Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 34 - Tiết 166,167,168,169,170

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 34 - Tiết 166,167,168,169,170

TUẦN 34

Ngày giảng:

TIẾT 167 (Tiếp)

TÔI VÀ CHÚNG TA

 (Lưu Quang Vũ)

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu chi tiết diễn biến mâu thuẫn xung đột trong đoạn trích - Tính cách một vài nhân vật tiêu biểu.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu tình huống, mâu thuẫn - tính cách nhân vật.

3. Thái độ: Hiểu và học tập tư tưởng tiến bộ, trí tiến thủ.

II/ CHUẨN BỊ: Thầy: Nội dung chi tiết kịch.

 Trò: Đọc, trả lời câu hỏi.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

1/ Tổ chức: (1') 9B:

 

doc 9 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 454Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 34 - Tiết 166,167,168,169,170", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Ngày giảng:
Tiết 167 (Tiếp)
tôi và chúng ta
 (Lưu Quang Vũ) 
I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu chi tiết diễn biến mâu thuẫn xung đột trong đoạn trích - Tính cách một vài nhân vật tiêu biểu.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu tình huống, mâu thuẫn - tính cách nhân vật.
3. Thái độ: Hiểu và học tập tư tưởng tiến bộ, trí tiến thủ.
II/ Chuẩn bị: Thầy: Nội dung chi tiết kịch.
 Trò: Đọc, trả lời câu hỏi. 
III/ Các hoạt động dạy và học.
1/ Tổ chức: (1') 9B: 
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
2/ Kiểm tra: (3') Hãy nêu ý nghĩa nhan đề của vở kịch? Trình bày sự quan hệ chặt chẽ giữa tôi và chúng ta? 
3/ Bài mới: 
Vào bài 
Hoạt động I: HDHS hệ thống kiến thức tiết trước.
Hoạt động III: HDHS tìm hiểu (Tiếp)
GV: Có thể phân chia các nhân vật trong đoạn trích thành hai tuyến như thế nào?
GV: Khi Giám đốc tuyên bố bản kế hoạch sản xuất mới đã nhận được thái độ thế nào về phía người nghe?
HS: Phản ứng khác nhau của mọi người.
GV: Đầu tiên là thái độ sợ hãi, hoài nghi của ai?
HS: Sự hoài nghi của Lê Sơn.
GV: Tại sao anh lại có tâm trạng đó?
HS: Anh cho đó là chuyện riêng của hai người- kế hoạch trên giấy.
GV: Do đâu anh nhập cuộc được?
HS: Nhờ sự động viên của Giám đốc, anh vượt qua chính mình.
GV: Trưởng phòng tài vụ, trưởng phòng tổ chức phản ứng ra sao?
HS: Phản ứng việc tuyển thêm nhân viên
GV: Tại sao họ lại phản ứng như vậy?
HS: Bám vào chính sách, nguyên tắc cứng nhắc lỗi thời.
GV: Tại sao họ vẫn phải thực hiện một cách miễn cưỡng?
HS: Trước mệnh lệnh nghiêm khắc, dứt khoát của Giám đốc.
GV: Tuy nhiên họ chưa hề thoải mái, tâm phục, khẩu phục.
HS: Quản đốc trưởng phản ứng là do đâu?
HS: Quen lãnh đạo, mất quyền hách dịch.
GV: Phản ứng của Phó Giám đốc chính ra sao? ông là người như thế nào? 
HS: Bảo thủ, lạc hậu, máy móc, cá nhân, lọc lõi, khôn ngoan, xảo quyệt.
GV: Ông dựa vào cấp trên không được thì dựa vào Nghị quyết của Đảng uỷ nhân danh thành tích, nhân danh đạo đức.
GV: Cách phản ứng ra sao?
HS: Là người duy nhất bỏ ra ngoài với lời đe doạ thách thức.
GV: Qua phản ứng của mọi người, em nhận thấy điều gì?
HS: Suy nghĩ trả lời theo ý kiến hiểu.
GV: Để được chấp nhận và chiến thắng Hoàng Việt - Lê Sơn phải vượt qua nhiều cuộc đấu tranh mới, đây là trận đánh đầu tiên.
GV: Nhân vật trung tâm là ai?
HS: Giám đốc Hoàng Việt.
GV: Giám đốc Hoàng Việt là người như thế nào?
HS: Con người tiên tiến, dám nghĩ, dám làm, tin vào bản thân, thông minh, nghị lực, đầy dũng cảm, điều tra bình tĩnh, nghiên cứu thực trạng.
GV: Anh làm gì để động viên mọi người vào cuộc?
HS: Động viên, khơi gợi Lê Sơn
GV: Với người không chấp hành, anh đã làm gì?
HS: Dùng mệnh lệnh.
GV: Không vì mình mà vì mọi người.
GV: Em thấy kỹ sư Lê Sơn là người thế nào?
HS: Chuyên môn giỏi, hết lòng vì xí nghiệp.
GV: Tuy nhút nhát, ngại va chạm nhưng được động viên đã tự nguyện đứng về phía Hoàng Việt.
HS: Phó Giám đốc Nguyễn Chính là người như thế nào?
HS: Là người máy móc, bảo thủ, nhiều thủ đoạn đánh đổ 4 đời Giám đốc có quyền lực, có hiểu biết.
GV: Quản đốc Trương có bản tính ra sao?
HS: Khô khan, hách dịch, thích tỏ ra quyền thế, nghĩ và làm giáo điều như cái máy. 
Hoạt động IV: HDHS luyện tập.
GV: Dự đoán xu thế và kết quả của cuộc đấu tranh trong vở kịch như thế nào?
HS: Sẽ là cuộc đấu tranh tất yếu phải xảy ra trên đường đổi mới để tồn tại phát triển mới xí nghiệp đó là cuộc đấu tranh không khoan nhượng cuối cùng phải thắng.
4/ Củng cố: - Hệ thống bài
 - Nêu diễn biến xung đột của vở kịch
 - Nêu tính cách của một vài nhân vật tiêu biểu.
3'
1'
5'
26'
5'
3'
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
II/ Đọc - Tìm hiểu chú thích - Khái quát đoạn
III/ Tìm hiểu chi tiết: (Tiếp)
1/ Vấn đề cơ bản để giải quyết mâu thuẫn xung đột:
2/ Thay đổi tư duy cách nghĩ điều hành quyết tâm đổi mới.
* Sắp xếp thành hai tuyến nhân vật .
+ Giám đốc Hoàng Việt và kĩ sư Lê Sơn
+ Phó giám đốc Nguyễn Chính, quản đốc Trương, trưởng phòng tổ chức, tài vụ.
* Khi giám đốc tuyên bố bản kế hoạch sản xuất mới:
- Thái độ hoài nghi, sợ hãi, phân vân của kĩ sư Sơn.
+ Nhờ sự động viên khơi gợi của Giám đốc, anh vượt qua hạn chế của mình.
- Trưởng phòng tổ chức, trưởng phòng tài vụ phản ứng việc tuyển thêm nhân viên.
+ Bám vào chính sách nguyên tắc đã lỗi thời.
+ Trước mệnh lệnh dứt khoát của Giám đốc họ miễn cưỡng chấp hành.
- Quản đốc trưởng phản ứng là do quen lãnh đạo, mất quyền hách dịch.
- Phó Giám đốc Chính: cá nhân, lọc lõi, khôn ngoan, xảo quyệt.
- Ông là người duy nhất dám bỏ ra ngoài với lời đe doạ thách thức.
à Tuỳ từng phản ứng khác nhau đã cho thấy khó khăn của cái mới khi nó xuất hiện.
3. Tính cách một vài nhân vật tiêu biểu:
- Quyền Giám đốc Hoàng Việt: 
+ Người tiêu biểu dám nghĩ, dám làm -tin vào bản thân, quần chúng.
+ Thông minh, nghị lực, dũng cảm, mạnh dạn.
+ Động viên khơi gợi Lê Sơn.
+ Không chấp hành: Dùng mệnh lệnh.
à Đó là mẫu người lãnh đạo thời kỳ đổi mới.
- Kỹ sư Lê Sơn chuyên môn giỏi, hết lòng vì xí nghiệp, hiểu xí nghiệp sâu sắc.
- Nguyễn Chính máy móc, bảo thủ, nhiều thủ đoạn, xu nịnh.
- Quản đốc Trương: khó khăn, hách dịch, thích tỏ ra quyền thế.
III. Luyện tập.
 5/ Dặn dò: (1’) - Học bài- ôn phần văn học.
Ngày giảng:
Tiết 168
tổng kết văn học 
I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: Qua bài giúp học sinh hình dung lại các văn bản tác phẩm văn học đã học và đọc thêm trong chương trình ngữ văn THCS.
2. Kỹ năng: Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học về các thể loại văn học gắn từng thời kỳ.
3. Thái độ: Hình thành những hiểu biết ban đầu về nền văn học Việt Nam, các bộ phận văn học Việt Nam, các thời kỳ lớn, những đặc sắc nổi bật về tư tưởng nghệ thuật. 
II/ Chuẩn bị: Thầy: Các tình huống chi tiết, các diễn biến tâm trạng, hành động nhân vật.
 Trò: Đọc, tìm hiểu trước bài.
III/ Các hoạt động dạy và học.
1/ Tổ chức: (1') 9B: 
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
2/ Kiểm tra: không
3/ Bài mới: 
Vào bài 
Hoạt động I: HDHS tìm hiểu các bộ phận của Văn học Việt Nam.
GV: Văn học dân gian ra đời thời điểm nào?
HS: Hình thành từ thời xa xưa.
GV: Văn học dân gian là sản phẩm của ai?
HS: Của nhân dân.
GV: Không phải là tiếng nói của mỗi cá nhân chỉ có ý lựa chọn những cái gì tiêu biểu.
GV: Văn học dân gian được lưu truyền bằng cách nào?
HS: Lưu truyền bằng cách truyền miệng.
GV: Văn học dân gian có vai trò như thế nào đối với đời sống nhân dân?
HS: Có vai trò nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ của nhân dân.
GV: Nói thêm: Văn học dân gian Việt Nam bao gồm văn học của nhiều dân tộc, phát triển suốt thời kỳ trung đại.
 GV: Về thể loại văn học Dân gian có những thể loại nào?
HS: Có hầu hết các thể loại chủ yếu của văn học dân gian thế giới.
GV: Có một số thể loại riêng: vè, truyện, thơ, chèo, tuồng.
GV: Văn học viết xuất hiện khi nào?
GV: Nước ta sử dụng những loại chữ viết nào?
HS: Tiếp thu tư tưởng Văn học Trung Hoa.
GV: Nói thêm: Nhưng vẫn là một thành phần của văn học Việt Nam: mang tinh thần dân tộc, thể hiện đời sống tâm lý dân tộc. 
GV: Hãy kể tên các tác phẩm chữ Hán đã học?
HS: Văn thơ Lý Trần: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Toản), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Thơ của Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Ngô Gia Văn Phái, Cao Bá Quát, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh.
GV: Văn học chữ Nôm xuất hiện khi nào?
HS: Thế kỷ XIII.
GV: Hãy kể tên các tác phẩm chữ Nôm tiêu biểu?
HS: Nguyễn Trãi (Quốc âm thi tập), Nguyễn Gia Thiều (Cung oán ngâm khúc), Đoàn Thị Điểm (Trinh Phụ Ngâm), Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tú Xương Đỉnh cao nhất là Nguyễn Du (Truyện Kiều)
GV: Văn học chữ Quốc ngữ ra đời khi nào?
HS: Thế kỷ XII.
GV: Từ thế kỷ XX chữ Quốc ngữ được phổ biến rộng rãi và dần trở thành văn tự gần như duy nhất dùng để sáng tác văn học ở nước ta.
Hoạt động II: HDHS tìm hiểu tiến trình lịch sử của Văn học Việt Nam.
GV: Văn học Việt Nam là văn học viết có mấy giai đoạn?
HS: Ba giai đoạn.
GV: Cơ bản là quốc gia phong kiến độc lập hay phải chống lại nhiều cuộc xâm lược và đô hộ của phong kiến phương Bắc.
GV: Cuộc xâm lược của thực dân và khai thác thuộc địa của chúng.
GV: Văn học thời đại mới trải qua mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
HS: - Từ 1945- 1975
 - Từ 1975 đến nay.
GV: Từ 1975 đến nay tiếp cận một cách toàn diện, khám phá con người ở nhiều mặt, hướng tới thức tỉnh ý thức cá nhân và tinh thần dân chủ.
Hoạt động III: HDHS tìm hiểu mấy nét đặc sắc của Văn học Việt Nam.
GV: Hãy nêu những nét đặc sắc của văn học Việt Nam.
HS: Tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng.
GV: Bên cạnh đó văn học nước ta còn đề cập đến vấn đề gì?
HS: Tinh thần nhân đạo.
GV: Qua tác phẩm văn học em thấy gì đặc biệt?
HS: Sức sống bền bỉ của dân tộc. 
Hoạt động IV: HDHS luyện tập.
GV: Văn học dân gian xuất hiện khi nào? Hãy kể tên các tác phẩm văn học chữ Nôm tiêu biểu đã học.
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Nhận xét, đánh giá.
Gợi ý cho học sinh.
	4/ Củng cố: - Hệ thống nội dung tổng kết, học sinh nhắc lại một số nét chính.
1'
15'
15'
5'
5'
2'
I. Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam:
1/ Văn học dân gian:
- Hình thành thời xa xưa, tiếp tục được bổ sung, phát triển.
- Là sản phẩm của nhân dân, chủ yếu là tầng lớp bình dân.
- Lưu truyền bằng cách truyền miệng.
- Có vai trò nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ của nhân dân.
- Thể loại: có hầu hết các thể loại chủ yếu của văn học dân gian thế giới.
2/ Văn học viết
- Xuất hiện từ thế kỷ X
a, Văn học chữ Hán: Tiếp thu nhiều yếu tố tư tưởng văn học Trung Hoa.
b. Văn học chữ Nôm: Xuất hiện vào thế kỷ XIII, phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ XIX- XX.
c, Văn học chữ Quốc ngữ:
- Ra đời từ thế kỷ XVIII, đến cuối thế kỷ XIX được dùng để sáng tác văn học.
II. Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam:
1. Thời kỳ Trung đại: Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX: Môi trường phong kiến.
2. Văn học hiện đại: Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945.
- Biến đổi mau lẹ, kết tinh các thành tựu xuất sắc.
3/ Văn học thời đại mới:
a. Từ 1945 đến 1975:
Dân tộc trải qua hai cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp - Mỹ
+ Văn học tích cực phục vụ cho hai cuộc kháng chiến.
b. Từ 1975 đến nay: Văn học bước vào thời kỳ đổi mới.
III. Mấy nét đặc sắc.
- Tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng.
- Tinh thần nhân đạo.
- Sức sống bền bỉ, tinh thần lạc quan, thể hiện tâm hồn dân tộc.
IV. Luyện tập
 5/ Dặn dò: (1’) - Ôn tập tiếp.
Ngày giảng:
Tiết 169: (Tiếp)
tổng kết văn học 
I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: Qua bài giúp học sinh tổng kết, nắm được các thể loại văn học về tự sự, thể loại dân gian, một số thể loại văn học hiện đại.
2. Kỹ năng: Hệ thống hoá kiến thức văn học ở THCS.
3. Thái độ: Hình thành hiểu biết ban đầu về một số thể loại văn học dân gian Việt Nam và thể loại văn học hiện đại.
II/ Chuẩn bị: Thầy: Nội dung kiến thức tổng kết.
 Trò: Ôn bài. 
III/ Các hoạt động dạy và học.
1/ Tổ chức: (1') 9B: 
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
2/ Kiểm tra: không.
3/ Bài mới: 
Vào bài 
Hoạt động V: HDHS tìm hiểu các thể loại của Văn học Việt Nam.
GV: Hãy nêu đặc điểm của thể loại văn học?
HS: Vừa ổn định vừa biến đổi.
GV: Tính ổn định cao hơn- bền hơn.
GV: Mỗi thể loại sinh ra, duy trì biến đổi, tiêu biểu trong một thời kỳ, giai đoạn lịch sử nhất định.
GV: Hãy kể tên các thể loại văn học dân gian em biết?
HS: Trữ tình dân gian, tự sự dân gian, sân khấu dân gian, nghị luận dân gian.
GV: Trữ tình dân gian bao gồm thể loại nào?
HS: Ca dao, dân ca.
GV: Tự sự dân gian bao gồm những thể loại nào?
HS: Thần thoại- truyền thuyết
GV: Cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ, sử thi, vè.
GV: Hãy kể tên các thể loại hình sân khấu dân gian mà em biết.
GV: Nghị luận dân gian gồm những gì? 
HS: Tục ngữ, câu đố.
GV: Hãy kể tên một số thể loại văn học trung đại mà em biết?
HS: Trữ tình trung đại, tự sự trung đại, nghị luận trung đại, 
GV: Hãy kể tên:
HS: Thơ: Đường luật, thất ngôn, ngũ ngôn, tứ tuyệt, bát cú, trường thiên, lục bát, song thất lục bát.
GV: Nêu các thể loại tự sự trung đại mà em biết?
HS: Truyện ngắn chữ Hán
Truyện truyền kỳ
- Tiểu thuyết chương hồi chũ Hán
- Truyện thơ Nôm
- Kí sự (Thượng Kinh ký sự)
- Tuỳ bút (Vũ Trung tuỳ bút).
GV: Hãy kể tên các thể loại nghị luận trung đại mà em biết?
HS: Chiếu, hịch, cáo, luận (luận về pháp học).
GV: Hãy nêu đặc điểm các loại thể loại văn học hiện đại mà em biết?
HS: Kế thừa đa dạng.
GV: Hiện tại, các thể loại nào của văn học trung đại đến nay không được sử dụng?
HS: Chiếu, hịch, cáo.
GV: Văn học hiện đại có những thể loại nào mới?
HS: Kịch nói, phóng sự.
GV: Những thể loại nào kế thừa và đổi mới?
HS: Thơ 8 tiếng, thơ tự do, văn xuôi, anh hùng ca, trường ca.
GV: Truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, tuỳ bút.
HS: Đọc ghi nhớ.
GV: Hãy so sánh chèo Quan âm thị kính với Kịch Bắc Sơn?
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Nhận xét, chốt,
1'
20'
13'
6'
V. Các thể loại văn học
1. Đặc điểm thể loại văn học
- Vừa ổn định vừa bền hơn
+ Mang tính đặc thù của mỗi nền văn học hay khu vực.
2. Một số thể loại văn học dân gian
a, Trữ tình dân gian: ca dao, dân ca:
b. Tự sự dân gian:
- Thần thoại, truyền thuyết
- Cổ tích, truyện cười, truyền ngụ ngôn, truyện thơ, sử thi, vè.
c. Sân khấu dân gian
chèo, tuồng, kịch nói
d. Nghị luận dân gian: câu đố, tục ngữ
3. Một số thể loại văn học trung đại:
a. Trữ tình trung đại
Thơ: Đường luật, thất ngôn, ngũ ngôn, tứ tuyệt, bát cú, trường thiên, lục bát, song thất lục bát.
b, Tự sự trung đại
Truyện ngắn chữ Hán
Truyện truyền kỳ
- Tiểu thuyết chương hồi chũ Hán
- Truyện thơ Nôm
- Kí sự (Thượng Kinh ký sự)
- Tuỳ bút (Vũ Trung tuỳ bút).
c. Nghị luận trung đại.
4. Một số thể loại văn học hiện đại.
- Đặc điểm: kế thừa và biến đổi phong phú, đa dạng.
- Các thể loại mới: kịch nói, phóng sự, phê bình văn học.
* Ghi nhớ: SGK/ 
III. Luyện tập
	4/ Củng cố: (3’) - Hệ thống kiến thức hai tiết học
	 - Nhấn mạnh những phần cơ bản
 5/ Dặn dò: (1’) - Ôn kỹ chương trình đã học.
Ngày giảng:
Tiết 170 + 171 
kiểm tra tổng hợp cuối năm 
(Đề bài, đáp án, biểu điểm do trường quản lí)
 Xác nhận của tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_34_tiet_166167168169170.doc