Tâm lý học lứa tuổi

Tâm lý học lứa tuổi

Tâm lý học lứa tuổi nghiên cứu quy luật và ñộng lực phát triển tâm lý của con

người theo các lứa tuổi khác nhau và xem xét quá trình con người trở thành nhân cách

như thế nào. Nghiên cứu các quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý, thuộc tính tâm lý ở các

lứa tuổi khác nhau và sự khác biệt của chúng ở mỗi cá nhân trong cùng một lứa tuổi.

Nghiên cứu các dạng hoạt ñộng (vui chơi, học tập, lao ñộng.) khác nhau và vai trò của

chúng ñối với sự phát triển tâm lý của cá nhân.

Tâm lý học lứa tuổi là một chuyên ngành của TLH nó nghiên cứu các hiện tượng

và các qui luật của sự phát triển tâm lý theo các thời kỳ lứa tuổi. Qua ñó nêu lên nguyên

nhân, ñộng lực của sự phát triển tâm lý cùng với những ñặc trưng tâm lý qua các giai

ñoạn phát triển theo lứa tuổi. Trên cơ sở ñó nhà giáo dục sẽ tổ chức quá trình dạy học và

giáo dục nhằm nâng cao kết quả. Ngoài ra, tâm lý học lứa tuổi còn phân chia thành những

chuyên ngành hẹp ñể nghiên cứu sâu về từng lứa tuổi.

pdf 68 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 990Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tâm lý học lứa tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 
Chương một 
NHỮNG VẤN ðỀ CHUNG CỦA 
TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM 
I. KHÁI QUÁT CHUNG 
 1. ðối tượng của TLH lứa tuổi và TLH sư phạm 
1.1. ðối tượng của Tâm lý học lứa tuổi 
Tâm lý học lứa tuổi nghiên cứu quy luật và ñộng lực phát triển tâm lý của con 
người theo các lứa tuổi khác nhau và xem xét quá trình con người trở thành nhân cách 
như thế nào. Nghiên cứu các quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý, thuộc tính tâm lý ở các 
lứa tuổi khác nhau và sự khác biệt của chúng ở mỗi cá nhân trong cùng một lứa tuổi. 
Nghiên cứu các dạng hoạt ñộng (vui chơi, học tập, lao ñộng...) khác nhau và vai trò của 
chúng ñối với sự phát triển tâm lý của cá nhân. 
Tâm lý học lứa tuổi là một chuyên ngành của TLH nó nghiên cứu các hiện tượng 
và các qui luật của sự phát triển tâm lý theo các thời kỳ lứa tuổi. Qua ñó nêu lên nguyên 
nhân, ñộng lực của sự phát triển tâm lý cùng với những ñặc trưng tâm lý qua các giai 
ñoạn phát triển theo lứa tuổi. Trên cơ sở ñó nhà giáo dục sẽ tổ chức quá trình dạy học và 
giáo dục nhằm nâng cao kết quả. Ngoài ra, tâm lý học lứa tuổi còn phân chia thành những 
chuyên ngành hẹp ñể nghiên cứu sâu về từng lứa tuổi. 
1.2. ðối tượng của Tâm lý học sư phạm 
Tâm lý học Sư phạm nghiên cứu những ñặc ñiểm và những qui luật tâm lý của quá 
trình lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, cũng như quá trình hình thành các phẩm 
chất trí tuệ và sự phát triển nhân cách của trẻ dưới sự tác ñộng của dạy học và giáo dục. 
Nó nghiên cứu những ñặc ñiểm tâm lý của học sinh và những ñặc ñiểm tâm lý của những 
người làm công tác giáo dục. ðồng thời xem xét mối quan hệ qua lại giữa giáo viên và 
học sinh, giữa học sinh với học sinh. Từ ñó vạch ra những yêu cầu về nhân cách của cả 
thầy và trò. 
 Những quan sát hàng ngày cho ta thấy trẻ có những rung cảm và suy nghĩ không 
giống người lớn, có rất nhiều ñiều trẻ chưa làm ñược. Nhưng vấn ñề ở ñây không phải là 
ở chỗ trẻ chưa làm ñược những gì, chưa nắm ñược gì...mà ta cần phải hiểu ñược ở ñứa trẻ 
hiện có những gì, có thể làm ñược gì, nó sẽ thay ñổi như thế nào và sẽ có ñược những gì 
trong quá trình sống và hoạt ñộng theo lứa tuổi. Có hiểu ñược những ñiều ñó ta mới hiểu 
ñược nguyên nhân của những phẩm chất tâm lý mới ñặc trưng cho nhân cách. Mặt khác, ở 
mỗi lứa tuổi có những thuận lợi và khó khăn riêng ñòi hỏi ta phải có phương pháp giáo 
dục thích hợp với từng lứa tuổi và từng cá nhân. Trong quá trình dạy học và giáo dục nếu 
ta không chú ý tới ñiều ñó thì dù người giáo viên có am hiểu khoa học ñến ñâu cũng khó 
có thể ñạt ñược kết quả tốt trong công tác sư phạm của mình. 
 2. Mối quan hệ giữa tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm 
Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm là những chuyên ngành của tâm lý học, 
ñều dựa trên cơ sở của TLH ñại cương. TLH ñại cương cung cấp cho hai chuyên ngành 
này những khái niệm cơ bản về các hiện tượng tâm lý ñể hai chuyên ngành này sử dụng 
khi ñi sâu vào ñối tượng nghiên cứu của mình. tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm 
cùng có chung khách thể nghiên cứu ñó là những con người bình thường ở những giai 
ñoạn phát triển khác nhau. Nếu ta nghiên cứu sự phát triển tâm lý của trẻ theo từng lứa 
 2 
tuổi thì nó sẽ là ñối tượng nghiên cứu của tâm lý học lứa tuổi . Nếu nghiên cứu con người 
với tư cách là người học dưới tác ñộng có mục ñích của nhà giáo dục thì nó lại là ñối 
tượng của tâm lý học sư phạm. Tuy có ñối tượng nghiên cứu khác nhau nhưng chúng có 
mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau. Những kết quả nghiên cứu của tâm lý học 
lứa tuổi sẽ là cơ sở khoa học quan trọng ñể thiết kế quá trình phát triển nhân cách của trẻ. 
Mặt khác, nhờ những thành tựu của tâm lý học sư phạm chúng ta sẽ có ñiều kiện cải tiến 
và nâng cao hiệu quả của dạy học và giáo dục, ñồng thời còn tạo cơ sở khoa học ñể xây 
dựng nội dung và phương pháp dạy học và giáo dục phù hợp với từng lứa tuổi. Cả tâm lý 
học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm ñều nghiên cứu trẻ em trong quá trình dạy học và giáo 
dục và cùng phục vụ ñắc lực cho sự phát triển của chính ñứa trẻ ñó. Do ñó, sự phân ranh 
giới giữa hai chuyên ngành là chỉ có tính chất tương ñối. 
 3. Lịch sử phát triển của TLHLT và TLHSP 
+ Do sự phát triển của TLH ñại cương ñặc biệt là TLH thực nghiệm ứng dụng. Từ 
ñó các nhà TLH thấy rằng những qui luật của tâm lý học ñại cương không ñủ ñể giải thích 
những ñặc ñiểm và qui luật tâm lý của trẻ, ñiều ñó dẫn tới việc nghiên cứu những hiện 
tượng tâm lý ở các lứa tuổi. 
+ Do sự ra ñời của học thuyết tiến hóa của J.Lamác và S.ðácuyn. Họ ñã nghiên 
cứu sự phát triển tâm lý trong các thời kỳ khác nhau của nó. Với sự ra ñời của TLH di 
truyền ñã nghiên cứu sự tiến hóa chủng loại từ ñộng vật nguyên sinh ñến loài người và 
nghiên cứu sự tiến hóa của cá thể từ lúc sinh ra ñến tuổi trưởng thành. 
+ Do những nhu cầu thực tiễn trong các ngành sư phạm, y học và phục vụ trẻ em 
luôn cần tới những hiểu biết về ñặc ñiểm tâm lý lứa tuổi. 
Xuất phát từ ba yếu tố trên, vào giữa thế kỷ XIX tâm lý học lứa tuổi ñã trở thành 
khoa học ñộc lập I.A. Cômenxki (1592 - 1670) người ñầu tiên ñã nêu lên tư tưởng tất yếu 
phải xây dựng một hệ thống dạy học phù hợp với những ñặc ñiểm tâm lý của trẻ. 
Tóm lại: Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm ra ñời rất muộn nên các môn 
khoa học này còn nhiều hạn chế và còn nhiều vấn ñề chưa giải quyết ñược. Vì thế, có 
nhiều người vẫn còn quan niệm ñơn giản rằng: chỉ cần vận dụng qui luật của TLH ñại 
cương vào lĩnh vực tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm là ñủ, nên trong thời gian 
ñó không có những công trình nghiên cứu riêng cho tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư 
phạm. Họ coi tâm lý học sư phạm chỉ là môn dành cho giáo viên và tâm lý học sư phạm 
chỉ tìm thấy con ñường ñi ñúng ñắn riêng của mình kể từ khi các nhà nghiên cứu có quan 
niệm rằng: Tâm lý không chỉ ñược biểu hiện mà còn ñược hình thành trong hoạt ñộng. Từ 
ñó, các nhà tâm lý học sư phạm nghiên cứu hoạt ñộng của trẻ trong những ñiều kiện dạy 
học và giáo dục. Cũng từ ñó tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm ñã dần dần xác 
ñịnh ñược ñối tượng nghiên cứu của mình và ñã có những ñóng góp to lớn cả về lý luận 
và thực tiễn. Người mở ñầu cho quan niệm trên ñây là nhà TLH Xô Viết L.X.Vưgôtxki 
(1896 - 1934). 
II. LÝ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ EM 
 1. Khái quát chung 
1.1. Quan niệm về trẻ em 
Buổi ñầu của xã hội loài người, chưa thể có ñược khái niệm về trẻ em. Thuở ấy, 
người ta coi trẻ em là người lớn thu nhỏ lại, nghĩa là giữa trẻ em và người lớn chỉ có sự 
khác nhau về số lượng, tầm cỡ, kích thước chứ không khác nhau về chất lượng của các 
hiện tượng tâm lý. Bởi vì hoạt ñộng của người lớn không cao hơn hẳn với hoạt ñộng của 
trẻ em, cũng làm bấy nhiêu việc với những thao tác giống hệt nhau. Thời bấy giờ, những 
thao tác lao ñộng sản xuất không khác bao nhiêu so với thao tác sử dụng công cụ sinh 
 3 
hoạt. Các thao tác hoạt ñộng còn quá thô sơ, ñơn ñiệu khiến cho sự khác biệt về tâm lý 
giữa trẻ em và người lớn coi như không ñáng kể. 
Xã hội càng văn minh, tuổi thơ ñược kéo dài hơn, công cụ lao ñộng ñòi hỏi phải có 
những thao tác phức tạp hơn. Nên những thao tác sử dụng các công cụ lao ñộng cao hơn 
những thao tác sử dụng các ñồ dùng sinh hoạt. Sự khác nhau ñó ñã làm cho tâm lý của trẻ 
em và người lớn có sự khác nhau về chất J.Rútxô (1712 - 1778) ñã nhận xét: Trẻ em 
không phải là người lớn thu nhỏ lại và người lớn không phải lúc nào cũng có thể hiểu 
ñược trí tuệ, nguyện vọng và tình cảm ñộc ñáo của trẻ, vì “trẻ em có những cách nhìn, 
cách suy nghĩ và cảm nhận riêng của nó”. Sự khác nhau giữa trẻ em và người lớn là sự 
khác nhau về chất. 
TLH duy vật biện chứng cho rằng: Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, trẻ 
em là trẻ em, nó vận ñộng và phát triển theo quy luật trẻ em. Ngay từ khi cất tiếng khóc 
chào ñời ñứa trẻ là một con người, một thành viên xã hội, nó ñã có nhu cầu ñặc trưng của 
con người ñó là nhu cầu giao tiếp với người lớn. Do ñó, người lớn cần có những hình thức 
ngôn ngữ riêng ñể giao tiếp với trẻ, người lớn phải có cách nuôi nấng, dạy dỗ nó theo kiểu 
người (trẻ phải ñược bú sữa mẹ, ñược ăn chín, ñược ủ ấm, nhất là cần phải ñược âu yếm, 
thương yêu) và người lớn phải giúp trẻ tiếp thu nền văn hóa xã hội của loài người. 
Những ñiều kiện sống và hoạt ñộng ở các thời kỳ lịch sử khác nhau là rất khác nhau, mỗi 
thời ñại khác nhau lại có sản phẩm trẻ em của riêng mình, chính vì thế mà ta không nên 
áp ñặt những tiêu chuẩn phát triển hay phương pháp giáo dục trẻ em ở thời ñại xưa cho 
thời ñại nay. 
1.2. Quan niệm sai lầm về sự phát triển tâm lý của trẻ 
Quan niệm duy tâm cho rằng: Sự phát triển tâm lý của trẻ chỉ là sự tăng hay giảm 
về số lượng mà không có sự biến ñổi về chất lượng của các hiện tượng tâm lý ñang ñược 
phát triển. Ví dụ: sự phát triển ngôn ngữ của trẻ chỉ là sự tăng về số lượng từ; tăng thời 
gian tập trung chú ý... Nhìn chung, sự tăng hay giảm về số lượng các hiện tượng tâm lý 
cũng có ý nghĩa nhất ñịnh trong sự phát triển tâm lý của trẻ, nhưng nó không thể giới hạn 
toàn bộ sự phát triển tâm lý của trẻ. Quan niệm này ñã xem sự phát triển của mỗi hiện 
tượng tâm lý như là quá trình diễn ra một cách tự phát không tuân theo qui luật, con người 
không thể nhận thức ñược và không thể ñiều khiển ñược nó. Có nghĩa là ñứa trẻ sinh ra 
như thế nào thì lớn lên nó sẽ như thế ấy theo kiểu “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính” và 
người ta mất lòng tin vào sự cải tạo con người. Quan niệm sai lầm này ñược biểu hiện rõ 
ở nội dung của thuyết tiền ñịnh, thuyết duy cảm, thuyết hội tụ hai yếu tố. 
1.2.1. Thuyết tiền ñịnh 
 Thuyết tiền ñịnh coi sự phát triển tâm lý là do các tiềm năng sinh vật gây ra và con 
người có tiềm năng ñó ngay từ khi ra ñời. Mọi ñặc ñiểm tâm lý chung và có tính chất cá 
thể ñều là tiền ñịnh (ñều ñược quyết ñịnh trước), ñều có sẵn trong các cấu trúc sinh vật và 
sự phát triển chỉ là quá trình trưởng thành, chín muồi của những thuộc tính ñã có sẵn ngay 
từ ñầu và ñược quyết ñịnh trước bằng con ñường di truyền. Gần ñây, sinh học ñã phát 
hiện ra cơ chế gen di truyền và người ta ñã cho rằng: những thuộc tính của nhân cách, 
năng lực cũng ñược mã hoá, chương trình hoá trong các trang bị gen. Phái nhi ñồng học 
cho rằng: Di truyền là nhân tố cơ bản quyết ñịnh “Cha mẹ ngu ñần thì sinh con ngu ñần”. 
Họ coi quy luật lặp lại là quy luật cơ bản của sự phát triển. Sự phát triển của giống lặp lại 
sự phát triển của loài (Theo quan niệm của nhà tâm lý học người ðức V.Stecnơ ñã so 
sánh sự phát triển của cá thể với sự tiến hóa ñộng vật và lịch sử loài người như vậy). 
Thuyết tiền ñịnh ñã ñề cao vai trò của yếu tố bẩm sinh di truyền mà hạ thấp vai trò 
của giáo dục. Họ cũng ñề cập tới vai trò của giáo dục và môi trường nhưng những yếu tố 
 4 
ñó chỉ là yếu t ... vừa nắm ñược nguyên nhân nảy sinh và mức ñộ của 
những thuộc tính ñó. 
 - Giáo viên phải thấy ñược sự khác nhau trong nhân cách của học sinh dưới ảnh 
hưởng của dự án phát triển nhân cách do mình xây dựng nên. 
 - Giáo viên phải hình dung ñược hiệu quả của những tác ñộng sư phạm nhằm hình 
thành nhân cách học sinh. 
 Nhờ có năng lực này mà công việc của người giáo viên trở nên có kế hoạch, chủ 
ñộng và sáng tạo hơn. 
 2.2.2. Năng lực giao tiếp sư phạm 
 Năng lực giao tiếp sư phạm là năng lực nhận thức nhanh chóng những biểu hiện 
bên ngoài và những biểu hiện tâm lý bên trong của học sinh và của bản thân giáo viên, 
ñồng thời biết sử dụng hợp lý các phương tiện giao tiếp, biết cách tổ chức, ñiều khiển và 
ñiều chỉnh quá trình giao tiếp nhằm ñạt ñược mục ñích giáo dục. 
 Biểu hiện: Năng lực giao tiếp sư phạm thể hiện ở ba kỹ năng sau: 
 + Kỹ năng ñịnh hướng giao tiếp là khả năng dựa vào sự biểu lộ bên ngoài mà phán 
ñoán chính xác về nhân cách cũng như mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh. 
 + Kỹ năng ñịnh vị ñó là sự ñồng cảm giữa chủ thể và ñối tượng, là khả năng biết 
xác ñịnh vị trí trong giao tiếp, biết ñặt vị trí của mình vào vị trí của ñối tượng và biết tạo 
ra ñiều kiện ñể ñối tượng chủ ñộng , thoải mái khi giao tiếp với mình. 
 + Kỹ năng ñiều khiển quá trình giao tiếp là khả năng xác ñịnh ñược hứng thú 
nguyện vọng của ñối tượng ñể tìm ra ñề tài giao tiếp thích hợp nhằm thu hút ñối tượng. 
Trong quá trình giao tiếp chủ thể phải biết làm chủ trạng thái xúc cảm của bản thân và 
biết sử dụng phương tiện giao tiếp một cách thích hợp với tình huống giao tiếp nhất ñịnh. 
 Việc rèn luyện năng lực giao tiếp không tách rời với rèn luyện các phẩm chất nhân 
cách. Chỉ có những giáo viên nào có nhiệt tình, tôn trọng nhân cách học sinh luôn quan 
tâm giúp ñỡ học sinh, biết lắng nghe và dân chủ trong giao tiếp với học sinh thì thường dễ 
ñạt kết quả cao trong hoạt ñộng sư phạm. 
 2.2.3. Năng lực cảm hóa học sinh 
 Năng lực cảm hóa học sinh là năng lực gây ñược ảnh hưởng trực tiếp của mình 
ñến với học sinh về mặt tình cảm và ý chí. ðó là khả năng làm cho học sinh nghe, tin và 
làm theo mình bằng tình cảm, bằng niềm tin. 
 Giáo viên có năng lực cảm hóa học sinh là người luôn có tinh thần trách nhiệm 
cao, có niềm tin và có kỹ năng truyền ñạt niềm tin ñó cho học sinh. Luôn quan tâm chu 
ñáo và khéo xử khi giao tiếp với học sinh, biết tôn trọng và yêu cầu hợp lý ñối với học 
 65 
sinh. Là người có nguyên tắc, có ý thức tổ chức kỷ luật nhưng có lòng vị tha...ðể có năng 
lực này ñòi hỏi người giáo viên phải luôn phấn ñấu và tu dưỡng có nếp sống văn hóa lành 
mạnh có phong cách mẫu mực nhằm tạo ra uy tín chân chính thực sự. Phải biết xây dựng 
quan hệ thầy trò tốt ñẹp phải gương mẫu trước học sinh về mọi mặt. 
 2.2.4. Năng lực khéo xử sư phạm 
 Khéo xử sư phạm là kỹ năng tìm ra những phương thức tác ñộng ñến học sinh một 
cách hiệu quả nhất, là sự cân nhắc ñúng ñắn những nhiệm vụ sư phạm cụ thể phù hợp với 
những ñặc ñiểm và khả năng của cá nhân cũng như tập thể học sinh trong từng tình huống 
sư phạm cụ thể. 
 Sự khéo xử sư phạm ñược xem như là một thành phần quan trọng của tài nghệ sư 
phạm. Nó ñược biểu hiện ở một số ñiểm sau: 
 - Biết sử dụng bất cứ tác ñộng sư phạm một cách nhạy bén và có giới hạn. 
 - Biết phát hiện kịp thời và giải quyết khéo léo những vấn ñề xảy ra bất ngờ, không 
nóng vội, không thô bạo. Nhanh chóng xác ñịnh ñược vấn ñề xảy ra và kịp thời áp dụng 
những biện pháp thích hợp. 
- Biết biến cái bị ñộng thành cái chủ ñộng ñể giải quyết vấn ñề mau lẹ. 
- Phải thường xuyên quan tâm chu ñáo ñến ñặc ñiểm tâm sinh lý của từng cá nhân 
hay tập thể học sinh. 
Tóm lại: Tài ứng xử sư phạm là một bộ phận của nghệ thật sư phạm. Nếu giáo 
viên không khéo xử sư phạm thì giữa giáo viên và học sinh luôn có khoảng cách và có sự 
hiểu lầm, có thành kiến, thiếu tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Như vậy thường dẫn ñến 
những hậu quả rất nặng nề trong quan hệ thầy trò 
 3. Năng lực tổ chức hoạt ñộng sư phạm 
 Năng lực tổ chức hoạt ñộng sư phạm nhằm ñảm bảo cho giáo viên tiến hành dạy 
học và giáo dục ñạt kết quả tốt, ñảm bảo cho việc xây dựng tập thể học sinh thành tập thể 
vững mạnh, ñồng thời biết cách phối hợp các lực lượng giáo dục. 
 Biểu hiện: 
+ Giáo viên phải biết tổ chức và cổ vũ cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác 
nhau trong hoạt ñộng dạy học và giáo dục ở trên lớp cũng như ở ngoài trường. 
+ Phải biết xây dựng tập thể học sinh thành tập thể vững mạnh có ảnh hưởng tốt 
ñến mọi thành viên trong tập thể. 
+ Phải biết tổ chức và phối hợp các lực lượng khác cùng tham gia vào công tác 
giáo dục theo một tiêu chuẩn xác ñịnh. 
Yêu cầu: 
+ Biết vạch kế hoạch hoạt ñộng một cách có khoa học. 
+ Biết sử dụng các phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục một cách ñúng 
ñắn nhằm ảnh sâu sắc ñến sự phát triển nhân cách của học sinh. 
+ Biết xác ñịnh mức ñộ và giới hạn của từng biện pháp dạy học và giáo dục khác 
nhau. Phải có niềm tin vào sự ñúng ñắn của kế họach và biện pháp giáo dục. 
IV. SỰ HÌNH THÀNH UY TÍN CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN 
 Hiệu quả của hoạt ñộng sư phạm phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của người giáo 
viên. Nó là một yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt ñộng sư phạm. Người giáo viên có 
uy tín thường có ảnh hưởng mạnh mẽ ñến tình cảm của học sinh. Họ thường ñược học 
sinh yêu mến và kính trọng, ñược học sinh thừa nhận họ có nhiều phẩm chất và năng lực 
tốt ñẹp. Vậy uy tín là gì? 
 Uy tín của người giáo viên ñó là tấm lòng và tài năng của người giáo viên. 
 Bằng tấm lòng và tài năng mà người giáo viên có uy tín thực sự, uy tín chân chính 
ñối với học sinh. Vì có tấm lòng nên giáo viên mới có tình thương yêu học sinh, tận tụy 
 66 
với công việc và có ñạo ñức trong sáng. Bằng tài năng giáo viên mới ñạt ñược hiệu quả 
cao trong công tác dạy học và giáo dục. N.Gônôbôlin viết: “Toàn bộ các thuộc tính tâm lý 
giúp người giáo viên có thể xác ñịnh ñược cách tiếp xúc với học sinh, cuối cùng là tạo cho 
người giáo viên ñó có uy tín trước học sinh. Uy tín là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp 
cho người giáo viên thành công trong công tác... Người giáo viên có uy tín là người ñược 
học sinh thừa nhận có những phẩm chất mà nhờ ñó họ ñược các em rất kính trọng và có 
ảnh hưởng lớn ñến các em”. N.D.Lêvitốp trong cuốn sách “Tâm lý học trẻ em và Tâm lý 
học sư phạm” ñã nêu rõ những ñiều kiện cần thiết ñể người giáo viên có uy tín ñối với 
học sinh. Ông viết: “Giáo viên có uy tín là nhà giáo mà nhân cách của họ ñược học sinh 
công nhận và kính trọng, là người nêu lên tấm gương tốt cho học sinh noi theo, là người 
có trình ñộ tư tưởng chính trị cao, có khuynh hướng sư phạm, có năng lực công tác giáo 
dục, có sức mạnh của ý chí, nắm vững môn mình dạy và có nghệ thuật sư phạm”. Ông 
nhấn mạnh ý nghĩa của giờ học ñầu tiên, quá trình xây dựng uy tín dần dần, việc uy tín có 
thể bị giảm sút và bước ñường khó khăn gấp bội khi phải xây dựng lại uy tín ñã mất. 
 Uy tín là kết quả của sự hoàn thiện nhân cách, là hiệu quả lao ñộng ñầy kiên trì và 
giàu lòng sáng tạo, là kiến tạo quan hệ tốt ñẹp giữa thầy và trò. 
 ðiều kiện ñể hình thành uy tín: 
 - Phải thương yêu học sinh và tận tụy với nghề nghiệp. Phải ñối xử với học sinh 
một cách công bằng không thiên vị, không thành kiến. 
 - Giáo viên phải có ý chí phấn ñấu vươn lên, có nhu cầu mở rộng tri thức và có nhu 
cầu nâng cao trình ñộ nghề nghiệp (kỹ năng sư phạm). Có phương pháp và kỹ năng tác 
ñộng trong dạy học và giáo dục hợp lý có hiệu quả và sáng tạo. 
 - Giáo viên phải có tác phong mô phạm, phải gương mẫu trước học sinh về mọi 
mặt ở mọi nơi mọi lúc. 
 Tóm lại: Nhân cách là bộ mặt chính trị ñạo ñức của người giáo viên, là công cụ 
chủ yếu ñể tạo ra sản phẩm giáo dục. Nó có cấu trúc tâm lý rất phong phú và cũng rất 
phức tạp. Sự hình thành và phát triển nhân cách là cả một quá trình tu dưỡng văn hóa và 
rèn luyện tay nghề trong thực tiễn sư phạm. 
 67 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG V 
1. Hành vi ñạo ñức là gì? Dựa trên tiêu chuẩn nào ñể ñánh giá hành vi ñạo ñức. Phân tích 
mối quan hệ giữa nhu cầu ñạo ñức và hành vi ñạo ñức. 
2. Phân tích cấu trúc tâm lý của hành vi ñạo ñức. 
3. Phân tích các con ñường giáo dục ñạo ñức cho học sinh trong nhà trường phổ thông. 
4.Từ thực tiễn giáo dục anh/chị hãy phân tích những mặt ñược và chưa ñược của việc giáo 
dục ñạo ñức cho học sinh trong nhà trường phổ thông hiện nay và rút ra kết luận sư phạm 
cần thiết. 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG VI 
1. Dựa vào cơ sở nào ñể khẳng ñịnh sự cần thiết phải trau dồi nhân cách ñối với người 
giáo viên? 
2. Trình bày những ñặc ñiểm của lao ñộng sư phạm. Từ những ñặc ñiểm sư phạm ñó anh 
(chị) có yêu cầu gì về cấu trúc nhân cách của người giáo viên. 
3. Phân tích những phẩm chất chủ yếu trong nhân cách của người giáo viên. 
4. ðể ñạt kết quả cao trong hoạt ñộng sư phạm thì người giáo viên cần phải có những 
phẩm chất và năng lực sư phạm nào? Tại sao năng lực về tri thức và tầm hiểu biết của 
người giáo viên lại là năng lực trụ cột của nghề dạy học? 
5. Hãy phân tích nội dung, ý nghĩa của năng lực khéo xử sư phạm. 
6. Uy tín, vai trò của uy tín trong hoạt ñộng sư phạm của người giáo viên. Những ñiều 
kiện chủ yếu ñể hình thành uy tín. 
7. Hãy viết chân dung tâm lý về thầy (cô) giáo ñã ñể lại trong tâm trí anh (chị) những ấn 
tượng sâu sắc về ñức ñộ và tài năng. 
8. Hãy ñưa ra một tình huống sư phạm thể hiện năng lực khéo xử sư phạm của người GV. 
 68 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. ðỗ Thị Châu (2004), Tình huống tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Giáo 
dục, Hà Nội. 
2. I.X. Côn (1987), Tâm lý học thanh niên, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 
3. Vũ Trọng Dung (Cb)(2005), Giáo trình ðạo ñức học Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc 
gia, Hà Nội. 
4. Hội ñồng bộ môn Tâm lý - Giáo dục (1975), Giáo trình tâm lý học. 
5. Phạm Minh Hạc và các tác giả khác (1988), Tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
6. Lê Văn Hồng và các tác giả khác (1995), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, 
Nxb ðHQG Hà Nội. 
7. V.A. Kruchetxki (1980, 1982), Những cơ sở tâm lý học sư phạm, tập 2, Nxb Giáo dục. 
8. V.I. Lênin, Toàn tập, Nxb TB, M, 1981, tr29, 179. 
9. N.D. Lêvitốp (1971), Tâm lý học trẻ em và Tâm lý học sư phạm, tập 2, Nxb Giáo dục. 
10. Vũ Thị Nho (2003), Nxb ðại học Quốc gia Hà Nội. 
11. A.V. Pêtrôpxki và các tác giả khác (1982), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư 
phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
12. Tâm lý học (1993), ðại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 
13. Trần Trọng Thủy và các tác giả khác (1990), Bài tập thực hành tâm lý học, Nxb Giáo 
dục, Hà Nội. 
14. Nguyễn Thị Ánh Tuyết và các tác giả khác (2002), Nxb ðại học Sư phạm Hà Nội. 
15. Nguyễn Quang Uẩn và các tác giả khác (1995), Tâm lý học ñại cương, Nxb Giáo dục. 
16.E.I.Xecmiatcơ, 142 tình huống giáo dục gia ñình. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdftam_ly_hoc_lua_tuoi.pdf