Tiết 35: Văn bản Kiều ở lầu ngưng bích (trích truyện Kiều)

Tiết 35: Văn bản Kiều ở lầu ngưng bích (trích truyện Kiều)

A. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức

 - Cảm nhận đ¬ược tâm trạng cô đơn buồn tủi, nỗi lòng của Kiều với ng¬ười thân.

 - Thấy đ¬ược nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

2.Kĩ năng:

- Có kĩ năng phân tích tâm trạng trong văn bản tự sự

3. Thái độ:

- Thông cảm và chia sẻ trước tâm trạng đau khổ của Thuý Kiều khi bị giam ở lầu Ngưng Bích

B. CHUẨN BỊ :

Gv : Giáo án, Tài liệu tham khảo.

HS :soạn bài theo câu hỏi đọc hiểu sgk

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 738Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 35: Văn bản Kiều ở lầu ngưng bích (trích truyện Kiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 3/ 10/ 2011
Ngµy gi¶ng: 4/ 10/ 2012
TIẾT 35
 Văn bản
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
 ( Trích Truyện Kiều) 
 - Nguyễn Du-
A. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức
 - Cảm nhận được tâm trạng cô đơn buồn tủi, nỗi lòng của Kiều với người thân.
 - Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
2.Kĩ năng:
- Có kĩ năng phân tích tâm trạng trong văn bản tự sự 
3. Thái độ:
- Thông cảm và chia sẻ trước tâm trạng đau khổ của Thuý Kiều khi bị giam ở lầu Ngưng Bích 
B. CHUẨN BỊ : 
Gv : Giáo án, Tài liệu tham khảo.
HS :soạn bài theo câu hỏi đọc hiểu sgk
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. ổn định ( 1p )
2. Kiểm tra bài cũ : (5- p) 
 Câu hỏi : - Đọc thuộc lòng đoạn trích « Cảnh ngày xuân » nêu cảm nhận về cảnh ngày xuân trong đoạn trích ?
3.Bài mới :(1p) Sau khi bị MGS lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, K nhất quyết không chịu tiếp khách làng chơi, không chấp nhận c uộc sống ở lầu xanh. Đau đớn, tủi nhục, phẫn uất, nàng định tự tử. Tú bà sợ vốn liếng đi đời nhà ma bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ nàng. Mụ vờ chăm sóc thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế rồi đưa nàng ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích, nhưng thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện hơn, tàn bạo hơn. Đoạn trích thể hiện tâm trạng K.
Hoạt động của Gv và Hs
TG
Nội dung cần đạt
Hoạt động1 : Tìm hiểu chung về đoạn trích  
Gv Hướng dẫn Hs đọc : Chậm buồn
Gv đọc mẫu- Hs đọc
Nhận xét
? Đoạn trích này nằm ở phần nào của Truyện Kiều?
? Đoạn trích có sự kiện gì tiêu biểu, có nhắc đến những nhân vật nào?
? Đoạn trích chia làm mấy phần, nội dung của từng phần?
Hoạt động 2 : Đọc – hiểu văn bản.
Hs đọc 6 câu thơ đầu.
? Em hãy giải thích Ngưng Bích và khoá xuân.
? Trong cảnh bị giam lỏng, ngồi trên lầu cao, cảnh vật nào hiện ra trước mắt Kiều ? Nêu cảm nhận của em về cảnh đó ?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật tả cảnh của T/ g ?
? Với nghệ thuật miêu tả đó, cảnh trước lầu Ngưng Bích hiện lên là cảnh như thế nào ?
Gv : Thiên nhiên rất đẹp nhưng cũng rất buồn, mênh mang sầu tủi. Trên lầu cao theo tầm mắt của Kiều non nước xa xăm, riêng vầng trăng lại rất gần-> Cảm nhận được cảm giác trống trải, rợn ngợp của một người đang đứng ở trên cao... 
? Trong không gian đó tâm trạng của người ngắm cảnh như thế nào ?
- Hs chú ý 2 câu thơ tiếp theo
? Từ ngữ , hình ảnh thơ nào diễn tả tâm trạng TK?
? Bẽ bàng là gì ? Mây sớm đèn khuya? gợi ý nghĩa nào về thời gian? - Tâm trạng xấu hổ, tủi thẹn
- Thời gian tuần hoàn, khép kín, sớm chỉ có mây, khuya chỉ có đèn là bạn.
? Tác giả đó sử dụng từ ngữ gì để miêu tả tâm trạng của Kiều?
- Đó là một tâm trạng như thế nào?
GV bình: Một khung cảnh tự nhiên mênh mông hoang vắng, rợn ngợp thiếu vắng cuộc sống của con người bốn bề xa trông bát ngát cồn cát vàng nổi lên nhấp nhô như sóng lượn mênh mông
GV chốt: như vậy bằng nghệ thuật mượn cảnh tả tình, dùng thiên nhiên để nói lên tâm trạng của K...Trong nỗi nhớ đó K đã tưởng nhớ đến ai?...
Hs đọc các câu thơ tiếp theo 
? Kiều đã nhớ đến ai trong những người thân?
? Tại sao Kiều lại nhớ KT trước khi nhớ về cha mẹ anh chị em, điều đó có phù hợp không?
? Nỗi nhớ KT được thể hiện qua những từ ngữ nào?
- Trong một đêm trăng sáng Kiều và KT đẵ thề nguyền suốt đời ở bên nhau... nhưng rồi biến cố đã xảy ra, vì thế ta thấy đây cũng là một lô gíc rất dễ hiểu
? Kiều nhớ đến Kim Trọng với kỉ niệm nào
Giảng : Nỗi nhớ đó đã đi theo cô suốt 15 năm lưu lạc, và sau này khi gặp lại cô cũng không quên được, điều đó cho thấy mối tình đầu bao giờ cũng nặng lòng khó quên.
--> Cô ân hận giầy vò vì mình đã phụ tình chàng Kim. 
GV : chuyển ý : Nỗi nhớ chàng Kim tạm nguôi thì nỗi nhớ về cha mẹ lại hiện ra ....
? Nỗi nhớ cha mẹ được tác giả miêu tả qua những câu thơ nào ? 
? H/a sân lai ..., quạt nồng ấp lạnh , em hiểu như thế nào ?
? Nhận xét về nghệ thuật của đoạn thơ
? Qua chi tiết này cho thấy K hiện lên là một cô gái như thế nào? có phẩm chất gì?
5p
25
I . ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG.
1. Đọc – Giải nghĩa từ khó
2. Vị trí đoạn trích :
- Phần 2 : Kiều bị bán vào lầu xanh, Kiều uất ức, định tự vẫn Tú Bà vờ hứa hẹn sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế rồi đẩy Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích chờ thực hiện âm mưu mới.
3.Bố cục : 3 phần
+ 6 câu đầu : Khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích.
+ 8 câu tiếp : Tâm trạng của Kiều nhớ về người thân.
+ 8 câu còn lại : Nỗi buồn và tâm trạng cô đơn tuyệt vọng của Kiều
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
1. Khung cảnh trước lầu Ngưng Bích.
- Non xa
- Trăng gần
- Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia 
® Tả thực, h/a ước lệ
=> Không gian mênh mông, rợn ngợp, hoang vắng.
- “Bẽ bàng mây sớm, đèn khuya
Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng”
-> Từ láy
=> Tâm trạng buồn tủi, cô đơn.
2. Nỗi nhớ của Kiều về người thân.
- “Tưởng người dưới nguyện chén đồng
 rày trông, mai chờ”
-> Nhớ Kim Trọng , nhớ đêm trăng thề nguyền thiêng liêng.
- “Xót người tựa cửa hôm mai”
“ quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ”
“ Sân lai.. gốc tử đã vừa người ôm”
-> Ngôn ngữ độc thoại, các điển tích điển cố.
=> Là một người con hiếu thảo với cha mẹ, biết yêu thương và có trái tim nhân hậu, giầu đức hi sinh
CỦNG CỐ - DẶN DÒ (2P)
? Nội dung của đoạn trích là gì ? 
- Học thuộc lòng đoạn trích
- Soạn : tiết 2
Ngày soạn: 3/ 10/ 2011
Ngày giảng: 5/ 10/ 2011
TIẾT 36
 Văn bản
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
 ( Trích Truyện Kiều) ( Tiếp ) 
 - Nguyễn Du-
A. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức
 - Cảm nhận được tâm trạng cô đơn buồn tủi, nỗi lòng của Kiều với người thân.
 - Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
2.Kĩ năng:
- Có kĩ năng phân tích tâm trạng trong văn bản tự sự 
3. Thái độ:
- Thông cảm và chia sẻ trước tâm trạng đau khổ của Thuý Kiều khi bị giam ở lầu Ngưng Bích 
B. CHUẨN BỊ : 
Gv : Giáo án, Tài liệu tham khảo.
HS :soạn bài theo câu hỏi đọc hiểu sgk
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. ổn định ( 1p )
2. Kiểm tra bài cũ : (5- p) 
 Câu hỏi : - Đọc thuộc lòng đoạn trích « Kiều ở lầu Ngưng Bích » nêu cảm nhận về cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích ?
3.Bài mới :(1p) Gv Giới thiệu tiếp 
Hoạt động của Gv và Hs
TG
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2 : Đọc – hiểu văn bản.
Chuyển ý: nhưng cảnh ngộ và tâm trạng ấy càng làm cho K cô đơn hơn vì càng cố quên thì nó càng hiện về...và tâm trạng cô thực sự được bộc lộ qua ...
? Những cảnh vật nào hiện lên trước mắt Kiều
? Em cảm nhận như thế nào về những cảnh trên
? Nghệ thuật tiêu biểu
? Qua 8 câu thơ em hình dung Thúy Kiều trong hoàn cảnh nh thế nào?
GV: Một cô gái đẹp người , đẹp nết nhưng cuộc đời đã đẩy cô vào một biến cố lớn , nó như là một thử thách để cô vững vàng hơn trong cuộc sống, vậy ngay trong sóng gió đó cô hiện lên là người phụ nữ 
Hoạt động 3
? Nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích
? Qua những biện pháp nghệ thuật đó , tác giả thể hiện điều gì?
- Hs đọc
Hoạt động 4
- Hs thực hiện 
20
5
10
I . ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
1. Khung cảnh trước lầu Ngưng Bích.
2. Nỗi nhớ của Kiều về người thân
3. Nỗi cô đơn tuyệt vọng của Kiều.
-“ Buồn trông... ” 
-“Thuyền ... cánh buồm thấp thoáng”
- “ ngọn nước mới xa, hoa trôi man mát
-« ...nội cỏ dầu dầu...
- “ chân mây mặt đất một màu xanh”
- « gió cuốn mặt duềnh...
- ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
-> Tả cảnh ngụ tình, điệp ngữ
=> Kiều tràn ngập trong tâm trạng buồn tủi, chua xót, hãi hùng, nỗi tuyệt vọng trước một tương lai vô định.
III. Tổng kết – ghi nhớ
1. Nghệ thuật
- Với bút pháp ngụ cảnh tả tình, khắc hoạ tâm lí nhân vật, độc thoại nội tâm điệp ngữ .
2. Nội dung.
- Cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi của Kiều
Tấm lòng thủy chung, hiếu thảo.
3. Ghi nhớ (sgk)
IV. Luyện tập
1. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
- Tả cảnh gửi tâm trạng, t/c của nhân vật
- Tám câu cuối mỗi cảnh vật một nỗi buồn lo.
CỦNG CỐ - DẶN DÒ (4P)
? Nội dung của đoạn trích là gì ? 
- Học thuộc lòng đoạn trích
- Soạn : Lục Vân tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 35,36KIEU Ơ LAU NGUNG BICH.doc