• MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN.
1.1 Về kiến thức.
Trình bày các nội dung của công tác quản lí thiết bị trong trường THCS, cụ thể:
- Hiểu tổng quan về các thiết bị dạy học môn Hoá trong trường THCS.
- Hiểu và trình bày được một số kiến thức và nguyên tắc, sử dụng được một số thiết bị dạy học môn Hoá học ở trường THCS.
- Hỗ trợ được cho giáo viên trong quá trình chuẩn bị thí nghiệm phục vụ bài lên lớp.
- Biết cách tổ chức phòng học bộ môn theo quy định chung của Bộ GD &ĐT.
Tập Huấn nghiệp vụ thiết bị, thí nghiệm môn hoá Mục tiêu của mô đun.1.1 Về kiến thức.Trình bày các nội dung của công tác quản lí thiết bị trong trường THCS, cụ thể:Hiểu tổng quan về các thiết bị dạy học môn Hoá trong trường THCS.Hiểu và trình bày được một số kiến thức và nguyên tắc, sử dụng được một số thiết bị dạy học môn Hoá học ở trường THCS.Hỗ trợ được cho giáo viên trong quá trình chuẩn bị thí nghiệm phục vụ bài lên lớp.Biết cách tổ chức phòng học bộ môn theo quy định chung của Bộ GD &ĐT. 1-2) Kỹ NăngBiết cách tổ chức sắp xếp dụng cụ hoá chất trong kho hoá chất, dụng cụ.Biết cách theo dõi hoá chất, dụng cụ thông qua hệ thống sổ sách theo quy định của Bộ GD&ĐT.Biết một số kĩ năng cơ bản của thực nghiệm hoá học: rửa dụng cụ, làm khô, pha chế dung dịch theo các nồng độ.Vận hành, sử dụng được một só thiết bị Hoá học.Có kĩ năng bảo quản và bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ, thay thế được một số thiết bị Hoá học trong kho dụng cụ. 1-3) Thái độCó ý thức trách nhiệm và tuân thủ mọi quy định trong bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học đã được cấp phát.2/ Nguồn tư liệu.Tài liệu tập huấn nghiệp vụ thiết bị, thí nghiệm trung học cơ sở môn Hoá học.Ta tìm đọc thêm một số cuốn sách sau: + Thí nghiệm thực hành dạy học hoá học của GSTSKH Nguyễn Cương + Hướng dẫn thí nghiệm THCS NXB Đại học sư phạm 20053) Cấu trúc của mô đunThời lượng: 20 tiết.3-1/ Cấu trúc của tài liệu.(gồm có 3 phần)Phần 1. Hệ thống thiết bị dạy học môn hoá học ở trường THCS Phần 2. Nguyên tắc sắp xếp hoá chất dụng cụ; bảo quản, bảo dưỡng. Theo dõi hoá chất, dụng cụPhần 3. Hỗ trợ giáo viên dạy học môn hoá học.3-2/ Cách thức triển khai từng chươngMỗi chương được triển khai theo từng bước cụ thể như sau:+ Nội dung lí thuyết+ Nội dung thực hành - Mục tiêu hoạt động thực hành - Chỉ dẫn hoạt động thực hành - Dự kiến sản phẩm của học viên. Nội dungThiết bị dạy học môn hoá học ở trường THCSHệ thống TBDH Hoá học trường THCS được quy định theo Danh mục TBDH do Bộ GD&ĐT đã ban hành.Danh mục TBDH sắp xếp theo lớp học, theo loại hình và nội dung được thống kê theo thứ tự sau đây:I- Về tranh ảnh. 1- Vỏ trái đất (thành phần % về khối lượng các nguyên tố trong vỏ Trái Đất)2- Mô hình một số mẫu đơn chất và hợp chất3- Điều chế và ứng dụng của oxy4- Điều chế và ứng dụng của Hyđro5- ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất rắn và chất khí6- Bảng tính tan trong nước của các axit, bazơ, muối.7- Sơ đồ lò luyện gang8- Chu trình của cac bon trong tự nhiên.9- Chưng cất dầu mỏ và ứng dụng của các sản phẩm 10- Bảng tuần hoàn của các nguyên tố hoá học.II/ Mô hình (2 bộ)1- Mô hình đặc: metan, etylen, axetilen, benzen2- mô hình quả cầu – que nối: metan, etilen, axetilen, benzenIII/ Hộp mẫu ( 01 hộp)Các loại vật liệu, sản Phẩm chế biến từ dầu mỏ (xăng dầu, chất dẻo, cao su)Các loại phân bón thông dụng:Các loại khoáng sản: quặng sắt, quặng nhôm, dầu mỏ.IV/ Dụng cụ thí nghiệm1, Thuỷ tinh, sứa) ống nghiệm (loại có nhánh,loại không nhánh)b) Bình cầu (loại có nhánh, loại không nhánh)c) Cốc đựng (loại 250 ml; loại 100ml)d) Lọ đựng hoá chất (10 – 125ml) e) Bình tam giác (100 – 250 ml)g) Chậu đựng.h) Đũa, ống dẫn hình chữ L, Z, thẳngI) ống thuỷ tinh hình trụ, loe một đầu, bình kíp, lọ hình trụ, phiễu chiết.k) Cối sứ, chày sứ, chén nung, bát sứ. 2- các dụng cụ khác.+ Nhựa: kính bảo vệ mắt+ Kim loại: Kẹp giá thí nghiệm, kéo, kiềng kẹp lấy hoá chất rắn, muôi đốt hoá chất, lưới thép không rỉ, panh gắp hoá chất, thìa xúc hoá chất.+ Gỗ: Kẹp ống nghiệm, giá gỗ 2 tầng để ống nghiệm.+ Cao su: ống dẫn, nút, găng tay.+ Các vật liệu khác: Khay đựng hoá chất, giá xách hoá chất, áo blu; bộ điện phân dung dịch NaCL.+Dụng cụ: đo độ pH; thử tính dẫn điện, giấy lọc, nhiệt kế rượu, 3/ Hoá chất: có kim loại, phi kim, các ba zơ, các axit, các oxit, các muối clorua, nitrat, sun fat, các chất chỉ thị như quỳ tím, phenoltanein. V/ Một số dụng cụ thí nghiệm môn hoá ống nghiệm.Trong thực tế có nhiều loại, xong ở bộ thí nghiệm có 2 loại, loại thường và loại có nhánh, có tác dụng để thực hiện các phản ứng hoá học.+ ống nghiệm thường gồm các cỡ 18x180mm; 15x150mm. Dùng cho các TN biểu diễn của giáo viên, và loại cỡ nhỏ 10x100mm dùng cho TN thực hành của học sinh. + ống nghiệm có nhánh: Loại này dùng để tiến hành các TN trong đó chất khí tạo thành được dãn ra ngoài qua ống dẫn, mà không cần ống thuỷ tinh xuyên qua nút cao su. + Khi tiến hành thí nghiệm với 2 loại ống nghiệm trên cần lưu ý:- Lượng hoá chất cho vào ống nghiệm chỉ chiếm 1/8 đến 1/4 dung tích ống.Khi rót hoá chất độc hại vào ống nghiệm thì phải Dùng kẹp ống nghiệm. Cặp đặt ở vị trí cách miệng ống 1/3 chiều dài của ống nghiệm, tính từ miệng ống trở xuốngKhi đun nóng ống nghiệm ta phải dùng cặp gõ để cặp ống nghiệm, để đáy ống nghiệm vào chỗ nóng nhất của ngọn lửa đèn cồn (1/3 của ngọn lửa tính từ trên xuống). Để chánh vỡ ống, lúc đầu ta lướt nhẹ toàn bộ ống trên ngọn lửa cho ống nghiệm nóng đều, miệng ống hướng ra phía ngoài người, đề phòng tai nạn.2/ ống thuỷ tinh hình trụ: Chế tạo từ thuỷ tinh trung tính, chịu nhiệt cao. đường kính 15mm, dài 250mm dùng để lắp ráp các TN khác nhau.3/ ống hình trụ loe đầu: Chế tạo từ thuỷ tinh trung tính, chịu nhiệt cao đường kính 40mm, chiều dài 125mm, dùng để lắp ráp các TN (có khoảng 20 TN dùng tới dụng cụ này)4/ ống đong hình trụ:Tác dụng: dùng để pha dung dịch có các thể tích khác nhau, khi đọc thể tích, cần đặt ngang mắt, và tíh từ mép dưới của mặt chất lỏng. Chú ý không nên sấy ống đong, chỉ phơi cho khô.5/ Bình cầu: Có nhiều loại xong trong TN hoá học ở THCS thường dùng bình cầu có dung tích từ 100 đến 500mm, có đáy bằng và đáy tròn.+ Bình cầu đáy bằng: dùng để đựng hoá chất lỏng hoặc làm bình để pha dung dịch. Không dùng bình này để đun nóng dễ vỡ do giãn nở nhiệt không đều.+ Bình cầu đáy tròn: được dùng để chưng cất, đun sôi hoặc để thực hiện các phản ứng hoá học khi cần đun nóng. * Chú ý: Khi đun đặt bình lên lưới, nếu dùng cắp sắt thì phải lót giấy vào chỗ tiếp xúc. Sau khi đun, bình còn nóng không nen dặt bình xuống nền gạch, chánh hiện tượng rạn nứt đột ngột 5/ Cốc: Tác dụng để đựng hoá chất lỏng, đôi khi cũng dùng để pha chế hoá chất, khi không cần độ chính xác cao về nồng độ, không dùng cốc thuỷ tinh để đun nóng.6/ Bình tam giác: Có nhiều loại bình tam giác, kích cỡ khác nhau, có nút nhám và không có nút, có lọai có nhánh dùng để làm bình lọc áp thấp. 7/ Phiễu lọc.Có các loại phiễu lọc khác nhau về hình dạng, kích thước, chất liệu, phổ biến bằng nhựa và thuỷ tinh. Tác dụng: dùng để tách chất rắn ra khỏi hỗn hợp với chất lỏng.8/ Lọ đựng hoá chất: thường làm bằng thuỷ tinh, hay nhựa đặc biệt chịu dược hoá chất.9/ Pipet nhỏ giọt: Dùng để nhỏ giọt hoá chất hoặc lấy một thể tích nhỏ dung dịch hoá chất. 10- Dụng cụ bằng xứ: + Bát xứ: Dùng để cô cạn dung dịch hoặc để nung các hoá chất ngậm nước.+ chén nung: dùng để nung các chất rắn + Cối chày bằng xứ: dùng để nghiền chất rắn như bột than, bột lưu huỳnh, bột vôi sống.11- Thiết bị thí nghiệm.+ Dụng cụ nhận biết tính dẫn điện của chất. Cấu tạo, sử dụng.+ Dụng cụ điều chế chất khí từ chất rắn và chất lỏng. Bình kíp là dụng cụ để điều chế chất khí từ chất rắn và chất lỏng.Như: - điều chế khí hiđrô từ kẽm và axit HCL loãng. - Điều chế khi hđrô sunfua từ sắt sunfua axit sun fun zic VI/ Bảo quản và sử dụng hoá chất.1- Bảo quản hoá chất.a, Mỗi hoá chất cần chứa trong lọ riêng biệt thích hợp.- Hình dạng, kích thước, màu sắc của lọ chứa cần căn cứ vào tính chất, số lượng của từng loại hoá chất.- Các lọ chứa hoá chất phải Có nhãn, ghi rõ công thức hoá học , tên gọi, nồng độ, ghi rõ chất độc hại, dễ bay hơi, dễ cháy. Nhãn dán phải được phủ paraphin hoặc băng dính trong để tránh bị hoá chất làm hỏng, hàng năm phải định kỳ kiểm tra, bổ sung các nhãn mác bị hỏng. - Phải hiểu các kí hiệu cảnh báo mức độ nguy hiểm ghi trên nhãn mác của các lọ chứa hoá chất.b, Các lọ chứa hoá chất phải được sắp đặt khoa học trong tủ chứa.Muốn vậy phòng thí nghiệm phải có tủ chứa đựng hoá chất, hoá chất phải sắp đặt khoa học theo một nguyên tắc để dễ tìm, dễ lấy một cách an toàn.c, Phòng thí nghiệm phải có thiết bị an toàn. Phải có quạt thông gió, bình chữa cháy và chậu cát 2- Nguyên tắc sắp xếp hoá chất.a) Chất lỏng để ở ngăn dưới, chất rắn để ở ngăn trên.b) Sắp xếp hoá chất thì theo nhóm chất có đặc thù gần nhau: Nhóm axitNhóm bazơNhóm muốiNhóm các kim loại – phi kimCác hoá chất có khả Năng tác dụng với cao su (như Brom, axit nitric, các chát hữu cơ như axit axetic, ben zen cần đựng trong những lọ có nút thuỷ tinh.c) Không để lẫn lộn những dụng cụ kim loại và dụng cụ quang học vào tủ đựng hoá chất.Các axit ở thể lỏng đặt ở ngăn cuối cùng của tủ để lấy ra được dễ dàng, tránh đổ vỡ nguy hiểm.d) Không để nhiều và tập trung ở phòng thí nghiệm các hoá chất dễ bắt lửa như xăng benzen, ete, cồn đốt (chỉ nên để mỗi loại 0,5 đến 1 lít)* Một số chú ý trong sắp xếp hoá chất:1- Đối với những hoá chất dễ bay hơi, dễ tác dụng với oxi, khí cacbonnic và hơi nước, thì cần đựng vào những lọ có nút cao su, nút thuỷ tinh nhám, bên ngoài có tráng một lớp parafin.2- Những hoá chất dễ bị ánh sáng tác dụng như kali pemanganat, bạc nitrat, kali iotdua, nước oxy già cần đựng trong lọ mầu để trong bóng tối, hay bọc trong giấy màu đen phía ngoài lọ.3- Những hoá chất độc như muối thuỷ ngân (clorua, nitrat, axetat), muối xianuacần phải có tủ, có khoá riêng, giữ gìn hết sức cẩn thận.4- Các kim loại natri và kali phải dược bảo quản trong dầu hoả hay xăng, khi làm thí nghiệm nếu còn thừa một lượng nhỏ, không được vứt bừa bãi dễ gây ra hoả hoạn. Phốt pho trắng cần đựng trong lọ có nước, khi cắt nhỏ cũng phải cắt trong nước. Đục hộp chứa photpho trắng phải được tiến hành trong thùng nước.5- Muối kali clorat phải dựng vào lọ sạch, không để lẫn với các chất cháy.6- Cần có nhãn ghi công thức và nồng độ của hoá chất ở phía ngoài của lọ đựng. Lọ của HS nên có 2 nhãn đối xứng nhau trên lọ hay bình đựng, các lọ đựng cùng nhóm nen dể lọ nhỏ trước, lọ to sau, nhãn quay ra ngoài để dễ nhìn thấy. 3/ Một số yêu cầu trong sử dụng hoá chất.Khi sử dụng hoá chất cần làm tốt một số yêu cầu sau:a/ Tiết kiệm hoá chất. để tiết kiệm ta nên:Dùng liều lượng hoá chất vừa đủ, thông thường đối với chất lỏng chỉ dùng khoảng 1/5 ống nghiệm, ta vẫn thấy rõ hiện tượng cần chứng minh và giảm được lượng khí bay ra ngoài.Không chuẩn bị dư thừa dung dịch, vì để lâu dung dịch cũng biến chất.Cần tận dụng hoá chất còn dư, hoặc sản phẩm của các TN. (chẳng hạn tận dụng kẽm còn thừa sau điều chế hyđro) b/ Đảm bảo độ tinh khiết của hoá chất.Trước khi lấy hoá chất từ lọ nguyên ra, cần gạt sạch lớp bảo quản ở nút lọ như parapi, xi, nhựa. để chánh chất bảo quản này rơi vào hoá chất.Trước khi dùng lọ phải KT xem lọ đã khô và sạch chưa. Nếu chưa thì phải làm sạch để bảo đảm độ tinh khiết của hoá chất.Khi mở nút lọ dựng hoá chất, phải để nút ngửa trên bàn. Với các loại lọ có nút kèm ống nhỏ giọt, khi nghiêng lọ để rót, thì kẹp nút giữa hai ngón tay. Khi lấy hoá chấ ... , không để luồng hơi brom, khí clo, nitơ peoxit vào mắt hay brom lỏng dây ra tay.2, Thí nghiệmvới chất dễ ăn da và làm bỏng.Trong hoá học có nhiều chất dễ ăn da và làm bỏng như axit đặc, kiềm đặc, kim loại kiềm, photpho trắng, brom, phênolKhông để dây ra tay, người, quần áo, đặc biệt là mắt, nên dùng kính che mắt khi phải quan sát gần.Không đựng axit đặc vào bình quá to, khi rót không nâng quá cao so với mặt bàn.Khi pha loãng axit sunfuaric cần đổ Axit vào nước mà không được làm ngược lại, phải dót từng lượng nhỏ và khuấy đều.Khi đun nóng dung dịch các chất dễ ăn da, làm bỏng phải tuyệt đối tuân theo quy tắc đun nóng hoá chất trong ống nghiệm (hướng miệng ống nghiệm về phía không có người). 3, Thí nghiệm với các chất dễ bắt lửa. Các chất dễ bắt lửa như rượu, cồn, dầu hoả, xăng, ete, ben zen, axeton ta phải chú ý mọt số điểm sau đây:Nên dùng một lượng nhỏ các chất dễ bắt lửa, không dùng bình lớn đựng các chất đó ra bàn TN, phải để xa lửa khi rót các dung dịch dễ cháy, đậy nút kín.Khi phải đun nóng các chất dễ cháy, không đun trực tiếp mà phải đun cách thuỷ.Khi sử dụng đèn cồn, không để bầu đựng gần cạn (vì khi cồn chỉ còn ẳ bầu thì có thể nổ gây tai nạn) Khi rót cồn vào phải tắt đèn trước khi dùng phiễu, không châm đèn cồn bằng cách chúc ngọn đèn vào ngọn đèn kia mà phải dùng đóm.4, Thí nghiệm với các chất dễ nổCác chất dễ nổ ở phòng thí nghiệm thường là muối clorat, nitrat. Khi làm TN với các chất này cần chú ý.Tránh đập và va chạm vào các chất dễ nổ. Không để các chất dễ nổ gần lửa.Khi pha trộn các hỗn hợp nổ cần thận trọng, dùng đúng liều lượng đã quy định. Không tự động TN khi chưa nắm chắc quy trình kỹ thuật và thiếu phương tiện bảo hiểm (chẳng hạn đập hỗn hợp nổ kali clorat và lưu huỳnh, đốt hỗn hợp nổ của axetilen với oxy,..)Tuyệt đối không cho HS làm các thí nghiệm quá nguy hiểm, như đập hỗn hợp kali clorat và photpho khi thiếu những điều kiện bảo đảm đầy đủ.Không dùng natri, kali với lượng lớn, vì dễ gây tai nạn nổ, đặc biệt là không cho natri và kali tiếp xúc với nước trong ống nghiệm hoặc cốc miệng hẹp V/ Một số kỹ thuật làm việc trong phòng thí nghiệm.1, Kỹ thuật làm sạch dụng cụ thuỷ tinhRửa thuỷ tinh bằng phương pháp cơ học Đây là phương pháp đơn giản nhất, thông dụng nhất, là dùng chổi và nước và xà phòng.+ Chú ý: chọn loại chổi có kích thước thích hợp với miệng ống.Nên cho vào ống nghiệm một ít giấy vụn và lắc để làm sạch, tránh cho cát vào, cát sẽ làm xây sát thuỷ tinh, khi đốt nóng sẽ bị rạn nứt ống.Một dụng cụ thuỷ tinh được coi là sạch khi đổ nước vào nước sẽ không đọng thành từng giọt trên thành ống, mà loang thnàh một lớp mỏng đều. b) Rửa bằng phương pháp hoá học.+ Dùng hỗn hợp sunfocromic. Các muối clorat trong môi trường axit là những chất oxy hoá mạnh, nên dung dịch này được dùng để rửa nhiều nhất+ Cách làm dung dịch: Hoà tan 6gam kali bicromat (K2Cr2O7) hoặc natri bicromat Na2Cr2O7 trong 100ml nước (nếu không tan thì đun nhẹ trong cốc đốt). Sau đó rót cẩn thận 100ml dung dịch axit sunfuaric đặc vào. Để dùng dần, khi nào thấy chuyển màu của dung dịch từ màu cam sang tím nhạt mới bỏ đi.+ Cách rửa: Tráng dụng cụ bằng nước, rót nhẹ hỗn hợp vào khoảng 1/3 -> 1/5 bình, nghiêng sang các phía nhiều lượt, sau đó vài phút thì rửa bằng nước máy. Muốn rửa ống hút ta lắp quả bóp cao su, hút hỗn hợp vào gần đầy ống giữ trong vài phút rồi rửa lại bằng nước lã.Chú ý: - Hỗn hợp trên sẽ tác dụng mạnh hơn với nhiệt độ 45 – 50 dộ c. - Không để dây ra quần áo và da người, khi bị bắn vào nên rửa nhiều lần bằng nước lã sau đó rửa bằng Natri cacbonnat, hay amoniac loãng. b) Dùng dung dịch thuốc tím KMnO4. Dung dịch KMnO4 5% có tính oxy hoá mạnh, nhất là khi đun nóng với axit sunfuaric.c) Dùng dung dịch axit sunfuaric đặc hoặc kiềm đặc Khi bình đựng bị bẩn do các chất nhựa không tan trong nước và xà phòng, thì ta có thể dùng dung dịch này để rửa. d) Dùng dung môi hữu cơ.Khi dụng cụ thuỷ tinh bị bẩn do các chất hữu cơ không tan trong nước, thì phải rửa bằng dung môi hữu cơ. Những dung môi thường dùng là: axeton, benzen, ancol etynic các chất này thuờng dễ bị cháy nên nên khi dùng phải hết sức cẩn thận. 2/ Kỹ thuật làm khô các dụng cụ thuỷ tinh.Một là dùng tủ sấy hay bếp điện, có thể dùng ngọn lửa đèn cồn.Khi sấy phải hơ nóng đều các dụng cụ trên các loại đèn.Nếu phải làm khô nhanh ta lau bằng dẻ khô, tráng bằng ancol etynic. Sau đó phơi ra ngoài nắng hay thôi một luồng khí lạnh vào. VI/ An toàn và vệ sinh học đường.1, Phòng thí nghiệm an toàn.Có 2 lối thoát hiểm, không khoá, không để các vật cản Như túi sách, ghế.Hoá chất chỉ lấy đủ dùng, có kho hoá chất. Bàn thí nghiệm bằng đá hay lát gạch chịu axit, kiềm, bố trí bàn theo hàng dọc để giáo viên dễ kiểm soát.Hệ thống điện an toàn, các thiết bị điện phải tiếp đất, định kỳ kiểm tra an toàn điện.Có tủ thuốc cấp cứu, có bình cứu hoả để sử dụng khi cần thiết. 2/ Cách phòng chống cháy nổ ở phòng thí nghiệm.+ Sự cố cháy nổ ở phòng thí nghiệm là do các nguyên nhân sau:Hệ thống điện, thiết bị điện trong PTN không chịu được tải Hay do lâu ngày các đầu dây điện bị hở do lớp vỏ dạn nứt.Nồng độ dung môi dễ cháy, nổ bay hơi trong không khí.Sử dụng ga hoá lỏng không an toàn.Do sắp xếp bảo quản hoá chất không đúng quy định.+ Cháy và phân loại cháy.Nhóm A: Cháy các chất hữu cơ rắn như gỗ, giấyNhóm B: Cháy các chất lỏng như cồn, dầu mỏ, parapin..Nhóm C: Cháy các chất khí: Hyđro (H2), Mêtan(CH4), AXETYLEN(C2H2)Nhóm D Cháy kim loại như Mg, Na, Al + Cách đề phòng:Hệ thống điện phải được lắp đặt gọn gàng, hợp lí, có hộp cầu dao, hay át tomat cắt điện khi cần thiết.Sắp xếp bảo quản hoá chất đúng quy định. Tuyệt đối không để các hoá chất dễ cháy gần khu vực dễ phát ra nguồn điện, nguồn lửa.Trong phòng thí nghiệm phải có bình cứu hoả, cát. VII/ Tổ chức quản lí và sử dụng thiết bị.Sắp xếp thiết bị dạy học môn hoá trong phòng thí nghiệm.a/ TBDH phải đựơc sắp xếp một cách khoa học theo các loại hình trong tủ, giá để thuận tiện quản lí, bảo quản sử dụng. Cụ thể:Các dụng cụ kim loại phải để ở ngăn khô ráo, không để chung với hoá chất để tránh han rỉ.Các dụng cụ thuỷ tinh phải được làm sạch sau khi sử dụng.Hoá chất phải đựoc sắp xếp, quản lí để đảm bảo độ tinh khiết, an toàn dễ thấy, dễ lấy, tiện sử dụng. Chẳng hạn:+ Phân loại muối theo anion (muối clorua, muối sun fat, muối nitrat ) + Phân loại theo axits, bazo+ Phân loại theo đơn chất (phi kim, kim loại)+ Phân loại theo oxit+ Phân loại theo tính chất nguy hiểm. Các hoá chất dễ cháy phải để riêng một ngăn, xa các nguồn phát cháy như ổ điện, bếp gần đèn khí. Các hoá chất độc cũng có ngăn riêng.2/ Hệ thống sổ sách bảo quản và theo dõi việc sử dụng TBDH.Hệ thống sổ sách gồm: 1- Sổ thiết bị (mẫu của Bộ trang 36)2- Sổ theo dõi sử dụng thiết bị3- Bảng đề nghị bổ sung thiết bị dạy học.4- Sổ theo dõi tự làm đồ dùng dạy học.5- Sổ theo dõi kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động TBDH.6- Kế hoạch thiết bị.7- Hồ sơ lưu.( Các sổ sách này có mẫu do bộ quy định để thống nhất) Từ trang 36 đến 42)VIII/ Các bài thực hành và công tác chuẩn bị .a) Hoá học 8. Trong chương trình môn hoá học 8 ở THCS có tất cả 7 bài thực hành.+ Bài thực hành số 1: Tính chất nóng chảy của chất. Tách chất từ hỗn hợp.Chuẩn bị cho 1 nhóm + Dụng cụ một nhóm gồm:Kẹp gỗ - 2 ống nghiệm1 nhiệt kế, 2 cốc đong, 1 phiễu, 1 tờ giấy lọc, 1 đũa thuỷ tinh, 1 đèn cồn, 1 bát xứ, bật lửa. + Hoá chất:Nến, Lưu huỳnh (S) , Muối (NaCL) , cátBài thực hành 2: Sự lan toả của chất.+ Dụng cụ 1 nhóm gồm:1ống nghiệm, bông sạch Nút cao su.2 cốc đong nhỏ1 đũa thuỷ tinh.+ Hoá chất: - Quỳ tím, - Dung dịch amoniac (NH4OH), - Thuốc tím (KMnO4)Bài thực hành 3 – Hoá học 8 Dấu hiệu hiện tượng và phản ứng hoá học.+ Dụng cụ của một nhóm gồm:4 ống nghiệm 2 cốc đong nhỏ,1 ống hút1 đèn cồn, bạt lửa, que đóm.+ Hoá chất:Thuốc tím (KMnO4)Nước, nước vôi trong Ca(OH)2, Nát ri các bon nát Na2CO3Bài thực hành số 4: Điều chế, thu khí oxi và thử tính chất của oxi.Chuẩn bị cho 1 nhóm gồm:+ Dụng cụ của một nhóm gồm: 2 ống nghiệm, 2 nút cao su, 2 ống dẫn thuỷ tinh, bông, , 1 đèn cồn, bật lửa 1 chậu thuỷ tinh, 2 lọ không nút, 1 muỗng sắt, 1 giá sắt.+ Hoá chất:Thuốc tím (KMnO4)Lưu Huỳnh (S)Bài thực hành 5:Điều chế thu khí hyđro và thử tính chất của khí hi đro+ Dụng cụ:1giá thí nghiệm, 2ống nghiệm có nút cao su, 1 ống vuốt nhọn, lọ chứa khí, đóm, 1 ống nghiệm phân nhánh, 1 ống rỗng, 1 đèn cồn, 1 bật lửa, 1 panh .+ Hoá chất gồm:Kẽm viên (Zn) Axit Clo hiđríc, đồng II (CuO) Bài thực hành 6 – Hoá học 8 Tính chất hoá học của nước.+ Dụng cụ 1 nhóm: 1 cốc đong nhỏ, 1 bát xứ, 1 tờ giấy lọc, 1 lọ thuỷ tinh có nút, 1 muỗng sắt nhỏ, 1 đèn cồn, 1 máy lửa.+ Hoá chất: Nát ri (Na); Vôi sống (CaO) dung dịch Phênoltanein, nước, Photpho (P), quỳ tím.Bài thực hành 7: Pha chế dung dịch theo nồng độ.+ Dụng cụ 1nhóm gồm: 3 Cốc đong nhỏ, 1 đũa thuỷ tinh, 1 cân+ Hoá chất: Đường, dung dịch Natri clorua (NaCL) Hoá học 9 Gồm 7 bàiBài thực hành số 1: Tính chất hoá học của oxit, Axit.+ Dụng cụ của một nhóm gồm: 5 ống nghiệm (trong đó có 3 ống có nhãn đánh số 1,2,3 đựng dung dịch H2SO4, HCL, Na2SO4); 1 lọ thuỷ tinh; 1 công tơ hút; 1 giá ống nghiệm, 1 đèn cồn.+ Hoá chất:Phenoltanein, vôi sống(CaO) ,nước, quỳ tím, P đỏ, H2SO4; HCL, Na2SO4, BaCL2 Bài thực hành số 2- Hoá học 9Tính chất hoá học của Ba zơ và muối.+ Dụng cụ:5 ống nghiệm, công tơ hút, kẹp gỗ, giá thí nghiệm+ Hoá chất:- NaOH, FeCL3, Cu(OH)2, HCL,- đinh sắt, CuSO4, BaCL2, Na2SO4, H2SO4.Bài thực hành số 3 – Hoá học 9Tính chất hoá học của nhôm (AL) và sắt (Fe)+ Chuẩn bị dụng cụ: 3 ống nghiệm, cân, đèn cồn, bật lửa.1 công tơ hút, 1 kẹp gỗ, 1 giá ống nghiệm.+ Chuẩn bị hoá chất.Bột nhôm, (Al) bột sắt, (Fe)bột lưu huỳnh (S)- Nát ri hiđrôxít (NaOH). Bài thực hành số 4 – hoá 9Tính chất hoá học của phi kim và hợp chất của chúng + Chuẩn bị dụng cụ mỗi nhóm gồm:2 ống nghiệm, 1 cốc đong nhỏ, 2 nút cao su, 2 ống dẫn thuỷ tinh, 1 giá sắt, 1 đèn cồn, bật lửa, 3 lọ đánh số 1,2,3 chứa lần lượt NaCL, Na2CO3, CuCO3+ Chuẩn bị hoá chất.Đồng II Oxit,(CuO) than gỗ (C),dung dịch Ca(OH)2, Nát ri hiđrocác bon nat(NaHCO3), NaCL, Na2CO3, CaCO3, HCL. Bài thực hành số 5Tính chất của hiđrô các bon.+ Chuẩn bị dụng cụ mỗi nhóm gồm: - 2 ống nghiệm phân nhánh 1 ống nghiệm thường 1 ống dẫn thuỷ tinh.1 ống vuốt nhọn.1 giá sắt 1 giá gỗ. đèn cồn, bật lửa.+ Chuẩn bị hoá chất.CaC2, Dung dịch Br2Ben zen (C6H6)Bài thực hành số 6Tính chất hoá học của rượu – axit+ Dụng cụ: mỗi nhóm gồm:6 ống nghiệm,1giá để ống nghiệm,1giá thí nghiệm1đèn cồn, bật lửa 1 ống dẫn thuỷ tinh, 1cốc đong+ Chuẩn bị hoá chất.Quỳ tím – kẽm (Zn) - đá vôi CaCO3 - đồng II oxit (CuO) Axit axetic (CH3COOH) – Rượu êty lic ( C2H5OH), Axit sun fua ric đặc (H2SO4)Muối ăn bão hoà NaCL. Bài thực hành số 7 – Hoá 9Tính chất của Gluxit.+ chuản bị dụng cụ.4 ống nghiệm1 giá để ống nghiệm1 đèn cồn – bật lửa1 cốc đong, nước nóng.+ Chuẩn bị hoá chất.Bạc Nitorat (AgNO3)Dung dịch Amoniac (NH4OH)3 Lọ đánh số 1,2,3 đựng Glucozo, saccarozo, hồ tinh bộtDung dịch iôt (I)Bạc nitorat (AgNO3)
Tài liệu đính kèm: