Thêm hiểu biết về văn xuôi Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945

Thêm hiểu biết về văn xuôi Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945

I. Hoàn cảnh xã hội - văn hoá:

? Đọc các văn bản trong SGK và các truyện ngắn Sống chết mặc bay, Những trò lố., em hayc ho biết chúng được ra đời trong hoàn cảnh xã hội nào? Trình bày một số hiểu biết của em về đời sống xã hội của Việt nam trong thời đó?

HS trình bày, Gv nhận xét, chốt lại kiến thức:

1. Hoàn cảnh xã hội:

Đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, chuyển từ xã hội phong kiến sang thực dân nửa phong kiến. Phân hoá giai cấp trở nên phức tạp, bộ mặt xã hội có nhiều biến động, cuộc sống của người dân lao động, đặc biệt tầng lớp nông dân lại càng trở nên cơ cực, khốn cùng.

2. Hoàn cảnh văn hoá.

Cuộc xâm lăng của thực dân kéo theo cơn gió của văn hoá phương Tây du nhập, tác động vào đời sống văn hoá phương Đông truyền thống, khiến đời sống văn hoá cũng có những chuyển biến to lớn cả hai chiều tích cực và tiêu cực. Nho học suy tàn, tây học chiếm ưu thế, hình thành tầng lớp trí thức tây học am hiểu không chỉ văn hoá dân tộc cổ truyền mà cũng tiếp nhận tích cực các ảnh hưởng của văn hoá phương Tây nhất là văn học Pháp. Điều này hình thành đội ngũ sáng tác trẻ trung, hiện đại và tài năng phục vụ cho thị hiếu văn học đang đổi mới của công chúng.

+ Chữ quốc ngữ và báo chí ra đời, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường văn hoá, kỹ thuật in ấn hiện đại. Tất cả tạo tiền đề cho sự đổi mới và phát triển của văn học nói chung, văn xuôi nói riêng.

? Bằng những hiểu biết của mình, em hãy cho biết, văn học trung đại Việt Nam có nhiều sáng tác văn xuôi hay không?

? Vậy, sự ra đời và phát triển theo hướng hiện đại hoá của văn xuôi VN nên được đánh giá thế nào?

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 791Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thêm hiểu biết về văn xuôi Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: tuần 2, 3
Thêm hiểu biết về văn xuôi Việt Nam
giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945
I. Hoàn cảnh xã hội - văn hoá:
? Đọc các văn bản trong SGK và các truyện ngắn Sống chết mặc bay, Những trò lố..., em hayc ho biết chúng được ra đời trong hoàn cảnh xã hội nào? Trình bày một số hiểu biết của em về đời sống xã hội của Việt nam trong thời đó?
HS trình bày, Gv nhận xét, chốt lại kiến thức:
1. Hoàn cảnh xã hội:
Đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, chuyển từ xã hội phong kiến sang thực dân nửa phong kiến. Phân hoá giai cấp trở nên phức tạp, bộ mặt xã hội có nhiều biến động, cuộc sống của người dân lao động, đặc biệt tầng lớp nông dân lại càng trở nên cơ cực, khốn cùng.
2. Hoàn cảnh văn hoá.
Cuộc xâm lăng của thực dân kéo theo cơn gió của văn hoá phương Tây du nhập, tác động vào đời sống văn hoá phương Đông truyền thống, khiến đời sống văn hoá cũng có những chuyển biến to lớn cả hai chiều tích cực và tiêu cực. Nho học suy tàn, tây học chiếm ưu thế, hình thành tầng lớp trí thức tây học am hiểu không chỉ văn hoá dân tộc cổ truyền mà cũng tiếp nhận tích cực các ảnh hưởng của văn hoá phương Tây nhất là văn học Pháp. Điều này hình thành đội ngũ sáng tác trẻ trung, hiện đại và tài năng phục vụ cho thị hiếu văn học đang đổi mới của công chúng.
+ Chữ quốc ngữ và báo chí ra đời, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường văn hoá, kỹ thuật in ấn hiện đại. Tất cả tạo tiền đề cho sự đổi mới và phát triển của văn học nói chung, văn xuôi nói riêng.
? Bằng những hiểu biết của mình, em hãy cho biết, văn học trung đại Việt Nam có nhiều sáng tác văn xuôi hay không?
? Vậy, sự ra đời và phát triển theo hướng hiện đại hoá của văn xuôi VN nên được đánh giá thế nào?
HS nhận xét: mới mẻ, tích cực, là đièu tất yếu.
II. Một số đặc điẻm đáng chú ý về nội dung và nghệ thuật.
? So sánh các truyện trung đại: Thày thuóc giỏi..., con hổ có nghĩa đã được học và cả Truyện Kiều hầu hết người Việt Nam đều biết ít nhiều, với các truyện Sống chết mặc bay hoặc Tôi đi học, Trong lòng mẹ, em thấy đề tài, nội dung, hình tượng nhân vật và ngôn ngữ, kết câu của chúng có gì khác nhau?
GV tách câu hỏi chung thành nhiều mảng, yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời. Có thể gợi ý cho các em tháy được sự khác biệt ấy.
1. Về nội dung: 
+ Văn xuôi hiện đại lấy đề tài gần gũi ngay trong hiện thực đời sống hạơc trong tâm hồn của con người hiện tại.
+ Qua việc phản ánh hiện thực đời sống, tác giả bày tỏ thái độ với hiện thựcvà con người: phê phán hiện thực xã hội bất công, phê phán những hủ tục lạc hậu, tàn nhẫn; đồng thời lên tiếng bênh vực cho thân phận khốn ucngf của người lao động , của trẻ em và phụ nữ đồng thời khẳng định những phẩm chất, tình cảm tốt đẹp của con người...
=> giá trị hiện thực nóng hổi và giá trị nhân văn sâu sắc, hướng trực tiếp đến người lao động.
2. Về nghệ thuật:
+ thể loại: truyện nắgn, tiểu thuyết, truyện dài, hồi ký, phóng sự... rất phong phú và mới mẻ, chưa từng xuất hiện trong văn học dân tộc thời kỳ trung đại.
+ kết cấu đa dạng: có thể theo trình tự thời gian (Sống chết ặmc bay), có thể theo trình tự không gian (tôi đi học, Những trò lố...), cũng có thẻ theo trình tự phát triển tâm lý nhân vật hay theo mạch phát triển của cốt truyện, tình huống truyện..., hoặc cũng có thể kết hợp nhiều trình tự một cách linh hoạt, sáng tạo.
+ Ngôn ngữ: đời thường, giản dị, dễ hiểu, ngày càng hướng đến tính nghệ thuật cao, giàu sắc thái biểu cảm, phù hợp cách nói, nép nghĩ của người Việt Nam, từ bỏ lối diễn đạt biền ngẫu, nặng về ước lệ, điển tích điẻn cố.
+ Nhân vật được xây dựng rất trọn vẹn, tự nhiên, tính cách hiện ra chân thực và phức tạp cả trên phương diện hành động, ngôn ngữ và diễn biến nội tâm. Điều này trong avưn học trung đại là hạn chế.
(GV cần lấy ví dụ cụ thể để so sánh, thậm chí cần chỉ cho các em , để đạt được sự đổi mới áy không phải dễ dàng mà có cả một quá trình diẽn ra suốt gần nửa thế kỷ: từ bà đỡ Trần đến viên quan phụ mẫu - nhân vật bé Hồng...)
+ Sáng tác theo hai xu hướng: thiên về lãng mạn và thiên về hiện thực, vì vậy gọi hai xu hướng này là văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực phê phán.
III. Một số thành tựu về tác giả và tác phẩm tiêu biểu.
 ? HS kể tên một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu mà em biết?
1. Xu hướng lãng mạn:
* thiên về khai thác đời sống tâm tư, tình cảm của con người: khát vọng tình yêu tự do và hạnh phúc lứa đôi, phê phán lễ giáo phong kiến cổ hủ, hà khắc, đồng thời khai thác những rung cảm tinh tế của tâm hồn con người hạơc đi vào đề cập đến những thú chơi tao nhã của văn hoá dân tộc...
* Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: GV nói qua về các tác giả mở đầu như Phạm Duy Tốn, Hoàng Ngọc Phách; nhóm Tự lực văn đoàn và những đóng góp của họ trên lĩnh vực đổi mới văn xuôi nước nhà, các tên tuổi sau này như Thạch Lam, Nguyễn Tuân...
2. Xu hướng hiện thực: 
* Thiên về khai thác hiện thực đời sống, đặc biệtt là đời sống của nông dân ở thôn quê, dân nghèo thành thị và trí thức TTS nghèo. Trên cơ sở ấy chính các nhà văn này đã nhận ra đưỡ mâu thuân giai cáp sâu sắc: nông dân với địa chủ; tự sản, thực dân và công nhân, dân nghèo thành thị, giữa đời sống thực dân ngột ngạt với khát vọng và tài năng chính đáng của người trí thức...
* Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tát Tố trên lĩnh vực tiểu thuyết, truyện dài, phóng sự, truỵen ngắn trào phúng; các nhà văn Nam Cao, Bùi Hiển, Tô Hoài, ...ở thể loại truyện ngắn, truyện đồng thoại...
IV. Đánh giá:
GV khẳng định đóng góp to lớn của các nhà văn trong giai đoạn này: đã có công đặt nền móng cho văn xuôi nước nhà còn rất non trẻ và có công đẩy mạnh sự phát triển của văn xuôi nước nhà abứt kịp với xu thế phát triển của văn học thế giới, đem đến nhiều thành tựu đáng kể. GV nhấn mạnh một số tên tuổi và một số tác phẩm xuất sắc.
V. Đọc, hiểu thêm một số tác phẩm tiêu biểu.
GV định hướng để các em đọc tham khảo. Nếu có thời gian, đọc một vài văn bản tại lớp, hướng các em cảm nhận khái quát và bước đầu thấy được nét đặc sắc của các tác phẩm. Còn lại, định hướng cho các em tìm đọc thêm ở nhà hoặc đọc thêm theo nhóm, tóm tắt và ghi lại cảm nậhn, đấnh giá về tác phẩm hoặc nhân vật, đoạn văn mà các em thích.
1. Gió lạnh đầu mùa, dưới bóng hoàng lan hoặc Hà Nội ba sáu...của Thạch Lam
2. Hương cuội, Chữ người tử tù hoặc Chén trà trong sương sớm của Nguyễn Tuân.
3. Tuỳ bút Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng, Tuỳ bút của Xuân Diệu...
4. Tinh thần thể dục, Kép Tư Bền, con chó của nhà tư sản của Nguyễn Công Hoan.
5. Toàn bộ Tắt đền của Ngô Tất Tố
6. Chí Phèo, Dì Hảo, nhà nghèo... của Nam Cao
7 Đọc một hai chương trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.

Tài liệu đính kèm:

  • docHieu biet them ve van xuoi VN.doc