A. Mục tiêu:
Kiến thức Kỷ năng
Giúp học sinh:
Nắm được khái niệm, tính chất của góc có đỉnh nằm bên trong đường tròn và góc có đỉnh nằm bên ngoài đường tròn.
Giúp học sinh có kỷ năng:
Nhận biết được góc có đỉnh trong, ngoài đường tròn. Chứng minh tính chất của góc có đỉnh trong, ngoài đường tròn
Thái độ
*Rèn cho học sinh các thao tác tư duy:
Phân tích, so sánh, tổng quát hoá
*Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ: Tính linh hoạt; Tính độc lập; Tính chính xác
B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
Ngày Soạn: 19/2/06 Ngày dạy:............... Tiết 44 §2. GÓC CÓ ĐỈNH Ở BÊN TRONG ĐƯỜNG TRÒN GÓC CÓ ĐỈNH Ở BÊN NGOÀI ĐƯỜNG TRÒN A. Mục tiêu: Kiến thức Kỷ năng Giúp học sinh: Nắm được khái niệm, tính chất của góc có đỉnh nằm bên trong đường tròn và góc có đỉnh nằm bên ngoài đường tròn. Giúp học sinh có kỷ năng: Nhận biết được góc có đỉnh trong, ngoài đường tròn. Chứng minh tính chất của góc có đỉnh trong, ngoài đường tròn Thái độ *Rèn cho học sinh các thao tác tư duy: Phân tích, so sánh, tổng quát hoá *Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ: Tính linh hoạt; Tính độc lập; Tính chính xác B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên: Giáo viên Học sinh Hệ thống câu hỏi, thước, compa, đo độ Sgk, thước, compa, đo độ D. Tiến trình lên lớp: I.Ổn định lớp:( 1') II. Kiểm tra bài cũ:(5') Câu hỏi hoặc bài tập Đáp án Vẽ góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung? Phát biểu tính chất của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung? Số đo của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung bằng một nửa số đo của cung bị chắn III.Bài mới: (35') Giáo viên Học sinh Vẽ góc có đỉnh nằm trong đường tròn So sánh với các góc đã biết ? Góc này có tính chất gì? Có đỉnh nằm trong, hai cạnh cắt đường tròn HĐ1: Góc có đỉnh nằm bên trong đường tròn (15’) GV: Giới thiệu góc ÐAMB có đỉnh ở bên trong đường tròn HS: Quan sát GV: Các yếu tố của góc có quan hệ gì với đường tròn ? HS: Đỉnh nằm trong, hai cạnh cắt GV: Tìm trường hợp đặt biệt của góc? HS: Đỉnh là tâm GV: Góc chắn mấy cung ? Cụ thể là cung nào? HS: Cung AmB và cung CnD GV: Dùng đo độ xác định số đo cung AmB và cung CnD và ÐAMB HS: Thực hiện GV: So sánh sđÐAMB và tổng số đo hai cung ? HS: Số đo góc bằng nửa tổng số đo hai cung GV: Phát biểu kết quả đo đạc thành một định lý ? HS: Phát biểu định lý sgk/81 GV: Chứng minh định lý ? Gợi ý: Nối AC. Sử dụng tính chất góc ngoài của tam giác với DMAC HS: ÐAMB=ÐCAM+MCA mà số đo ÐCAM bằng một nửa số đo cung CD và ÐMCA bằng một nửa số đo cung AB nên ta có điều phải chứng minh GV: Bổ sung, điều chỉnh 1.Góc có đỉnh nằm bên trong đường tròn sđÐAMB = HĐ2: Góc có đỉnh nằm bên ngoài đường tròn (20’) GV: Giới thiệu góc ÐAMB có đỉnh ở bên ngoài đường tròn HS: Quan sát GV: Các yếu tố của góc có quan hệ gì với đường tròn ? HS: Đỉnh nằm ngoài, hai cạnh cắt hoặc một cạnh là tiếp tuyến hoặc hai cạnh là tiếp tuyến GV: Góc chắn mấy cung ? Cụ thể là cung nào? HS: Cung AmB và cung CnD GV: Dùng đo độ xác định số đo cung AmB và cung CnD và ÐAMB HS: Thực hiện GV: So sánh sđÐAMB và hiệu số đo của cung lớn và cung nhỏ ? HS: Số đo góc bằng nửa hiệu số đo hai cung GV: Phát biểu kết quả đo đạc thành một định lý ? HS: Phát biểu định lý sgk/81 GV: Chứng minh định lý ? HS: Thực hiện theo nhóm 2 học sinh GV: Bổ sung, điều chỉnh 2. Góc có đỉnh nằm bên ngoài đường tròn sđÐAMB = IV. Củng cố: (3') Giáo viên Học sinh Phát biểu tính chất của góc có đỉnh ở bên trong, ngoài đường tròn Hai Định lý sgk/81 V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(1') Về nhà học thuộc hai định lý và làm các bài tập: 36, 37, 38 sgk/82 Tiết sau luyện tập
Tài liệu đính kèm: