A. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: Giúp học sinh:
+Hiểu quỹ tích cung chứa góc.
+Nắm được các giải quyết bài toán quỹ tích.
2. Về kỷ năng:
+Dựng cung chứa góc.
+Vận dụng quỹ tích cung chứa góc giải toán
3. Về thái độ: Cẩn thận, suy luận
B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
Giáo viên Học sinh
Thước, compa, thước đo góc, mô hình hình thành cho học sinh quỹ tích cung chứa góc Sgk, thước, compa
Ngày Soạn: 28/2/07 Ngày dạy:............... Tiết 46 §6. CUNG CHỨA GÓC A. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: Giúp học sinh: +Hiểu quỹ tích cung chứa góc. +Nắm được các giải quyết bài toán quỹ tích. 2. Về kỷ năng: +Dựng cung chứa góc. +Vận dụng quỹ tích cung chứa góc giải toán 3. Về thái độ: Cẩn thận, suy luận B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên: Giáo viên Học sinh Thước, compa, thước đo góc, mô hình hình thành cho học sinh quỹ tích cung chứa góc Sgk, thước, compa D. Tiến trình lên lớp: I.Ổn định lớp:( 1') II. Kiểm tra bài cũ:(5') Câu hỏi hoặc bài tập Đáp án Góc như thế nào là góc nội tiếp? Góc nội tiếp có tính chất gì? Có đỉnh ở trên đường tròn, hai cạnh là hai dây cung. Số đo của góc nội tiếp bằng nửa số đo của cung bị chắn. III.Bài mới: (30') Giáo viên Học sinh Vẽ đường tròn (O) và dây cung AB. Vẽ 3 góc nội chắn cung AB. Ba góc có quan hệ gì? Như vậy, các điểm thuộc cung AB tạo với hai đầu mút dây cung AB một góc không đổi. Ngược lại: Các điểm tạo với hai đầu mút đoạn AB một góc không đổi nằm trên đường nào? Số đo bằng nhau Quan sát, lắng nghe, suy nghĩ Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ1: Bài toán quỹ tích “Cung chứa góc” (20’) GV: Yêu cầu học sinh quan sát mô hình “hình thành quỹ tích cung chứa góc” HS: Quan sát GV: Dự đoán quỹ đạo của điểm M ? HS: Cung chứa góc µ GV: Chứng minh ? HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk GV: Dựng đường tròn tâm O đi qua ba điểm A, B, M ? HS: Thực hiện GV: Chứng minh tâm O cố định? HS: Suy nghĩ GV: Trong nửa mặt bờ AB không chứa điểm M, kẻ tia tiếp tuyến Ax. ÐBAx =? HS: ÐBAx = µ GV: Tia Ax có thay đổi khi M di chuyển không? HS: Tia Ax cố định GV: Kẻ tia Ay ^ Ax HS: Thực hiện GV: Tâm O có nằm trên tia Ay không ? HS: Do Ax là tia tiếp tuyến nên O nằm trên tia Ay GV: Suy ra O là giao của các đường nào? HS: Do OA=OB nên O nằm trên trung trực của AB. Suy ra O là giao của trung trực AB và Ay GV: Như vậy, O có thay đổi khi M di chuyển không ? HS: O cố định GV: Suy ra M di chuyển trên đường nào ? HS: Cung AB chứa góc µ GV: Yêu cầu học sinh dựng cung chứa góc µ trên đoạn AB HS: Thực hiện GV: Trên cung lấy điểm M’. Chứng minh ÐAM’B = µ HS: ÐAM’B=ÐxAB =µ GV: Lấy điểm O’ đối xứng với O qua AB. Dựng cung AB tâm O’ bán kính O’A nằm trong nửa mặt phẳng còn lại. M có thuộc cung này không? HS: M cũng nằm trên cung này GV: Như vây, với đoạn AB và góc µ (0< µ < 1800) cho trước, quỹ tích các điểm M thỏa mãn ÐAMB=µ là hai cung chứa góc µ dựng trên đoạn AB. Chú ý A, B cũng thuộc quỹ tích. Khi µ=900 quỹ tích của các điểm M có gì khác? HS: Là đường tròn đường kính AB 1.Bài toán quỹ tích “Cung chứa góc” a) Bài toán: Sgk/83 HĐ2: Cách dựng cung chứa góc µ (5’) GV: Qua bài toán hãy chỉ ra cách dựng cung chứa góc µ trên đoạn AB HS: Phát biểu như sgk/86 b) Cách dựng cung chứa góc µ HĐ3: Các bước giải bài toán quỹ tích (5’) GV: Hãy chỉ ra các bước giải bài toán quỹ tích? HS: Phát biểu sgk/86 2. Các bước giải bài toán quỹ tích IV. Củng cố: (8') Giáo viên Học sinh Với đoạn AB và góc µ (0< µ < 1800) cho trước, quỹ tích các điểm M thỏa mãn ÐAMB=µ là gì? Dựng cung chứa góc µ =450 trên đoạn AB = 6cm Là hai cung chứa góc µ dựng trên đoạn AB Thực hiện V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(1') Thực hiện bài tập: 44, 45, 46 Sgk/86 – Tiết sau luyện tập
Tài liệu đính kèm: