Thiết kế bài dạy Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến 60 - Giáo viên: Lê Thị Thanh Hà

Thiết kế bài dạy Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến 60 - Giáo viên: Lê Thị Thanh Hà

Tiết 1.

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

(Lê Anh Trà)

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 HS thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hoá Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.

1. Kiến thức:

- Nhận thấy được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt;

- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc;

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2. Kỹ năng:

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo

vệ bản sắc văn học dân tộc;

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lối sống.

3. Thái độ:

 - Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, kính trọng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, từ đó các em có ý thức rèn luyện theo phong cách cao đẹp của Người.

B. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: SGK, bài giảng, những mẩu chuyện về Bác Hồ.

 2. Học sinh: SGK, soạn bài.

C. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP

 1. Ổn định.

 2. Kiểm tra bài cũ:

 ? Kể tên những văn bản nhật dụng được học trong chương trình Ngữ văn 6,7 hoặc Ngữ văn 8?

 ? Văn bản nhật dụng thuộc chủ đề gì?

3. Giới thiệu bài mới:

- GV cho HS xem ảnh, tranh về Bác Hồ.

 Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách hồ Chí Minh.

 

doc 149 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 642Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến 60 - Giáo viên: Lê Thị Thanh Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 21 tháng 8 năm 2010 
Tiết 1.
Phong cách Hồ Chí Minh
(Lê Anh Trà)
A. Mức độ cần đạt:
 HS thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hoá Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
1. Kiến thức:
- Nhận thấy được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt; 
- ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; 
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kỹ năng:
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo 
vệ bản sắc văn học dân tộc; 
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lối sống.
3. Thái độ:
 - Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, kính trọng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, từ đó các em có ý thức rèn luyện theo phong cách cao đẹp của Người.
B. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: SGK, bài giảng, những mẩu chuyện về Bác Hồ.
 2. Học sinh: SGK, soạn bài.
C. Hoạt động lên lớp
 1. ổn định. 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Kể tên những văn bản nhật dụng được học trong chương trình Ngữ văn 6,7 hoặc Ngữ văn 8?
 ? Văn bản nhật dụng thuộc chủ đề gì?
3. Giới thiệu bài mới:
- GV cho HS xem ảnh, tranh về Bác Hồ.
 Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách hồ Chí Minh.
Hoạt động của GV và HS
kiến thức
- GV cho HS đọc các chú thích ở SGK. 
- HS dựa vào chú thích để trả lời.
- GV: Hãy cho biết xuất xứ của văn bản?
- HS nêu xuất xứ.
- GV: Bản sắc văn hoá dân tộc kết tinh những giá trị tinh thần mang tính truyền thống của dân tộc. Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc càng trở nên có ý nghĩa. Văn bản là văn bản nhật dụng nhưng vừa có ý nghĩa cập nhật vừa có ý nghĩa lâu dài bởi nó đề cập đến vấn đề này.
- GV: Em hiểu từ phong cách, bất giác, đạm bạc ở đây có nghĩa như thế nào? 
- GV hướng dẫn cách đọc và tổ chức đọc.
- GV đọc mẫu một đoạn sau đó gọi HS đọc tiếp đến hết.
 - Hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục VB.
- GV: Đoạn trích có thể tách thành mấy phần?
- HS: Chia làm 2 phần
- Gọi HS đọc lại đoạn 1.
- GV: Tinh hoa văn hoá nhân loại đến với Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào?
- GV: Nêu những biểu hiện và nhận xét sự tiếp xúc với văn hoá nhiều nước của Chủ Tịch Hồ Chí Minh?
- HS phát hiện và nêu.
- GV: Bằng hiểu biết của em về Hồ Chủ Tịch hãy tìm thêm những biểu hiện văn hoá đó ở Bác?
- GV: Cách tiếp xúc văn hoá ở Bác có gì đặc biệt?
- HS phát hiện.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm.
? Cách tiếp xúc văn hoá như thế đã cho thấy vẻ đẹp nào trong phong cách Hồ Chí Minh?
- HS cử đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận:
- GV: Tác giả đã có những bình luận gì về những biểu hiện văn hoá đó của Bác?
- HS đọc đoạn bình luận.
- GV: Em hiểu những ảnh hưởng quốc tế và cái gốc văn hoá dân tộc ở Bác như thế nào?
- HS bộc lộ.
- GV: Em hiểu như thế nào về sự nhào nặn của hai nguồn văn hoá quốc tế và dân tộc ở Bác?
- HS bộc lộ.
- GV: Để làm rõ đặc điểm phong cách văn hoá Hồ Chí Minh tác giả đã vận dụng kết hợp các phương thực biểu đạt nào?
- HS xác định.
- GV: Theo em, cách vận dụng đó đã đem lại hiệu quả gì cho bài viết?
- HS bộc lộ.
- GV: Như vậy điều gì đã nhào nặn nên cốt cách văn hoá dân tộc Hồ Chí Minh?
- HS khái quát.
 I. Đọc- Hiểu chú thích.
1. Tác giả, tác phẩm:
 - Năm 1990, nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, có nhiều bài viết về Người. “Phong cách Hồ Chí Minh” là một phần trong bài viết Hồ Chí Minh và văn hoá Viêt Nam của tác giả Lê Anh Trà.
2. Hiểu từ khó:
 - Phong cách : lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, ứng xử ... tạo nên cái riêng của một người hay một tầng lớp nào đó.
- Bất giác: một cách tự nhiên, ngẫu nhiên không dự định trước.
- Đạm bạc: sơ sài, giản dị, không cầu kì.
II. Đọc- Hiểu văn bản:
1. Đọc văn bản.
2. Bố cục văn bản:
Văn bản có thể chia làm 2 phần:
 - Từ đầu đến “...rất hiện đại”: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
 - Phần còn lại: Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh. 
 3. Phân tích.	
a. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá. 
- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan, vất vả của mình Bác đã:
+ Ghé lại nhiều hải cảng, thăm các nước Châu Phi, Châu á, Châu Mĩ.
+ Sống dài ngày ở Pháp, ở Anh.
+ Nói, viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Nga, Hoa.
=> Tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ phương Đông -> phương Tây. Người có hiểu biết sâu rộng nền văn hoá các nước châu á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ.
- Làm thơ chữ Hán ( Nhật kí trong
 tù); Viết văn bằng tiếng Pháp.
- Tiếp xúc văn hoá:
+ Trên đường hoạt động cách mạng: trong cuộc đời, trên con tàu vượt trùng dương.
+ Trong lao động: làm nhiều nghề.
+ Học hỏi nghiêm túc: đến đâu cũng học hỏi, tìm hiểu đến mức uyên thâm.
+ Tiếp thu có định hướng: tiếp nhận cái đẹp cái hay, phê phán cái tiêu cực của CNTB.
+ Diện tiếp xúc: nhiều nước, nhiều vùng.
 - Vẻ đẹp trong phong cách:
+ Có nhu cầu cao về văn hoá.
+ Có năng lực văn hoá.
+ Ham học hỏi, nghiêm túc trong tiếp cận.
+ Có quan diểm rõ ràng về văn hoá.
- “ Nhưng điều kì lạ...rất mới, rất hiện đại”.
- Bác tiếp thu giá trị văn hoá của nhân loại-> mang tính nhân loại.
- Bác giữ vững các giá trị văn hoá nước nhà-> mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
- Bác là người biết kế thừa và phát triển các giá trị văn hoá. Đó là kiểu mẫu của tinh thần tiếp nhận văn hoá ở Hồ Chí Minh.
- Tự sự kết hợp với bình luận.
- Khơi gợi ở người đọc cảm xúc tự hào, tin tưởng.
- Sự hiểu biết sâu, rộng về các dân tộc và văn hoá thế giới.
D. Hướng dẫn tự học:
1. Đọc lại văn bản và nắm được vì sao Chủ Tịch Hồ Chí Minh lại có tầm hiểu biết sâu, rộng về các dân tộc và văn hoá thê giới.
2. Tìm hiểu kĩ phần 2: Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
- Sưu tầm những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ; tìm đọc sách: Bác Hồ- Con người- Phong cách ( NXB trẻ- TP Hồ Chí Minh)
--------------------------------------------------------------------------
 Ngày 21 tháng 8 năm 2010 
Tiết 2. 
Phong cách Hồ Chí Minh.
( Lê Anh Trà)
 A. mức độ cần đạt:
 Tiếp tục giúp HS thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hoá Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
 1. Kiến thức:
- Nhận thấy được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt; 
- ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; 
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kỹ năng:
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo 
vệ bản sắc văn học dân tộc; 
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lối sống.
3. Thái độ:
 - Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, kính trọng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, từ đó các em có ý thức rèn luyện theo phong cách cao đẹp của Người.
B. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: SGK, bài giảng, tranh ảnh về Bác Hồ(nơi ở, nơi làm việc...)
 2. Học sinh: SGK, chuẩn bị bài.
C. Hoạt động lên lớp
 1. ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác được thể hiện như thế nào? điều kì lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì?
 3. Bài mới:
 Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện ở trong phong cách văn hoá mà còn toả sáng trong phong cách sống và làm việc của Người.
Hoạt động của GV và HS
kiến thức
- GV: Gọi HS đọc phần 2.
- HS đọc
- GV: Phong cách sinh hoạt của Bác thể hiện ở những khía cạnh nào? Mỗi khía cạnh có những biểu hiện cụ thể ra sao?
- HS nêu chi tiết: nơi ở, trang phục, bữa ăn.
- GV: Hãy nhận xét cách sử dụng ngôn ngữ và biện pháp nghệ thuật ở đây?
- HS nhận xét.
- GV: Từ đó vẻ đẹp nào trong phong cách sống của Bác được làm sáng tỏ?
- HS nhận xét.
- GV: Cách sống đó gợi tình cảm gì của chúng ta về Bác?
? Em còn biết thêm những thông tin nào về cách sống giản dị, trong sáng của Người?
- HS tự bộc lộ.
- Gọi HS đọc lại đoạn cuối “ Tôi dám chắc...tắm ao”
? Trong đoạn cuối này, tác giả đã nhấn mạnh nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam trong phong cách Hồ Chí Minh bằng hình thức nào? Ngôn ngữ ở đây ra sao? Hãy chỉ ra biểu hiện và ý nghĩa của hình thức đó?
- HS phát hiện và nhận xét.
- GV: Tác giả đã bình luận như thế nào khi thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bác? 
- HS đọc.
- GV: Em hiểu như thế nào là cách sống không tự thần thánh hoá, khác đời, hơn người?
- HS đọc đoạn “ Nếp sống giản dị...thể xác”
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm?
? Theo tác giả cách sống giản dị của Bác là một quan điểm thẩm mĩ về cuộc sống. Em hiểu như thế nào về nhận xét này?
- HS cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận.
- Tổ chức thảo luận nhóm.
? Tại sao tác giả có thể khẳng định rằng lối sống của Bác có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác?
- HS thảo luận và trình bày
- GV: Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh đã cung cấp cho em những hiểu biết nào về Bác Hồ của chúng ta?
- HS bộc lộ.
- GV: Hãy nêu ý nghĩa của văn bản?
- HS khái quát.
? Để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh tác giả bài viết đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?
- GV: Văn bản đã bồi đắp thêm tình cảm nào của chúng ta đối với Bác Hồ?
? Để có thể học tập và rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh chúng ta cần phải làm gì?
- HS bộc lộ.
- GV: Kể lại một câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
- HS kể ( đọc).
- GV: Hãy đọc một bài thơ ( hát một bài hát) để thuyết minh thêm cho bài học về phong cách Hồ Chí Minh.
- HS đọc ( hát)
3. Phân tích ( tiếp)
b. Nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.
- Căn nhà của Bác: chiếc nhà sàn gỗ bên cạnh chiếc ao, có vài phòng tiếp khách họp bộ chính trị, làm việc và nghỉ.
- Trang phục của Bác: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp.
- Bữa ăn: đạm bạc với những món ăn dân tộc không cầu kì như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
- Tư trang ít ỏi: một chiếc va-li con với vài bộ quần áo, vài kỉ niệm cuộc đời dài.
- Ngôn ngữ giản dị với những từ chỉ số lượng, cách nói dân dã( chiếc , vài, vẻn vẹn)
- Liệt kê các biểu hiện cụ thể, xác thực trong đời sống sinh hoạt của Bác.
- Lối sống giản dị mà vô cùng thanh cao.
- Cảm phục, thương mến, quí trọng.
- So sánh:
+ Cách sống của lãnh tụ hồ Chí minh với lãnh tụ của các nước khác “Tôi dám... vậy”.
+ Cách sống của Bác với các vị hiền triết xưa “ Ta nghĩ...tắm ao”
- Ngôn ngữ trang trọng (dùng hệ thống từ Hán Việt)
- Nêu bật sự kết hợp giữa vĩ đại và bình dị ở nhà cách mạng Hồ Chí Minh;
- Làm sáng tỏ cách sống bình dị, trong sáng của Bác;
- Thể hiện niềm cảm phục, tự hào của người viết.
- Không xem mình nằm ngoài nhân loại như các thánh nhân siêu phàm.
- Không tự đề cao mình bởi sự khác mọi người, hơn mọi người, không đặt mình lên mọi sự thông thường ở đời.
 - Qu ...  xúc thơ, tài làm thơ của ông?
- HS khái quát.
- Gọi HS đọc diễn cảm bài thơ.
- HS đọc diễn cảm.
- GV: Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong bài thơ, hãy diễn tả dòng cảm nghĩ thành một bài tâm sự ngắn? 
- HS chuẩn bị bài và trình bày trước lớp.
I. Đọc- Hiểu chú thích.
 1. Tác giả.
* Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ sinh năm 1948, quê ở làng Quảng Xá nay là phường Đông Vệ- thành phố Thanh Hoá.
- Là nhà thơ quân đội, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
 2. Từ khó:
II. Đọc- Hiểu văn bản.
1. Đọc văn bản: 
2. Tìm hiểu:
 a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ được viết năm 1978- 3 năm sau ngày miền Nam giải phóng. In trong tập thơ “ ánh trăng”
b. Kết cấu bài thơ:
- Ba đoạn:
+ Hai khổ thơ đầu.
+ Hai khổ thơ giữa.
+ Hai khổ thơ cuối.
c. Phân tích:
- Thể thơ 5 chữ.
 - Hồi nhỏ ở quê biển; khi đã là người lính.
- ánh trăng gắn với những kỉ niệm trong sáng thời thơ ấu tại làng quê.
- ánh trăng gắn bó với những kỉ niệm không thể nào quên của cuộc chiến tranh ác liệt của người lính trong rừng sâu.
- Con người khi đó sống giản dị, thanh cao, chân thật trong sự hoà hợp với thiên nhiên trong lành.
- Trăng là trò chơi của tuổi thơ, ước mơ trong sáng; ánh sáng trong đêm tối chiến tranh là niềm vui bầu bạn của người lính trong gian lao của cuộc chiến.
- Mất điện phòng tối.
- Không còn là tri kỉ, tình nghĩa như xưa. 
+ Không gian khác biệt (làng quê- rừng- thành phố)
+ Thời gian cách biệt (tuổi thơ- người lính- công chức)
+ Điều kiện sống cách biệt ở đô thị (khép kín, chật hẹp, phương tiện hiện đại)
- Cuộc sống hiện đại khiến người ta dễ dàng lãng quên những giá trị trong quá khứ.
- Tâm hồn đang rung động, xao xuyến, gợi nhớ, gợi thương.
- Kỉ niệm quá khứ tốt đẹp khi cuộc sống còn nghèo nàn, gian lao. Con người với trăng, với thiên nhiên là tri kỉ, là tình nghĩa.
- Giật mình nhớ lại, giật mình tự vấn, giật mình nối hiện tại với truyền thống, giật mình để con người tự hoàn thiện mình.
- Trăng là vẻ đẹp tự nó và mãi mãi. Người vô tình với trăng là vô tình với cái đẹp.
- Trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp và những giá trị truyền thống. Lãng quên quá khứ tốt đẹp là con người phản bội lại chính mình.
III. Tổng kết và luyện tập
- Bài thơ là một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nươc bình dị và hiền hậu.
- Uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ.
- Nghệ thuật kết cấu kết hợp giữa tự sự và trữ tình, tự sự làm cho trữ tình trở nên tự nhiên mà cũng rất sâu nặng. Sáng tạo nên hình ảnh thơ có nhiều tầng nghĩa: trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, tự nhiên, là người bạn gắn bó với con người; là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên, vĩnh hằng.
D. Hướng dẫn tự học bài :
- Học thuộc lòng và nắm vững giá trị nội dung- nghệ thuật của bài thơ.
- Viết bài cảm nhận về bài thơ.
- Soạn bài: “Làng” của Kim Lân.
 Khai thác: + Tình yêu làng tha thiết của ông Hai.
+ Tình yêu làng gắn với tình yêu nước.
+ Nghệ thuật kể chuyện.
-------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày 14 tháng 11 năm 2010
Tiết 59.
Tổng kết về từ vựng (luyện tập tổng hợp)
A. Mức độ cần đạt:
Vận dụng kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp và trong văn chương.
1. Kiến thức: Hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa từ trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ từ vựng. Tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
2. Kĩ năng: Nhận diện được các từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản. Phân tích tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong văn bản.
3. Về tình cảm, thái độ: Yêu ngôn ngữ Tiếng Việt, có ý thức vận dụng sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Thiết kế bài giảng, bảng phụ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài.
C. Hoạt động lên lớp:
1. ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Hai câu thơ sau sử dụng những phép tu từ nào?
 “Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa”
 A. So sánh; B. Nói quá và liệt kê;
 C. ẩn dụ và hoán dụ; D. Chơi chữ và điệp từ.
3. Giới thiệu bài:
Để góp phần củng cố, khắc sâu những kiến thức về từ vựng đã học, một lần nữa các em biết vận dụng những kiến thức đó để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp, nhất là trong văn chương.
Hoạt động của GV và HS
 kiến thức
* Hướng dẫn HS so sánh 2 dị bản của câu ca dao. Lựa chọn từ thích hợp với ý nghĩa cần biểu đạt.
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS giải quyết.
- GV: Cho biết trường hợp này sử dụng từ nào thì thích hợp hơn?
- HS xác định
* Hướng dẫn HS nhận xét cách hiểu hàm nghĩa chuyển của từ.
- GV yêu cầu HS giải quyết.
- HS giải quyết.
* Hướng dẫn HS đọc và xác định từ dùng theo nghĩa gốc.
GV yêu cầu HS thực hiện.
HS giải bài tập.
* Hướng dẫn vận dụng kiến thức về từ vựng, phân tích cái hay trong cách dùng từ.
HS yêu cầu HS lên bảng thực hiện.
HS thực hiện.
* Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức về từ mới đ giải thích cách đặt tên sự vật, hiện tượng.
- GV yêu cầu HS thực hiện.
- HS thực hiện.
* Hướng dẫn HS nhận xét việc lạm dụng từ ngữ nước ngoài.
- GV ra thêm bài tập bổ sung.
1. So sánh 2 dị bản của câu ca dao.
 “ Râu tôm.....khen ngon”
- Gật đầu: cúi đầu rồi ngẩng lên ngay thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý.
- Gật gù: gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng.
- Từ “gật gù” thể hiện thích hợp ý nghĩa cần biểu đạt.
2. Nhận xét cách hiểu nghĩa của từ ngữ.
- Người vợ không hiểu nghĩa của từ theo cách nói “chỉ một chân sút”. Cách nói này có nghĩa là cả đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn thôi.
3.- Những từ được dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay.
- Nghĩa chuyển: vai (hoán dụ), đầu (ẩn dụ)
4. Các từ: đỏ, xanh, hồng, lửa, cháy, tro tạo nên hai trường từ vựng.
+ Trường từ vựng chỉ màu sắc.
+ Trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ liên tưởng với lửa.
- Nhờ nghệ thuật dùng từ, bài thơ đã xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh, qua đó, thể hiện độc đáo một tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng.
5.- Các sự vật...được gọi tên theo cách dùng từ ngữ có sẵn với một nội dung mới dựa vàođặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên.
- Ví dụ:
+ Cà tím: cà quả tròn, màu tím.
+ Cá kiếm: cá cảnh nhiệt đới cỡ nhỏ, đuôi dài và nhọn như cái kiếm.
6. HS xác định chi tiết gây cười: phê phán thói sính dùng từ nước ngoài.
D. Hướng dẫn tự học:	
- Tự ôn tập lại kiến thức từ vựng đã học.
- Viết một đoạn văn có sử dụng một trong số các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
- Chuẩn bị cho tiết học: Chương trình địa phương.
+ Sưu tầm các phương ngữ.
+ Tìm hiểu, xem lại từ đồng âm, đồng nghĩa.
+ Từ địa phương, từ toàn dân.
+ Lập bảng sưu tầm.
-------------------------------------------------------------------------
 Ngày 16/11/2010
Tiết 60
Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
A. Mức độ cần đạt:
 Thấy rõ vai trò kết hợp của các yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự và biết vận dụng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
1. Kiến thức: Đoạn văn tự sự; Các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
 2. Kĩ năng: Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài trên 90 chữ. Phân tích được tác dụng của yếu tố lập luận trong văn bản tự sự.
 3. Về thái độ: Có ý thức vận dụng tốt các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Thiết kế bài dạy, bảng phụ
 2. Học sinh: Chuẩn bị bài.
C. hoạt động lên lớp
1. ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Nghị luận là gì? Trong văn bản tự sự, nghị luận thường được thể hiện ở đâu?
? Tại sao trong văn bản tự sự người ta cần sử dụng yếu tố nghị luận? 
3. Giới thiệu bài:
Để cho câu chuyện thêm phần triết lý, trong văn bản tự sự thường có kết hợp yếu tố nghị luận. Thực hành nhận diện và viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố nghị luận là nhiệm vụ quan trọng giúp chúng ta hình thành kĩ năng đọc hiểu văn bản cũng như kĩ năng viết văn bản tự sự.
Hoạt động của GV và HS
 kiến thức
* Hướng dẫn HS xác định các yếu tố tự sự và nghị luận trong đoạn văn tự sự và nhận xét vai trò, tác dụng của nó.
- Gọi HS đọc đoạn văn: “Lỗi lầm và sự biết ơn”.
- HS đọc đoạn văn.
- GV: Yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào?
- HS xác định:
- GV: Yếu tố nghị luận đó có vai trò như thế nào trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn?
- HS bộc lộ.
- GV: Bài học chủ yếu đoạn văn đó là gì?
- HS: Bài học về sự bao dung, lòng nhân ái biết tha thứ và ghi nhớ ân tình, nghĩa tình. *Hướng dẫn HS thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
- Gọi HS đọc văn bản “Bà nội”
- HS tìm hiểu yêu cầu, suy ngẫm và thực hành viết đoạn văn kể lại buổi sing hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến để chững minh Nam là người bạn tốt?
- GV yêu cầu HS viết đoạn văn trong 10 phút theo các gợi ý đã trao đổi.
- HS trình bày.
- GV nhận xét, đánh giá.
GV: Viết một đoạn văn kể lại những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động(90 chữ)
- Yêu cầu HS viết trong 10 phút- sau đó cử 1 em trình bày.
- HS thực hiện, trình bày.
- GV nhận xét đánh giá.
- Yêu cầu HS viết 1 đoạn văn tự sự bổ sung: kể lại một kỉ niệm sâu sắc về tình bạn.
- Yêu cầu viết trong 7 phút, nếu còn thời gian cho các em trình bày. 
I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
- Yếu tố nghị luận chủ yếu được thể hiện trong câu trả lời của người bạn được cứu và câu kết của văn bản.
- Làm cho câu chuyện thêm sâu sắc giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao.
II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
BT1. 
+ Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào? (thời gian, địa điểm, ai là người điều khiển, không khí của buổi sinh hoạt lớp ra sao...?)
+ Nội dung của buổi sinh hoạt là gì? Em đã phát biểu vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu về vấn đề đó?
+ Em đã thuyết phục cả lớp rằng bạn Nam là người rất tốt như thế nào? (lí lẽ, ví dụ, lời phân tích...)
 BT2. 
+ Người em kể là ai?
+ Người đó đã để lại một việc làm, lời nói hay một suy nghĩ? Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
+ Nội dung cụ thể là gì? Nội dung đó giản dị mà sâu sắc, cảm động như thế nào?
+ Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện trên.
D. Hướng dẫn tự học :
- Tìm đọc các văn bản tự sự có chứa yếu tố nghị luận.
- Tự luyện tập viết văn bản tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận: kể lại một sự việc trong một câu chuyện đã học.
- Tìm hiểu bài:
* Luyện nói: tự sự kết hợp với yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.
* Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
Tìm đọc các văn bản tự sự có yêu số đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. 
---------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docthiet_ke_bai_day_ngu_van_9_tiet_1_den_60_giao_vien_le_thi_th.doc