Tích luỹ chuyên môn: Điển tích Truyện Kiều - Giáo viên: Đinh Thị Thanh Hương

Tích luỹ chuyên môn: Điển tích Truyện Kiều - Giáo viên: Đinh Thị Thanh Hương

1.- ÐẦM ÐẦM CHÂU SA - LÀM MA KHÔNG CHỒNG.

Ba chị em Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quan đi du xuân nhân tiết Thanh minh, khi trở về giữa đường gặp một nấm mồ không nhan khói, không ai đắp điếm. Kiều cảm động, lấy làm lạ hỏi. Vương Quan cho biết:

 - Có một ca nhi tên Ðạm Tiên đã từng "nổi danh tài sắc một thì", đến khi chết vì không có chồng, phải nhờ người khách phương xa nghe tiếng tìm chơi, lỡ cơ nên xuất tiền sắm sanh lễ vật chôn cất. Nay là mồ vô chủ, không ai viếng thăm.

Nghe kể, Kiều xót xa thương cảm người bạc mệnh:

Lòng đâu sẵn nỗi thương tâm,

Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa.

Ðau đớn thay phận đàn bà,

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

(Câu 81 - 84)

- Sống làm vợ khắp người ta,

Khéo thay thác xuống làm ma không chồng.

(Câu 87 - 88)

- Châu sa là hột ngọc (châu) rơi xuống (sa), nghĩa bóng chỉ nước mắt rơi. Trong "Truyện Kiều" còn có những câu:

Lại cùng ủ dột nét hoa,

Sầu tuôn dứt nối châu sa vắn dài.

 Ngại ngùng một bước một xa,

 Một lời trân trọng châu sa mấy hàng.

Trong "Thần thoại ký" của Trung Hoa có chép: đời Thượng cổ có loài giao long hóa người gọi là giao nhân. Ðầu và mình giao nhân giống như người, nhưng đít giống đuôi cá. Giống này cũng có đực, cái từ dưới nước lên ở thế gian, buôn bán giao thiệp lẫn lộn với người thường. Giao nhân rất xinh đẹp và thông minh, lại giàu tình cảm luyến ái nên được người ở mặt đất thương mến.

Giao nhân ở trên đất thời gian chỉ được một năm là phải về thủy cung chầu Long vương theo luật định. Khi trở về, vì quyến luyến cõi trần thế, nhứt là tình đối xử giữa người với giao nhân nên lúc từ giã, giao nhân khóc lóc thảm thiết. Những giọt nước mắt rơi xuống lại hóa thành hột ngọc (châu).

 

doc 50 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tích luỹ chuyên môn: Điển tích Truyện Kiều - Giáo viên: Đinh Thị Thanh Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1.- ÐẦM ÐẦM CHÂU SA - LÀM MA KHÔNG CHỒNG. 
Ba chị em Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quan đi du xuân nhân tiết Thanh minh, khi trở về giữa đường gặp một nấm mồ không nhan khói, không ai đắp điếm. Kiều cảm động, lấy làm lạ hỏi. Vương Quan cho biết:
 - Có một ca nhi tên Ðạm Tiên đã từng "nổi danh tài sắc một thì", đến khi chết vì không có chồng, phải nhờ người khách phương xa nghe tiếng tìm chơi, lỡ cơ nên xuất tiền sắm sanh lễ vật chôn cất. Nay là mồ vô chủ, không ai viếng thăm.
Nghe kể, Kiều xót xa thương cảm người bạc mệnh:
Lòng đâu sẵn nỗi thương tâm,
Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa.
Ðau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung...
(Câu 81 - 84)
- Sống làm vợ khắp người ta,
Khéo thay thác xuống làm ma không chồng.
(Câu 87 - 88)
- Châu sa là hột ngọc (châu) rơi xuống (sa), nghĩa bóng chỉ nước mắt rơi. Trong "Truyện Kiều" còn có những câu:
Lại cùng ủ dột nét hoa, 
Sầu tuôn dứt nối châu sa vắn dài.
 Ngại ngùng một bước một xa,
 Một lời trân trọng châu sa mấy hàng. 
Trong "Thần thoại ký" của Trung Hoa có chép: đời Thượng cổ có loài giao long hóa người gọi là giao nhân. Ðầu và mình giao nhân giống như người, nhưng đít giống đuôi cá. Giống này cũng có đực, cái từ dưới nước lên ở thế gian, buôn bán giao thiệp lẫn lộn với người thường. Giao nhân rất xinh đẹp và thông minh, lại giàu tình cảm luyến ái nên được người ở mặt đất thương mến.
Giao nhân ở trên đất thời gian chỉ được một năm là phải về thủy cung chầu Long vương theo luật định. Khi trở về, vì quyến luyến cõi trần thế, nhứt là tình đối xử giữa người với giao nhân nên lúc từ giã, giao nhân khóc lóc thảm thiết. Những giọt nước mắt rơi xuống lại hóa thành hột ngọc (châu). 
Truyện thần thoại chép như vậy. 
Có điều cụ thể, giọt nước mắt hình giống hột châu nên mới gọi giọt châu hay giọt ngọc. Từ Hán Việt gọi là "lệ châu". Có câu: 
Nàng càng giọt ngọc như chan,
Nỗi lòng luống những bàng hoàng niềm tây.
....................
Sợ quen dám hở ra lời,
Khôn ngăn giọt ngọc sụt sùi nhỏ sa.
- Ma không chồng:
Sống làm vợ khắp người ta,
Khéo thay chết xuống làm ma không chồng.
Hai câu này thoát dịch rất tài do hai câu thơ cổ: 
Sinh vi vạn nhân thể, 
Tử vi vô phu quỷ. Nghĩa là:
Sống làm vợ muôn người,
 Khéo thay ma không chồng. 
"Khéo thay" có bản chép là "Hại thay". 
Bản dịch của Ðào Duy Anh và của Tản Ðà Nguyễn Khắc Hiếu chép là "Khéo thay" dựa theo bản Liễu Văn Đường (chữ Nôm khắc năm 1871) và bản của Kiều Oánh chú thích là tình cờ như có bàn tay khéo léo xếp đặt, nói mỉa và cho rằng nhiều bản Nôm khác cho là "hại" là lầm chữ... 
Bản của Vân Hạc - Lê Văn Hoè chép "hại thay", chú thích là: "Thương hại thay cũng như ta nói "tội nghiệp thay". 
Sống thì làm vợ mọi người nhưng đến khi chết - thực thảm thay, thương hại thay - làm ma không chồng. Sống thì làm vợ mọi người nhưng đến khi chết - ôi, khéo thay (do bàn tay nào xếp đặt) để phải - làm ma không chồng. Hai từ "khéo thay", "hại thay" đều diễn tả tình cảm. Tất cả đều có ý nghĩa sâu sắc. 
"Hại thay" chỉ tỏ tình cảm thương xót, thương hại. 
"Khéo thay" chỉ tỏ tình cảm thương sót nhưng hàm súc một ý nghĩa mỉa mai, trách móc số kiếp của một con người hồng nhan bạc mệnh, bị đời ruồng rẫy, phũ phàng... 
Tác giả "Truyện Kiều" còn dùng nhiều từ "khéo".....
Chữ tài chữ mạng khéo là ghét nhau.
....................
Khéo vô duyên bấy là mình với ta. ...
để tỏ tình thương xót, mỉa mai cay đắng ấy.
2.- HỌA LÀ NGƯỜI DƯỚI SUỐI VÀNG BIẾT CHO
Trước nấm mồ của Ðạm Tiên hoang vắng, Kiều cảm động than thở, có câu: 
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào ai tiếc lục tham hồng là ai?
Ðã không kẻ đoái người hoài,
Sẵn đây ta kiếm một vài nén hương.
Gọi là gặp gỡ giữa đường,
Họa là người dưới suối vàng biết cho.     
  (Câu 89 đến 94)
Và, khi bán mình lo hối lộ quan lại để cứu cha mắc tội oan, Kiều làm thơ than thở với em là Thuý Vân nhờ thay mình để kết duyên với Kim Trọng, có câu:
Ngày xuân em hãy còn dài,
       Xót tình máu mủ thay lời nước non.  
     Chị dù thịt nát xương mòn,   
    Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
(Câu 731 đến 734) 
- "Suối vàng", nguyên từ Hán Việt là "Hoàng (huỳnh) tuyền"; "Chín suối" là "Cửu tuyền" hay "Cửu nguyên" đều chỉ cõi âm phủ. Theo mê tín, đây là một cái suối màu vàng ở dưới lòng đất, người ta lúc chết chôn xuống dưới đất nên dùng chữ "suối vàng" để chỉ chỗ ở của người chết. Sách Tả truyện có câu: "Bất cập hoàng tuyền vô tương kiến giã", nghĩa là "Không đến suối vàng thì không găp nhau được". 
Nguyên đời Xuân Thu (722-749 trước D.L), Vũ Công nước Trịnh có vợ là Khương Thị sinh ra con trưởng là Ngộ Sinh và con thứ là Ðoạn. Vì sinh Ngộ Sinh do sự đẻ ngang làm Khương Thị khổ sở nên bà không ưa. Trái lại, Ðoạn mặt mũi khôi ngô, sức mạnh hơn người lại có tài thiện xạ nên Khương Thị rất yêu chiều. Muốn cho Ðoạn sau này nối ngôi, nên trước mặt Trịnh Vũ Công, bà thường khen Ðoạn là người hiền đức và tỏ ý muốn lập Ðoạn làm thế tử. 
Trịnh Vũ Công bảo: 
- Anh em có thứ bậc, không nên xáo trộn đạo lý. Hơn nữa, Ngộ Sinh không có tội lỗi gì thì sao bỏ trưởng lập thứ được? 
Thế là Trịnh Vũ Công lập Ngộ Sinh làm Thế tử. Còn Ðoạn thì thì được phong cho đất Cung, gọi là Cung thúc Ðoạn, Khương Thị lấy làm bất bình. Trịnh Vũ Công mất, Ngộ Sinh lên kế vị tức Trịnh Trang Công, lại tiếp tục kiêm chức Khanh sĩ nhà Châu thay cha.
Dương Thị thấy Ðoạn không quyền hành, lấy làm buồn bã, bảo Trịnh Trang Công:
- Con nối ngôi cha làm chủ nước Trịnh, đất rộng ngoài mấy trăm dặm, thế mà nỡ cho người em ruột thịt một chỗ đất nhỏ mọn không đủ để dung thân, sao yên lòng được? 
Trịnh Trang Công thưa: 
- Vậy xin mẫu thân cho biết ý muốn. 
- Sao không lấy đất Chế ấp mà phong cho em con. 
- Chế ấp là một nơi hiểm yếu, tiên vương ngày xưa có di mạng cấm phong cho ai. Trừ đất ấy, mẫu thân mẫu thân muốn chỗ nào con cũng sẽ vâng lời. 
- Nếu vậy thì phong cho nó đất Kinh thành. 
Trịnh Trang Công im lặng. Khương thị thấy thế nổi giận bảo: 
- Nếu con không nhận như vậy thì cứ đuổi Ðoạn đi nước khác, để nó tìm cách gì làm ăn được thì nó làm. 
- Con đâu thể làm thế được. 
Hôm sau, Trịnh Trang Công vời Ðoạn vào phong cho đất Kinh thành. Qua Ðại phu là Sái Túc can, cho rằng Kinh thành là một ấp lớn, đất rộng người đông, nếu đem phong cho Cung thúc Ðoạn thì mai hậu Ðoạn sẽ cậy thế chuyên quyền. 
Nhưng Trang Công bảo: 
- Mẫu thân ta đã muốn vậy thì ta phải làm theo vậy. Thế là Ðoạn ra ở đất Kinh thành. Trước khi đi, Ðoạn vào cáo biệt mẹ. 
Khương thị nói riêng với Ðoạn: 
- Anh con không nghĩ đến tình ruột thịt, đãi con lắm điều tệ bạc. Nhờ ta ba lần khẩn khoản nó mới phong đất Kinh thành cho con, ấy là vị nể chưa chắc thành thật. Con về Kinh thành nên lo luyện tập binh mã, chuẩn bị sẵn sàng, nếu có cơ hội thì đem quân lại đánh, ta sẽ nội ứng mà lấy nước Trịnh. Nếu con đoạt được ngôi của Ngộ Sinh thì ta có có chết cũng đành hả dạ. Cung thúc Ðoạn lãnh lịnh mẹ đóng ở đất Kinh thành, đổi hiệu Cung thúc ra Thái thúc. Từ đấy, Ðoạn ngày ngày đem quân vào rừng săn bắn nhưng kỳ thực là đi luyện tập, lại chiếm lấy hai ấp gần đó. Hai quan ấp tể trốn về triều kêu cứu. Trịnh Trang Công không nói gì chỉ mỉm cười. 
Quan Thượng khanh công tử Lã kêu lên: 
- Tội Thái thúc Ðoạn thực đáng giết. Trang Công hỏi có ý kiến gì không, thì Lã nói: 
- Thái thúc Ðoạn ỷ lại trong có quốc mẫu yêu vì, ngoài cậy vào đất hiểm yếu của Kinh thành mà đêm ngày luyện tập binh mã, tất cố ý thoán đoạt. Xin chúa công cho tôi đem đem quân đi Kinh thành, bắt Ðoạn để trừ hậu hoạn. 
Trang Công bảo: 
- Tội của Thúc đoạn chưa có gì rõ rệt, không nên vội. 
- Ðoạn đã chiếm lấy hai ấp. Không lẽ chúa công để đất của Tiên công hao mòn mãi sao? 
Trang Công cười nói:
- Ðoạn là con cưng của mẫu thân ta, ta thà mất bờ cõi còn hơn mất tình anh em và để mẫu thân ta phải buồn. 
- Sợ mất bờ cõi thì không nói làm gì, e có ngày mất luôn cả nước. Nay Thúc Ðoạn ngày một cường thịnh, dân tình sợ uy mà sinh hai lòng. Bây giờ chúa công còn dung sau này Thúc Ðoạn không dung, chúa công hối thì làm sao kịp nữa? 
Trang Công nghiêm giọng: 
- Nhà ngươi không nên nói càn, để mặc ta lo nghĩ. 
Công tử Lã đi ra, và nói với quan đại phu Sái Túc:
- Chúa công ta bịn rịn tình riêng mà quên việc nước. Tôi lấy làm lo lắm! 
Sái Túc cười bảo: 
- Chúa công là một người tài trí, há lại không biết điều ấy. Có lẽ vì chỗ đông người không tiện nói ra, vậy ông nên vào hầu riêng mà bàn chuyện, dò xem ý chúa công ra sao. 
Công tử Lã cho là phải, bèn vào yết kiến Trang Công, Trang Công nói: 
- Ta nghĩ kỹ lắm. Ðoạn dù vô đạo nhưng chưa rõ tội. Nếu ta đem quân đánh thì quốc mẫu ta ắt tìm cách ngăn cản. Người ngoài không biết lại bảo ta bất hữu và bất hiếu. Chi bằng cứ để thế, Ðoạn tất làm càn, không kiêng nể ai, lúc ấy ta sẽ kể tội trạng đem quân đi đánh thì người trong nước không ai giúp Ðoạn, mà đến mẫu thân ta cũng không oán trách gì được. 
- Nếu quả vậy, chúa công cao kiến lắm, chúng tôi chưa nghĩ đến kịp. Dù vậy, tôi sợ thế lực Ðoạn ngày một to, lan ra như cỏ mọc, cắt không hết được thì mới làm sao? Chúa công nên mưu nghĩ cách gì cho Ðoạn phản nghịch nổi loạn sớm thì đánh hắn mới chắc được. 
- Vậy thì ta phải làm cách nào? Thế là sáng hôm sau, Trang Công giao việc quốc chính cho quan Ðại phu Sái Túc để vào triều nhà Châu. Khương Thị nghe biết mừng lắm cho là dịp tốt đã đến, liền viết thư sai kẻ tâm phúc đem đến Kinh thành, hẹn với Thúc Ðoạn đem quân về đánh. Nhưng Công tử Lã đã cho người đón đường bắt được thư và giết ngay tên ấy, rồi đem thư dâng lên Trang Công. Trang Công xem thư, niêm lại rồi sai người giả làm người của Khương Thị đưa thư đến cho Ðoạn, và lấy thư trả lời đem về. 
Trang Công được thư mừng lắm nói: 
- Tờ cung chiêu của Ðoạn sẵn có đây rồi. Thế thì mẫu thân ta không bênh vực thế nào được nữa. 
Trang Công liền vào cáo từ Khương Thị, giả nói vào nhà Châu triều kiến, rồi đem quân theo đường tắt sang Kinh thành. Thái thúc Ðoạn từ khi tiếp được thư của mẹ, liền sai con là Hoạt sang nước Vệ mượn binh, rồi phao tin rằng phụng mạng về triều tạm thay coi việc quốc chính, đoạn mở cửa thành tiến quân. 
Công tử Lã mưu cho quân giả làm lái buôn trà trộn vào thành trước, đợi khi Ðoạn cất quân đi thì đốt lửa làm hiệu cho Lã biết đem quân đến, trong thành mở cửa ra đón. Lã vào thành rồi liền kể tội Ðoạn trước quân dân, và đem đức tính của Trang Công yết cho nhân dân biết. Người trong thành cho là phải. 
Thái thúc Ðoạn bắt được tin Kinh thành có biến, không dám trở lại, rút quân về Cung thành. Trịnh Trang Tông xua quân đánh, Thúc Ðoạn nghe tin thở dài, than: "Chính mẹ ta giết chết ta rồi. Ta còn mặt mũi nào nhìn thấy anh ta nữa!". 
Ðoạn tự tử chết. 
Trang Công vào thành, ôm thây Thúc Ðoạn khóc kể: "Ta đã giết chết em ta rồi. Em ta quá lo, chớ ta đâu nỡ giết em ta!". 
Bấy giờ Trang Công thu lấy đồ đạc, tìm thấy bức thư của mẹ gởi cho Ðoạn liền lấy gói lại cùng bức thư trả lời của Ðoạn, sai Sái Túc đem về Trịnh dân ... ính ta chẳng hoá ra không biết mạng trời ư? Cho nên ta không khóc mà lại còn hát nữa./P> 
Vì quan niệm về vũ trụ và nhân sinh như vậy nên sách Trang Tử thiên "Tề vật luận" có chép: 
Trang Sinh (tức Trang Chu) có lúc nằm mộng thấy mình hoá con bướm (hồ điệp) thong dong bay lượn, đoạn chợt tỉnh dậy, ông tự hỏi: Không biết mình hoá làm bướm hay bướm hoá làm mình? 
Tư tưởng của Trang Tử cũng như của Lão Tử (thường gọi là tư tưởng Lão Trang) là một thứ triết học cao siêu, khiến trí não của con người mờ mờ ảo ảo, mơ màng như bay bổng lên những cảnh giới siêu nhiên huyền dịu. 
- "Ấy là hồ điệp hay là Trang Sinh", vốn mượn ý Trang Chu để tả vẻ mơ màng thánh thoát của khúc đàn. Khúc đàn sum họp của buổi giao hoan tình ái nghe mơ mơ màng màng, hoặc nghe khúc đàn, người thưởng thức cảm thấy mình như lâng lâng tha thướt, nhẹ ru đi vào cõi mộng êm đềm... 
Ý câu này lại đi liền với câu trên "Khúc đâu đầm ấm dương hòa". 
Tác giả Truyện Kiều chỉ mượn ý giấc mộng êm dịu mơ màng của Trang Chu đến đỗi "Không biết mình hoá làm bướm hay bướm hoá làm mình" hàm súc một triết lý vô vi, xuất thế của đạo Lão, để diễn tả tiếng đàn có mãnh lực truyền cảm cho người nghe đàn. 
25.- ẤY HỒN THỤC ÐẾ HAY MÌNH ÐỖ QUYÊN     
Khúc đàn êm ái xuân tình,
Ay là Thục Ðế hay mình Ðỗ quyên?
(Câu 3201 - 3202) 
- "Ðỗ Quyên" là một loại chim cũng còn gọi là Tử Quy, tiếng nôm na là chim Cuốc. Ðầu mỏ chim hơi cong, miệng to, đuôi dài, lông lưng màu tro, bụng trắng có một đường đen thẳng ngang. Nó thường lủi trong bụi rậm, dưới ao sâu hoặc hồ rộng. Cuối Xuân sang Hè thì bắt đầu kêu vào đêm trăng mờ tịch mịch ở nông thôn. Giọng kêu buồn thảm, gợi lòng lữ khách nhớ nhà, nhớ quê hương. 
- "Thục Ðế" là vua nước Thục tên Ðỗ Vũ thấy vợ của một bề tôi là Biết Linh, người rất đẹp nên tìm cách thông dâm. Tức giận, Biết Linh dấy loạn, đem quân đánh phá kinh thành. Thục Ðế thất bại, mất ngôi, chạy trốn vào rừng, khổ sở quá rồi chết. Ðoạn này, sách "Thành đô ký" chép có khác là vua Thục thông dâm với vợ Biết Linh. Biết chuyện, Biết Linh bắt buộc vợ nói khích vua Thục nhường ngôi cho Biết Linh, rồi cùng vợ Biết Linh bỏ nước ra đi để sống cho trọn tình chung thủy. Thục Ðế say mê vợ Biết Linh quá, thà mất ngôi vàng hơn mất người đẹp nên nghe theo. Nhưng thảm cho Thục Ðế đã mất ngai vàng cuốn theo mất người đẹp, vì vợ của Biết Linh quay trở lại sống với chồng. Nhục nhã, buồn tủi, vào rừng ở, nhớ ngai vàng, nhớ nước, Thục Ðế chết hoá thành chim Ðỗ quyên ngày đêm kêu "cuốc, cuốc" hay "quốc, quốc" (nước, nước). 
"Quốc, quốc" do tá âm "cuốc, cuốc". 
Trong bài "Qua đèo Ngang" của Bà huyện Thanh Quan, có câu:       
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,       
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. 
Thi ca cổ điển Việt Nam dùng rất nhiều điển tích về hai chim này. 
Trần Danh Án, một di thần nhà Hậu Lê (1423- 1788), nghe tiếng cuốc kêu cũng cảm xúc, nhớ lại một triều đại hưng thịnh... mà cuối cùng vua Lê Chiêu Thống lại hèn nhát đầu hàng ngoại quốc, khiến lòng ái quốc tha thiết sống động trong tâm hồn thi sĩ, nhưng cảm thấy mình bất lực trước thời cuộc, nên đành gói gém tâm sự di thần của mình trong mấy vần thơ:       
Giá cô tại giang Nam,       
Ðỗ Quyên tại giang Bắc. 
Giá cô minh gia gia,       
Ðỗ Quyên minh quốc quốc.       
Vi cầm do hữu quốc gia thanh,       
Cô thần đối thử tình vô cực. 
Nghĩa:       
Chim Giá cô ở bờ sông Nam,       
Chim Ðỗ Quyên ở bờ sông Bắc.       
Giá cô kêu gia gia,       
Ðỗ Quyên kêu quốc quốc.       
Chim nhỏ còn kêu tiếng nước nhà,       
Cô thần đối cảnh tình man mác! 
Ðứng trước thành Cổ Loa, xưa nơi đây là cung miếu của vua Thục An Dương Vương, nhà thơ Chu Mạnh Trinh bất giác sinh lòng hoài cổ. Cung miếu đó, xưa tráng lệ huy hoàng bao nhiêu thì nay điêu tàn quạnh quẽ bấy nhiêu. Trong cảnh vắng vẻ lạnh lùng này, dưới ánh trăng mờ nhạt, tiếng Cuốc khắc khoải năm canh vọng lên buồn bã:       
Tịch mịch tiền triều cung ngoại miếu,       
Ðỗ Quyên đề đoạn nguyệt âm âm. 
Nghĩa: 
Cung miếu triều xưa đây vắng ngắt,       
Trăng mở khắc khoải Cuốc kêu thâu. 
Tiếng Cuốc của Chu Mạnh Trinh tuy có não ruột, nhưng chưa sâu xa thấm thía và bi ai bằng tiếng Cuốc của nhà thơ Yên Ðổ Nguyễn Khuyến. Tiếng Cuốc của Nguyễn Khuyến là tất cả tiếng nói của lòng, của một người dân yêu nước bị mất nước. Tiếng Cuốc đó còn nói lên một nỗi đau buồn, uất hận của tác giả vì bất lực trước cảnh đen tối của đất nước bị nạn ngoại xâm. Và, đó cũng là tiếng nói của lương tâm đương thôi thúc của tác giả xông vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc:       
Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ,       
Ấy hồn Thục Ðế thác bao giờ,       
Năm canh máu chảy đêm hè vắng,       
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.       
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi,       
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ?       
Ban đêm ròng rã kêu ai đó,       
Dục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ! 
Mượn tiếng Cuốc kêu hay Ðỗ Quyên, hay Thục Ðế... để diễn tả tâm sự của một người dân vong quốc vẫn là một thông lệ trong văn chương. 
Khúc đâu êm ái xuân tình,       
Ấy hồn Thục Ðế hay mình Ðỗ Quyên. 
Lẽ tất nhiên khúc đàn của Kiều ở đây không phải để tỏ lòng nhớ nước, mà là lòng thương tiếc thời tuổi trẻ với mối tình xuân nồng nàn thâm thúy ở buổi đầu "có phải tiếc xuân mà đứng gọi..." 
Khúc đàn "đầm ấm dương hoà" lâng lâng mơ màng đến nỗi tưởng "mình hóa làm bướm hay bướm hoá làm mình" qua một cơn mộng đẹp. Ðoạn kế tiếp, khúc đàn êm ái xuân tình cũng lâng lâng mơ màng, không biết phải Thục Ðế hoá thành Ðỗ Quyên hay Ðỗ Quyên hoá làm Thục Ðế. Tác giả mượn hư nói thực, mượn thực nói hư. Trên là tính chất của bản đàn. 
Tiếp đến, tác giả tả tính chất của tiếng đàn. Tiếng đàn rất trong và rất ấm.       
Trong sao châu rỏ duềnh quyên,       
Ấm sao hạt ngọc Lam Ðiền mới đông. 
Tiếng đàn sao mà trong trẻo thế. Trong như hạt châu rỏ xuống vung nước (duềnh) đẹp (quyên) của đêm trăng. Hạt châu đã trong rỏ nước xuống dưới ánh trăng trong càng trong thêm. Cũng như hạt châu, tiếng đàn như hạt châu rỏ xuống duềnh quyên với một âm điệu trong sáng, êm ái, nhẹ nhàng. 
Tiếng đàn ấm là tiếng đàn còn dư sức ngân mà chỉ ngân vừa chừng để dư âm lại sau. Tác giả cụ thể hóa sức ấm của tiếng đàn, ví như hạt ngọc Lam Ðiền mới đông. 
Phê bình tiếng đàn, người ta thường cho rằng: tiếng đàn trong là tiếng đàn của người nhàn nhã, thanh tao; tiếng đàn ấm là tiếng đàn của người có hậu tức là có tướng tốt đẹp. Tác giả muốn tiếng đàn của Kiều, tỏ ra lúc này là tiếng đàn của người được hưởng thụ hạnh phúc sau 15 năm chịu cảnh đoạ đày, thuyết minh một định luật "bĩ cực thái lai", khác những khúc đàn trước! 
Một điều cần tìm hiểu thêm - cũng như một số nhà nghiên cứu "Truyện Kiều"- là tác giả đã dịch thoát ý một số câu trong bài thơ "Cầm Sắt" của Lý Thương Ẩn đời nhà Đường. 
Nguyên bài thơ "Cầm sắt" có 8 câu:       
Cầm sắt vô đoan ngũ thập huyền,       
Nhất huyền nhất trụ tứ hoa niên.       
Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp,       
Thục Ðế xuân tâm thác Ðỗ Quyên.       
Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ,       
Lam Ðiền nhựt noãn ngọc sinh yên.       
Thử tình khả đãi thành truy ức,       
Chỉ thị đương thời dĩ vãng nhiên. 
Nghĩa:       
Cầm sắt năm mươi chẵn sợi mành, 
Mỗi dây một trụ nhớ ngày xanh.       
Mơ màng bướm lẫn Trang sinh mộng,       
Áo não quyên kêu Thục Ðế tình.       
Thương hải lệ châu trăng chiếu suốt,       
Lam Ðiền hơi ngọc nắng hun thành.       
Tình này đợi nhớ trong mai hậu,       
Chán nản giờ đây khổ nỗi mình.       
(Bản dịch của Bửu Cầm và Tạ Quang Phát) 
Như vậy, ta thấy tác giả Truyện Kiều không mượn ý của toàn bài mà chỉ mượn có 4 câu (thứ ba, tư, năm, sáu). Tại sao chỉ lấy 4 câu? 
Ðây là một dụng ý sâu xa của tác giả. Trong bài "Cầm sắt":       
- câu 3 tả tiếng đàn mơ màng;       
- câu 4 tả tiếng đàn áo não;       
- câu 5 tả tiếng đàn trong trẻo;       
- câu 6 tả tiếng đàn ấm áp. 
Phải chăng tính chất của những tiếng đàn ấy thể hiện được cuộc đời của Kiều theo từng giai đoạn. Hay nói một cách khác, ngược lại, cuộc đời của Kiều đã trải qua những giai đoạn được thể hiện qua tiếng đàn. 
- "Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp" (câu 3): Tiếng đàn có một âm điệu mơ màng, lâng lâng như một giấc mộng mà Trang Tử đến nỗi không biết mình hóa làm bướm hay bướm hóa làm mình. Cũng như Kiều sống mơ màng huyền ảo với hương vị của mối tình đầu lúc Kiều và Kim Trọng mới yêu nhau. Ðôi trai tài gái sắc này lúc trao kỷ vật, cắt tóc thề nguyền, lúc đề thơ hội hoạ, lúc đánh đàn - tuy thời gian ngắn ngủi - nhưng đã xây nhiều mộng đẹp. Thực và ảo ảnh dường như trùng hợp có một liên hệ chặt chẽ. 
- "Thục Ðế xuân tâm thác đỗ quyên" (câu 4): Tiếng đàn có một âm điệu não nuột, ai cảm như nỗi uất hận của vua Thục nhớ nước nhớ nhà gởi vào tiếng nấc nghẹn ngào, thảm não của Kiều khi lưu lạc, nhớ quê, nhớ cảnh, nhớ cha mẹ, người yêu, sống đoạ đày trong kiếp phong trần vùi hoa dập liễu. 
- "Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ" (câu 5): Tiếng đàn đến đây thì trong trẻo như ánh trăng vằng vặc chiếu xuống biển xanh qua suốt lớp nước sâu đến những hạt châu long lanh như đẫm lệ. Cái trong trẻo thanh tao ấy chẳng khác gì tấm thân tài sắc và lòng trinh trắng của Kiều được chìm sâu dưới nước sông Tiền Ðường để rửa sạch hết bụi trần nhơ, và để rồi sống một cuộc đời thanh u, nhàn nhã dưới của thiền bên cạnh vãi Giác Duyên. 
- "Lam điền nhật noãn ngọc sinh yêu" (câu 6): Tiếng đàn cuối cùng với một âm điệu nồng nàn, ấm áp như ánh nắng nhẹ, êm ả chiếu xuống núi Lam điền khiến cho ngọc quý nơi đây bốc lên hơi. Cái ấm áp ấy thực nồng nàn, thắm thiết, thi vị như Kiều đoàn tụ với gia đình, gặp lại người yêu, nối lại khúc tình xưa. Ngọc lên hơi thoang thoảng như ái tình lên hương thấm thía đậm đà. 
Qua 4 câu trong bài thơ "Cầm sắt" của Lý Thương Ẩn và ngẫm lại cuộc đời của Thúy Kiều, chúng ta thấy sự ngẫu hợp thích thú và cũng lạ kỳ giữa tiếng đàn của một nhà thơ đời Ðường với cuộc đời của một giai nhân đời Minh, và sử dụng ý khéo léo của tác giả Truyện Kiều, một thi hài cận đại của Việt Nam chúng ta. 
Vì cuộc đời của Kiều - nhân vật chính của truyện - phải trải qua bốn giai đoạn có tính cách khác nhau, mơ mang, áo não, trong trẻo và ấm áp. Ý tứ tông bốn câu (3, 4, 5, 6) của bài "Cầm sắt" của Lý Thương Ẩn phải được đặt đúng chỗ Ở phần kết cuộc của truyên, để người đọc thoả lòng, mừng cho một khách má hồng tài sắc được sống một cuộc đời đáng sống trong hương vị ngây ngất ấm êm. Và, cũng để tạo cho người đọc một tư tưởng lạc quan, yêu đời, không vì thuyết "tài mạng tương đố, tạo vật đố hồng nhan" quá máy móc mà đâm ra bi quan, yếm thế, tiêu cực. Và, cái số kiếp đoạn trường của con người đâu phải là một định luật bất di bất dịch.
Mượn ý của 4 câu thơ "Cầm sắt", cũng như tác giả Truyện Kiều tuy phóng tác của một truyện của Trung Hoa nhưng tác giả đã chuyển hóa, sáng tạo chẳng những để cho tác phẩm của mình được rực rỡ, phong phú mà còn làm cho điển tích được sáng thêm với tính phổ cập và đề cao. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctich_luy_chuyen_mon_dien_tich_truyen_kieu_giao_vien_dinh_thi.doc