Thiết kế bài dạy Hình học 9 - Tiết 32: Luyện tập

Thiết kế bài dạy Hình học 9 - Tiết 32: Luyện tập

I. Mục tiêu:

 - Học sinh ôn tập để nắm vững vị trí tương đối của hai đường tròn.

 - Vận dụng các kiến thức đó vào giải bài tập trong SGK.

II. Chuẩn bị:

* GV: Thước, êke, phấn màu, com pa.

* HS: Thước, êke, com pa.

III. Tiến trình bài dạy:

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 829Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy Hình học 9 - Tiết 32: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
	- Học sinh ôn tập để nắm vững vị trí tương đối của hai đường tròn. 
	- Vận dụng các kiến thức đó vào giải bài tập trong SGK.
II. Chuẩn bị:
* GV: Thước, êke, phấn màu, com pa.
* HS: 	Thước, êke, com pa. 
III. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (10 phút)
- Gọi một học sinh lên bảng trả lời bài tập 38 trang 123 SGK và vẽ hình minh họa.
- Nhận xét và đánh giá bài làm.
a. Tâm của các đường tròn có bán kính 1cm tiếp xúc ngoài với đường tròn (O; 3cm) nằm trên đường tròn (O;4cm)
b. Tâm của các đường tròn có bán kính 1cm tiếp xúc trong với đường tròn (O; 3cm) nằm trên đường tròn (O;2cm)
Hoạt động 2: Luyện tập (33 phút)
- Giáo viên gọi một học sinh đọc đề, một học sinh khác vẽ hình lên bảng.
? Hãy xác định vị trí tương đối của hai đường tròn? Giải thích vì sao?
? Chứng minh cho ?
? Chứng minh OC là trung tuyến của DAOD ?
? Suy ra AC và CD như thế nào?
- Học sinh thực hiện
- Hai đường tròn tiếp xúc nhau.
Vì OO' = OA – O'A
- DACO có đường trung tuyến CO' bằng nên .
- DAOD (AO = OD) cân tại O có OC là đường cao nên là đường trung tuyến.
- Suy ra AC = CD
Bài 36 trang 123 SGK
a. Gọi (O') là đường tròn đường kính OA. Vì OO' = OA – O'A nên hai đường tròn (O) và (O') tiếp xúc trong.
b. Ta có DACO có đường trung tuyến CO' bằng nên . Ta lại có DAOD (AO = OD) cân tại O có OC là đường cao nên là đường trung tuyến, do đó AC = CD.
- GV gọi một học sinh đọc đề bài 39 trang 123 SGK và vẽ hình.
? Chứng minh IB = IA = IC?
? Chứng minh DABC vuông tại A?
? có quan hệ gì?
? =? Vì sao?
? Tam giác OIO' là tam giác gì? 
? Tính IA2 = ?
? Tính BC?
- GV đưa bảng phụ vẽ các hình 99a, 99b, 99c yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời.
? Hãy giải thích từng trường hợp?
? Từ đó rút ra kết luận gì về vòng quay của hai bánh xe tiếp xúc nhau?
- Học sinh thực hiện
- Trả lời: Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau ta có: IB = IA; IC = IA nên IB = IC = IA.
Ta có: DABC có đường trung tuyến AI bằng 
Suy ra: 
- Hai góc kề bù. 
- vì IO, IO' là tia phân giác hai góc kề bù.
- DOIO' là tam giác vuông
- IA2 = AO.AO' = 36 cm
- BC = 2.IA = 12 cm
- H.99a và H.99b hệ thống bánh răng chuyển động được. H.99c hệ thống bánh răng không chuyển động được.
- HS lên bảng giải thích (bằng cách vẽ chiều quay từng bánh xe).
- Nếu tiếp xúc ngoài thì hai bánh xe quay theo hai chiều khác nhau. Nếu tiếp xúc trong thì hai bánh xe quay theo chiều như nhau.
Bài tập 39 trang 123 SGK
a. Chứng minh 
- Vì IB, IA là hai tiếp tuyến của đường tròn (O) tại A, B nên theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau, ta có: IB = IA.
- Tương tự ta có: IC = IA
- DABC có đường trung tuyến AI bằng nên 
b. Tính số đo góc OIO'
- IO, IO' là các tia phân giác của hai góc kề bù nên 
c. Tính độ dài BC
Tam giác OIO' vuông tại I có IA là đường cao nên IA2 = AO.AO' = 36
Do đó IA = 6cm. 
Suy ra BC = 2.IA = 12 (cm)
Bài tập 40 trang 123 SGK
	H.99a	 H.99b
H.99c
- H.99a và H.99b hệ thống bánh răng chuyển động được.
H.99c hệ thống bánh răng không chuyển động được.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà (2 phút)
	- Học bài cũ, đọc và tóm tắt phần “CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT”
	- Chuẩn bị phần ôn tập chương II.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 32HH9.doc