Thuyết trình Chiếc lược ngà – kỷ vật nhỏ gửi gắm tình phụ tử lớn lao

Thuyết trình Chiếc lược ngà – kỷ vật nhỏ gửi gắm tình phụ tử lớn lao

I- Đặt vấn đề :

 Chiến tranh thường đem đến những mất mát đau thương, thế nhưng trong tận cùng sâu thẳm của cái chết vẫn nẩy nở, vẫn tồn tại vĩnh cửu những tình cảm cao đẹp, thiêng liêng của con người. Đối với tình cảm gia đình, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào tình cảm ấy vẫn không thể tách rời và trong chiến tranh nó càng được thử thách một cách mãnh liệt Tất cả những điều đó đã được nhà văn Nguyễn Quang Sáng thể hiện sâu sắc qua truyện ngắn Chiếc lược ngà . Và câu chuyện ấy đã làm rung động, thổn thức bao trái tim người đọc, người xem qua bao trang sách, bao thước phim và vở kịch

 II- Giải quyết vấn đề :

` 1- Sơ lược tác giả và nội dung chính tác phẩm :

 Nhà văn Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp đến sau năm 1954 thì tập kết ra Bắc và bắt đầu viết văn. Kháng chiến chống Mỹ, ông trở về miền Nam hoạt động và tiếp tục sáng tác văn học. Những tác phẩm của ông chủ yếu viết về cuộc sống và con người Nam bộ. Các tác phẩm chính như Chiếc lược ngà (1966), Mùa gió chướng (1975), Dòng sông thơ ấu (1985) Chiếc lược ngà là truyện ngắn viết về tình phụ tử sâu nặng của cha con ông Sáu.

 Truyện được xây dựng với nhiều tình huống bất ngờ, éo le và kịch tính cao đem đến bao cảm xúc nghẹn ngào, xót xa cho những ai đọc và “chứng kiến” cảnh gặp gỡ ngắn ngủi của cha con họ rồi người cha ra đi, ra đi mãi không về

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 2359Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thuyết trình Chiếc lược ngà – kỷ vật nhỏ gửi gắm tình phụ tử lớn lao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHIẾC LƯỢC NGÀ– KỶ VẬT NHỎ 
 GỬI GẮM TÌNH PHỤ TỬ LỚN LAO
	I- Đặt vấn đề :
	Chiến tranh thường đem đến những mất mát đau thương, thế nhưng trong tận cùng sâu thẳm của cái chết vẫn nẩy nở, vẫn tồn tại vĩnh cửu những tình cảm cao đẹp, thiêng liêng của con người. Đối với tình cảm gia đình, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào tình cảm ấy vẫn không thể tách rời và trong chiến tranh nó càng được thử thách một cách mãnh liệtTất cả những điều đó đã được nhà văn Nguyễn Quang Sáng thể hiện sâu sắc qua truyện ngắn Chiếc lược ngà . Và câu chuyện ấy đã làm rung động, thổn thức bao trái tim người đọc, người xem qua bao trang sách, bao thước phim và vở kịch
	II- Giải quyết vấn đề :
`	1- Sơ lược tác giả và nội dung chính tác phẩm :
	Nhà văn Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp đến sau năm 1954 thì tập kết ra Bắc và bắt đầu viết văn. Kháng chiến chống Mỹ, ông trở về miền Nam hoạt động và tiếp tục sáng tác văn học. Những tác phẩm của ông chủ yếu viết về cuộc sống và con người Nam bộ. Các tác phẩm chính như Chiếc lược ngà (1966), Mùa gió chướng (1975), Dòng sông thơ ấu (1985)Chiếc lược ngà là truyện ngắn viết về tình phụ tử sâu nặng của cha con ông Sáu.
	Truyện được xây dựng với nhiều tình huống bất ngờ, éo le và kịch tính cao đem đến bao cảm xúc nghẹn ngào, xót xa cho những ai đọc và “chứng kiến” cảnh gặp gỡ ngắn ngủi của cha con họ rồi người cha ra đi, ra đi mãi không về
	Nội dung truyện kể lại lần trở về thăm nhà của ông Sáu. Trong lần trở về này ông mới chính thức nhận ra đứa con gái bé bỏng thân yêu của mình. Đã tám năm cha con không gặp nhau, Thu chỉ biết cha mình qua tấm ảnh chụp chung với mẹ và hình ảnh người cha ấy đã khắc sâu trong tâm tưởng bé. Chính vì vết thẹo dài có phần dữ tợn trên khuôn mặt ông Sáu đã khiến bé Thu không nhận ra cha. Và thật éo le, khi đứa con gái “đáo để” ấy nhận ra ông Sáu là cha mình là lúc ông lại ra đi, phải chia xa gia đình lần nữa. Giây phút quyến luyến không muốn rời bé chỉ kịp vòi ba mua cho chiếc lược. Món quà giản dị, đơn sơ ấy sau này chính là kỷ vật thiêng liêng mà ông Sáu dành tất cả tình yêu thương gửi lại cho con gái mình trước lúc hy sinh.
	2- Luận điểm 1 : 
Chiếc lược ngà khắc sâu hình ảnh người cha hết mực thương con. Ông luôn dành cho con tình thương sâu nặng. Phải chiến đấu xa nhà, hình ảnh đứa con thơ chưa đầy một tuổi khiến ông luôn thiết tha mong nhớ. Ở chiến trường, mỗi khi nhớ con, ông thường ngắm con qua tấm ảnh cũ. Ông nâng niu, cất giữ tấm ảnh như một báu vật. Mãi khi con gái lên tám, ông mới có dịp về thăm nhà. Thấy con từ xa, không đợi xuồng cặp bờ ông nhảy thót lên bước những bước dài vội vàng đến gọi con. Nhìn cái dáng vừa đưa hai tay vừa khom người đón chờ con chạy lại để được ôm con vào lòng đủ thấy ông trông mong được gặp con biết nhường nào. Thấy con ngơ ngác, tỏ ra xa lạ, ông không kìm nỗi xúc động, vẫn đưa tay về phía con chờ đợi, giọng lặp bặp run run : “ Ba đây con ! Ba đây con !”. Bị con từ chối, ông đau đớn hai tay buông xuống như bị gãy. Biểu lộ sự đau khổ như vậy chỉ có thể có ở người cha luôn quay quắt tình yêu thương con vô bờ.
	Những ngày nghỉ phép ít ỏi, người cha tội nghiệp ấy vì quá thương con, khao khát được nghe con gọi tiếng “ba” nên không lúc nào rời con. Ông luôn tìm mọi cách để gần gũi với con và chờ đợi cái giây phút được thấy con thay đổi thái độ, tình cảm. Vậy mà sự hy vọng ấy càng mong manh theo thời gian cho phép. Không gì đau khổ hơn khi một người cha dành trọn tình thương cho con mà không hiểu vì sao chính đứa con ấy thẳng thừng lạnh lùng từ chối. Bé Thu càng tìm cách né tránh, phản đối thì ông càng quan tâm, làm thân, chăm sóc như tự trách mình chưa làm tròn trách nhiệm để con thiếu tình thương. Chi tiết ông đánh con khi Thu hất cái trứng mà ông âu yếm gắp cho, cho ta thấy tình thương con đã dồn nén bấy lâu chợt dâng trào khiến ông không thể kiểm soát được hành động của mình. Hành động ấy thể hiện cái lòng, cái tình của người cha dành cho con thẳm sâu không chịu nổi sự “lạnh lùng”, “vô cảm” của con.
	Và đến khi con nhận ra mình chính là cha nó, nghe tiếng con gọi sau bao nhiêu mong chờ, ông đã khóc. Ai ngờ một người lính gan dạ, dày dạn nơi chiến trường thế kia lại cũng yếu mềm trước đứa con nhỏ. Hình như những giọt nước mắt của ông đã nói lên được hạnh phúc vô biên khi ông đón nhận được tình cha con thực sự. Ông đã ôm hôn con thật nhiều và hứa tặng con chiếc lược như con mong muốn.
	Trở lại chiến trường người cha ấy không nguôi thương nhớ con. Ông mừng khôn tả khi tìm được khúc ngà voi để có thể làm cho con chiếc lược. Thật cảm động, cảm động vô cùng khi ta thấy người cha ấy ngày đêm cặm cụi, tỉ mỉ cưa từng chiếc răng, khắc từng nét chữ gửi gắm trên cây lược cho con. Có thể nói cái tình cha con mãnh liệt và đẹp đẽ nhất là ở chi tiết ông kỳ công chăm chút làm trong từng động tác. Dòng chữ Yêu nhớ tặng Thu con của ba, là kết quả
của bao thương nhớ được dồn vào. Ông Sáu lúc nào cũng nâng niu chải cho thêm mượt, thêm bóng cây lược đã nói lên tất cả tình cha con mộc mạc mà vĩ đại khôn cùng. Song trớ trêu và nghiệt ngã thay khi ông không thể trao tận tay trao món quà ấy cho con gái trước khi trút hơi thở cuối cùng. Ông Sáu đã hy sinh nhưng tình thương ông dành cho con sẽ mãi mãi không bao giờ mất. Cái tình ấy sống thường trực, hiện hữu trên kỷ vật thiêng liêng mà ông nhờ bác Ba mang về.
	 Luận điểm 2 :
Bên cạnh ông Sáu, bé Thu - con gái ông, cũng được khắc họa bằng những nét nổi bật, tình cảm bé Thu dành cho cha sâu nặng và mãnh liệt. Xa cha lâu ngày, chỉ biết người cha hiền từ qua tấm ảnh chụp chung với má nhưng tình yêu thương ruột thịt như một sợi dây vô hình luôn được Thu cất giữ sâu kín trong lòng. Bé Thu tôn thờ hình ảnh cha như một mệnh lệnh thiêng liêng, chính vì thế mà em không thể chấp nhận một người “lạ mặt” tự nhiên xưng ba với mình. Thu cứng đầu bất chấp mọi sự ép buộc của người lớn khi bắt em gọi ông Sáu là ba. Em tìm mọi cách né tránh và phản ứng quyết liệt để giữ vững lập trường, tình cảm của mình với người cha yêu thương. Điều đó giải thích vì sao đôi lúc có người nhận xét rằng bé Thu có vẻ hơi quá quắt, ương ngạnh, cứng đầu Tâm hồn trẻ thơ như một tờ giấy trắng nên không thể tự thỏa hiệp với những nghĩ suy trái với nhận thức của mình.
	Ở đoạn cuối khi bé Thu nhận ra cha, em đã làm người đọc xúc động đến nghẹn ngào. Nghe anh Sáu nói lời tạm biệt, ai cũng tưởng con bé vẫn cứng đầu đứng yên nhưng thật lạ lùng, đến lúc này sự ân hận khi đối xử với cha trong những ngày qua đã làm cho Thu không thể kìm nén thêm một giây phút nào hơn được nữa, nó thét lên : “Baaaba !”. Tiếng kêu vỡ òa bao cảm xúc chất chứa trong lòng nó bấy nay. Tiếng kêu như xé khoảng không yên lặng, xé cả ruột gan mọi người. Rồi nó chạy thót lên, dang hai tay ôm chặt cổ ba nó, nó hôn ba nó cùng khắp, đặc biệt là vết thẹo dài như thể bù đắp bao nỗi đau mà ba nó phải chịu đựng. Con bé thật sâu sắc và thương ba không từ ngữ nào có thể diễn tả được. Chi tiết Thu ôm hôn cha khiến bao người chứng kiến, kể cả người đọc, cũng cảm thấy xúc động nghẹn ngào rưng rưng nước mắt trước tình phụ tử thiêng liêng.
	Có một chi tiết mà nếu để ý kỹ một chút ta sẽ thắc mắc là tại sao Thu không đem “nỗi lòng” của mình hỏi má mà lại đến nỗi khi bị đánh mới chạy về nhà ngoại và tâm sự. Phải chăng là do sự sắp đặt của tác giả, hay là diễn biến câu chuyện cứ trôi một mạch theo cách tự nhiên của nó như thế ? Cũng có thể bé nghĩ rằng má sẽ chủ quan, át đi những suy nghĩ của Thu về người đàn ông lạ ấy ( Chiến tranh mà ! Ai biết được những điều gì sẽ xảy ra...). Dẫu thế nào đi chăng nữa câu chuyện vẫn hấp dẫn chúng ta bởi lẽ Thu cũng phần nào hiểu được rằng những “thắc mắc” của em cũng chỉ là một chấm nhỏ mờ nhạt trong bức tranh giàu sắc màu của má, và giờ đây bà quá tất bật với bao niềm vui lẫn nỗi lo toan của người vợ trước lúc ông Sáu lên đường.
 Lâu nay, chúng ta đọc hoặc xem một cuốn sách, một vở cải lương thường người ta hay nói đến tình mẫu tử, hiếm khi nói đến tình cha con, có lẽ vì thế mà câu chuyện này hấp dẫn bao người ? Có thể là thế song theo em một phần còn do tài năng của tác giả và chất liệu thật từ cuộc sống và chiến đấu của một giai đoạn hào hùng trong những năm kháng chiến chống Mỹ
	Tình thương cha bấy lâu âm ỉ, nén lại trong lòng con bé nay trào dâng như thác chảy không ngừng. Tiếng gọi “B...a...a...ba” là kết tinh của bao mong nhớ, khát khao trong lòng đứa bé hồn nhiên đầy cá tính. Giờ đây, tiếng gọi ấy như là sự đền bù một cách xứng đáng những chờ đợi và cả nỗi khổ tâm bấy lâu mà ông Sáu đã trải qua trước lúc lên đường.
	III- Kết thúc vấn đề :
	Những giọt nước mắt của hai cha con lúc chia tay đã nói lên tất cả niềm hạnh phúc, tình phụ tử thiêng liêng . Những giọt nước mắt không dễ gì có được để rồi chờ đợi một ngày đoàn tụ không xa khi đất nước hòa bình, thống nhất. Thế nhưng, như một bi kịch thường thấy trong chiến tranh, ông Sáu đã xa con và ra đi mãi không về. Bước chân của Thu giờ đây đã nối tiếp nhiệm vụ vinh quang của người cha và hẳn là trong túi áo trước ngực của cô giao liên hôm nay, chiếc lược ngà như luôn nhắc nhở, động viên cô trên mỗi bước đường làm nhiệm vụ. Câu chuyện đã khép lại nhưng dư âm về một tình cha con sâu sắc và vô cùng đẹp đẽ vẫn sống mãi trong lòng của mỗi chúng ta hôm nay.
 Học sinh thuyết trình
	 Ngô Thị Thi 9/2
 Trường THCS Phan Châu Trinh

Tài liệu đính kèm:

  • docthuyet_trinh_chiec_luoc_nga_ky_vat_nho_gui_gam_tinh_phu_tu_l.doc