TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN VỀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
Phần thứ nhất
ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
I. Một số vấn đề chung về kiểm tra, đánh giá
1. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá
- Có rất nhiều quan niệm về đánh giá nhưng chúng ta cần chú ý đến ba khâu chính là: Thu thập thông tin, xử lí thông tin và ra quyết định
- Kiểm tra là tiền đề của đánh giá, là khâu không thể thiếu được trong quá trình dạy học:
- Việc đánh giá phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
+ Đảm bảo tính khách quan, chính xác
+ Đảm bảo tính toàn diện
+ Đảm bảo tính hệ thống
+ Đảm bảo tính công khai và phát triển
+ Đảm bảo tính công bằng
2. Định hướng kiểm tra, đánh giá
- Phải có sự hướng dẫn, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp QLGD
- Phải có sự hỗ trợ của đồng nghiệp, nhất là GV cùng bộ môn
- Cần lấy ý kiến xây dựng của HS để haonf thiện PPDH và KT- ĐG
- Đổi mới KT- ĐG phải đồng bộ với các khâu liên quan và nâng cao các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy học
- Phát huy vai trò thúc đẩy của đổi mới KT- ĐG đối với đổi mới phương pháp dạy học
- Phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới KT- ĐG vào trọng tâm cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN VỀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Phần thứ nhất ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ I. Một số vấn đề chung về kiểm tra, đánh giá 1. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá - Có rất nhiều quan niệm về đánh giá nhưng chúng ta cần chú ý đến ba khâu chính là: Thu thập thông tin, xử lí thông tin và ra quyết định - Kiểm tra là tiền đề của đánh giá, là khâu không thể thiếu được trong quá trình dạy học: - Việc đánh giá phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: + Đảm bảo tính khách quan, chính xác + Đảm bảo tính toàn diện + Đảm bảo tính hệ thống + Đảm bảo tính công khai và phát triển + Đảm bảo tính công bằng 2. Định hướng kiểm tra, đánh giá - Phải có sự hướng dẫn, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp QLGD - Phải có sự hỗ trợ của đồng nghiệp, nhất là GV cùng bộ môn - Cần lấy ý kiến xây dựng của HS để haonf thiện PPDH và KT- ĐG - Đổi mới KT- ĐG phải đồng bộ với các khâu liên quan và nâng cao các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy học - Phát huy vai trò thúc đẩy của đổi mới KT- ĐG đối với đổi mới phương pháp dạy học - Phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới KT- ĐG vào trọng tâm cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” II. Một số nhiệm vụ trong chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá 1. Các công việc cần tổ chức thực hiện a) Các trường cần có kế hoạch chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới KT- ĐG trong từng năm học và trong năm năm tới b) Cần tổ chức nghiên cứu cho đội ngũ GV cốt cán và toàn thể GV nắm vững CTGDPT của các cấp học. c) Để vừa coi trọng, vừa nâng cao nhận thức vừa coi trọng đổi mới trong hoạt động KT- ĐG của từng giáo viên, phải lấy đơn vị trường học và tổ chuyên môn là đơn vị triển khai thực hiện. d) Về chỉ đạo của các cơ quan quản lí GD và các trường. - Mỗi chuyên đề cần chỉ đạo áp dụng thí điểm, xây dựng báo cáo kinh nghiệm và thảo luận, kết luận rồi nhân rộng kinh nghiệm thành công, đánh giá hiệu quả mỗi chuyên đề thông qua dự giờ thăm lớp, thanh tra, kiểm tra chuyên môn. 2. Phương pháp tổ chức thực hiện * Công tác đổi mới KT- ĐG: - Phải nâng cao nhận thức về mục tiêu, vai trò và tầm quan trọng của KT- ĐG, sự cần thiết khách quan phải đổi mới KT- ĐG, bảo đảm khách quan, chính xác, công bằng để nâng cao chất lượng dạy học - Phải trang bị kĩ các kiến thức và kĩ năng tối cần thiết có tính kỹ thuật về KT- ĐG nói chung và các hình thức KT- ĐG nói riêng, trong đó đặc biệt là kỹ, thuật ra đề trắc nghiệm, giới hạn áp dụng hình thức trắc nghiệm trong KT- ĐG. 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện * Trách nhiệm của nhà trường và tổ chuyên môn, giáo viên Phần thứ hai HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA I. Một số vấn đề về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh môn giáo dục công dân 1. Nội dung kiểm tra đánh giá - Về mặt kiến thức - Về kĩ năng - Về thái độ tình cảm 2. Phương pháp kiểm tra, đánh giá - Đối với câu hỏi tự luận - Đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan 3. Mô tả về cấp độ nhận thức - Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao 4. Một số định hướng kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn GDCD bằng nhận xét II. Kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra 1. Quy trình biên soạn đề kiểm tra - Bước một: Xác định mục đích của đề kiểm tra - Bước hai: Xác định hình thức đề kiểm tra - Bước ba: Thiết lập ma trận đề kiểm tra - Bước bốn: Biên soạn câu hỏi theo ma trận - Bước năm: Xây dựng hướng dẫn chấm( đáp án và thang điểm) - Bước sáu: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra 2. Hướng dẫn kĩ thuật xây dựng ma trận đề kiểm tra ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 1. Về kiến thức - Hiểu được thế nào là tệ nạn xã hội. - Nêu được tác hại của các tệ nạn xã hội, những nguyên nhân sa vào tệ nạn xã hội. - Nêu được khái niệm HIV/ AIDS. Nêu được các biện pháp phòng, chống nhiễm HIV/AIDS, nhất là các biện pháp đối với bản thân. - Nhận dạng được các loại vũ khí thông thường và chất độc hại mang tính chất nguy hiểm. - Nêu được thế nào là quyền sở hữu tìa sản của công dân và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. 2. Về kĩ năng - Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt - Xác định rõ hành vi xấu xa vào tệ nạn xã hội và không xa vào các tệ nạn xã hội. - Biết cách phòng chống HIV/ AIDS. - Biết cách phòng ngừa tai nạn vũ khí và các chất độc hại. - Biết sở hữu tài sản và luôn tôn trọng tài sản của người khác. 3. Thái độ - Có ý thức rèn luyện bản thân theo đúng chuẩn mực của xã hội và pháp luật. - Có thái độ nghiêm túc, tránh không để bản thân xa vào những điều xấu, phê phán nghiêm khắc và khuyên giải những bạn có hành vi vi phạm. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA Kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT (HỌC KÌ II) CẤP ĐỘ CHỦ ĐỀ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG CẤP ĐỘ THẤP CẤP ĐỘ CAO CỘNG TN KQ TL TN KQ TL TN KQ TL TN KQ TL 1. Phòng chống tệ nạn xã hội Xác định đúng, sai các các nhận định về tệ nạn xã hội Khái niệm tệ nạn xã hội nguyên nhân sa vào tệ nạn xã hội. số câu số điểm: Tỉ lệ: 4 1 10 % 1 1 10% 1 2 20% 6 4 điểm 40% 2. Phòng chống nhiễm HIV/AIDS Nhận biết những con đường lây truyền HIV/AIDS Khái niệm HIV/AIDS Cách phòng tránh HIV/AIDS số câu số điểm: Tỉ lệ: 1 0,25 0,25% 1 1 10% 1 1 10% 3 2,25 22,5% 3. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại Nhận biết hành vi vi phạm về phòng ngừa tai nạn vũ khí,cháy nổ và chất độc hại. số câu số điểm: Tỉ lệ: 1 0,25 2,5% 1 0,25 2,5% 4. Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản người khác Nhận biết quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản người khác Xử lí tình huống, liên hệ bản thân số câu số điểm: Tỉ lệ: 1 0,5 5% 1 3 30% 2 3,5 35 % Tổng câu: TS điểm: Tỉ lệ: 7 2 20% 2 2 20% 1 2 20% 1 1 10% 1 3 30% 12 10 100% KIỂM TRA 45 PHÚT A- TRẮC NGHIỆM: (2điểm) I- Điền đúng (Đ) hoặc Sai (S) trong các trường hợp sau (1 điểm) TT Nội dung Đúng (Đ) Sai (S) 1 Thấy người buôn bán ma túy thì nên lờ đi, coi như không biết 2 Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma túy 3 Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác 4 Tích cực học tập, lao động sẽ giúp ta tránh xa được tệ nạn xã hội II- Khoanh tròn câu đúng nhất (0,5 điểm ): 1- HIV lây truyền qua con đường nào sau đây: a- Hắt hơi b- Dùng chung bơm kim tiêm c- Dùng chung nhà vệ sinh d- Muỗi đốt 2- Hành vi, việc làm nào dưới đây vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, chất độc hại: a- Kiểm lâm sử dụng vũ khí bảo vệ rừng. b- Công an sử dụng vũ khí trấn áp tội phạm. c- Bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn. d- Sử dụng chất gây ung thư trong hạt dưa III. Hãy điền vào ô trống những từ, cụm từ dưới đây sao cho phù hợp (0,5 điểm) Bảo quản giữ gìn, tiết kiệm, quản lý Công dân có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng bằng cách:Không được xâm phạm. Khi được nhà nước giao quản lí, sử dụng tài sản nhà nước phải . sử dụng có hiệu quả, không tham ô, lãng phí. B. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1 (2 điểm): a) HIV là gì? AIDS là gì? ( 1 điểm) b) Em làm gì để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm HIV/ AIDS ?( 1 điểm) Câu 2 (3 điểm): a) Thế nào là tệ nạn xã hội?( 1 điểm) b) Theo em nguyên nhân nào dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội? Lấy ví dụ. ( 2 điểm) Câu 3: (3 điểm) Bình nhặt được một túi xách nhỏ trong đó có tiền, một giấy chứng minh mang tên Nguyễn Văn H, có địa chỉ liên lạc và các giấy tờ khác. Do đánh mất tiền học phí, Bình nghĩ: Đằng nào thì người ta cũng sẽ “hậu tạ” nên quyết định giữ lại một số tiền, rồi mới đem nộp cho chú công an. Bình hành động như vậy có điểm nào đúng, điểm nào sai? Vì sao?( 1,5 điểm) Nếu là Bình em sẽ làm gì trong trường hợp này?( 1,5 điểm) ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 Thời gian 45 phút A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) I- Điền đúng (Đ) hoặc Sai (S) trong các trường hợp sau (1 điểm) (mỗi câu đúng 0,25 điểm) Đề câu 1 2 3 4 A S S Đ Đ II- Khoanh tròn câu đúng nhất (0,5 điểm ): Đề câu 1 2 A b d III. Hãy điền vào ô trống những từ, cụm từ sao cho phù hợp với ý nghĩa (0,5 điểm) - Bảo quản giữ gìn - Tiết kiệm B. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 HIV là tên vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người. AIDS là hội chứng gây suy giảm miễn dịch ở người. 1 điểm - Không tiếp xúc với máu người bệnh. - Không quan hệ tình dục bừa bãi. - Không dùng chung kim tiêm 1 điểm Câu 2 Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt với đời sống xã hội 1 điểm Nêu được một số nguyên nhân như do kinh tế, do bạn bè xấu rủ rê, do thiếu hiểu biết, do tò mò 2 điểm Câu 3 Bình làm như vậy là sai..... 0,5 điểm Vì đã vi phạm quyền sở hữu tài sản của công dân, tuy đã biết giao nộp chiếc túi cho công an, nhưng B không được phép xâm phạm tiền của người khác. 1 điểm Nếu em là Bình em sẽ trả lại cho chủ nhân( anh Nguyễn Văn H) Hoặc thông báo cho cơ quan có trách nhiệm trả lại cho anh H... 1,5 điểm
Tài liệu đính kèm: