Thiết kế bài dạy môn Hình học 9 - Tuần 17 - Tiết 33: Ôn tập

Thiết kế bài dạy môn Hình học 9 - Tuần 17 - Tiết 33: Ôn tập

A. Mục tiêu:

 1. Về kiến thức: Giúp học sinh củng cố và hệ thống:

+Các kiến thức về tính chất đối xứng của đường tròn

+Sự liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây

+Về vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, của 2 đường tròn.

 2. Về kỷ năng: Giúp học sinh củng cố kỷ năng:

+Vận dụng các kiến thức vào các bài tập tính và chứng minh

 3. Về thái độ: Suy luận

 B. Phương pháp: Luyện tập

C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

Giáo viên Học sinh

Hệ thống bài tập Sgk, thước, compa

D. Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định lớp: (1')

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 738Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy môn Hình học 9 - Tuần 17 - Tiết 33: Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soan: 26/12/06
Ngày dạy:
Tiết
33
ÔN TẬP
A. Mục tiêu:
	1. Về kiến thức: Giúp học sinh củng cố và hệ thống:
+Các kiến thức về tính chất đối xứng của đường tròn
+Sự liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây
+Về vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, của 2 đường tròn.
	2. Về kỷ năng: Giúp học sinh củng cố kỷ năng:
+Vận dụng các kiến thức vào các bài tập tính và chứng minh
	3. Về thái độ: Suy luận
 B. Phương pháp: Luyện tập
C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên
Học sinh
Hệ thống bài tập
Sgk, thước, compa
D. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định lớp: (1')
	II. Kiểm tra bài cũ:
	III. Luyện tập : (41')
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ1: Bài 1ab (bài 41 sgk/128) (15’)
GV: Yêu cầu học sinh vẽ hình, ghi gt, kl
HS: Thực hiện
GV: OI = ? HS: OI = OB – IB
GV: Suy ra vị trí của (O) và (I) như thế nào 
HS: Tiếp xúc trong
GV: Vị trí của (O) và (K) như thế nào ?
HS: OK=OC–OK nên (K) tiếp xúc trong (O)
GV: Vị trí của (I) và (K) như thế nào ?
HS: IK=IH + KH nên (I) tiếp xúc ngoài (K)
GV: ÐBAC = ? ÐBEH = ? ÐHFC = ?
HS: ÐBAC = ÐBEH = ÐHFC = 900 
GV: Suy ra tứ giác AEHF là hình gì ?
HS: AEHF là hình chữ nhật
A/ Kiến thức: 
Tóm tắc sgk/126,127 (Phần này học sinh tự soạn đề cương và ôn tập ở nhà)
B) Bài tập:
Bài 1: (Bài 41 sgk/128)
HĐ2: Bài 1c (bài 41 sgk/128) (5’)
GV: Trong DBAH, AH2 có bằng AE.AB không?
HS: AH2 = AE.AB (do DBAH vuông tại A)
GV: Tương tự, trong DAHC, AH2 = ?
HS: AH2 = AF.AC
GV: Suy ra: AE.AB ? AF.AC
HS: AE.AB = AF.AC
c) Trong DBAH, AH2=AE.AB 
Và DAHC, AH2 = AF.AC. 
Suy ra: AE.AB=AF.AC
HĐ3: Bài 1d (bài 41 sgk/128) (10’)
GV: Để c/m EF là tiếp tuyến chung ngoài của (I) và (K) ta cần chứng minh điều gì?
HS: C/m: IE^EF tại E và KF^EF tại F
GV: Gọi G là giao của AH và EF. ÐGHF?ÐGFH
HS: Do AEFH là hình chữ nhật nên DHGF là tam giác cân tại G nên ÐGHF = ÐGFH
GV: ÐFHK ? ÐHKF
HS: KH=KF nên DHKF là tam giác cân tại K nên ÐFHK = ÐHKF
GV: Suy ra ÐGFH + ÐKFH = ? HS: 900 
GV: Chứng minh tương tự ta có IE^EF
HS: Tự chứng minh
d) *Do AEFH là hình chữ nhật nên DHGF là tam giác cân tại G nên ÐGHF = ÐGFH
*Do KH=KF nên DHKF là tam giác cân tại K nên ÐFHK=ÐHKF
Suy ra ÐGFH + ÐKFH = 900 hay 
KF^EF
*Tương tự: IE^EF
Do đó EF là tiếp tuyến chung ngoài của (I) và (K)
HĐ4: Bài 1e (bài 41 sgk/128) (5’)
GV: Trên đường tròn điểm nào có khoảng cách từ nó đến 1 đường kính cố định là lớn nhất ?
HS: Là đầu mút của 1 đường kính vuông góc với đường kính cố định
GV: Suy ra EF ? OA (quan hệ độ dài)
HS: Do EF=AH nên EF £ OA
GV: Suy ra EF lớn nhất khi H nằm ở vị trí nào?
HS: H trùng với O
e) EF=AH £ OA (OA không đổi)
 AH = OAÛHºO
	IV. Củng cố:
	V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà (3') 
	Làm bài tập: 42, 43 sgk/128
Làm thêm: 
Cho nửa đường tròn đường kính AB. Gọi M là điểm bất kì thuộc nửa đường tròn, H là chân đường vuông góc kẻ từ M đến AB. Vẽ đường tròn (M;MH). Kẻ các tiếp tuyến AC, BD với đường tròn tâm M (C và D là các tiếp điểm khác H)
a) Chứng minh rằng ba điểm C, M, D thẳng hàng và CD là tiếp tuyến 
của đường tròn (O)
b) Chúng minh rằng khi M di chuyển trên nửa đường tròn (O) thì tổng 
AC + BD không đổi
c) Giả sử CD và AB cắt nhau tại I. Chứng minh tích OH.OI không đổi

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet33.doc