nguyền dưới trăng. Đối với một người luôn đa sầu đa cảm, nặng tình nặng nghĩa như Thuý Kiều, cảm xúc ấy thật xa xót. Càng nhớ đến Kim Trọng thì Kiều lại càng đau đớn cho thân phận mình. Việc Kiều thương Kim Trọng đang chờ mong tin mình một cách vô vọng đã cho thấy một vẻ đẹp khác trong tâm hồn nàng: Kiều luôn nghĩ đến người khác trước khi nghĩ đến bản thân mình. Tấm lòng ấy thật cao đẹp và đáng quý biết bao!
Tiếp theo là Kiều nhớ đến cha mẹ. Có ý kiến cho rằng, Kiều đã nhớ đến người yêu trước rồi mới nhớ đến cha mẹ, phải chăng là nàng đã đặt chữ "tình" lên trên chữ "hiếu"? Thực ra, việc Nguyễn Du miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho Kim Trọng trước rồi mới miều tả nỗi nhớ cha mẹ là hoàn toàn hợp lí. Kiều không hề đặt chữ "hiếu" sau chữ "tình". Khi gia đình gặp tai biến, trước câu hỏi "Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?", Kiều đã dứt khoát lựa chọn chữ "hiếu" bằng hành động bán mình chuộc cha. Giờ đây, khi cha và em nàng đã được cứu, người mà nàng cảm thấy mình có lỗi chính là Kim Trọng. Nhưng không vì thế mà nỗi nhớ cha mẹ kém phần day dứt:
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Những thành ngữ, điển tích, điển cố (tựa cửa hôm mai, quạt nồng ấp lạnh, Sân Lai, gốc tử) liên tục được sử dụng đã thể hiện rất rõ tình cảm nhớ nhung sâu nặng cũng như những băn khoăn trăn trở của Thuý Kiều khi nghĩ đến cha mẹ, nghĩ đến bổn phận làm con của mình. Trong hoàn cảnh thực tế, những suy nghĩ, tâm trạng đó càng chứng tỏ nàng là một người con rất mực hiếu thảo.
Tám câu thơ cuối cũng nằm trong số những câu thơ tả cảnh hay nhất của Truyện Kiều. Chúng thể hiện rất rõ nét nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình" của Nguyễn Du:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dàu dàu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh...
Nếu tách riêng các yếu tố ngoại cảnh ra mà xét thì có thể thấy đó là một khung cảnh thật thơ mộng và lãng mạn: có cánh buồm thấp thoáng, có man mác hoa trôi, có nội cỏ chân mây mặt đất một màu... Thế nhưng khi đọc lên, những câu thơ này chỉ khiến cho lòng người thêm sầu muộn, ảo não. Nguyên nhân là bởi trước mỗi cảnh vật kia, sừng sững án ngữ cụm từ "buồn trông". Không phải là "xa trông" như người ta vẫn nói, cũng không phải là "ghé mắt trông" như Xuân Hương đã từng tinh nghịch mà điền trước đền thờ Sầm Nghi Đống, ở đây, nhân vật trữ tình chỉ có một tâm thế duy nhất: "buồn trông". Tâm trạng nàng đang ngổn ngang trăm mối: nhớ người yêu, nhớ cha mẹ, cảm giác mình là người có lỗi,... và nhất là đang hết sức đau xót cho thân phận mình. Bởi vậy, cảnh vật ấy cần được cảm nhận theo con mắt của Thuý Kiều: cánh buồm thấp thoáng nổi trôi vô định, hoa trôi man mác càng gợi nỗi phân li, nội cỏ không mơn mởn xanh mà "dàu dàu" trong sắc màu tàn úa... Nổi bật lên trong cảnh vật đó là những âm thanh mê hoặc:
Buồn trông sóng cuốn mặt duềnh
ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng đã nhiều lần miêu tả âm thanh. Có thể nói lần nào ông cũng thành công. Có khi chỉ qua một vài từ, ông đã diễn tả rất chính xác cảnh huyên náo trong nhà Thuý Kiều khi bọn vô lại kéo đến nhà:
Trước thầy sau tớ xôn xao
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.
Nguyễn Du đặc biệt thành công khi ông tả tiếng đàn của Kiều. Tuỳ theo tâm trạng, mỗi lần tiếng đàn của Kiều cất lên là một lần người nghe phải chảy nước mắt khóc cho số phận oan nghiệt của nàng.
Trong đoạn thơ này, Nguyễn Du không tả tiếng đàn mà tả tiếng sóng. Trong khung cảnh bát ngát, mênh mang, tiếng sóng vỗ "ầm ầm" (lưu ý: nhà thơ đã đảo ngữ để cho ấn tượng đó càng rõ ràng hơn) quả là một thứ âm thanh hết sức bất thường. Dường như nó muốn phá vỡ khung cảnh nặng nề nhưng yên tĩnh, nó dứt Kiều ra khỏi dòng suy tư về gia đình, người thân mà trả nàng về với thực tại nghiệt ngã.
Ngoài ra, dường như đó còn là những dự cảm về quãng đời đầy những khổ đau, tủi nhục ê chề mà Kiều sắp phải trải qua.
MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
I - GỢI Ý
1. Tác giả:
(Xem bài Chị em Thuý Kiều).
2. Đoạn trích:
Đoạn trích nằm ở phần thứ hai trong Truyện Kiều (Gia biến và lưu lạc). Sau khi gia đình bị vu oan, Kiều quyết định bán mình để lấy tièn cứu cha và gia đình khỏi tai hoạ. Đoạn này nói về việc Mã Giám Sinh đến mua Kiều.
Bằng hình dáng bảnh bao và động tác sỗ sàng, Mã Giám Sinh đến mua Kiều và cò kè mặc cả như mua một món hàng. 
II - GIÁ TRỊ TÁC PHẨM
1. Trong đoạn trích, từ ngoại hình đến tính cách, bản chất của Mã Giám Sinh thể hiện bản chất con buôn, bất nhân, xem con người chỉ như một món hàng hoá có thể mua bán, thậm chí cò kè bớt xén.
2. Một người con gái tài sắc tuyệt trần như Kiều trở thành một món hàng trong một cuộc mua bán. Thương thân, xót phận mình là một lẽ, hơn nữa còn là cảm giác đau đớn, tái tê vì lòng tự trọng của một con người. Chỉ thoáng gợi, Nguyễn Du đã thể hiện được tâm trạng của Thuý Kiều trong một tình cảnh đáng thương, tội nghiệp.
3. Đoạn trích thể hiện tấm lòng cảm thương, xót xa trước thân phận nhỏ nhoi của con người, giá trị con người bị chà đạp; vạch trần thực trạng xã hội đen tối, thế lực và đồng tiền lộng hành; gián tiếp lên án thế lực phong kiến đã đẩy con người vào tình cảnh đau đớn, đồng thời bày tỏ thái độ căm phẫn, khinh bỉ trước bọn buôn người giả dối, bất nhân.

Tài liệu đính kèm:

  • doctac_pham_chuyen_thi_vao_lop_10_mon_van_phan_17.doc