Bài làm
Đồng hồ điểm đúng sáu giờ chiều, nhà thờ Phú Hạnh gần nhà tôi bắt đầu rung lên những tiếng chuông nghe thật bình yên và dịu dàng. Chợt nhớ đến tác phẩm “Thằng gù nhà thờ Đức Bà” của Victor Hugo, khi Quasimodo cứu được nàng Esmaralda, gã hạnh phúc rung lên những tiếng chuông hẳn cũng nghe hạnh phúc và êm đềm thế này! Ở thành phố tôi sống, thành phố Hồ Chí Minh cũng có một Thánh đường đẹp tuyệt trần như những nhà thờ trong truyện kể ngày xưa, đó là nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn quả là một nơi nghiêm trang và cực kỳ lộng lẫy. Có thể nói nó là nhà thờ lớn nhất và đặc sắc nhất ở thành phố này, hiện tọa lạc tại số Một đừơng Quảng trường Công xã Paris, ngay trung tâm quận Nhất, gần Dinh Độc Lập.
Năm 1885, ngay sau khi chiếm được Sài Gòn, Pháp đã cho xây dựng nhà thờ đầu tiên trên đường Ngô Đức Kế để làm nới hành lễ cho các tín đồ đạo Công giáo trong đoàn quân viễn chinh. Tháng 8 năm 1876, kỳ thi vẽ đồ án cho nhà thờ Đức Bà ngày nay được chính Thống đốc Nam kỳ lúc đó là Duperré tổ chức, chính thức hình thành hình hài cho công trình mà ta đang nói đến. Cuối cùng, đề án của kiến trúc sư người Pháp Bourad, người đồng thời đã trúng thầu cho việc xây dựng nhà thờ đã được chọn. Sau gần 3 năm xây dựng, tháng 4 năm 1880, Thánh đường này chính thức được mở cửa.
“Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ”, khung cảnh thơ mộng, yên tĩnh như tòa lâu đài cổ trong truyện cổ tích của nhà thờ Đức Bà như lọt thỏm giữa thành phố chật ních, ồn ào này. Nhìn chung, tổng thể khuôn viên nhà thờ gồm một vuờn hoa trước cổng, đặt giữa con đường hình cây thánh giá là tượng Đức Mẹ Maria, mẹ của Chúa Jésus, đối diện tượng là nhà thờ Đức Bà Sài Gòn uy nghiêm, cao lớn Và “tầng tháp cổ” của nhà thờ chính là hai tháp chuông xinh xinh của nhà thờ, với kích thước mỗi tháp cao 57.6 m, được trang trí bằng cây thánh giá gắn trên đỉnh, tháp đã làm cho nhà thờ cao đến hơn 60m. Toàn bộ kiến trúc của Thánh đường này được thực hiện theo phong cách cổ kính và đầy màu sắc lãng mạn của Pháp, một phong cách Roman cải biên pha trộn nét trang trí Gotich. Mọi vật liệu xây nên nhà thờ đều được mang từ Pháp sang bằng đường thủy. Đặc biệt, lớp áo hồng nhạt tươi tắn của nhà thờ là màu của loại gạch được làm tại Marseille (Pháp), chúng không hề bám bụi, rêu, không cần tô trát mà vẫn cứng cỏi, bền đẹp theo thời gian.
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Xuân Quỳnh Lớp: 96 Mã số: 44 Đề bài 4/SGK/ trang 42: Thuyết minh về một di tích, thắng cảnh quê em. Điểm Nhận xét của giáo viên Bài làm Đồng hồ điểm đúng sáu giờ chiều, nhà thờ Phú Hạnh gần nhà tôi bắt đầu rung lên những tiếng chuông nghe thật bình yên và dịu dàng. Chợt nhớ đến tác phẩm “Thằng gù nhà thờ Đức Bà” của Victor Hugo, khi Quasimodo cứu được nàng Esmaralda, gã hạnh phúc rung lên những tiếng chuông hẳn cũng nghe hạnh phúc và êm đềm thế này! Ở thành phố tôi sống, thành phố Hồ Chí Minh cũng có một Thánh đường đẹp tuyệt trần như những nhà thờ trong truyện kể ngày xưa, đó là nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn quả là một nơi nghiêm trang và cực kỳ lộng lẫy. Có thể nói nó là nhà thờ lớn nhất và đặc sắc nhất ở thành phố này, hiện tọa lạc tại số Một đừơng Quảng trường Công xã Paris, ngay trung tâm quận Nhất, gần Dinh Độc Lập. Năm 1885, ngay sau khi chiếm được Sài Gòn, Pháp đã cho xây dựng nhà thờ đầu tiên trên đường Ngô Đức Kế để làm nới hành lễ cho các tín đồ đạo Công giáo trong đoàn quân viễn chinh. Tháng 8 năm 1876, kỳ thi vẽ đồ án cho nhà thờ Đức Bà ngày nay được chính Thống đốc Nam kỳ lúc đó là Duperré tổ chức, chính thức hình thành hình hài cho công trình mà ta đang nói đến. Cuối cùng, đề án của kiến trúc sư người Pháp Bourad, người đồng thời đã trúng thầu cho việc xây dựng nhà thờ đã được chọn. Sau gần 3 năm xây dựng, tháng 4 năm 1880, Thánh đường này chính thức được mở cửa. “Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ”, khung cảnh thơ mộng, yên tĩnh như tòa lâu đài cổ trong truyện cổ tích của nhà thờ Đức Bà như lọt thỏm giữa thành phố chật ních, ồn ào này. Nhìn chung, tổng thể khuôn viên nhà thờ gồm một vuờn hoa trước cổng, đặt giữa con đường hình cây thánh giá là tượng Đức Mẹ Maria, mẹ của Chúa Jésus, đối diện tượng là nhà thờ Đức Bà Sài Gòn uy nghiêm, cao lớn Và “tầng tháp cổ” của nhà thờ chính là hai tháp chuông xinh xinh của nhà thờ, với kích thước mỗi tháp cao 57.6 m, được trang trí bằng cây thánh giá gắn trên đỉnh, tháp đã làm cho nhà thờ cao đến hơn 60m. Toàn bộ kiến trúc của Thánh đường này được thực hiện theo phong cách cổ kính và đầy màu sắc lãng mạn của Pháp, một phong cách Roman cải biên pha trộn nét trang trí Gotich. Mọi vật liệu xây nên nhà thờ đều được mang từ Pháp sang bằng đường thủy. Đặc biệt, lớp áo hồng nhạt tươi tắn của nhà thờ là màu của loại gạch được làm tại Marseille (Pháp), chúng không hề bám bụi, rêu, không cần tô trát mà vẫn cứng cỏi, bền đẹp theo thời gian. Đi vào bên trong ta mới thấy nội thật rất kỳ vĩ của nơi này. Tôi có cảm giác như đang bước vào cung điện của một vị vua nào đó trong thế giới thần tiên vậy! Nó dài đến 133 m, rộng 35 m, sức chứa có thể lên đến 1200 người. Có thể chia nhà thờ này ra làm các phần chính là: một lòng chính, hai lòng phụ và dãy nhà nguyện. Hành lang chính của tòa nhà có hai hàng cột hình chữ nhật, mỗi bên sáu cột, tổng cộng là mười hai cột, tượng trưng cho mừơi hai tông đồ của Chúa. Hai bên hành lang là những khoang để những bàn thờ, bệ thờ và nhưng tượng trang trí làm bằng đá được điêu khắc cực kỳ tinh xảo. Tường của nhà thờ gồm 56 cửa kính rải đều, họa tiết trên các tấm kính mô tả các nhân vật hoặc thánh tích trong Thánh Kinh, hình dạng của các cửa kính bao gồm 31 cái có dạng bông hồng, 25 cái hình mắt bò, tất cà đều đem lại một thứ ánh sáng kỳ diệu, nhẹ nhàng cho nhà thờ. Cùng với đó, tuy nhà thờ không được thắp sáng bằng đèn cầy mà là đèn điện nhưng không gian trong tòa nhà này lại vô cùng bình yên, bước vào đây, hẳn ta sẽ có một cảm giác tĩnh lặng lạ kỳ, tách biệt hẳn với xe cộ, khói bụi, tiếng loảng choảng inh tai của đô thị, phải chăng đây là một thế giới khác, một thế giới ấm áp với chút nắng ngọt ngào tỏa sáng gương mặt Chúa, một thế giới thanh tịnh và trong lành mà ai cũng hằng mong ước có được. “Đinh đong, đinh đong” – âm thanh những chiếc chuông của nhà thờ nghe thật âm vang và nhịp nhàng. Có lẽ, ít ai biết rằng, nhà thờ Đức Bà chỉ có sáu chiếc chuông treo trên tháp chuông cao ngất ngưởng, thay vì là bảy chiếc. Trong đó, ba chiếc chuông nặng nhất lên đến cả nghìn kilogam là chuông si, rê, son, trong đó chuông son năng hơn 8000 kilogam là một trong những chiếc chuông nặng nhất thế giới.Vào ngày thường, nhà thờ chỉ đổ một chuông vào năm giờ sáng và năm giờ rưỡi chiều, ngày lễ và chủ nhật thì ba chuông được ngân lên, và tất nhiên là vào Giáng Sinh, cả sáu chiếc chuông sẽ đổ một loạt, tiếng chuông có thể vang xa đến mười kilomet. Ngoài ra, một điểm đặc biệt của nhà thờ là có gác đàn với cây đàn organ ống trăm tuổi, thân đàn cao 3 m, ngang 4 m, dài khoảng 2 m, chứa những ống hơi bằng nhôm nhỏ, đường kính chừng bốn centimet. Phần điều khiển đàn năm riêng, phím đàn bình thường như chiếc đàn organ khác, riêng những nốt trầm thì người đàn phải đạp những nốt đó ở dưới sàn nhà. Ngoài ra, một trong những chi tiết không thể thiếu khi nhắc đến nhà thờ Đức Bà là tượng Đức Mẹ Maria. Tượng do nhà điêu khắc Ciochetti thực hiện, tên của ông này được khắc trên tà áo của Đức Mẹ. Nó cao đến 4.6 m, nặng 5.8 tấn, làm bằng đá cẩm thạch trắng của Ý, hình dáng Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm quả địa cầu có đính một cây thánh giá, gương mặt Người thì dịu dàng và đẹp một cách thánh thiện với đôi mắt đượm buồn, đăm chiêu nhìn lên trời như đang cầu nguyện.Quả là những nét thú vị trong tòa Thánh đường cổ này! Dòng thời gian trôi chầm chậm như một khúc sông, từ khi mới xây dựng, nhà thờ chủ yếu là nơi lui tới của những tín đồ theo đạo người Pháp và những người giàu có. Nhưng không chỉ thế, có thể tòa nhà này là nơi chứng kiến lịch sử của thành phố. Dưới chân Đức Mẹ, Người đã chứng kiến những lần các chiến sĩ cách mạng bị truy đuổi, chứng kiến những giọt máu hy sinh anh dũng đổ xuống, những giọt lệ tiếc thương nhuốm đậm màu hoa Có lẽ vì thế mà năm 1959, sau khi đem bức tượng khổng lồ này từ Roma sang Sài Gòn, linh mục Nguyễn Văn Thiên đã phong cho nó là Nữ Vương Hòa Bình, và viết dưới chân tuợng câu cầu nguyện rằng: “Xin Đức Mẹ cho Việt Nam được hòa bình”. Ngoài ra, nhà thờ Đức Bà từ lâu đã gắn kết, chung vui với những sinh hoạt văn hóa của dân ta như Tết Nguyên Đán, Giáng sinh, Tết Trung ThuThanh niên, thiếu nữ hò hẹn, cụ già ngâm thơ, trẻ con, người lớn ngắm cảnh, vui đùa. Đặc biệt, đêm Giáng sinh là dịp nhà thờ được trang hoàng rực rỡ nhất với những dây đèn lấp lánh trang trí xung quang, tỏa sáng và nổi bật giữa một vùng Sài Gòn đêm, khi đó, người ta tụ tập nhau dưới chân tượng Đức Mẹ, trước cổng nhà thờ để chúc nhau những câu an lành, cầu nguyện cho một thế giới sẽ chứa đầy những điều tốt đẹp. Có thể nói rằng, cuộc đời của nhiều người cũng gắn liền với nhà thờ này. Khi mới được sinh ra, các em bé được rửa tội và đặt tên thánh ở đây. Lớn lên, thi thoảng họ lại đến nhà thờ để xưng tội và rửa tội. Và đây cũng là nơi ghi dấu ngày thiêng liêng nhất của đời người, ngày người ta tay trong tay sánh bước bên người bạn đời hẹn ước trăm năm - ngày cưới. Lần lượt các cô dâu, chú rể hạnh phúc dẫn tay nhau đi quanh vườn hoa của nhà thờ, thật dễ để nhận thấy, họ thường chọn đây là nơi chụp ảnh cưới, tươi tắn làm dáng bên nhau. Một điều khác là cùng với một lịch sử đã đi qua, một thành tựu kiến trúc bên trong nhà thờ, đây là nơi thu hút du khách nước ngoài lẫn trong nước thưởng lãm, rất nhiều lượt người đổ đến, các công ty lữ hành cũng coi đây là một địa điểm du lịch lý tưởng, rõ ràng, nhà thờ Đức Bà cũng đã đóng góp cho ngành du lịch thành phố rất nhiều. Mặt khác, hiện trạng nhà thờ ngày nay đã quá cũ kỹ, những tấm kính cổ bên trong, do chiến tranh tàn phá nên chỉ còn hai cái là nguyên vẹn, các phím đàn của chiếc organ ống gỗ đã bị mối ăn mòn, hỏng hoàn toàn. Lại thêm tình trạng nhiều người đàn ông thiếu ý thức đi ngòai bậy bạ ở những góc tường của nhà thờ đã làm cho vỉa hè ở đây bốc mùi hôi thối, gây phản cảm với khách du lịch. Và cũng có một sự kiện quan trọng không thể không nhắc đến là vào cuối tháng mười năm 2005, xuất hiện tin đồn “Đức Mẹ khóc” đã gây xôn xao dư luận, khi ấy ngừơi dân tụ tập rất đông dưới chân tượng, cầu khẩn, lạy lục vì nghĩ rằng Đức Mẹ hiển linh. Tình trạng này đã gây áp tắc giao thông ở ngã tư cắt ngang nhà thờ và tạo điều kiện cho những người lợi dụng tâm lý hiếu kỳ móc túi người dân.Thật ra đây là một hiện tượng hết sức bình thường, tượng để ở ngoài trời, lâu ngày đóng bụi, mưa xuống làm lớp bụi đó chảy xuống thành vệt. Sau khi có sự can thiệp của chính quyền thì tình trạng này bắt đầu chấm dứt khoảng một tuần sau đó. Tôi tự hiểu rằng, tôi chỉ có thể cải thiện nhà thờ này tốt hơn khi ngay từ khi bây giờ, tôi cố gắng học tập chăm chỉ, tham gia thường xuyên các hoạt động lau dọn, tưới hoa, thu nhặt rác nơi gần nhà thờ này nói riêng và không xả rác, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng nói chung.Và điều tất yếu để bảo tồn nhà thờ này tốt hơn thì các cơ quan chức năng nên quản lý thật chặt chẽ trật tự, an ninh nơi thánh đừơng tôn nghiêm và tổ chức những kế hoạch trùng tu, bảo quản nhà thờ một cách thường xuyên. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, nơi từ lâu đã trở thành một trong những biểu tượng của thành phố này. Đứng trước cánh cổng của nhà thờ tráng lệ, tôi mong rằng nó sẽ hiện diện mãi mãi ở nơi đây, một cách bình dị mà không thể nào thiếu được, nó sẽ đẹp mãi mãi để khi cần tìm một cảm giác thư thả, an lành, thánh thiện, người ta sẽ bước vào đây cầu mong cho một cuộc sống tốt đẹp hơn, một thế giới tốt đẹp hơn.
Tài liệu đính kèm: