a. Cấu tạo hoá học:
- ADN là một loại axit nuclêic, được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học chủ yếu là C, H, O, N và P
- ADN thuộc loại đại phân tử (có kích thước và khối lượng lớn), kích thước có thể dài tới hàng trăm mircômét và khối lượng đạt tới hàng triệu đvC
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân (mỗi phân tử ADN gồm nhiều đơn phân). Đơn phân là Nuclêôtít, mỗi nuclêôtit có khối lượng trung bình là 300 đvC và kích thước trung bình là 3,4 Ao,
Chuyên đề 3: adn & gen Adn I. Cấu trúc, chức năng, tính đặc trưng và cơ chế tổng hợp ADN 1. Cấu trúc ADN a. Cấu tạo hoá học: - ADN là một loại axit nuclêic, được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học chủ yếu là C, H, O, N và P - ADN thuộc loại đại phân tử (có kích thước và khối lượng lớn), kích thước có thể dài tới hàng trăm mircômét và khối lượng đạt tới hàng triệu đvC - ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân (mỗi phân tử ADN gồm nhiều đơn phân). Đơn phân là Nuclêôtít, mỗi nuclêôtit có khối lượng trung bình là 300 đvC và kích thước trung bình là 3,4 Ao, - Các loại nuclêôtít liên kết với nhau theo chiều dọc bằng liên kết hoá trị hình thành nên chuỗi pôlinuclêôtít, nếu chuỗi pôlinuclêôtít có a đơn phân thì sẽ có a - 1 liên kết hóa trị - Bốn loại Nuclêôtít sắp xếp với thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp khác nhau tạo cho ADN có tính đa dạng và tính đặc thù. Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù ở các loài sinh vật b. Cấu trúc không gian: Mô hình cấu trúc không gian của ADN được Oatxơn và Críc công bố vào năm 1953 có những đặc trưng sau: - ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch polinuclêôtít quấn quanh một trục tưởng tượng theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải) như một cái thang dây xoắn. - Các nuclêôtít trên hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A có kích thước lớn liên kết với T có kích thước nhỏ bằng 2 liên kết hiđrô, G có kích thước lớn liên kết với X có kích thước nhỏ bằng 3 liên kết hiđrô. - Phân tử ADN xoắn như vậy tạo nên các vòng xoắn (chu kỳ xoắn), mỗi vòng xoắn gồm 10 cặp nuclêôtít, có đường kính 20Ao và chiều dài là 34Ao - Dựa vào nguyên tắc bổ sung, nếu biết trình tự sắp xếp của một mạch thì có thể suy ra trình tự sắp xếp của mạch còn lại và trong phân tử ADN luôn có : A = T, G = X , tỉ số hàm lượng luôn là một hằng số khác nhau tùy loài 2. Chức năng của ADN - ADN lưu giữ và bảo quản thông tin di truyền: + Thông tin di truyền được mã hoá trong ADN dưới dạng các bộ ba nuclêôtít kế tiếp nhau, trình tự này qui định trình tự các axitamin trong phân tử prôtêin được tổng hợp + Mỗi đoạn của ADN mang thông tin qui định cấu trúc một loại prôtêin gọi là gen cấu trúc, mỗi gen cấu trúc có từ 600 – 1500 cặp nuclêôtít - ADN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền: + ADN có khả năng tự nhân đôi và phân li. Sự tự nhân đôi và phân li của ADN kết hợp tự nhân đôi và phân li của NST trong phân bào là cơ chế giúp cho sự truyền đạt thông tin di truyền từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ cơ thể này sang thế hệ cơ thể khác + ADN có khả năng sao mã tổng hợp ARN qua đó điều khiển giiải mã tổng hợp prôtêin. Prôtêin được tổng hợp tương tác với môi trường thể hiện thành tính trạng - ADN có khả năng biến đổi trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền làm phong phú các gen làm cho sinh vật thêm đa dạng và phong phú, có lợi cho tiến hóa của sinh vật và khoa học chọn giống 3. Tính đặc trưng của ADN - Đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nuclêôtít, vì vậy từ 4 loại nuclêôtít tạo nên nhiều phân tử ADN đặc trưng cho loài - Đặc trưng bởi tỉ lệ và hàm lượng ADN trong nhân (đặc trưng cho loài) - Đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các gen trong nhóm gen liên kết 4. Cơ chế tổng hợp ADN (tự nhân đôi, tái sinh, tự sao) - Quá trình tổng hợp ADN diễn ra trong nhân tế bào tại NST ở kì trung gian của quá trình phân bào khi NST ở trạng thái sợi mảnh duỗi xoắn - Đầu tiên, dưới tác dụng của enzym tháo xoắn, hai mach đơn của ADN tháo xoắn và tách dần nhau ra, đồng thời các nuclêôtít trong môi trường nội bào tiến vào liên kết với các nuclêôtít trên hai mạch đơn của ADN theo nguyên tắc bổ sung( A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrrô và ngược lại, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại). - Kết quả từ 1 phân tử ADN ban đầu tạo ra 2 phân tử ADN mới giống nhau và giống ADN mẹ, - Trong mỗi ADN con có một mạch đơn là của ADN ban đầu, mạch còn lại là do các nuclêôtít môi trường nội bào liên kết tạo thành - ADN được tổng hợp theo 3 nguyên tắc: + NTBS: A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrrô và ngược lại, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại + Nguyên tắc bán bảo toàn: trong mỗi ADN con có một mạch là của ADN mẹ + Nguyên tắc khuân mẫu: hai mạch đơn của ADN được dùng làm khuân để tổng hợp * ý nghĩa của quá trình tự nhân đôi: - Sự nhân đôi của ADN là cơ sở cho nhân đôi của NST - Sự nhân đôi của ADN và NST kết hợp với cơ chế phân li của chúng trong nguyên phân, giảm phân và cơ chế tái tổ hợp của chúng trong thụ tinh tạo ra sự ổn định của ADN và NST qua các thế hệ tế bào và cơ thể II. Phương pháp giảI bài tập 1. Các công thức tính Dạng 1: Tính số lượng , % từng loại Nu của mỗi mạch và của gen Theo NTBS: A1 = T2, T1 = A2 , G1 = X2, X1 = G2 A1 + T1 + G1 + X1 = Suy ra A + G = T + X = và %A + %G = 50%N % A gen = % T gen = % G gen = % X gen = Dạng 2: Tính chiều dài số vòng xoắn và khối lượng của ADN - Tính chiều dài của gen Lgen = Lmạch = . 3,4 Ao ( 1 Ao = 10-4 Micrômet) - Tính số vòng xoắn C = = - Tính khối lượng: M = N . 300 đvC Dạng 3: Tính số liên kết hoá học trong gen - Tính số liên kết hoá trị giữa đường và axit bằng tổng số nuclêôtit trừ đi 1 rồi nhân với 2 2( + - 1) = 2(N – 1) - Số LK hiđrô : H = 2A + 3G Dạng 4: Tính số Nu do môi trường cung cấp cho quá trình tự nhân đôi Tổng số nu do môi trường cung cấp = (2x – 1). N trong đó x là số lần nhân đôi N là số Nu của gen - Số lượng từng loại Nu do môi trường cung cấp Amt = Tmt = (2x – 1).Agen Gmt = Xmt = (2x – 1).Ggen Tỉ lệ % từng loại Nu do môi trường cung cấp luôn bằng tỉ lệ % từng loại Nu trong gen Dạng 5: Tính số Liên kết Hyđrô bị phá vỡ và số LK hoá trị bị phá vỡ và được hình thành trong quá trình tự nhân đôi của gen - Tổng số LK hyđrô bị phá = (2x – 1). H - Tổng số LK hyđrô được hình thành = 2x . H - Tổng số LK hoá trị được hình thành = (2x – 1). (N – 2) 2. Bài tập vận dụng * Bài 1: Trên mach thứ nhất của gen có 10% A và 35 % G, trên mạch thứ hai có 25%A và 450 G - Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại Nuclêôtit ttrên mỗi mạch và cả gen * Bài 2: Một gen có chu kỳ soắn là 90 vòng và có A = 20%. Mạch 1 của gen có A= 20 và T = 30%. Mạch 2 của gen có G = 10% và X = 40%. Tính chiều dài và khối lượng của gen Tính số lượng từng loại Nu trên mỗi mạch và của cả gen * Bài 3: Một gen có khối lượng là 9.105 đvC và có G – A = 10%. Tính chiều dài gen và số lượng tỉ lệ % của từng loại Nu của gen * Bài 4: Một gen dài 0,408 Micômet. Mạch 1 có A = 40%, gấp đôi số A nằm trên mạch 2. Tính số liên kết hoá trịn và số liên kết hyđrô của gen? * Bài 5: Một gen tái sinh một số đợt đã sử dụng của môi trường 21000 nu, trong đó loại A chiếm 4200. Biết tổng số mạch đơn trong các gen tạo ra gấp 8 lần số mạch đơn của gen mẹ ban đầu. a. Tính số lần tái sinh b. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại nu của gen * Bài 6: Gen nhân đôi 4 lần đã lấy của môi trường nội bào 36000 nu trong đó có 10800 G. tính số lượng và tỉ lệ % từng loại nu của gen * Bài 7: Một gên nhân đôi liên tiếp 3 lần đã lấy của môi trường nội bào 16800 Nu. Gen có tỉ lệ A: G = 3 : 7 a. Tính số LK hiđrrô bị phá vỡ và được hình thành b. Tính số LK hoa strị được hình thành * Bài 8: Một gen có chiều dài 0,51 Mỉcômet tự nhân đôi một số lần. Thòi gian tách và liên kết các Nu của môi trường của một chu ki xoắn là 0,05 giây. Biết tốc độ lắp ghép đều nhau. Tính tốc đọ nhân đôi và thời gian nhân đôi của gen ARn I. Cấu trúc, chức năng và cơ chế tổng hợp ARN 1. Cấu trúc ARN - ARN là một loại axit nuclêic, được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học chủ yếu là: C, H, O, N và P - ARN thuộc loại đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn nhưng nhỏ hơn nhiều so với ADN - ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân. Đơn phân là nuclêôtít, mỗi nuclêôtít có khối lượng trung bình là 300 đvC và kích thước trung bình là 3,4 Ao - Các loại nuclêôtít liên kết với nhau theo chiều dọc bằng liên kết hoá trị hình thành nên chuỗi pôlinuclêôtít - Bốn loại nuclêôtít sắp xếp với thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp khác nhau tạo cho ARN có tính đa dạng và tính đặc trưng - Phân loại: Có 3 loại ARN : + ARN thông tin (mARN): chiếm khoảng 5 - 10% lượng ARN trong tế bào, có cấu tạo một mạch thẳng không cuộn xoắn, có khoảng 600 - 1500 đơn phân, có chức năng là bản sao thông tin di truyền về cấu trúc của phân tử Prôtêin được tổng hợp từ ADN tới ribôxôm trong tế bào chất + ARN vận chuyển (tARN): Chiếm khoảng 10 - 20% , cũng có cấu trúc một mạch nhưng cuộn lại theo kiểu đặc trưng. Trong mạch, một số đoạn các cặp bazơ nitơ liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung A - U và G - X , một số đoạn tạo thành thuỳ tròn, một trong các thuỳ tròn mang bộ ba đối mã, đầu tự do của ARN mang axitamin, có chức năng vận chuyển axitamin dến ribôxôm để tổng hợp prôtêin + ARN ribôxôm (rARN): chiếm khoảng 70 - 80 %, cũng có cấu trúc một mạch , có chức năng tham gia cấu tạo của ribôxôm 2. Cơ chế tổng hợp ARN (Cơ chế sao mã hoặc phiên mã) - Quá trình tổng hợp ARN diễn ra trong nhân tế bào tại các NST ở kì trung gian của quá trình phân bào khi NST ở trạng thái sợi mảnh duỗi xoắn - Dưới tác dụng của enzim hai mạch đơn của ADN tháo xoắn và tách dần nhau ra đồng thời các nuclêôtít trong môi trường nội bào vào liên kết với các nuclêôtít trên một mạch đơn làm khuân của ADN theo nguyên tắc bổ sung (A mạch gốc liên kết với U, G mạch gốc liên kết với X, T mạch gốc liên kết với A, X mạch gốc liên kết với G). Kết quả tạo ra 1 phân tử ARN, sau đó hai mạch đơn của ADN kết hợp trở lại với nhau. + Nếu phân tử ARN tạo thành là mARN thì đi ra khỏi nhân vào tế bào chất tới ribôxôm chuẩn bị cho quá trình tổng hợp prôtêin + Nếu phân tử ARN tạo thành là tARN và ribôxôm thì được hoàn thiện về mặt cấu tạo trước khi ra khỏi nhân * ý nghĩa: + Quá trình tổng hợp ARN chính là cơ chế sao mã của gen, truyền thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất, thực hiện quá trình tổng hợp prôtêin + Sự tổng hợp ARN đảm bảo cho gen cấu trúc sao mã chính xác đảm bảo quá trình dịch mã ở tế bào chất, cung cấp các prôtêin cần thiết cho tế bào iI. Phương pháp giảI bài tập 1. Các công thức tính Dạng 1: Tính số lượng , % từng loại Nu của ARN Theo NTBS: Agốc = UARN, Tgốc = AARN , Ggốc = XARN, Xgốc = GARN rA + rT + rG + rX = rN = Suy ra Agen = Tgen = rA + rU và Ggen = Xgen = rG + rX % A gen = % T gen = = % G gen = % X gen = = Dạng 2: Tính chiều dài số vòng xoắn và khối lượng của ADN - Tính chiều dài của gen Lgen = L1 mạch = LARN = . 3,4 Ao ( 1 Ao = 10-4 Micrômet) - Tính khối lượng: MARN = rN . 300 đvC = .300 đvC Dạng 3: Tính số liên kết hoá trị trong phân tử ARN - Tính số liên kết hoá trị giữa đường và axit bằng tổng số nuclêôtit một mạch của gen trừ đi 1 Tổng số LKHT = N – 1 Dạng 4: Tính số ri bô Nu do môi trường cung cấp và số lần sao mã của gen - Tổng số ribônu do môi trường cung cấp = k. rN = k. trong đó k là số lần sao mã N là số Nu của gen - Số lượng từng loại Nu do môi trường cung cấp rA mt = k . rA = k. Tgốc rUmt = k . rU = k. Agốc rG mt = k . rG = k. Xgốc rX mt = k . rX = k. Ggốc - Số lần sao mã của gen : k = (rN môi trường) : (rN của 1 ARN) Dạng 5: Tính số Liên kết Hyđrô của gen và số LK hoá trị của ARN trong quá trình sao mã của gen - Tổng số LK hyđrô bị phá = k. H - Tổng số LK hyđrô được hình thành = H - Tổng số LK hoá trị được hình thành = k.(rN – 1) 2. Bài tập vận dụng * Bài tập 1: Một gen có chiều dài 0,51 micrcômet, trên mạch 1 của gen có A = 150, T = 450, mạch 2 có G = 600. Tính số lượng và tỉ lệ % của từng loại ribô nu của phân tử mARN được tổng hợp nếu mạch 1 làm gốc * Bài tập 2: Phân tử ARN có U = 18%, G= 34%, mạch gốc của gen có T = 20% a. Tính thỉ lệ % của từng loại nuclêôtit của gen tổng hợp phân tử ARN b. Nếu gen đó dài 0,408 micrômet thì số lượng từng loại nu của gen và số lượng từng loại ribônu của ARN là bao nhiêu * Bài tập 3: phân tử mARN thông tin có A = 2U = 3G = 4X và có khối lượng 27.104 đvC a. Tính chiều dài gen b. tính số lượng từng loại ribônu của ARN c. Tính số liên kết hoá trị trong mARN d. Khi gen nhân đôi 3 lần thì số lượng từng loại nu môi trường cung cấp là bao nhiêu? * Bài tập 4: Hai gen đều có chiều dài 4080Ao 1. Gen thứ nấht có 3120 LK hiđrô, mạch 1 có A = 120 và G = 480. Tính số lượng ribôNu môi trường cung cấp cho gen sao mã 1 lần 2. Gen 2 có A – G = 20%. Trên mạch gốc có A = 300, G = 210. Trong quá trình sao mã của gen, môi trường đã cung cấp 1800U. a. Tính số lượng từng loại ribônu của ARN b. Xác định số lần sao mã c. Tính số lượng từng loại ribônu môi trường cung cấp để phục vụ cho qua strình sao mã của gen * Bài tập 5: Gen sao mã một số lần và đa xlấy của môi trường 9048 ribônu. Trong qua strình đó có 21664 LK hiđrô bị phá vỡ. Trong mỗi phân tử ARN được tổng hợp có 2261 LK hoá trị. A, Tính số lần sao mã b. Tính số lượng từng loại nu của gen c. Trong các phân tử ARN được tổng hợp có bao nhiêu LK hoá trị được hình thành prôtêin i. Cấu trúc, chức năng, tính đặc trưng và đa dạng của prôtêin - cơ chế tổng hợp prôtêin 1. Cấu trúc Prôtêin a. Cấu tạo hoá học: - Là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố cơ bản C, H, O, N ngoài ra còn có thêm S và P - Thuộc loại đại phân tử có kích thước dài tới 0,1 micrômét, khối lượng có thể đạt tới 1,5 triệu đvC - Được cấu tạo theo nguyen tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân. Đơn phân là axitamin, có hơn 20 loại axitamin. Mỗi loại axitamin có khối lượng trung bình là 110 đvC, kích thước trung bình là 3 Ao và có 3 thành phần: + Một nhóm amin (- NH2) + Một nhóm cacbôxil (- COOH) + Một gốc cácbon (- R) - Các axitamin liên kết với nhau bằng liên kết peptit là liên kết giữa nhóm amin của axitamin này với nhóm cacbôxil của axitamin kế tiếp và giải phóng ra môi trường một phân tử nước - Từ hơn 20 loại axitamin đã tạo nên khoảng 1014 – 1015 loại prôtêin đặc trưng cho mỗi loài, các phân tử prôtêin phân biệt với nhau bởi số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các axitamin. b. Cấu trúc không gian: Prôtêin có 4 bậc cấu trúc cơ bản: - Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các axitamin trong chuỗi pôlipeptit - Cấu trúc bậc 2: là chuỗi axitamin tạo các vòng xoắn lò xo đều đặn - Cấu trúc bậc 3: là hình dạng không gian 3 chiều của prôtêin do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp theo kiêu đặc trưng cho từng loại prôtêin - Cấu trúc bậc 4: là cấu trúc của một số loại prôtêin gồm hai hay nhiều chuỗi axitamin cùng loại hay khác loại liên kết với nhau 2. Chức năng của prôtêin - Là thành phần cấu tạo chủ yếu chất nguyên sinh hợp phần quan trọng xây dựng nên các bào quan và màng sinh chất từ đó hình thành nên các đặc điểm giải phẫu , hình thái của các mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể - Là chất xúc tác các phản ứng sinh hoá: Bản chất của enzim là các prôtêin, mỗi loại enzim tham gia vào một phản ứng xác định - Có chức năng điều hoà các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể; Bản chất các hoocmon là các prôtêin - Hình thành kháng thể có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn xâm nhập gây bệnh - Tham gia vào chức năng vận động của tế bào và cơ thể - Phân giải prôtêin tạo năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể 3. Tính đặc trưng và đa dạng của Prôtêin - Prôtêin đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trình tụe sắp xếp các axitamin trong chuỗi pôlipeptit, từ hơn 20 loại axitamin đã tạo nên khoảng 1014 – 1015 loại prôtêin đặc trưng và da dạng cho mỗi loài sinh vật - Đặc trưng bởi số lượng thành phần trình tự phân bố các chuỗi pôlipeptit trong mỗi phân tử prôtêin - Đặc trưng bởi các kiểu cấu trúc không gian của các loại prôttêin để thực hiện chức năng sinh học 4. Cơ chế tổng hợp prôtêin Gồm hai giai đoạn: * Giai đoạn I: Tổng hợp ARN (sao mã) - Quá trình tổng hợp ARN diễn ra trong nhân tế bào tại NST ở kì trung gian của quá trình phân bào khi NST ở trạng thái sợi mảnh duỗi xoắn - Dưới tác dụng của enzim ARN - pôlimeraza, hai mạch đơn của ADN tháo xoắn và tách dần nhau ra đồng thời các nuclêôtít trong môi trường nội bào vào liên kết với các nuclêôtít trên một mạch đơn làm khuân của ADN theo nguyên tắc bổ sung( A mạch gốc liên kết với U, G mạch gốc liên kết với X, T mạch gốc liên kết với A, X mạch gốc liên kết với G). Kết quả tạo ra 1 phân tử ARN, còn hai mạch đơn của ADN kết hợp trở lại với nhau. + Nếu phân tử ARN tạo thành là loại thông tin thì đi ra kỏi nhân vào tế bào chất tới ribôxôm chuẩn bị cho quá trình tổng hợp prôtêin + Nếu phân tử ARN tạo thành là loại vận chuyển và ribôxôm thì được hoàn thiện về mặt cấu tạo trước khi ra khỏi nhân * Giai đoạn 2: Tổng hợp prôtêin (giải mã) - Bước 1: Hoạt hoá axitamin + Các axitamin được hoạt hoá bằng nguồn năng lượng ATP (Ađênôzintriphôtphat) rồi mỗi axitamin được gắn vào một tARN tạo thành phức hợp aa - tARN - Bước 2: Tổng hợp prôtêin + Đầu tiên, mARN tiếp xúc với RBX ở vị trí mã mở đầu, tiếp đó tARN mang aa mở đầu vào khớp bộ ba đối mã với bộ ba mã mở đầu của mARN theo nguyên tắc bổ sung. Sau khi khớp mã, â mở đầu được gắn vào RBX + RBX tiếp tục chuyển dịch sang bộ ba thứ nhất của mARN, tARN mở đầu rời khỏi RBX, phức hệ aa1 - tARN đi vào khớp bộ ba đối mã với bộ ba mã sao thứ nhất và đặt aa1 vào đúng vị trí, enzim xúc tác tạo liên kết peptit giữa aa mở đầu và aa1 + RBX tiếp tục chuyển dịch sang bộ ba thứ hai của mARN, tARN thứ nhất rời khỏi RBX, phức hệ aa2 - tARN đi vào khớp bộ ba đối mã với bộ ba mã sao thứ hai và đặt aa1 vào đúng vị trí, enzim xúc tác tạo liên kết peptit giữa aa1 và aa2 + Quá trình diễn ra liên tục tren suốt chiều dài phân tử mARN cho đến khi RBX gặp bộ ba mã kết thúc. Tại mã cuối cùng của mARN, RBX chuyển dịch và khỏi mARN, chuỗi pôlipeptit được giải phóng - Bước 3: Hoàn thiện cấu trúc prôtêin hoàn chỉnh + Dưới tác dụng của enzim đặc hiệu aa mở đầu bị tách ra khỏi chuỗi pôlipeptit vừa được hình thành, sau đó chuỗi pôlipeptit tiếp tục hình thành cấu trúc bậc cao hơn Ii. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng - Mối liên hệ: Thông tin về cấu trúc của phân tử prôtêin được xác định bởi dãy nuclêôtit trong mạch ADN. Sau đó mạch này được dùng làm khuân để tổng hợp mARN diễn ra trong nhân tế bào, tiếp theo mạch mARN được dùng làm khuân để tổng hợp chuỗi aa diễn ra trong tế bào chất. - Bản chất: Trình tự các nuclêôtit trong mạch khuân ADN qui định trình tự sắp xếp các nuclêôtít trên phân tử mARN, sau đó trình tự này qui định trình tự các axitamin trong chuỗi pôlipeptit của prôtêin. Prôtêin tham gia trực tiếp vào cấu trúc và hoạt động sinh lý của tế bào , từ đó biểu hiện ra thành tính trạng của cơ thể. Như vậy thông qua prôtêin, gen qui định tính trạng của cơ thể Gen (Đoạn ADN) - > mARN - > Prôtêin - > tính trạng III. Phương pháp giảI bài tập 1. Các công thức tính Tính số bộ ba mật mã = Số bộ ba mã hoá = Số kiểu bộ ba = (số loại nu mạch gốc)3 = (Số ribiiNu của mARN)3 Số phân tử prôtêin được tông rhợp = n . k (n là số RBX; k là số phân tử mARN) Số aa môi trường cung cấp = (x là số phân tử prôtêin) SốLk peptit hình thành = số phân tử nước giải phóng = Số aa trong các phân tử Protêin hoàn chỉnh = Số LK peptit trong các phân tử Protêin hoàn chỉnh = 2. Bài tập vận dụng * Bài tậo 1: gen dài 0,408 micrômet. Trên mạch gốc có T = 35%. Phân tử mARN được tổng hợp từ gen đó có U = 20% và G = 15%, phân tử mARN để cho 5 RBX trượt qua không lặp lại. Tính số lượng từng loại ribônu trên các bộ ba đói mã của các phân tử tARN đã sử dụng cho quá trình giải mã, biết mã sao là UAG. * Bài tập 2: Gen có chều dài 5100AO, nhân đôi 2 đợt, mỗi gen con tạo ra sao mã 3 lần, trên mỗi bản mã sao cho 5 RBX trượt khoong lặp lại Tính số phân tử Prôtein do gen điều khiển tổng hợp được Tính số aa môi trường cung cấp cho quá trình giải mã và số aa trong tất cả các phân tử Prôtêin hoàn chỉnh * Bài tập 3: Các phân tử mARN được sao mã từ cùng một gen để cho 6 RBX trượt qua 1 lần để tổng hợp Prôtêin và đã giải phóng ra môi trường 16716 phân tử nước. Gen tổng hợp nên các phân tử mANR có 3120 LK hiđrô và có 20% A a. Tính số lần sao mã của gen b. Mỗi phân tử Prôtêin được tổng hợp có bao nhiêu liên kết peptit . Câu hỏi lý thuyết Trình bày cấu tạo hoá học và cấu trúc không gian của ADN ? ADN có chức năng gì? Cơ chế nào đảm bảo cho ADN thực hiện được các chức năng đó? Nguyên tắc bổ sung là gì? ý nghiữa của nó? Nguyên tắc bổ sung thể hiện như thế nào trong các cấu trúc và cơ chế di truyền? Tính đặc trưng và ổn định của ADN được thể hiện như thế nào và cơ chế nào duy trì được tính ổn định và đặc trưng của ADN ? Vì sao ADN được coi là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử Gen là gì? Bản chất của gen? Vì sao với 4 loại nuclêôtit lại tạo ra được nhiều loại gen khác nhau? Trình bày cơ chế tổng hợp ADN và ý nghĩa của nó? trình bày cấu tạo của ARN. Đặc điểm và chức năng của từng loại ARN So sánh ADN và ARN về cấu tạo và chức năng? Trình bày cơ chế tổng hợp ARN? ARN được tổng hợp theo những nguyên tắc nào? ý nghĩa của quá trình này? So sánh quá trình tự nhân đôi và quá trình tổng hợp ARN? Trình bày cấu trúc và chức năng của Prôtêin? So sánh ADN với Prôtêin về cấu tạo và chức năng? So sánh ARN với Prôtêin về cấu tạo và chức năng? Trình bày quá trình tổng hợp prôtêin? So sánh quá trình tự sao và quá trình giải mã? So sánh quá trình sao mã và quá trình giải mã? Trình bày mối quan hệ giữa gen và tính trạng? Phân tích đặc điểm cấu tạo của ADN phù hợp với chức năng di truyền của nó? Nhờ đặc điểm cấu tạo nào mà ADN có tính ổn định tương đối?
Tài liệu đính kèm: