Thiết kế bài dạy môn Hình học 9 - Tuần 11 - Tiết 21: Luyện tập

Thiết kế bài dạy môn Hình học 9 - Tuần 11 - Tiết 21: Luyện tập

A. Mục tiêu:

 1. Về kiến thức:Giúp học sinh củng cố:

Định nghĩa đường tròn, hình tròn; Tính chất đối xứng của đường tròn.

 2. Về kỷ năng:Rèn luyện cho học sinh kỷ năng:

Vẽ đường tròn; Chứng minh các điểm thuộc một đường tròn; dựng đường tròn thỏa điều kiện cho trước.

 3. Về thái độ:Suy luận

B. Phương pháp: Luyện tập

C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:

Giáo viên Học sinh

Hệ thống bài tập, compa, thước Sgk, compa, thước

D. Tiến trình lên lớp:

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 714Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy môn Hình học 9 - Tuần 11 - Tiết 21: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 4/12/07
Ngày day:................
Tiết
21
LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu:
	1. Về kiến thức:Giúp học sinh củng cố:
Định nghĩa đường tròn, hình tròn; Tính chất đối xứng của đường tròn. 
	2. Về kỷ năng:Rèn luyện cho học sinh kỷ năng:
Vẽ đường tròn; Chứng minh các điểm thuộc một đường tròn; dựng đường tròn thỏa điều kiện cho trước.
	3. Về thái độ:Suy luận
B. Phương pháp: Luyện tập
C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
Giáo viên
Học sinh
Hệ thống bài tập, compa, thước
Sgk, compa, thước 
D. Tiến trình lên lớp:
	I.Ổn định lớp:( 1')
	II. Kiểm tra bài cũ:(5')
Câu hỏi hoặc bài tập
Đáp án
Khi nào điểm M thuộc đường tròn tâm O bán kính R? Một đường tròn được xác định nếu biết những yếu tố nào của nó?
MO = R
Tâm và bán kính; Đường kính; Ba điểm thuộc đường tròn
	III.Luyện tập: (30')
Hoạt động của thầy giáo và học sinh
Nội dung
HĐ1: Bài 1 (10')
GV: Vẽ tam giác ABC vuông tại A
HS: Thực hiện
GV: Gọi O là trung điểm của BC. OA ? OB ? OC vì sao ? 
HS: Do trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng một nửa cạnh huyền nên OA = OB = OC
GV: Suy ra O có phải là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC không ?
HS: A, B, C cách đều O nên A, B, C nằm trên một đường tròn tâm O do đó O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC
GV: Cho tam giác ABC, O là trung điểm của BC và OA = OB. Tam giác ABC vuông hay không vuông ? Vì sao ?
HS: Tam giác ABC có đường trung tuyến AO ứng với một cạnh BC bằng một nửa cạnh BC nên tam giác ABC vuông tại A
GV: Như vậy, nếu một tam giác có một cạnh là đường kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác đó thì tam giác đó là tam giác vuông 
HS: Lắng nghe, ghi nhớ
Bài 1: Chứng minh
a) Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông là trung điểm của cạnh huyền
b) Nếu một tam giác có một cạnh là đường kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác đó thì tam giác đó là tam giác vuông.
HĐ2: Bài 2 (5')
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 7 sgk/101 
HS: (1)-(4); (2)-(6); (3)-(5)
GV: Đánh giá, điều chỉnh
Bài 2: (7 sgk/101)
HĐ3: Bài 3 (10')
GV: Yêu cầu học sinh vẽ hình nêu gt, kl
HS: Thực hiện
GV: Tứ giác MNPQ là hình gì ? 
HS: MN, PQ cùng song song AC và bằng một nửa AC nên MNPQ là hình bình hành. Do MN//AC và MQ//BD mà AC^BD nên MN^MQ. Suy ra MNPQ là hình chữ nhật
GV: Gọi O là giao điểm của AC và BD thì M, N, P, Q có quan hệ gì với O?
HS: OM = ON = OP = OQ
GV: Suy ra bốn điểm M, N, P, Q có nằm trên một đường tròn không ?
HS: Bốn điểm M, N, P, Q nằm trên đường tròn tâm O 
Bài 3: Cho tứ giác ABCD có đường chéo AC vuông góc với đường chéo BD. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Chứng minh bốn điểm M, N, P, Q nằm trên một đường tròn.
HĐ4: Bài 4 (5')
GV: Có bao nhiêu đường tròn đi qua hai điểm ? HS: Vô số
GV: Tâm của các đường tròn đó nằm trên đường nào ? HS: Trên đường trung trực của nối hai điểm đó
GV: Từ đó suy ra cách dựng điểm O như thế nào ? HS: Dựng trung trực của BC. O là giao của trung trực và Ay
GV: Đánh giá, điều chỉnh
Bài 4: (8 sgk/101)
	IV. Củng cố: (3')
Giáo viên
Học sinh
Đường tròn xác định khi biết những yếu tố nào của nó ?
Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác là điểm nào ?
Tâm và bán kính;Đoạn thẳng là đường kính; Ba điểm thuộc đường tròn
Giao điểm ba đường trung trực
	V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(6')
Về nhà thực hiện bài tập: 9 sgk/101
Làm thêm: 
1) Chứng minh bốn đỉnh hình thang cân nằm trên một đường tròn
2) Cho tam giác ABC, AD, BE, CF là các đường cao,
 H là trực tâm Gọi M, N lần là trung điểm của AB, BC. 
Gọi P, Q lần lượt là trung điểm của AH, CH. Chứng minh 
bốn điểm M, N, P, Q nằm trên một đường tròn. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet21.doc