Thi chất lượng học kì I môn : Sinh học 9 thời gian : 45 phút.( không kể thời gian phát đề )

Thi chất lượng học kì I môn : Sinh học 9 thời gian : 45 phút.( không kể thời gian phát đề )

Câu 1 : Khi lai hai cơ thể khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản , trong trường hợp trội không hoàn toàn thì F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình :

a. 1 trội : 1 trung gian : 1 lặn . b. 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn .

c. 1 trội : 3 trung gian : 1 lặn . d. 1 trội : 4 trung gian : 1 lặn .

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1132Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thi chất lượng học kì I môn : Sinh học 9 thời gian : 45 phút.( không kể thời gian phát đề )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN 
1. Ma trận :
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Di truyền học
0.5đ
0.25đ
0.5đ
2đ
3.25đ
Nhiểm sắc thể
0.25đ
0.25đ
ADN và gen
0.25đ
0.5đ
0.5đ
1.25đ
Biến dị
0.25đ
0.25đ
0.5đ
Di truyền học người
0.25đ
1.5đ
0.25đ
1.5đ
0.5đ
2.5đ
Ứng dụng di truyền học
0.5đ
0.25đ
2.25đ
Tổng cộng
7 câu
1 câu
5 câu
1 câu
8 câu
1 câu
10đ
TRƯỜNG : DTNT ĐẠTEH THI CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Họ và tên:..  MÔN : SINH HỌC 9
Lớp 9 . Thời gian : 45 phút.( Không kể thời gian phát đề )
Điểm:
Lời phê của giáo viên:
I.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5đ)
Khoanh tròn chữ cái đầu của câu trả lời đúng nhất ( mỗi câu đúng được 0,25đ)
Câu 1 : Khi lai hai cơ thể khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản , trong trường hợp trội không hoàn toàn thì F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình :
a. 1 trội : 1 trung gian : 1 lặn .	b. 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn .	
c. 1 trội : 3 trung gian : 1 lặn .	d. 1 trội : 4 trung gian : 1 lặn .
Câu 2 : Các cặp  đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh 
a. Nhân tố di truyền , cá thể .	b. Nhân tố di truyền , giao tử .
c. Nhiễm sắc thể, cá thể .	d. Nhiễm sắc thể, giao tử .
Câu 3 : Vì sao ở những loài sinh sản giao phối biến dị nhiều hơn ở những loài sinh sản vô tính ?
a. Vì con đã sao chép hết các đặc điểm di truyền của bố mẹ .
b. Vì có sự phân li độc lập của các gen trong quá trình phát sinh giao tử .
c. Vì có sự tổ hợp tự do của các gen làm cho các gen sắp xếp lại theo nhiều cách .
d. Vì có sự phân li độc lập và sự tổ hợp tự do của các gen làm cho các gen sắp xếp lại theo nhiều cách .
Câu 4 : Cho sơ đồ lai sau :
P : Hạt vàng, trơn x hạt vàng , trơn 
 AABB AaBB
G : AB AB Ab
 Đời con F1 sẽ có kiểu gen như thế nào ?
a. AABB , AaBB .	b. AaBb , AaBB . 	c. ABAB , ABaB .	d. AABB , ABaB.
Câu 5 : Cho sơ đồ lai sau :
P : AABB x aabb
G : AB ab
F1 AaBb
Cho F1 tự thụ phấn , giao tử nào sau đây của F1 là sai ?
a. AB .	b. Ab .	c. aB .	d. Aa .
Câu 6 : Số tế bào con được tạo ra từ hai tế bào mẹ sau bốn lần nguyên phân là :
a. 16 .	b. 32 .	c. 64 .	d. 128 .
Câu 7 : ARN là đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm bốn đơn phân là :
a. A, U, G, X . 	b. A, T, G, X .	c. U, T, G, X .	d. A, T, U, X .
Câu 8 : Điểm khác nhau chủ yếu trong cấu tạo của phân tử ADN và ARN là :
a. Không có đơn phân loại A .	b. Đơn phân loại A thay bằng đơn phân loại U.
c. Đơn phân loại U thay bằng đơn phân loại A.	d. Có năm loại đơn phân là A, U, T, G, X .	
Câu 9 : ARN sau khi được tổng hợp xong được đưa ra tế bào chất để làm gì ?
a. Tạo ra các loại ARN khác nhau .	b. Tham gia làm khuôn mẫu tạo ra ADN. 
c. Tham gia làm khuôn để tổng hợp protein .	d. Tham gia vào quá trìng trao đổi chất trong tế bào .
Câu 10 : “ Trình tự các nucleotit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nucleotit trên mạch ARN “. Phát biểu này thể hiện bản chất mối quan hệ giữa :
a. ADN và gen .	b. ADN và ARN .	c. mARN và protein . 	d. Protein và tính trạng.
Câu 11 :Cho một đoạn gen có trình tự sắp xếp các nucleotit như sau :
Mạch 1 :  A T X G T G A X A T A G X X A .
Mạch 2 :  T A G X A X T G T A T X G G T 
 Xác định trình tự sắp xếp các nucleotit của phân tử ARN được tổng hợp từ mạch 1 và cho biết phân tử ARN trên có chiều dài bao nhiêu A0 ?
a. U A G X A X U G U A U X G G U, dài 510 .	b. U U G X A X U G U A U X G G U, dài 510 .
c. U T G X A X U G U A U X G G U, dài 340 .	d. U A G X A X U G U A T X G G U, dài 340 .
Câu 12 : Một nhiễm sắc thể ban đầu và một nhiễm sắc thể đột biến có cấu trúc biểu hiện qua sơ đồ sau :
Nhiễm sắc thể ban đầu : 
 A B C D E F G H I K
Nhiễm sắc thể bị đột biến :
 A B C D E F G H I
Nhiễm sắc thể bị đột biến này là dạng đột biến gì ?
a. Thêm đoạn .	b. Mất đoạn .	c. Đảo đoạn .	d. Thay thế đoạn .
Câu 13 : Vì sao thường biến không di truyền được ?
a. Vì thường biến hình thành do tác động của môi trường .
b. Vì thường biến là những biến đổi của kiểu hình do tác động của môi trường .
c. Vì thường biến là những biến đổi của kiểu gen do tác nhân vật lí , hoá học .
d. Cả b và c đúng .
Câu 14 : Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng có thể xác định được nào do .quy định , tính trạng nào chịu ảnh hưởng của 
a. Tính trạng, gen , giới tính . 	b. Tính cách, gen, môi trường .
c. Tính trạng, gen , môi trường .	d. Tính trạng, gen , kiểu hình .
Câu 15 : Phát biểu nào sau đây là sai .
a. Ba trẻ sinh ra trong một lần sinh gọi là trẻ đồng sinh .
b. Trẻ đồng sinh khác trứng được hình thành từ hai phôi có nguồn gốc từ hai hợp tử khác nhau .
c. Trẻ đồng sinh cùng trứng được hình thành từ hai phôi có nguồn gốc từ một hợp tử .
d. Trẻ đồng sinh luôn luôn cùng giới .
Câu 16 : Luật Hôn nhân và gia đình quy định hôn nhân một vợ một chồng để :
a. Đảm bảo sự chung thuỷ trong một gia đình .	b. Hạn chế sự lây lan bệnh AIDS .
c. Đảm bảo tỉ lệ nam nữ trong cấu trúc dân số là 1 : 1 . d. Để mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh từ 1-2 con.
Câu 17: Tại sao những người có quan hệ huyết thống trong vòng bốn đời không được kết hôn với nhau ?
a. Nếu lấy nhau thì khả năng dị tật ở con của họ tăng lên rõ rệt .
b. Nếu lấy nhau sẽ bị dư luận xã hội không đồng tình .
c. Nếu lấy nhau sẽ vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình .
d. Cả a và c đúng .
Câu 18 : Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng ..
a. Kĩ thuật phân tử .	b. Kĩ thuật ADN .	c. Kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào .	d. Kĩ thuật gen.
Câu 19 :Kĩ thuật gen là các thao tác tác động lên :
a. Gen .	b. NST .	c. ADN . 	d. Tính trạng .
Câu 20 : Trong kĩ thuật gen những thao tác nào sau đây thực hiện đúng trình tự ?
a. Tách ADN -> cắt, nối tạo ADN tái tổ hợp -> đưa ADN tái tổ hợp vào nhân .
b. Cắt, nối tạo ADN tái tổ hợp -> Tách ADN -> đưa ADN tái tổ hợp vào nhân .
c. Đưa ADN tái tổ hợp vào nhân -> tách ADN -> cắt, nối tạo ADN tái tổ hợp .
d. Tách ADN -> đưa ADN tái tổ hợp vào nhân -> cắt, nối tạo ADN tái tổ hợp .
II. TỰ LUẬN (5 đ) :
Câu 1(2đ) : Ở lúa tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp .
a. Hãy lập sơ đồ lai xác định kiểu gen và kiểu hình của con lai F1 khi cho cây thân cao thuần chủng lai với cây thân thấp .
b. Nếu cho cây F1 nói trên đem lai phân tích thì thu được kiểu gen và kiểu hình như thế nào ?
Câu 2 (1.5đ) : Tại sao người ta dùng phương pháp nghiên cưú phả hệ để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người ?
Câu 3 (1.5đ) : Nêu nguyên nhân và biện pháp hạn chế phát sinh bệnh, tật di truyền ở người ?
2. Đáp án :
I. Trắc nghiệm :
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
b
b
d
a
d
b
c
b
c
b
a
b
b
c
d
c
d
d
c
a
II. Tự luận :
Câu 1(2đ) : 
a. Quy ước gen : A quy định thân cao , a quy định thân thấp . (0.25đ)
Sơ đồ lai P : thân cao thuần chủng x thân thấp ( 0.25đ)
 AA aa ( 0.25đ)
 G A a ( 0.25đ)
 F 1 Aa ( 100% lúa thân cao) ( 0.25đ)
b. Lai phân tích : Lúa thân cao x lúa thân thấp ( 0.25đ)
 Aa aa 
 G A a a 
 F Aa : aa ( 0.25đ)
 50% thân cao : 50% thân thấp ( 0.25đ)
Câu 2 (1.5đ) 
- Vì người sinh sản chậm, đẻ ít con . (0.5đ)
- Phương pháp này dễ thực hiện, dễ thực hiện, hiệu quả cao. (0.5đ)
- Vì lí do xã hội không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến nhân tạo. (0.5đ)
Câu 3 (1.5đ)
* Nguyên nhân : 
- Do các tác nhân vật lý, hoá học trong tự nhiên (0.25đ)
- Do ô nhiễm môi trường , do rối loạn trao đổi chất trong môi trường nội bào(0.25đ)
* Biện pháp hạn chế: 
- Hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm môi trường(0.25đ)
- Sử dụng hợp lý các loại thuốc bảo vệ thực vật(0.25đ)
- Đấu tranh chống sản xuất vũ khí hoá học, vũ khí hạt nhân. (0.25đ)
- Hạn chế kết hôn với những người có mang gen gây bệnh tật di truyền(0.25đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docthi hk1 sinh 9( 2010).doc