Thiết kế ma trận đề kiểm tra học kì II (năm học 2010-1011) môn: sinh học 9 thời gian làm bài: 45 phút

Thiết kế ma trận đề kiểm tra học kì II (năm học 2010-1011) môn: sinh học 9 thời gian làm bài: 45 phút

. Kiến thức:

- Phân biệt được điểm khác nhau cơ bản giữa chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể

- Hiểu được các mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh giữa các sinh vật trong hệ sinh thái

- Biết được các thành phần chuổi thức ăn, lưới thức ăn và của cả hệ sinh thái. Vận dụng để xác định các thành phần của 1 hệ sinh thái cụ thể.

- Giải thích được sự tác động của môi trường đến số lượng cá thể của quần thể

- Hiễu rõ các tác động của con người đến môi trường. Biết các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, từ đó đề xuất những biện pháp hạn chế

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1234Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế ma trận đề kiểm tra học kì II (năm học 2010-1011) môn: sinh học 9 thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS PHỔ CƯỜNG
TỔ CM: HÓA - SINH
THIẾT KẾ MA TRẬN 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
(Năm học 2010-1011)
Môn: SINH HỌC 9
Thời gian làm bài: 45 phút
* Chuẩn đánh giá:
1. Kiến thức:
- Phân biệt được điểm khác nhau cơ bản giữa chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể
- Hiểu được các mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh giữa các sinh vật trong hệ sinh thái
- Biết được các thành phần chuổi thức ăn, lưới thức ăn và của cả hệ sinh thái. Vận dụng để xác định các thành phần của 1 hệ sinh thái cụ thể.
- Giải thích được sự tác động của môi trường đến số lượng cá thể của quần thể
- Hiễu rõ các tác động của con người đến môi trường. Biết các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, từ đó đề xuất những biện pháp hạn chế
- Phân biệt được các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận
- Rèn luyện các thao tác tư duy: phân tích, so sánh, khái quát hóa, ...
- Vận dụng kiến thức lí thuyết để giải quyết các vấn đề trong thực tế đời sống.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc, trung thực trong làm bài kiểm tra.
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
T. Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Ứng dụng di truyền học
C 1
2.0đ
2.0đ
2. Sinh vật và môi trường
C 1,2
1.0đ
1.0đ
3. Hệ sinh thái
C 3,4
1.0đ
C 2a
0.5đ
C 5
0.5đ
C 2b
1.5đ
3.5đ
4. Con người, dân số và môi trường
C 3
2.0đ
C 6.7
1.0đ
3.0đ
5. Bảo vệ môi trường
C 8
0.5đ
0.5đ
Tổng cộng
4.0đ
4.0đ
2.0đ
10.0 đ
Kí duyệt đề: 
Phổ Cường, ngày 04 tháng 5 năm 2011
GV giảng dạy
ĐỖ BÍ
TRƯỜNG THCS PHỔ CƯỜNG
TỔ CM: HÓA - SINH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
(Năm học 2010-1011)
Môn: SINH HỌC 9
Thời gian làm bài: 45 phút
 I. TRẮC NGHIỆM: Ở mỗi câu chọn 1 phương án trả lời đúng ghi vào bài làm. ( 4.0 điểm)
** Một HST gồm các loài: Cây cỏ, thỏ, gà, sâu, cáo, mèo rừng, chim ăn sâu, vi sinh vật.
Sử dụng các dữ kiện trên để trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4
Câu 1: Quan hệ giữa cáo và mèo rừng là:
A. hỗ trợ
B. cạnh tranh
C. cộng sinh
D. sinh vật ăn sinh vật
Câu 2: Quan hệ giữa gà và sâu là:
A. cạnh tranh
B. sinh vật ăn sinh vật
C. kí sinh
D. Cả A và B đúng
Câu 3: Sinh vật sản xuất là:
A. cây cỏ
B. cây cỏ và VSV
C. sâu
D. vi sinh vật
Câu 4: Sinh vật phân giải là:
A. gà
B. cây cỏ và VSV
C. cáo
D. vi sinh vật
Câu 5: Quần thể ếch đồng tăng mạnh vào mùa mưa, còn mùa khô thì hầu như giảm hẳn. Như vậy quần thể này: 
A. biến động số lượng theo chu kỳ năm 
C. biến động số lượng theo chu kỳ mùa 
B. biến động số lượng không theo chu kỳ 
D. không phải là biến động số lượng
Câu 6: Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường?
A. Trồng nhiều cây xanh
B. Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải 
 C. Bảo quản và sử dụng hợp lí hoá chất bảo vệ thực vật 
 D. Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng chống
Câu 7: Một trong những tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên để gây hậu quả xấu là: 
A. khai thác khoáng sản
C. phá huỷ thảm thực vật
B. đô thị hoá 
D. hoạt động công nghiệp
Câu 8: Nguồn tài nguyên nào sau đây là tài nguyên không tái sinh?
A. Rừng 
C. Đất nông nghiệp
B. Dầu mỏ 
D. Nước ngầm 
II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm) 
 Phân biệt chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể? 
Câu 2: (2.0 điểm) 
 Hệ sinh thái là gì? Nêu ví dụ về 1 hệ sinh thái hoàn chỉnh và cho biết các thành phần của hệ sinh thái đó.
Câu 3: (2.0 điểm)
 Ô nhiễm môi trường là gì? Trình bày nguyên nhân và biện pháp hạn chế ô nhiễm khí thải.
..
* Ghi chú: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
TRƯỜNG THCS PHỔ CƯỜNG
TỔ CM: HÓA - SINH
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
(Năm học 2010-1011)
Môn: SINH HỌC 9
Thời gian làm bài: 45 phút
I. TRẮC NGHIỆM: (4.0 điểm) 
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
D
A
D
C
D
C
B
II. TỰ LUẬN: (6.0 điểm) 
Nội dung, yêu cầu đáp án
Điểm
Câu 1. Phân biệt chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể. (2.0 điểm)
1.0 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
Đặc điểm
Chon lọc hàng loạt
Chọn lọc cá thể
1. Cách tiến hành
Gieo giống khởi đầu"Chọn cây ưu tú thu lấy hạt"Gieo hạt, so sánh giống chọn lọc với giống khởi đầu và giống đối chứng.
Có thể chọn lọc một hoặc nhiều lần tùy theo mức độ thoái hóa của giống
Gieo giống khởi đầu"Chọn những cá thể tốt nhất thu lấy hạt gieo thành từng dòng riêng"So sánh các dòng này với nhau, với giống khởi đầu và giống đối chứng, chọn những dòng tốt làm giống
3. Ưu điểm
Đơn giản, ít tốn kém
Kết hợp được kiểm tra KH và đánh giá KG nên kết quả chính xác
4. Nhược điểm
Không kiểm ta được KG, dễ nhầm lẫn với thường biến
Theo dõi cong phu, khó thực hiện
Câu 2. Hệ sinh thái: (2.0đ)
* Khái niệm: Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống (sinh cảnh), trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
* Ví dụ: HS nêu 1 VD về hệ sinh thái và các thành phần cụ thể của HST
* Thành phần của HST: + Nhân tố vô sinh.
+ Sinh vật sản xuất .
+ Sinh vật tiêu thụ ..
+ Sinh vật phân giải ... 
0.5 điểm
0.5 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
Câu 3. Ô nhiễm môi trường: (2.0 điểm)
* Khái niệm: Ô nhiễm môi trường là môi trường bị bẩn, các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi " gây hại cho người và sinh vật.
* Nguyên nhân gây ô nhiễm khí thải: Các hoạt động có đốt cháy nhiên liệu từ nhà máy, xí nghiệp, phương tiện giao thông, hoạt động đun nấu trong gia đình thải ra các khí độc CO2 , SO2 ... gây ô nhiễm không khí
* Biện pháp hạn chế: 
- Xây dựng nhà máy xa khu dân cư và lắp đặt thiết bị lọc khí cho các nhà máy
- Sử dụng những nguồn năng lượng mới không gây ô nhiễm
- Xây dựng công viên cây xanh
- Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng chống
0.5 điểm
0.5 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docde kiem tra HKII sinhhoc 9(10-11).doc